Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Cái máy vô tình

26/03/201107:18(Xem: 3635)
15. Cái máy vô tình

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI

CÁI MÁY VÔ TÌNH

1.

Ngày nhận cái thẻ rút tiền ATM, nhiều người hồ hởi. Trong nhiều lý do, có lý do là "thấy ghét" những nhân viên văn phòng ít nở nụ cười khi giao dịch, thậm chí còn cáu gắt, bắt chờ bắt đợi... Mối quan hệ "người - người" được nhanh chóng thay bằng "người - máy" một cách đầy phấn khởi.

Riêng tôi lại không vui chút nào. Đơn giản vì tánh tôi không quá sùng thượng máy móc, cứ nghĩ rằng mình phải "đối diện" với một khối sắt lạnh ngắt thôi thà chịu khó xuống văn phòng gặp chị A, chị B mỗi tháng để lãnh lương còn sướng hơn.

Nhưng chẳng bao lâu, cái quan hệ "người - máy" nhanh chóng gặp khủng hoảng. Báo chí kêu ca đầy trời về cảnh xếp hàng chầu chực, rồi máy hư, máy thiếu tiền, máy nuốt thẻ, máy trừ tài khoản vô tội vạ... Hóa ra máy cũng "bệnh" tùm lum chứ có phải toàn vẹn đâu. Mà khổ, hồi nào chị thủ quỹ cau có thì mình còn biết kêu ầm lên kể tội chị ấy, bây giờ cái máy "cà chớn" như thế nhưng mình chẳng biết trút cơn giận vào đâu. Người quản lý máy là ngân hàng thì không hiện diện trước mặt, dù mình có hét lên cũng mình nghe chứ ai? Cái máy lạnh tanh nhìn mình chạy đôn chạy đáo vì mấy đồng lương còm. Nó lạnh hơn nét mặt chị thủ quỹ nhiều lắm.

Chợt bồi hồi nhớ những ngày xuống văn phòng... Ít nhất còn trông thấy chị mặc áo xanh hay áo đỏ, thay đổi mỗi ngày, thấy chị kẹp cây kẹp mới, đeo cái vòng tay nho nhỏ xinh xinh. Hoặc bất ngờ một hôm nhận ra cô kế toán bụng hơi to, thế là mình nói một câu chúc mừng có em bé, lại xí xọn tư vấn cho cô mua áo bầu ở shop nào, ăn uống ra sao để dưỡng thai. Có hôm reo lên vì lọ hoa trong văn phòng đẹp quá, ai khéo tay cắm vậy ta! Một bữa khác thấy chị văn thư buồn hiu, hỏi thăm mới biết mẹ chị bệnh. Rồi đến lượt mẹ mình bệnh, chị cũng hỏi thăm. Đến văn phòng, người ta thường chỉ chăm chăm vô chuyện cần giao dịch mà quên đi những con người đang giao tiếp với mình, thành ra không nhận thấy những chi tiết nhỏ có thể gây trìu mến, thân thương. Mình trách nhân viên văn phòng cư xử thế này thế nọ, nhưng chính bản thân mình cũng có quan tâm tới người ta đâu? Hôm nay chị thủ quỹ quạu, có thể chị vừa cãi nhau với chồng. Cô kế toán giải quyết chậm chạp, có thể đêm qua con của cô bị sốt, cô phải thức canh, mệt mỏi. Biết bao nhiêu áp lực đè lên một con người. Đành rằng họ không có quyền đem chuyện riêng làm ảnh hưởng chuyện công, nhưng tất cả những áp lực đó đều có thể làm "hỏng hóc" bản thân họ, y như cái máy bị hỏng hóc vậy thôi. Vậy, thay vì chỉ biết trách cứ một chiều, mình nên thông cảm một chút, và có khi một câu hỏi thăm, một lời khen ngợi, một câu chuyện vu vơ lại gắn kết rất nhanh. Xét cho cùng dù họ bị chê là "người máy" thì vẫn gần gũi mình hơn, chứ còn cái máy thì không thể biến thành "máy người" được. Không biết có phải là lẩn thẩn!

2.

Lại còn một cái máy khác mà tôi cũng... dị ứng. Cái máy bán nước giải khát, đứng to đùng ngay góc phố, siêu thị, cơ quan. Văn minh? Ừ, thì... văn minh. Nhưng tôi nghĩ hình như thêm cái máy là thêm một người thất nghiệp, phải chi ngay chỗ đó là một bà nào đứng bán thì bà sẽ nuôi được chồng con, có một mái gia đình no ấm. Nước mình đông dân, lại là dân nghèo, sử dụng nhân lực chưa hết, vội vàng gì "cơ giới hóa" những chỗ không cần thiết như thế? Có những thứ khác cần văn minh lẹ lẹ thì không chịu lo, thí dụ như đừng xả rác, khạc nhổ, hút thuốc nơi công cộng...

Rốt cuộc, cái máy bán nước giải khát bị bỏ xó, người ta lại mua nước chỗ bà Tư, bà Tám, vì bà có thể chiều ý từng khách hàng, ai thích ít đường, hoặc ít đá, hoặc cà phê loãng một chút, đậm một chút... Có khi vừa thối tiền vừa cám ơn rối rít. Cái máy dĩ nhiên không biết cám ơn, thua bà một bàn trông thấy!

3.

Bây giờ siêu thị mọc lên như nấm, và gần như thay thế cho những cái chợ thường bị chê là ọp ẹp, nắng thì nóng mệt, mưa thì văng sình, lại cân thiếu, nói thách, hàng kém chất lượng...

Nhiều năm nay tôi hầu như chỉ đi siêu thị. Nhưng rồi vẫn có những lúc bắt buộc phải đi chợ, khi có khách đột xuất, khi bị bệnh, khi thiếu món này món kia trong thực đơn... thì thôi chọn cái chợ gần nhà cho nhanh, cho khỏe. Rồi tự nhiên nhận ra có những điều siêu thị không thay thế được.

Trung bình một tuần đi mua sắm một lần, để dành thức ăn trong tủ lạnh, vậy một năm mình vô đó 52 lần, thế nhưng không quen được một ai, không nhớ nổi gương mặt nào! Còn đi chợ mới năm lần thôi, chị bán rau cải đã cười toe chào mình "Ủa, bữa nay đi làm về sớm ha?" Bà bán dưa hấu phẩy tay: "Bữa nay dưa hổng ngon lắm, tui nói thiệt, vì tui biết tánh cô phải ăn đồ ngon." Bà bán hoa ngoắc ngoắc: "Có hoa li mới về nè. Tui biết cô chỉ thích cúng Phật bằng hoa li." Anh bán báo thì hỏi: "Thằng con chị năm nay thi vô trường nào?" Còn chị bán đường đậu thở dài: "Tui đâu có hay má cô mất. Thấy bà già lâu quá không đi chợ, tưởng bị bệnh thôi chứ ai dè..." Nước mắt mình ứa ra. Vậy đó, cái không gian chợ chẳng có máy lạnh, máy tính tiền, hóa đơn hiện đại, nhưng nó có thể "tính" ra được ý thích, tình cảm con người.

Đến lượt mình, trả tiền nải chuối cho bà cụ mắc hơn giá siêu thị mà bụng lại vui, vì tội nghiệp cái lưng còng của bà giữa trời nắng gắt. Buổi chiều mua giùm mớ cải cho chị kia vì sợ cải héo chị bị lỗ. Mua trái dừa của hai vợ chồng trẻ mới ly thân, tranh thủ khen thằng con bụ bẫm của nó để coi có hàn gắn được không. Vài bữa sau, thấy hai đứa sáp lại bán chung một quầy, tôi mừng không thể tả. Vậy đó, không có cái hóa đơn nào chính xác cho tình thương đâu! Chợ còn là chợ đời, người ta có thể trao đổi những thứ mà tiền không tính ra được.

Đời sống càng lúc càng hiện đại, máy móc đóng vai trò không nhỏ. Nhưng cái máy nào cũng "vô tình" cả, mình đừng trách nó. Coi chừng mình biến thành máy mới là đáng sợ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2011(Xem: 2196)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
22/05/2011(Xem: 2462)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹp và trong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
22/05/2011(Xem: 2608)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
12/05/2011(Xem: 2342)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
12/05/2011(Xem: 4832)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
12/05/2011(Xem: 2589)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
12/05/2011(Xem: 2583)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu có và quyền quý. Ông lái buôn là người có học...
09/05/2011(Xem: 3181)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
09/05/2011(Xem: 15128)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20368)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]