Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Lề đời

26/03/201107:18(Xem: 3630)
14. Lề đời

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI

LỀ ĐỜI

Tôi thường mua thức ăn ở một ngôi chợ quận. Chợ có nhà lồng, nhưng lại có những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ "chồm hổm" khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng... Mệt, vì chật, vì nắng. Nhưng được cái là, chỉ cần vói tay lựa, xong trả tiền, rồi thảy bó rau vô rổ xe, chạy vù về nhà, khỏi cần gởi xe vô bãi mất công. Đa số người đi chợ bây giờ là công chức, ít thời gian, phải tranh thủ kiểu như vậy, nên chả trách cái chợ "chồm hổm" cứ tồn tại mãi...

Nhưng nó luôn tồn tại trong sự phập phồng, và trong đắng cay, nước mắt. Bởi nhà nước đã quy định dọn dẹp lòng lề đường, tạo bộ mặt văn minh cho thành phố, nên không thể chấp nhận những kiểu chợ như thế. Tôi thường xuyên trông thấy cảnh truy bắt, rượt đuổi giữa những anh trật tự đô thị và những bà, những chị buôn gánh bán bưng. Đang đi, nghe "hoét" một cái, chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy mọi người xô nhau chạy tán loạn. Từ đằng xa, hai anh trong bộ sắc phục xanh lơ phóng xe honda tới, nhảy xuống giằng lấy rổ rau của một chị nét mặt khắc khổ. Chị cố giằng lại như một phản xạ, nhưng rồi phải buông tay vì biết nếu càng phản ứng thì càng có nguy cơ bị mời về "đồn". Chị đứng nhìn theo rổ rau mà nước mắt chảy dài. Một chị khác lật đật đẩy chiếc xe ba gác nhỏ chở chuối dạt ra xa, nhưng không kịp nữa rồi, anh trật tự đã nắm gọn cái cân của chị quẳng lên chiếc xe ô tô thùng của mấy anh vừa trờ tới. Cái cân kêu đánh xoảng, chắc là gãy chớ không mong gì còn nguyên. Nét mặt chị đau đớn, nhưng lập tức đanh lại và buông một câu chửi thề trong họng.

Thương nhất là một bà cụ hơn 60 tuổi, xăn quần gánh cái gánh cam nặng trĩu chạy lạch bạch vô hiên của một tiệm bán tạp hóa, vài trái cam lăn long lóc xuống mặt đường, no tròn, lắc lĩu. Vô tới hiên nhà, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bà ba và đôi mắt bà như còn thảng thốt... Ngoài kia, chiếc xe của mấy anh trật tự đã đầy ắp những bó rau, những con cá, những chiếc thau nhựa cũ mèm... Và tôi không thể nào quên được những gương mặt hầm hừ, đanh lại, cứ như mấy anh đang rượt đuổi một thứ tội phạm gì ghê gớm lắm.

Tôi hay đứng lặng người dõi theo cảnh ấy và tự hỏi: Ai đúng? Ai sai? Hình như ai cũng đúng, và ai cũng sai. Mấy anh trật tự đúng, vì phải làm tròn bổn phận nhà nước giao. Nhà nước đúng, vì phải tạo bộ mặt văn minh cho thành phố. Còn những bà con nghèo khổ kia cũng đúng, vì họ không còn cách nào để sinh sống, nuôi con, mới phải lăn lưng ra lòng lề đường với số vốn vài chục ngàn chỉ đủ mua một rổ rau. Có khi số vốn ấy là tiền vay nóng mà tôi chứng kiến rất nhiều trong cái xóm lao động của mình. Cứ vay 100.000 đồng, mỗi ngày góp 4.000 đồng, coi như cuối tháng trả thành 120.000 đồng. Rồi lại vay tiếp. Như vậy, làm sao họ có thể đăng ký một cái sạp trong nhà lồng chợ với số vốn có khi là cả chục cây vàng? Họ đành dạt ra lòng lề đường. Và trong số tiền lãi nhỏ nhoi hằng ngày, chỉ cần bị tịch thu một món gì đó là coi như bứt vốn. Nước mắt chảy xuống những phận nghèo...

Thương họ, rồi thương cho mấy anh trật tự, cũng lãnh đồng lương còm cõi, mà nếu không dẹp được cái chợ chồm hổm ấy thì chắc chắn sẽ bị cho nghỉ việc, con cái ở nhà lại nheo nhóc mà thôi. Cứ vậy, niềm vui của người này là nỗi khổ của người khác. Biết làm sao!

Dẫu vậy, vẫn mong những gương mặt đi truy bắt kia đừng có đằng đằng sát khí. Bởi nếu chị ta không bán rau thế này thì biết đâu chị ta đã trở thành một kẻ cắp, gây tội ác nào đó. Hãy cho nhau một ánh nhìn thông cảm, bởi phận tôi, phận chị đều mỏng manh như nhau!

Rốt cuộc, cái chợ chồm hổm cứ còn mãi sau bao nhiêu năm. Vẫn bán tràn ra lề đường, vẫn truy bắt, rượt đuổi, vẫn khóc lóc, năn nỉ, vẫn chửi thề, cay đắng... Và biết bao phận người đang bị dạt ra "lề đời" như thế, trong khi nhiều cao ốc đang mọc lên chọc thủng trời xanh, những casino, vũ trường sặc sụa rượu, bia, gái đẹp...

Lề đời, có khi cả đời ta chưa một lần bước qua, thấu hiểu!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 19828)
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô công chúa Út con gái yêu của hoàng đế La Mã - một ông hoàng giàu sang độc tài và rất hung bạo.
08/04/2013(Xem: 13485)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 13927)
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, . . .
08/04/2013(Xem: 10446)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 11336)
Hương bối ngàn xưa gió thoảng về mái chèo Thập Ðộ vượt sông mê Gương soi vằng vặc, Tâm Bồ tát Thánh Hạnh, trăng sao rạng bốn bề!
08/04/2013(Xem: 16481)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành.
08/04/2013(Xem: 14021)
Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn khi viết về chùa chiền ở Khánh Hòa đã có những nhận xét là Khánh Hòa có lẽ là tỉnh nhiều chùa hơn tất cả các tỉnh Miền Nam Trung Việt và chùa có mặt hầu hết trên khắp xã phường trong tỉnh. Các tổ khai sơn đều là người Việt, phần nhiều có sự nghiệp để lại cho đời.
08/04/2013(Xem: 15481)
Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lạ
08/04/2013(Xem: 13942)
Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.
08/04/2013(Xem: 13358)
Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]