Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Nhặt cỏ

26/03/201107:18(Xem: 2081)
22. Nhặt cỏ

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

NHẶT CỎ

Thầy VG ghé thăm tôi và tặng tập thơ thầy mới sáng tác. Một hồi, nhân chuyện thuyết pháp của thầy C., thì thầy VG nói:

– Thầy chủ trương "không cưỡng cầu", chừng nào đủ duyên thì làm, không thì thôi. Bởi có người ban đầu vì tâm từ bi, thương chúng sanh, nhưng về sau lại tham phước, lại sinh ngã chấp rất lớn.

– Con đồng ý, rất nên cảnh giác "hệ quả" này. Không khéo Phật sự thành ma sự. Tuy nhiên, con cũng không đồng ý sự thụ động, không tích cực hóa độ chúng sanh, để rồi khi chúng sanh thiếu hiểu biết thì lại chê bai.

– Muốn hóa độ cũng phải đủ phước duyên chớ con. Ngay cả thời Đức Phật tại thế mà có những làng còn không chịu nghe pháp. Đức Phật vào làng bị họ ném đá xua đuổi. Sau, Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất vào, họ lại chịu nghe, vì kiếp trước họ là bầy kiến được hai vị này cứu thoát.

– Đành rằng phải đủ phước duyên, nhưng chúng ta phải nỗ lực chứ không thể thụ động ngồi chờ mọi sự dâng tới tay. Ngay Đức Phật cũng nỗ lực đi hết làng này tới làng khác thuyết pháp suốt 49 năm chứ Ngài đâu có ngồi hoài một chỗ.

– Nhưng Đức Phật nhìn thấy căn cơ chúng sanh đủ rồi Đức Phật mới đến. Ngài đạt tha tâm thông rồi chứ.

– Thì mình chưa đạt tha tâm thông mình cũng làm thử đi. Có thử mới biết làm được hay không. Dĩ nhiên, trước khi thử, mình cũng phải "nhắm" người, chứ không phải ai mình cũng a thần phù nhào vô hóa độ. Nhưng "nhắm" cũng khi trúng, khi trật. Người nào mình nhắm trúng, hợp duyên với mình, thì mình làm thành công. Người nào mình nhắm trật thì thôi, mình chia tay, đừng phiền não chi hết. Nghĩa là, khi làm cứ làm, khi buông thì buông nhẹ nhàng. Nhưng trước hết, vẫn phải nỗ lực, rồi mới biết người đó đủ duyên hay thiếu duyên với mình. Nỗ lực khác hẳn sự cưỡng cầu.

– Thầy vẫn cho rằng đó là thế gian pháp chứ không phải xuất thế pháp.

– Con thấy pháp nào cũng cần nỗ lực. Thí dụ, cuốn "Pháp môn Tịnh Độ" thầy mất gần một năm dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ đó, không phải nỗ lực là gì? Rồi thầy chạy xe từ Bà Chiểu sang quận 4 xa xôi tặng sách cho con cũng là nỗ lực. Tóm lại, con đồng ý với thầy C. là phải tích cực phát triển Phật giáo, nếu không Phật giáo sẽ lụi tàn dần trước xu thế xã hội mới. Lịch sử đã chứng minh Phật giáo từng có những thời kỳ suy vong do tăng đoàn thụ động. Con nghĩ thái độ tích cực này bao gồm lợi tha song song tự lợi, chứ thiếu phần nào cũng hỏng. Mình không chủ trương hoạt động thuần túy mà thiếu công phu tu hành.

– Nhưng lợi tha thường dẫn đến đắm nhiễm, ngã chấp.

– Con lại nghĩ, thà cứ lợi tha rồi ngã chấp lộ ra tới đâu mình nhận diện tới đó, và tiêu diệt dần dần. Nếu mình không lợi tha, có chắc là ngã chấp không có? Hay là nó vẫn nằm im đâu đó trong mình, khi đụng chuyện mới nổi dậy. Con chợt nhớ, hồi 15, 16 tuổi, nhà con ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, con và thằng em tên Dũng thường cuốc đất để trồng đậu xanh, đậu bắp. Trời ơi, mặt đất phẳng lì, đẹp đẽ vậy mà cuốc tới đâu rễ cỏ tranh bật lên trắng xóa tới đó. Lượm rễ mệt hơn là cuốc. Chán quá. Nhưng không lẽ không cuốc nữa thì đất làm sao sạch để trồng đậu? Thế là, hai chị em cứ cuốc, cọng cỏ nào ló lên là nhặt, rồi cuốc tiếp. Con nghĩ, lợi tha cũng vậy. Có làm, có hoạt động, ắt sẽ nảy sinh ngã chấp, điều quan trọng là mình có nhận diện được nó không, có dám nhặt nó không. Trí huệ ở chỗ mình nhận ra được lỗi lầm của mình, nhận diện từ cái thô, rồi đi dần tới cái tế. Còn sửa lỗi là nhặt cỏ đó thôi. Cứ làm, nếu thấy lỗi thì sửa. Tu là sửa chứ có gì đâu.

Thầy VG im im, suy nghĩ...

Riêng tôi, khi ra làm một số công tác nhỏ nhoi cho Phật giáo, tôi mới thấy ngã chấp của mình hiện ra tùm lum. Nào nổi giận khi bị chê, nào vui thích khi được khen, nào ganh tị khi thấy bạn mình giỏi hơn v.v... Cái tâm chúng sanh lũ lượt hiện ra. Tôi càng khâm phục Đức Phật là nhà tâm lý học vĩ đại, khi chỉ thẳng ra 51 món tâm sở hiện diện trong tất cả mọi người. Có trong tay cái "bản đồ" Phật dạy, mình cứ nương theo đó mà xem cái nào bất thiện lộ ra thì ráng nhận diện và ráng tiêu diệt. Không dễ đâu nghen. Có cái không nhận ra. Có cái nhận ra mà không diệt được. Hoặc có cái diệt được liền, có cái diệt rất lâu, hay diệt rồi mà trở đi trở lại. Như cọng rễ tranh thôi, tưởng nhặt hết rồi đó, nhưng chỉ cần chút xíu mưa xuống là chúng nảy mầm vọt lên. Tôi càng quán hai chữ "tập khí" thật đáng sợ.

Nhưng, cũng có một tác dụng ngược lại, là khi làm cho mọi người, mình cũng nảy sinh hoặc tăng trưởng những tính thiện mà trước đây mình không có, hoặc có yếu ớt. Thí dụ, tính nhẫn nại, lòng từ bi, biết tàm quý v.v... Tiếp xúc với người khác là một dịp gần gũi thiện tri thức để mình học hỏi, thậm chí khi gặp nghịch duyên, gặp kẻ gây khó khăn cho mình cũng là một dạng Bồ Tát nghịch hạnh giúp mình tốt hơn. Sao mình không nhìn ra khía cạnh tích cực này mà cứ lo chuyện ngã chấp?

Nói cho cùng, tới A-la-hán mới diệt hết ngã chấp kia mà. Chúng ta tu còn lẹt đẹt tuốt bên dưới mà cứ sợ, rồi đem giấu giấu giếm giếm. Giấu mà nó vẫn còn y nguyên, mới khổ! Cứ để nó hiện ra hết đi, sẽ dễ diệt trừ. Hiện mau, diệt mau. Chứ đợi tới già mới hiện thì đâu còn thời gian nữa, xuống lỗ mất rồi. Dĩ nhiên là phải cảnh giác với ngã chấp, nhưng cảnh giác không có nghĩa là không dám làm gì hết. Vừa làm, vừa cảnh giác, vừa tiêu diệt.

Nhưng nghĩ cho cùng, giả sử mình kéo được 20 người kính tin Phật pháp, mà mình phải "hy sinh" thì vẫn còn... lời ! Kệ, rớt một người, mà 20 người kia leo lên khỏi hố, thì hy sinh cũng đáng giá. Tôi chợt nghĩ, trong bao nhiêu người mà tôi đã "rủ rê" đi theo Chánh pháp, không lẽ chẳng có ai để "bù lỗ" nếu chẳng may tôi "hy sinh"? Cứ làm, đừng có tính toán tới sự thiệt thòi của mình. Tính riết, hết dám làm gì. Và nếu có làm, thì cũng trong vòng tính toán cho mình, chứ đâu phải vì thương người khác mà làm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2010(Xem: 3287)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 2211)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 2376)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 1976)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 2609)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 1826)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2160)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 7903)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 5803)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567