Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Bác sĩ

26/03/201107:18(Xem: 3209)
6. Bác sĩ

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

BÁC SĨ

Mười tám tuổi, tôi vào ngành y, nhưng hành trang cũ lại là cô học sinh giỏi văn của tỉnh. Những ngày thực tập ở bệnh viện, cảm nhận của tôi dường như không phải là cảm nhận của một người thầy thuốc...

Đi khoa ngoại, trước một ca vết mổ bị nhiễm trùng phải lau rửa rất đau đớn, tôi đã khóc trước khi bệnh nhân kịp nhăn mặt. Đi khoa nội, gặp một phụ nữ bị tạt axít vì ghen tuông, khắp người bỏng loét, khổ sở vô cùng, tôi cứ bần thần, và tự nhủ nếu ai đó tranh người yêu của tôi thì tôi xin nhường liền. Còn vô khoa sản, tôi đã đứng ngất ngây như bay khỏi mặt đất khi trông thấy một sinh linh bé nhỏ chui ra từ bụng mẹ. Ôi, điều kỳ diệu của tạo hóa! Đó không phải là một thực thể vật chất đơn thuần, mà là một phép mầu của tạo hóa! Tôi nghe tê dại từng tế bào trong mình, cảm nhận cái gì quá đỗi thiêng liêng! Tâm sự với mấy đứa bạn, tụi nó rờ đầu tôi: "Khùng!" Và cuối khoá, tôi là đứa sinh viên đỡ đẻ dở nhất.

Tôi luôn trầm tư về nỗi đau khổ của con người. Mười năm sau, tôi 28 tuổi, mới biết có một người đã trầm tư trước tôi hơn 25 thế kỷ, và đã tìm ra con đường cứu khổ cho nhân loại. Tôi càng hiểu rằng tất cả những thuốc men hôm nay không thể nào trị dứt những căn bệnh của thân thể, bởi vừa giải quyết xong bệnh đậu mùa thì đã xuất hiện AIDS, vừa xong bệnh phong cùi đã có ngay cúm gà thế chỗ... Trí tuệ của nhân loại cứ phải rượt đuổi những căn bệnh đến mệt nhoài, và khi tìm ra được thứ thuốc để trị nó thì cũng phải hy sinh biết bao mạng sống rồi. Vậy, cái bệnh đó là do nghiệp, có nghiệp là có bệnh, không cách gì thoát được. Muốn dứt nghiệp quả xảy ra, chỉ có con đường ngăn không cho nghiệp nhân tác tạo. Nghĩa là phải trị ngay từ cái gốc là "tâm bệnh", vì chính tâm bệnh mới tạo những nhân xấu, rồi đưa đến quả xấu, sanh lão bệnh tử trầm luân khổ ải.

Thế là, cuộc đời dun rủi, tôi giã từ ống tiêm để cầm cây bút, rồi cầm phấn bảng. Trong số học trò của tôi, có những em rất ngoan, nhưng cũng có những em là thành phần cá biệt. Tôi không thể chọn lọc rồi loại bỏ các em ấy, như kiểu các trường phổ thông hay làm để bảo vệ danh tiếng "trường điểm" của mình. Ngược lại, tôi cố tình chọn những em quậy phá và "mời" tới lớp. Bắt đầu một cuộc "chiến đấu" cùng những căn bệnh nặng như đánh lộn, chửi thề, nói tục, đánh bài, ăn cắp, đi chơi đêm, tập tành hút thuốc, uống rượu v.v... Lớn lên, những triệu chứng ấy có thể phát triển, di căn thành trộm cắp, mại dâm, đua xe, giết người, xì ke ma túy... Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hoặc phải ngăn bệnh từ khi còn rất nhẹ. Và "bác sĩ" tôi chỉ có những vị thuốc như từ bi, dịu dàng, kiên nhẫn, luôn luôn nở nụ cười, hoặc chịu khó lắng nghe tụi nhỏ kể lể chuyện gia đình, từ đó biết nguyên nhân nào đẩy nó vào bế tắc, biết những nỗi đau thầm kín để mà an ủi, chia buồn...

Thỉnh thoảng, "bác sĩ" cho thêm vitamin là bánh kẹo, tập vở, cho bệnh nhân bồi dưỡng, khoái chí. Tất nhiên, cũng có khi bệnh trở nặng quá thì bác sĩ chích cho một mũi kháng sinh nhức nhối là rầy la hoặc quỳ hương. Thậm chí bác sĩ có thể... giận, không thèm nói chuyện, để bệnh nhân hoảng hồn chịu uống thuốc. Lâu lắm, cũng có trường hợp bác sĩ rạch cho một đường dao phẫu thuật là lấy roi đánh thiệt tình, nếu không cái mủ lì lợm, cứng đầu cứ mưng trong thịt trong tim, thành ổ áp-xe dữ tợn. Ngược lại, có khi bác sĩ biến thành cô hộ lý, làm luôn những việc như cắt móng tay, tắm rửa, chải đầu, bím tóc, khâu lại cái nút áo bị đứt... Bệnh nhân rưng rưng nhìn bác sĩ. Vậy rồi ngoan hơn, dễ thương hơn.

Một vài sư cô đến thăm lớp học, quá oải, lắc đầu. Tôi cười: "Chúng sanh là vậy cô ơi! Nếu họ ngoan hiền sẵn rồi thì đâu cần mình giáo hóa chi nữa. Chính vì họ nghiệp chướng nặng nề nên mình mới tới hóa độ. Ví như bệnh viện, phải tiếp nhận người có bệnh chứ không lẽ tiếp nhận người khoẻ mạnh, phải không cô? Và mình đang là vị bác sĩ chữa trị tâm bệnh chứ không phải thân bệnh. Mà bác sĩ cần ưu tiên cấp cứu những ca bệnh nặng. Chính những kẻ quá quậy như thế lại cần giáo hóa trước những người căn cơ hiền thục. Và con cũng không nóng vội. Một căn bệnh đơn giản như thương hàn mà còn trị cả tháng, lao phổi thì phác đồ lên tới 6 tháng, 9 tháng, còn ung thư thì kéo dài đến mấy năm trời. Chưa kể, bệnh còn tái đi tái lại nữa chứ đâu phải trị một lần là dứt. Vậy mình mới tiếp cận người ta có 2, 3 tháng dễ đâu đã kết quả có liền. Con cứ từ từ mà đi!"

Bác sĩ tôi thật tình cũng nhiều lúc muốn bó tay, nhưng rồi kiên nhẫn đi tiếp. Cứ "tận nhân lực" sẽ "tri thiên mệnh". Bác sĩ cứ xài hết các bài thuốc, chừng nào bệnh nhân không hồi phục thì lúc ấy mới dám nói là "số phận". Tôi nhớ "bài thuốc" đầu tiên là dụ tụi nhỏ viết câu Nam-mô A-di-đà Phật. Tôi giả bộ nói: "Nè tụi con, sư ông bên quận 7 nhờ cô viết câu niệm Phật này vô giấy để rằm tháng 7 đốt lên cầu nguyện cho mọi người. Nhưng cô không rảnh. Tụi con viết giùm cô đi. Cô thấy sư ông kêu mấy đứa bên quận 7 viết, mỗi tờ sư ông cho nó 2.000 đồng. Tụi con viết thì lãnh tiền mua bánh ăn." Tụi nhỏ nhao nhao đăng ký liền.

Tôi phát mỗi đứa 2 tờ giấy học trò, dặn viết mỗi hàng một câu niệm Phật, phải viết thật ngay thẳng, chữ đẹp, ai cẩu thả thì bị trừ điểm, trừ tiền. Mỗi tờ 4 trang, mỗi trang 22 hàng, vậy là 88 câu niệm Phật, 2 tờ là 176 câu. Chiều, tụi nó đem giấy tới lãnh tiền. Tôi bấm bụng chi mấy chục ngàn. Thì tôi đang áp dụng bài học trong truyện cổ Phật giáo, lấy vật chất dụ người ta tu, chừng nào họ giác ngộ thì thôi. Vài ngày sau, tôi giảm giá xuống, còn 1.500 đồng, tụi nó cũng chịu. Rồi vài ngày nữa, chỉ còn 1.000 đồng, vẫn ô-kê.

Khi thấy tụi nhỏ "thấm màu" rồi, tôi xoay qua "bài thuốc" thứ hai. Tôi khắc cái mộc đỏ có chữ "Phước Huệ song tu" và hình hoa sen, rồi đóng vô cuốn sổ nhỏ, phát mỗi đứa một cuốn, bảo tới chùa Long Nguyên tụng kinh. Mỗi tối tụng xong thời kinh thì tôi ký tên vào chỗ hoa sen, hoặc nhờ sư cô trong chùa ký xác nhận, cuối tuần tổng kết được bao nhiêu hoa sen thì lãnh quà tương đương. Quà là bánh kẹo, quần áo, cặp sách... Đứa nào cũng mừng. Những ngày đầu tôi phải dẫn tụi nhỏ đi tụng kinh. Trời ơi, tụng thì ít mà quậy phá thì nhiều! Nhưng rồi sau chúng cũng ngoan dần và có thể tự đi tụng một mình. Chùa khen ngợi lẫn mắng vốn xen kẽ, thôi thì cũng đỡ, cũng nhét được ít lời Phật dạy vào những cái đầu cứng cỏi.

Giai đoạn ba, tôi mở lớp giáo lý tại nhà, bắt học những điều căn bản nhất như Tam quy, Ngũ giới, Hiếu thảo, Thập thiện nghiệp... Học thêm cả tiếng Anh, ca hát... Cái nhà như cái chợ, có vui cười, có cãi lộn, có đánh nhau, có cảm ơn, có bi bô lời Phật dạy...

Và sau một năm thì tôi cho các em "xuất viện", bởi tôi còn nhiều lớp học khác để đi. Dẫu sao, những hạt giống Phật đã gieo cấy vào tâm thức kia nếu không trổ quả ngay trong kiếp này thì cũng sẽ xuất hiện vào những kiếp sau, còn hơn là không có hạt giống nào. Tôi không kỳ vọng quá cao vào các em, chỉ cầu mong các em có chút duyên với Phật pháp là đủ để người đi sau tiếp tục hóa độ. Tôi chỉ là người đưa đò một đoạn ngắn mà thôi. Sẽ có người dìu các em đi tiếp. Hay nói cách khác, tôi chỉ là "trạm y tế tuyến xã" tạm cấp cứu cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. Nơi đó có nhiều "bác sĩ áo lam" tận tình và tài giỏi hơn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5686)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4617)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4229)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37078)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5300)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8671)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4396)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13205)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20940)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6564)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]