Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Lễ cúng dường của vua Tịnh-phạn

21/03/201103:50(Xem: 5945)
34. Lễ cúng dường của vua Tịnh-phạn

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

34. LỄ CÚNG DƯỜNG CỦA VUA TỊNH-PHẠN

Vua Tịnh-phạn muốn tổ chức buổi lễ cúng dường Phật và chư tăng hết sức trọng thể. Vì vậy, ngài dành ra trọn bảy ngày để chuẩn bị. Hoàng hậu Ma-ha Ba-xà-ba-đề và công chúa Da-du-đà-la cũng trực tiếp tham gia việc chuẩn bị.

Cả hoàng cung như sôi động hẳn lên trong không khí tưng bừng lễ hội. Dân chúng trong thành vẫn chưa quên hình ảnh vị thái tử tài ba, tuấn kiệt của mình trước đây, nên giờ càng thêm ngưỡng mộ vẻ uy nghiêm và thanh thoát của ngài cùng với những vị sa-môn đắp y vàng.

Hoàng cung được trang hoàng lộng lẫy, những lối đi đều có treo đèn kết hoa, và người ta khua chiêng đánh trống ở khắp mọi nơi để chào mừng ngày lễ trọng đại. Đây không chỉ là một buổi lễ cúng dường, mà cả kinh thành Ca-tỳ-la-vệ như đang muốn chuyển động thật tưng bừng để mừng đón người con yêu quý từ xa trở về.

Đến ngày đã định, đức Phật uy nghi dẫn đầu 300 vị sa-môn cùng thong thả tiến bước vào hoàng cung. Trong khi khung cảnh chung quanh tưng bừng náo nhiệt, thì ngược lại, những bước chân của các vị lại hết sức êm ả, yên tịnh. Trong cả đoàn người, người ta không nghe ra được bất cứ âm thanh nào ngoài tiếng xào xạc nhẹ khi những mảnh y vàng của các vị lay động.

Dân chúng chen nhau hai bên đường, ai cũng muốn được nhìn tận mắt khung cảnh uy nghiêm chưa từng có ở nơi kinh thành này.

Khi Phật và chư tăng vào đến cổng hoàng cung, vua Tịnh-phạn thân hành ra đón rước. Vua lễ bái Phật theo nghi lễ như đối với bậc thầy. Tất cả các vị khác trong hoàng tộc theo gương vua cũng làm như thế.

Đến giờ trai tăng, những người phục vụ đã được dặn dò từ trước, giữ yên lặng hoàn toàn trong khi mang thức ăn cho chư tăng. Ngày hôm đó, từ vua Tịnh-phạn cho đến cả hoàng tộc, triều thần và các vị quan khách, bao gồm cả các vị đạo sĩ, bà-la-môn, đều ăn chay theo như chư tăng. Thật là một buổi cúng dường đầy ý nghĩa.

Sau khi thọ trai, đức vua trân trọng đứng lên thỉnh Phật thuyết pháp. Ngài lên ngồi trên pháp tòa đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Phật thuyết giảng về tính cách vô thường của cuộc sống, về những nguyên nhân dẫn đến sự khổ não và cách chế ngự, diệt trừ những nguyên nhân ấy. Ngài chỉ ra cho mọi người thấy và hiểu được rằng, cuộc sống mà ngài và các vị sa-môn đệ tử của ngài đang theo đuổi không phải là một cuộc sống thiếu thốn, khó nhọc như nhiều người có thể lầm tưởng, mà thực sự đó là một cuộc sống thanh cao, sung túc về mặt tinh thần, mang lại tất cả những phẩm chất tốt đẹp, an lạc và thanh thản cho con người. Sự an lạc, thanh thản đó không phải do một đấng thần linh nào ban phát, không phải do sự cầu nguyện, lễ bái, mà là do sự nỗ lực tu tập của tự thân mỗi người.

Ngài cũng giảng giải về một đời sống thanh cao, tốt đẹp mà một người tại gia có thể đạt được qua việc thọ trì năm giới, chứ không nhất thiết chỉ những người xuất gia mới có thể học theo Phật.

Sau buổi thuyết pháp, rất nhiều người trong hoàng tộc xin được thọ tam quy và truyền thọ năm giới.

Vua Tịnh-phạn cũng đứng ra thỉnh Phật ở lại Ca-tỳ-la-vệ để thuyết pháp cho bá tánh trong thành. Phật nhận lời. Vua liền cho sắp xếp cảnh tinh xá trong vườn rộng để ngài và chư tăng cư ngụ.

Lần ấy, Phật ở lại thuyết pháp tại thành Ca-tỳ-la-vệ được sáu tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2013(Xem: 12510)
Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
26/08/2013(Xem: 7504)
Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:
16/08/2013(Xem: 6391)
Sư thượng đường kể: Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị chủ quăng bỏ ra ngoài bờ sông. Cạnh bờ sông có một vị sư già sống trong một am cốc nghèo nàn, ngày ngày đi khất thực để sống.
14/08/2013(Xem: 32563)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
13/07/2013(Xem: 5517)
Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần. Xuân đến xuân đi trên mái tóc. Cô gái đương xuân mơ chuyện ... vợ chồng.
08/07/2013(Xem: 6092)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng
02/07/2013(Xem: 18641)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
28/06/2013(Xem: 6360)
Liên hệ giữa con người và Thiên Nhiên thấm nhuần cả nền văn hoá, vì ai cũng thấy rõ rằng mình hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường. Ở Ấn Độ cũng như các nước theo đạo đa thần thời đó, các vị Thần là chân dung của các sức mạnh Thiên Nhiên.
28/06/2013(Xem: 6443)
Năm lên mười hai, gặp thời loạn ly, cha mẹ đều bị giặc giết, Sinh sầu thảm mấy tháng liền, mất ăn mất ngủ lại thêm căn tạng yếu đuối nên lâm bệnh nặng, thần kinh hốt hoảng luôn luôn giật mình, nằm mơ thấy toàn máu lửa, sọ xương.
27/06/2013(Xem: 3461)
Kho tàng kinh điển, thi kệ của Đạo Phật truyền lại cho nhân gian biết bao châu ngọc để suy ngẫm, tu tập, thưởng thức, mài giũa … tùy căn cơ, nhu cầu và cảm quan nhận thức của mỗi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]