Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Vua Tần-bà-sa-la

21/03/201103:50(Xem: 6169)
17. Vua Tần-bà-sa-la

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHẤT

17. VUA TẦN-BÀ-SA-LA

Từ giã ông thầy A-ra-ta Ca-la-ma, ngài nhắm hướng xứ Ma-kiệt-đà mà đi, vì ngài nghe nói trong xứ ấy có nhiều vị ẩn tu rất tài giỏi. Ngài vượt qua con sông Hằng linh thiêng và tìm đến rất nhiều vị danh sư. Tuy nhiên, mỗi khi tiếp xúc với họ rồi, ngài đều nhận ra những hạn chế, trói buộc của họ. Không có ai đưa ra được câu giải đáp cho vấn đề mà ngài đang tìm kiếm. Tất cả đều bế tắc trước thách thức cuối cùng là diệt trừ mọi đau khổ và vượt thoát vòng sanh tử.

Phần lớn trong bọn họ đều cho rằng nguyên nhân gây đau khổ cho con người là do ở xác thân này, vì thế họ theo đuổi những lối tu hành xác, từ lõa thể cho đến nhịn ăn, thậm chí có người dạy chỉ đứng bằng một chân, tay đưa lên trời ngày này qua ngày khác... Nhận rõ tất cả những tà kiến mê muội đó không phải là con đường đưa đến giải thoát, Sĩ-đạt-ta từ bỏ bọn họ để tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm của mình.

Ngài cũng gặp được một số vị ẩn tu có trí tuệ hơn. Họ theo đuổi việc tham thiền nhập định, đi tìm việc đoạn trừ khổ não ngay trong tâm thức của mình. Tuy nhiên, trong số họ cũng chưa có ai nghĩ đến việc giải thoát rốt ráo khỏi sự khổ của già và chết, đừng nói gì đến việc giải quyết được vấn đề này. Tất cả đều bày tỏ sự kính phục khi nghe Sĩ-đạt-ta đặt ra vấn đề, nhưng cũng đều tự nhận là mình chưa hề dám nghĩ đến một mục tiêu cao như thế.

Sau một thời gian, ngài đi đến gần thành Vương-xá, chọn một nơi để nhập định trên triền núi.

Một buổi sáng, Sĩ-đạt-ta ôm bát đi vào thành Vương-xá hóa trai. Nhân dân trong thành trông thấy tướng mạo ngài đẹp đẽ khôi ngô, dáng đi thanh thoát, nên thảy đều chú ý. Nhiều người kính cẩn đi theo để ngắm nhìn ngài, thành một hàng người dài đi qua các phố trong thành.

Thế là chẳng bao lâu, cả thành đều đồn lên rằng có một vị tu sĩ khác thường vừa vào thành hóa trai. Ai ai cũng đều muốn được trông thấy ngài. Trong khi đó, ngài vẫn thản nhiên đi từng bước thong thả như thường, tỉnh táo và trang nghiêm, không hề quan tâm đến cảnh tượng xôn xao quanh mình.

Vua Tần-bà-sa-la trong thành Vương-xá vốn là người mộ đạo, hay cúng dường cho các vị tu sĩ. Vua lại có lòng chuộng các vị có tri thức cao, bởi vì bản thân vua cũng là người khắc khoải suy tư rất nhiều về các vấn đề triết học siêu hình. Khi nghe tin báo về việc có một tu sĩ khác thường vừa vào thành, vua liền thân hành đến để chiêm ngưỡng. Đến nơi, vừa nhìn thấy dáng vẻ uy nghiêm và thanh thoát của Sĩ-đạt-ta, ngay tức thời đức vua sanh lòng kính phục. Vua sai người mang thức ăn quý đến cúng dường, và đồng thời cũng truyền cho người đi theo để biết chỗ ngụ của Ngài. Nhờ đó, vua được biết rằng ngài ở gần kinh thành, trên triền núi, chỗ phong cảnh tốt tươi.

Ngay hôm sau, vua Tần-bà-sa-la ra khỏi thành, ngự đến núi ấy, rồi để hết quân binh hầu cận bên dưới, chỉ một mình lần lên đến cội cây nơi Sĩ-đạt-ta đang ngồi thiền.

Vua đến trước ngài lễ bái. Sĩ-đạt-ta tiếp vua và đôi bên cùng chuyện trò trao đổi. Qua trò chuyện, vua Tần-bà-sa-la biết ngay đây là một vị tu sĩ xuất thân từ gia đình quyền quý, sang trọng. Hơn thế nữa, vua lại rất ngạc nhiên khi được nghe những chỗ sở kiến của ngài, cũng như cảm thấy rất tương hợp với những khắc khoải ưu tư về cuộc sinh tử.

Quá kính phục, vua không ngăn được sự trân trọng của mình. Vua nói:

“Bạch đại đức! Ngài là một bậc trí thức cao vời mà xưa nay trẫm chưa từng được gặp. Nay trẫm rất mong được ngài nhận cho lời chân thành của trẫm, thỉnh ngài an trụ lại nơi đất nước này để sớm tối có thể dắt dìu trẫm trên đường tu học. Trẫm rất vui lòng được chia hai thiên hạ, cùng với ngài trị vì muôn dân trong nền đạo đức.”

Sĩ-đạt-ta khéo léo lựa lời từ chối, và nói cho vua biết thân thế của mình. Nghe qua, vua Tần-bà-sa-la lấy làm hổ thẹn cho sự đường đột của mình. Vua nói:

“Bạch đại đức! Trẫm thật là hồ đồ không biết xét người. Có ngờ đâu ngài đã bỏ cả ngôi vua ở xứ Ca-tỳ-la-vệ mà lên đường tu học. Thế mà trẫm còn dám đem chuyện lợi danh thế tục ra để nói cùng ngài. Nay xin ngài nhận cho sự hối lỗi của trẫm, và xin được ngày ngày cúng dường vật thực cho ngài trong khi tu tập.”

Sĩ-đạt-ta nhận thấy việc này đã bắt đầu trở nên một mối ràng buộc cho cuộc tu tập của mình, nên khéo léo từ chối rằng:

“Đại vương không cần phải quá quan tâm như thế. Tôi chỉ là kẻ du tăng rày đây mai đó, không thể ở yên một chỗ nào nhất định. Hơn thế nữa, con đường giải thoát rốt ráo vẫn chưa được tìm ra, thì tôi chưa thể yên tâm mà an trụ ở bất cứ nơi nào cả.”

Thấy ý chí kiên quyết của ngài, vua Tần-bà-sa-la không còn dám van nài thêm nữa. Vua liền thưa rằng:

“Bạch đại đức! Nếu như vậy thì trẫm sẽ không dám làm phiền ngài thêm nữa. Nhưng xin ngài một ân huệ duy nhất là, khi nào ngài đắc đạo rồi, xin quay về thành Vương-xá này mà cứu độ cho trẫm và bá tánh nơi đây.”

Sĩ-đạt-ta nhận cho vua lời thỉnh cầu ấy. Về sau, thành Vương-xá quả nhiên là một trong những nơi mà ngài hóa độ cho nhiều người nhất, và vua Tần-bà-sa-la là một trong những vị vua luôn tích cực ủng hộ cho Phật pháp với Tăng già.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 3000)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2708)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5186)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9874)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3981)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2623)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2607)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2760)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7247)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]