Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Quốc sư Ngộ Đạt

19/03/201113:48(Xem: 4971)
23. Quốc sư Ngộ Đạt

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

QUỐC SƯ NGỘ ĐẠT

Đời vua Đường Ý Tông, ở Trường An có một thầy tăng mắc bệnh ghẻ lở, hằng ngày luôn thất tha thất thiểu trong bộ áo quần rách mướp, mặt mày khô đét, thân hình gầy còm, tay chân lở loét, ai trông thấy cũng nhờm gớm. Thỉnh thoảng một vài người vì động lòng trắc ẩn, biếu cho chút ít thức ăn, ngoài ra không ai dám đến gần hoặc hỏi han điều gì cả, cho nên cũng chẳng ai biết thầy từ đâu đến và bệnh tật ra sao.

Một hôm, trên đường về chùa An Quốc, thầy tình cờ gặp một vị tăng khác là Ngộ Đạt.

Thấy người đồng phạm hạnh trong cơn hoạn nạn, Ngộ Đạt quá thương và cố thỉnh về ở với mình. Trước tấm chân tình và lời lẽ thiết tha, thầy tăng kia nhận lời. Ngộ Đạt đưa vị ấy về chùa, cung kính chăm sóc như bậc thầy. Mỗi buổi sáng, Ngộ Đạt lấy nước nóng rửa lau mụt ghẻ, không hề tỏ vẻ nhờm gớm.

Sau một thời gian khá lâu, thầy thấy bệnh tình đã khá rất hơn rất nhiều nên xin từ giã ra đi. Ngộ Đạt tỏ lòng quyến luyến, cố thỉnh thầy lưu lại thêm ít hôm nữa, nhưng thầy không đổi ý. Thấy vậy, Ngộ Đạt thiết tha xin đi theo để sớm hôm hầu hạ, thầy cũng từ chối nốt. Thầy nói:

– Ngày sau trên đường danh đức, thầy rất hiển đạt. Thầy nên ở lại, đừng theo tôi mà phải chịu cảnh rày đây mai đó, làm mai một khả năng giáo hóa của mình. Nhưng có một điều là sau này thầy phải hết sức chú ý mỗi khi được xưng tán, ca ngợi, vì những sự tôn vinh có thể làm tổn thương đạo hạnh. Tôi rất cảm kích tấm lòng tốt của thầy, vậy nếu sau này có gặp tai nạn gì thì nên đến tìm tôi ở núi Trà Lũng, Tây Thục, Bành Châu. Cứ lên đến lưng chừng núi, chỗ có hai cây tùng to gọi là Song Tùng Lãnh thì sẽ gặp được tôi.

Dặn dò xong, thầy từ biệt, Ngộ Đạt rơm rớm nước mắt, trông theo đến khi khuất bóng mới trở về.

Ngày tháng thấm thoát trôi qua, quả nhiên về sau Ngộ Đạt trở thành một vị danh tăng được rất nhiều người kính phục. Bấy giờ, ở kinh đô người người đều biết và khâm phục tài đức của sư. Họ biết sư là một vị sư có tài đức và thuyết giảng giáo pháp rất sâu xa. Sư hiểu biết rộng, hóa độ được nhiều người, tiếng thơm vang khắp nơi.

Vua Ý Tông qua nhiều lần thăm dò thử thách mới thỉnh sư vào cung thuyết pháp. Cách ít lâu sau liền phong sư làm Quốc sư và ban cho một pháp tòa bằng gỗ trầm thơm quý. Đối với người thế gian thì còn có danh vọng nào cao hơn được nữa!

Một hôm, khi đang ngồi trên ghế trầm, sư bèn khởi niệm suy nghĩ rằng mình tài đức không ai bằng, được vua kính, quan phục, trăm họ kính nể, sư cảm thấy thật không còn nấc thang nào cao hơn nữa. Lòng tự đắc dâng lên tột độ, bỗng nghe xây xẩm mặt mày, sư vội bảo đồ đệ dìu vào phương trượng, nằm mê man suốt hai ba giờ sau mới tỉnh lại. Cảm giác trong mình khó chịu, sư biết đã thọ bệnh, liền rờ xuống đầu gối nghe đau, vội vén quần lên, thật hết sức kinh ngạc, một mụt ghẻ giống tạc như mặt người, có đầy đủ mắt, tai, mũi, miệng... Thật đáng kinh sợ!

Sư ngất lịm, các đồ đệ kêu vực mãi mới mở mắt, bỗng nghe dưới mụt ghẻ nghiến răng, đau buốt thấu xương, quá khổ sở không cách gì cứu chữa. Các danh y trong nước đều được vua mời đến chữa trị cho sư, nhưng mỗi lần thoa thuốc là mỗi lần chết giấc chứ không thấy thuyên giảm chút nào. Nhưng thật lạ, chỉ cần đút thịt vào thì thấy mụt ghẻ ăn ngay và lại nghe trong người dễ chịu, thật là căn bệnh quái lạ xưa nay chưa từng thấy!

Quốc sư Ngộ Đạt chịu khổ sở đau đớn như vậy hơn tháng trời. Sư ngẫm nghĩ lại thấy cuộc đời thật bèo bọt vô thường, chẳng có gì bền chắc, danh vọng vật chất cũng chẳng có gì đáng để luyến lưu, ham muốn. Chợt nhớ đến lời của vị thầy già bị bệnh khi xưa, sư như sực tỉnh cơn mộng, quả nhiên nhận biết khổ nạn của mình chắc chắn đã xuất phát từ sự khởi tâm kiêu mạn. Nhận ra điều đó rồi, sư bèn cố gắng cắn răng chịu đựng lên đường sang Tây Thục.

Vất vả khổ sở suốt mấy tuần mới đến được chân núi. Đường dốc quanh co, mãi đến hoàng hôn sư mới tìm ra được dấu vết theo lời mô tả của vị sư già. Kìa là hai cây tùng đã lộ bóng, nhưng vị thầy đâu chẳng thấy hình dạng. Nếu không gặp được người, đêm nay chắc phải làm mồi cho thú dữ vì giữa chốn hoang sơ này làm gì có chỗ an toàn để nghỉ qua đêm?

Sư còn đang ngơ ngác nhìn quanh bốn phía, trong lòng lo sợ, bồi hồi thì bỗng nhận ra hình bóng thân yêu quen thuộc của vị thầy ngày xưa hiện ra trên một tảng đá gần đó. Sư kêu to lên một tiếng mừng rỡ rồi quên hẳn cả sự đau đớn, chạy vội đến và leo nhanh lên tảng đá, ôm choàng lấy vị thầy và hỏi han rối rít.

Sau khi bộc lộ hết những nỗi vui mừng, khao khát của mình rồi, sư vừa khóc vừa kể lại nỗi đau đớn mình đang gánh chịu cho vị thầy nghe. Thầy liền an ủi và dìu Ngộ Đạt về thảo am trên lưng chừng núi. Sư thưa:

– Bạch thầy! Kẻ đệ tử đang lâm vào cơn khổ nạn bức bách, khổ sở không bút mực nào tả xiết. Xin thầy rủ lòng từ bi ra tay tế độ, giúp cho đệ tử thoát nạn, ơn đức ấy suốt đời con không bao giờ quên.

– Không hề gì! Không hề gì! Oan nghiệt ông đã vay từ nhiều đời nhiều kiếp về trước, ngày nay phải trả. Ông phải chịu đựng để trả xong món nợ máu ấy mới mong được giải thoát. Đức Thế Tôn khả kính của chúng ta khi xưa còn thị hiện những nạn gươm vàng đâm vế, ba tháng ăn lúa ngựa... huống gì hạng phàm phu chúng ta làm sao thoát được. Nợ mình đã trả thì sẽ hết, nhưng điều quan trọng là đừng vay thêm nữa.

– Bạch thầy! Thầy nói nợ máu là thế nào, đệ tử không sao hiểu được? Xin thầy hoan hỉ giảng cho.

– Chuyện ấy rồi thầy sẽ rõ, vì rồi sẽ có người nói cho thầy biết.

Rạng sáng hôm sau, thầy bảo đồng tử dẫn Ngộ Đạt xuống dòng suối gần đó lấy nước rửa ghẻ. Đồng tử vừa định khoát nước lên rửa thì nghe có tiếng thét từ trong mụt ghẻ phát ra:

– Khoan, hãy khoan đã. Ta có việc cần muốn nói với ông ấy.

Ngộ Đạt còn chưa hoàn hồn đã nghe mụt ghẻ nói tiếp:

– Tiếng đồn ông là người học rộng, vậy đã từng đọc Tây Hán thư chưa?

Thầy Ngộ Đạt đáp:

– Đã từng xem qua vài lượt.

– Vậy ông có nhớ chuyện Viên Áng gièm tâu với vua Cảnh Đế chém chết Triệu Thố ở phía đông chợ không?

– Có nhớ! Nhưng hỏi như vậy để làm gì?

– Chính ông là Viên Áng ngày đó, còn tôi là Triệu Thố đây. Ông hại chết tôi oan ức đến dường nào ông có biết chăng? Thù ấy, oán ấy thâm xương thấu cốt, tôi đã 10 đời luôn ở bên ông tìm dịp báo thù, nhưng trong suốt 10 đời ông luôn làm bậc cao tăng, giới luật tinh nghiêm, tôi phải đành ôm hận, nhưng quyết theo mãi, đến khi nào trả xong mối thù, đòi xong nợ máu mới thôi. Vừa rồi, được dịp thuận tiện, ông vì được vua kính chuộng, ban cho tòa trầm hương, phong làm quốc sư, vinh quang hiển hách, do đó tâm danh lợi nổi lên, khí kiêu căng bừng khởi, làm suy giảm đức hạnh, tôi mới nhân cơ hội đó làm hại ông để đòi món nợ trên. Ngày nay, may nhờ thầy Ca-nặc-ca thương xót ra tay giải cứu cho ông, lại còn dùng nước tam-muội rửa tội. Nhờ thần lực của thầy giúp cho ông và tôi từ đây về sau oán hận không còn, cừu thù tan hết. Vậy kính khuyên ông hãy cố gắng tinh tấn tu hành, viên thành đạo nghiệp. Xin bái biệt!

Ngộ Đạt nghe xong, mình nổi đầy gai ốc, đồng thời với tay khoát nước rửa mụt ghẻ, nước vừa chạm đến thịt, sư nghe đau buốt thấu xương, ngất lịm. Khi tỉnh lại, mụt ghẻ đã lành, da thịt liền lại như xưa, không có chút vết sẹo nào. Thầy vui mừng đến chảy nước mắt, vội trở lên núi cảm tạ ân đức của tổ, phát nguyện tinh tấn tu hành, không dám giải đãi.

Bộ Thủy sám 3 quyển hiện nay đang lưu hành chính là phương pháp sám hối do quốc sư Ngộ Đạt viết ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 35093)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
09/12/2013(Xem: 7186)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác
07/12/2013(Xem: 21806)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
27/11/2013(Xem: 49595)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
16/11/2013(Xem: 27409)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
10/11/2013(Xem: 43171)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14477)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
05/11/2013(Xem: 5656)
Mẹ tôi là hình ảnh lớn nhất, là nhân vật vĩ đại nhất, là người đàn bà số một trong cuộc đời tôi. Ấy chết! Hãy thận trọng nếu là con trai, vì người đàn bà khác bên cạnh sẽ bắt bẻ ngay. Thật ra người con nào cũng có thể viết về mẹ của mình những dòng chữ ấy, chẳng thấy sai một tí nào. Nhất là khi người mẹ của họ đã không còn có mặt trên thế gian này nữa.
26/10/2013(Xem: 62537)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
14/10/2013(Xem: 19175)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]