Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

101. Pháp thiền của Phật - Buddha’s Zen

13/03/201113:16(Xem: 5580)
101. Pháp thiền của Phật - Buddha’s Zen

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

101. Pháp thiền của Phật - Buddha’s Zen

Buddha said: “I consider the positions of kings and rulers as that of dust motes. I observe treasures of gold and gems as so many bricks and pebbles. I look upon the finest silken robes as tattered rags. I see myriad worlds of the universe as small seeds of fruit, and the greatest lake in India as a drop of oil on my foot. I perceive the teachings of the world to be the illusion of magicians. I discern the highest conception of emancipation as a golden brocade in a dream, and view the holy path of the illuminated ones as flowers appearing in one’s eyes. I see meditation as a pillar of a mountain, Nirvana as a nightmare of daytime. I look upon the judgment of right and wrong as the serpentine dance of a dragon, and the rise and fall of beliefs as but traces left by the four seasons.”

Pháp thiền của Phật

Đức Phật dạy: “Ta xem ngôi vị của các bậc vua chúa cầm quyền chỉ như hạt bụi nhỏ. Ta xem những kho báu vàng ngọc như những đống gạch vụn và đá sỏi. Ta xem những những y phục bằng lụa tốt mịn nhất như những miếng giẻ rách. Ta xem hằng sa thế giới trong vũ trụ này như những hạt cải, và cái hồ nước lớn nhất chỉ như giọt dầu nhỏ lên bàn chân ta.[105]Ta nhìn mọi giáo pháp của thế gian chỉ như trò ảo thuật. Ta nhận thức ý niệm cao siêu nhất của sự giải thoát như mảnh gấm thêu vàng trong giấc mộng, và thánh đạo của những bậc giác ngộ như những đóa hoa phản chiếu trong mắt người. Ta xem thiền định như cột trụ chống đỡ ngọn núi, Niết-bàn như cơn ác mộng giữa ban ngày.[106]Ta xem sự phán đoán đúng sai như sự uốn lượn của một con rồng, và sự tăng giảm của những niềm tin chỉ như dấu vết đổi thay tuần tự theo sau bốn mùa.”[107]

Viết sau khi dịch

Có pháp thiền rốt ráo nào lại không là pháp Phật? Có lời dạy nào của Phật lại không là pháp thiền? Dù vậy, để tiến tu trên đường đạo cũng không thể không có sự phân biệt học hỏi trong các phạm trù khái niệm. Cho nên, ghi nhớ được những lời dạy ở đây thì có thể xem là đã chuẩn bị đủ hành trang cho một cuộc lên đường.



Chú thích

[1] Tức thiền sư Nan-in Zengu, tên phiên âm Hán Việt là Nam Ẩn Toàn Ngu, sinh năm 1834 và mất năm 1904, là một thiền sư thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[2] Thiền sư Gudo: tức thiền sư Gudo Toshoku, tên phiên âm Hán Việt là Ngu Đường Đông Thật, sinh năm 1579 và mất năm 1661, thuộc tông Lâm Tế (Rinzai) của Nhật.

[3] Edo là tên cũ của Tokyo, thủ đô nước Nhật ngày nay. Kể từ năm 1868, cùng lúc với sự sụp đổ của chính quyền quân sự, nơi này bắt đầu được chọn làm thủ đô và đổi tên là Tokyo.

[4] Giai đoạn xảy ra câu chuyện này là vào khoảng thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), trong khoảng năm 1600 đến 1868. Vào thời ấy, thủ đô của chính quyền quân sự là Kyoto, đến năm 1868 mới dời sang Edo, tức là Tokyo ngày nay. Chính quyền quân sự thời ấy là vương triều Tokugawa.

[5] Tức thiền sư Shido Mu-nan, tên phiên âm Hán Việt là Chí Đạo Vô Nan , dịch nghĩa là Vô Quy (không bao giờ quay lại). Ngài sinh năm 1603 và mất năm 1676, là một thiền sư thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[6] Tức thiền sư Hakuin Ekaku, phiên âm Hán Việt là Bạch Ẩn Huệ Hạc, sinh năm 1685 và mất năm 1768, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[7] Tức thiền sư Bankei Eitaku, phiên âm Hán Việt là Bàn Khuê Vĩnh Trác , sinh năm 1623 và mất năm 1693, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[8] Nichiren: tức tông Nhật Liên, do ngài Nichiren (1222-1282) sáng lập, còn gọi là tông Pháp Hoa, vì tông này lấy kinh Pháp Hoa làm tông chỉ.

[9] Eshun: từng được phiên âm là Huệ Xuân.

[10] Thiền sư Tanzan thuộc tông Tào Động của Nhật Bản, sinh năm 1819, mất năm 1892, tên phiên âm là Đàm Sơn.

[11] Tăng hành cước: vị tăng không có trú xứ nhất định mà thường xuyên đi khắp đó đây, hoặc để cầu thầy học đạo, hoặc để hoằng hóa chúng sinh.

[12] Tức thiền sư Daigu Ryokan, sinh năm 1758 và mất năm 1831, tên phiên âm là Đại Ngu Lương Giám.

[13]1 Tức thiền sư Hosenji Hoshin.

[14] Shunkai: được phiên âm là Xuân Khai.

[15] Tức Chân tông , do ngài Chân Loan (1173–1262) sáng lập vào đầu thế kỷ 13 ở Nhật Bản.

[16] Thật ra hình tượng này bắt nguồn từ một nhân vật có thật trong lịch sử là Hòa thượng Bố Đại, sống vào đời Ngũ Đại, người huyện Phụng Hóa, Minh Châu (nay là tỉnh Triết Giang), cũng có người nói ngài ở huyện Tứ Minh. Không rõ ngài sinh năm nào nhưng thị tịch vào tháng 3 năm 916, niên hiệu Trinh Minh thứ 2 nhà Hậu Lương. Trong đời hành hóa của ngài có rất nhiều sự việc nhiệm mầu kỳ diệu được kể lại trong các sách Tống cao tăng truyện (quyển 21), Phật Tổ thống ký (quyển 43), Phật Tổ lịch đại thông tải (quyển 25) và Cảnh Đức truyền đăng lục (quyển 27). Qua đó, người đời sau tin chắc ngài là hóa thân của Phật Di-lặc, và cũng thường tôn xưng ngài là Hoan Hỷ Phật.

[17] Nguyên bản có nhầm lẫn, chính xác là ngài có sống một số năm vào cuối đời Đường, vì nhà Đường mất vào năm 907, còn ngài thị tịch năm 916, nhưng tiểu sử ngài được ghi lại trong các sách đều xếp ngài vào nhân vật của thời Ngũ Đại.

[18] Tức thiền sư Unsho Toman, tên phiên âm là Vân Chiếu, sinh năm 1792 và mất năm 1858, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[19] Thiền sư Tanzan, tên phiên âm là Đàm Sơn, sinh năm 1819, mất năm 1892, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[20] Tức thiền sư Gasan Jitou, sinh năm 1727 và mất năm 1797, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, tên phiên âm là Nga Sơn Tự Trạo.

[21] Tức phần Tin mừng theo thánh Matthew (Mt), một trong bốn sách tin mừng thuộc Tân ước.

[22] Trích từ Mt 6, 28.

[23] Trích từ Mt 6, 34.

[24] Trích từ Mt 7, 7-8.

[25] Tức thiền sư Nan-in Zengu, sinh năm 1834 và mất năm 1904, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, tên phiên âm Hán Việt là Nam Ẩn Toàn Ngu.

[26] Hòa thượng Triệu Châu, một thiền sư danh tiếng của Trung Hoa, tức Triệu Châu Tùng Thẩm, sinh năm 778 và mất năm 897.

[27] Vô môn quan: bộ thiền ngữ nổi tiếng của Trung Hoa, do thiền sư Vô Môn tuyển soạn, gồm cả thảy 48 tắc công án kèm theo lời niêm, tụng. Công án đầu tiên (Đệ nhất tắc) này có tên là “Con chó của ngài Triệu Châu” (Triệu Châu cẩu tử), toàn văn như sau: “Có vị tăng hỏi ngài Triệu Châu: Con chó có tánh Phật hay không? Ngài Triệu Châu đáp: Không.” Vì thế, ở đây gọi là công án “chữ không của Triệu Châu”.

[28] Ơbaku: ngôi chùa được đặt tên theo tông Hoàng Bá, một dòng thiền từ Trung Hoa được truyền sang Nhật, thành tông phái Ơbaku (Hoàng Bá) của Nhật.

[29] Tức thiền sư Takuju Kosen, tên phiên âm Hán-Việt là Trác Châu Hồ Thiên , sinh năm 1760 và mất năm 1833, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[30] Shingon: tức tông Chân ngôn của Nhật, được sáng lập bởi ngài Kobo Daishi, hay Kkai, Hán dịch là Không Hải , cũng gọi là Hoằng Pháp Đại Sư , sinh năm 774 và mất năm 835. Vị này đã sang Trung Hoa học đạo và nhận được chân truyền từ ngài Huệ Quả ở Trung Hoa.

[31] Tokugawa (thời đại Đức Xuyên): tức thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), kéo dài trong khoảng từ năm 1603 đến 1867. Gọi tên như thế là vì thời đại này do vương triều Tokugawa nắm quyền.

[32] Thiền viện Kennin: một thiền viện lớn có nhiều thiền viện chi nhánh phụ thuộc. Xem lại Chuyện nàng Shunkai ở trang 46.

[33] Hình thức tham vấn riêng: sự trao đổi riêng giữa vị thầy với một đệ tử duy nhất, để có những chỉ dẫn phù hợp với căn cơ của người đệ tử đó. Trong tiếng Nhật gọi hình thức tham vấn này là sanzen.

[34] Chú bé Toyo ngỡ rằng tiếng nhạc vang lên bởi một bàn tay gẩy đàn nên có thể xem là âm thanh của một bàn tay.

[35] Tên vị này đôi khi cũng viết là Soen Shaku, phiên âm là Tào Sơn Bản Tịch, sinh năm 1859 và mất năm 1919, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[36] Eshun, phiên âm là Huệ Xuân. Xem lại chuyện Hãy yêu công khai, trang 27.

[37] Phái Tendai: tức tông Thiên Thai của Nhật.

[38] Tức thiền sư Suiwo Genra, tên phiên âm là Túy Ông Nguyện Lư, sinh năm 1716 và mất năm 1789, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[39] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem lại chuyện Người biết vâng lời, trang 23.

[40] Tức thiền sư Đại Châu Huệ Hải, họ Châu, người Việt Châu, ban đầu xuất gia tu học với Trí Hòa Thượng ở chùa Đại Vân, Việt Châu. Sau mới đến tham học Mã Tổ, được chứng ngộ. Đương thời tôn xưng là Đại Châu Hòa Thượng. Về sau ngài có soạn quyển Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận, được Mã Tổ khen ngợi. Hiện không biết được niên đại chính xác của ngài, nhưng căn cứ theo niên đại của Mã Tổ (709–788) thì ngài cũng sống vào khoảng thế kỷ 8.

[41] Tức thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất (709–788), đời Đường, người huyện Thập Phương, Hán Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên) Trung Quốc. Ngài xuất gia với Đường Hoà thượng ở Tứ Châu, sau theo học với thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng hơn 10 năm, được truyền tâm ấn.

[42] Chuyện này có ghi trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên (quyển 3) với nội dung đầy đủ hơn, xin trích lại như sau: Sơ tham Mã Tổ... ...Tổ viết: “Lai thử nghĩ tu hà sự ? Viết: “Lai cầu Phật pháp. Tổ viết: “Ngã giá lý nhứt vật dã vô, cầu thậm ma Phật pháp? Tự gia bảo tạng bất cố, phao gia tán tẩu tác ma .” Viết: “A ná cá thị Huệ Hải bảo tạng? Tổ viết: “Tức kim vấn ngã giả, thị nhữ bảo tạng. Nhất thiết cụ túc, cánh vô khiếm thiểu, sử dụng tự tại, hà giả ngoại cầu?” Sư ư ngôn hạ, tự thức bổn tâm. Bất do tri giác, dũng dược lễ tạ.

[43] Tức ni sư Mugai Nyodai, tên phiên âm là Vô Nhai Như Đại, sinh năm 1223 và mất năm 1298, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[44] Tức thiền sư Keichu Bundo, sinh năm 1824 và mất năm 1905, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[45] Tức thiền sư Kumazawa Banzan, tên phiên âm là Bàn Sơn, sinh năm 1619 và mất năm 1691, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[46] Tức thiền sư Mokugen Genjaku, tên phiên âm là Mặc Huyền, sinh năm 1629 và mất năm 1680, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[47] Tức thiền sư Nan-in Zengu. Xem chuyện Tách trà, trang 9.

[48] Tu-bồ-đề (Phạn ngữ là Subhti), dịch nghĩa là: Thiện Hiện, Thiện Cát, Thiện Nghiệp, một trong mười vị đại đệ tử của Phật, được Phật nhận là Giải Không đệ nhất, vì ngài thấu hiểu sâu xa nhất về ý nghĩa tánh không.

[49] Tức thiền sư Tetsugen Doko, sinh năm 1630 và mất năm 1682, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[50] Là vị thiền sư đầu tiên đến hoằng hóa tại Hoa Kỳ. Xem chuyện Trái tim bốc lửa, trang 87.

[51] Xem lại những quy tắc sống do vị thiền sư này đặt ra, trong chuyện Trái tim bốc lửa.

[52] Đây có lẽ là giai đoạn cuối đời, khi vị thiền sư này đã trở nên già yếu.

[53] Tức thiền sư Trung Hoa Triệu Châu Tòng Thẩm, sinh năm 778 và mất năm 897, thọ đến gần 120 tuổi.

[54] Không biết nguyên tác dựa vào đâu để đưa ra thông tin này. Theo Phật Quang Đại từ điển thì ngài Triệu Châu xuất gia từ thuở nhỏ tại Viện Hỗ Thông ở Tào Châu (có sách nói là ở Viện Long Hưng ở Thanh Châu). Từ khi còn chưa thọ giới Cụ túc đã đến tham bái với ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện. Sau đến giới đàn Lưu Ly ở Tung Sơn thọ giới, rồi trở lại y chỉ với ngài Nam Tuyền đến 20 năm. Sau đó đi khắp đó đây tham học với nhiều bậc danh tăng thạc đức. Đến năm 80 tuổi, đồ chúng thỉnh ngài về trụ tại Viện Quán Âm ở Triệu Châu, giáo hóa tại đây đến 40 năm. Ngài thị tịch vào năm Càn Ninh thứ tư đời vua Chiêu Tông (897), thụy hiệu là Chân Tế Đại sư, có để lại bộ Chân Tế Đại sư ngữ lục gồm 3 quyển.

[55] Tức thiền sư Tosui Unkei, tên phiên âm Hán-Việt là Đồng Thủy Vân Khê, sinh năm 1612, mất năm 1683, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[56] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem chuyện Người biết vâng lời, trang 23.

[57] Tức thời đại Kamakura (1185-1333) của Nhật.

[58] Tức thiền sư Gessen Zenne, tên phiên âm là Nguyệt Thuyền Thiền Huệ, sinh năm 1702 và mất năm 1781, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[59] Trà sư: người thông thạo nghệ thuật uống trà theo Trà đạo của Nhật.

[60] Ryonen trong tiếng Nhật có nghĩa là “triệt ngộ” hay “liễu ngộ”, nghĩa là sự giác ngộ hoàn toàn. Vị ni sư này viên tịch vào năm 1863.

[61] Tức thiền sư Bankei Eitaku, phiên âm Hán Việt là Bàn Khuê Vĩnh Trác . Xem lại bài Người biết vâng lời ở trang 23.

[62] Tức thiền sư Gasan Jitou (Nga Sơn Tự Trạo). Xem lại chuyện Không xa quả Phật, trang 64.

[63] Chùa Engaku, tức Engakuji, là một ngôi chùa quan trọng của tông Thiên Thai ở Nhật.

[64] Kamakura: một thành phố của Nhật nằm trên đảo Honshu, cách Tokyo 45 km về phía tây nam.

[65] Edo là tên cũ của Tokyo, thủ đô nước Nhật ngày nay.

[66] Tức thiền sư Ikkỷ Sơjun, tên phiên âm là Nhất Hưu Tông Thuần , sinh năm 1394 và mất năm 1481, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[67] Cũng gọi là thời đại Muromachi, hay thời đại Thất Điền, kéo dài từ năm 1338 đến năm 1573.

[68] Tức hoàng đế Ashikaga Yoshimitsu, một hoàng đế nổi danh với nhiều công trình xây dựng cũng như văn hóa, nghệ thuật còn lưu lại đến ngày nay, như Palace of Flowers ở Muromachi (Kyoto), Golden Pavilion ở Kitayama (Kyoto)...

[69] Đây chỉ là một con số tượng trưng, ý nói là rất nhiều.

[70] Tokugawa: tức thời đại Đức Xuyên, hay thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), là giai đoạn từ năm 1603 đến 1867.

[71] Trà đạo: nghệ thuật uống trà được phát triển tại Nhật như một nghi thức hoàn chỉnh đầy ý nghĩa. Hầu hết các vị trà sư cũng chính là các thiền sư, vì bản thân Trà đạo cũng là một nghệ thuật được sản sinh từ thiền.

[72] Một trong các bậc trà sư danh tiếng của Nhật, bao gồm Daio (1235–1308), Noami (1397–1471), Ikkyu (1394–1481), Shuku (1422–1502) và Rikyu (1521–1591). Trong số này, ngài Rikyu là người nổi bật nhất.

[73] Trong sự phân chia giai cấp của xã hội Nhật ngày xưa, các chiến binh không chỉ thuần túy là quân nhân, họ còn được gọi là các samurai, với nghĩa là võ sĩ, hiệp sĩ... Giai cấp của họ được tôn kính trong xã hội, chỉ đứng sau giai cấp quý tộc cầm quyền mà thôi. Một samurai thường phải xem trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình. Vì thế, việc họ bị làm nhục là không thể chấp nhận được. Nếu không đủ sức chống lại kẻ làm nhục mình, họ phải chọn con đường tự sát.

[74] Tức thiền sư Hakuin Ekaku, phiên âm Hán Việt là Bạch Ẩn Huệ Hạc. Xem lại chuyện “Thật thế sao?”, trang 20.

[75] Nguyên văn chữ Hán: Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân. Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí. Bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo - 2004.

[76] Tức thiền sư Gudo Toshoku. Xem chuyện Hạt ngọc trong bùn, trang 14.

[77] Người Nhật khi tiếp khách thường ngồi dưới sàn nhà, thay vì ngồi trên ghế.

[78] Tức Oda Nobunaga, sinh năm 1534 và mất năm 1582. Ông xuất thân từ một gia đình tầm thường ở tỉnh Owari nhưng trong sự nghiệp quân sự của mình đã dần dần chiếm được cả một vùng rộng lớn và chiếm giữ thủ đô Kyoto vào năm 1568. Năm 1573, chính ông đã lật đổ nhà cai trị quân sự cuối cùng của dòng họ Ashikaga. Đến năm 1580 thì ông đã mở rộng tầm kiểm soát khắp miền trung nước Nhật. Tuy nhiên, trước khi ông kịp thực hiện tham vọng cai trị toàn nước Nhật thì đã bị ám sát bởi một trong những thuộc hạ của mình.

[79] Mặt ngửa của đồng tiền khi xin keo là mặt có hình người; mặt phía bên kia gọi là mặt sấp.

[80] Tức thiền sư Kasan Zenryo, sinh năm 1824 và mất năm 1893, Lâm Tế tông Nhật

[81] Tức thiền sư Shido Mu-nan. Xem lại chuyện Hạt ngọc trong bùn, trang 14.

[82] Tức thiền sư Shoju Rojin, còn có tên là Dokyo Etan, phiên âm Hán Việt là Đạo Cảnh Huệ Đoan, sinh năm 1603 và mất năm 1676, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[83] Tức thiền sư Kakuan Shion, tên phiên âm là Khuếch Am Sư Viễn, sống vào khoảng năm 1150.

[84] Tức thiền sư Sơ Sơn Quang Nhân , nối pháp ngài Động Sơn Lương Giới. Không rõ niên đại, nhưng ngài đến núi Sơ Sơn dựng chùa tu tập vào khoảng niên hiệu Trung Hòa đời Đường (881-884).

[85] Tức thiền sư Daigu Sochiku, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, sống vào khoảng thế kỷ 16 – 17.

[86] Tức thiền sư Gudo Toshoku (1579 – 1661). Xem lại chuyện Hạt ngọc trong bùn, trang 14.

[87] Tức thiền sư Morotake Ekido, sinh năm 1805 và mất năm 1879, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[88] Tức thiền sư Daigu Ryokan, sinh năm 1758 và mất năm 1831, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[89] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem chuyện Người biết vâng lời, trang 23.

[90] Tức thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích của Trung Hoa, sinh năm 885 và mất năm 998, là khai tổ của tông Pháp Nhãn, có để lại bộ Pháp Nhãn Văn Ích Thiền sư ngữ lục.

[91] Tức thiền sư Thiền Nguyệt Quán Hưu, sinh năm 832, mất năm 912, tức khoảng cuối đời nhà Đường. Ngài có để lại Thiền Nguyệt tập gồm 30 quyển và Toàn Đường thi gồm 12 quyển, được người sau xem là những áng thơ hay chất chứa đầy thiền vị.

[92] Tức thiền sư Sengai Gibon, sinh năm 1600 và mất năm 1868.

[93] Nagasaki là một thành phố nằm trên đảo Kyushu thuộc miền tây nước Nhật.

[94] Tức Chân tông hay Tịnh độ Chân tông, một tông phái được thành lập từ Tịnh độ tông, do ngài Shinran (Thân Loan) sáng lập. Shinran sinh năm 1173 và mất năm 1262, có để lại khá nhiều trư?c tác bằng tiếng Nhật.

[95] Tức thiền sư Bách Trượng Hoài Hải , sinh năm 720 và mất năm 814. Ngài là người có công lớn trong việc củng cố nề nếp sinh hoạt chốn thiền môn. Ngài còn để lại bộ Bách Trượng thanh quy rất phổ biến ở hầu hết các thiền viện.

[96] Nguyên văn chữ Hán: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.”

[97] Tức thiền sư Ikkỷ Sơjun. Xem lại chuyện Ý nguyện cuối cùng và di thư, trang 164.

[98] Vị thầy này của ngài Ikkyu là thiền sư Keno ở chùa Kenniji.

[99] Tức thiền sư Gettan Soko, sinh năm 1326 và mất năm 1389, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

[100] Thời đại Tokugawa: từ năm 1603 đến năm 1867. Xem lại chuyện Lời khuyên của mẹ, trang 79.

[101] Phường giá áo túi cơm: thành ngữ chỉ chung những kẻ vô dụng, chẳng làm được gì có ích, nên thân thể họ chẳng khác nào cái giá để treo áo, cái túi để đựng cơm!

[102] Tức thiền sư Sengai Gibon (Tiên Nhai Nghĩa Phạm), sinh năm 1750 và mất năm 1837. Ngài đã từng trú trì chùa Shơfukuji, một trong các thiền viện lớn nhất ở Nhật Bản. Ngài cũng từng được Hoàng đế ban thưởng tử y (áo tía), một vinh dự rất lớn, nhưng ngài từ chối và chỉ dùng tấm áo cũ rách của mình.

[103] Tức thiền sư Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc). Xem chuyện Thật thế sao, trang 20.

[104] Tức thiền sư Tosui Unkei, sinh năm 1612 và mất năm 1683, thuộc tông Tào Động của Nhật.

[105] Những so sánh này nhằm chỉ ra tính chất nhỏ nhoi, vô giá trị của các khái niệm được đề cập, như hạt bụi, như gạch vụn, đá sỏi, như giẻ rách, như hạt cải, như giọt dầu, đều là những khái niệm nhỏ nhoi, không có giá trị gì đáng kể.

[106] Những sự so sánh này đều nhằm chỉ ra tính chất không thật có của các khái niệm được đề cập, như trò ảo thuật, như gấm thêu trong mộng, như hình hoa trong mắt, như cột trụ chống núi, như ác mộng ban ngày, đều là những khái niệm không thật có.

[107] Những sự so sánh này nhằm chỉ ra tính chất không cố định, liên tục thay đổi của các khái niệm được đề cập, như rồng uốn lượn, như bốn mùa trôi qua, đều là những hình ảnh liên tục thay đổi, không cố định.

58. Bắt giam Phật đá - Arresting the Stone Buddha

A merchant bearing fifty rolls of cotton goods on his shoulders stopped to rest from the heat of the day beneath a shelter where a large stone Buddha was standing. There he fell asleep, and when he awoke his goods had disappeared. He immediately reported the matter to the police.

A judge named O-oka opened court to investigate. “That stone Buddha must have stolen the goods,” concluded the judge. “He is supposed to care for the welfare of the people, but he has failed to perform his holy duty. Arrest him.”

The police arrested the stone Buddha and carried it into the court. A noisy crowd followed the statue, curious to learn what kind of a sentence the judge was about to impose.

When O-oka appeared on the bench he rebuked the boisterous audience. “What right have you people to appear before the court laughing and joking in this manner? You are in contempt of court and subject to a fine and imprisonment.” The people hastened to apologize. “I shall have to impose a fine on you,” said the judge, “but I will remit it provided each one of you brings one roll of cotton goods to the court within three days. Anyone failing to do this will be arrested.”

One of the rolls of cloth which the people brought was quickly recognized by the merchant as his own, and thus the thief was easily discovered. The merchant recovered his goods, and the cotton rolls were returned to the people.

Bắt giam Phật đá


Một thương gia mang theo 50 cuộn hàng vải bông dừng lại nghỉ ngơi để tránh cơn nắng trưa trong ngôi đền có dựng một tượng Phật lớn bằng đá. Anh ta ngủ quên ở đó, và khi thức giấc thì số hàng vải đã biến mất. Anh ta lập tức đến báo quan.

Vị quan tòa tên là O-oka, lập tức mở phiên tòa để điều tra sự việc. Ông ta kết luận: “Hẳn là ông Phật đá đã lấy cắp số hàng hóa này. Ông ta đáng lẽ phải chăm lo cho hạnh phúc của người dân, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ cao quý đó. Bắt giam ông ta ngay!”

Quân lính đến bắt tượng Phật đá và khiêng về công đường. Một đám đông ồn ào theo sau pho tượng, tò mò muốn biết xem quan tòa sẽ kết án như thế nào.

Khi O-oka vừa xuất hiện trên vị trí của quan tòa, ông lập tức quở trách đám đông đang huyên náo: “Các ngươi có quyền gì mà đến trước công đường nói cười ầm ĩ như thế? Các ngươi đã khinh thường tòa án, đều phải bị phạt vạ và tống giam.”

Tất cả mọi người đều vội vàng xin lỗi.

Vị quan tòa phán: “Ta phải phạt vạ các ngươi, nhưng ta có thể khoan hồng điều đó nếu mỗi người các ngươi mang đến đây một cuộn vải bông trong vòng 3 ngày. Nếu ai không có sẽ bị bắt giam.”

Người thương gia nhanh chóng nhận ra ngay một trong những cuộn vải được mang đến chính là hàng của anh ta, và do đó tên trộm được phát hiện một cách dễ dàng. Người thương gia nhận lại được hàng hóa của mình, và những cuộn vải bông khác được trả lại cho mọi người.

Viết sau khi dịch


Phật đá cũng bị bắt giam, người dân cười nói cũng bị phạt vạ! Chuyện nghe ra thật vô lý nhưng lại được biện giải một cách thật có lý! Tượng Phật được dựng lên là để tạo phúc cho dân, thế mà trộm cắp lại xảy ra ngay dưới chân tượng Phật. Không bắt ông thì bắt ai? Người dân phải tôn trọng luật pháp, thế mà lại đến trước tòa nói cười bỡn cợt, làm sao không phạt vạ? Thế nên phải ra lệnh bắt ông Phật đá và phạt vạ dân thường, đó là chuyện hư mà hóa thật!

Nhưng quả thật nhờ có ông Phật đá và những người dân kia mà kẻ trộm phải xuất đầu lộ diện. Mà việc này đã do kẻ trộm làm thì ông Phật đá với những người dân kia nào có tội gì? Thế nên chuyện thật lại hóa hư!

Chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật, thật thật hư hư khó lòng nói rõ! Nhưng cuối cùng thì kẻ trộm cũng đã bị bắt, nên dụng ý thật sự của quan tòa cũng được thấy rõ. Chuyện đời không thiếu những việc thật thật hư hư, chỉ cần chúng ta biết tĩnh tâm suy xét một cách sáng suốt thì có thể làm cho chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật. Trong chỗ hư hư thật thật đó mà nhận rõ được bản tâm, thấy được tự tánh mới chính là tông chỉ của thiền vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 16552)
Ðạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Ðan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết.
10/04/2013(Xem: 6033)
Trước vòm cung hình bán nguyệt có những cột trụ đôi chống đỡ, lối vào tu viện Thánh Ân, một cây giẻ - đứa con độc nhất của miền Nam mà ngày xưa một thầy dòng từ La-Mã mang đến - vươn lên ngay bên vệ đường, thân mình cường tráng. Tàng cây tròn trải ra trùm trên mặt đường trong một dáng điệu trìu mến và thở nhẹ trong gió như một lồng ngực đang phập phồng. Về mùa Xuân, trong khi vạn vật quanh nó đã xanh rờn và những cây phỉ của tu viện cũng đã khoác lại bộ lá non màu hung, mùa trổ lá cây giẻ này vẫn còn phải đợi rất lâu.
10/04/2013(Xem: 10524)
.Con người là một con vật biết suy nghĩ, biết tư duy; Vì thế, dù bận rộn với bao khó khăn trở ngại trong cuộc sống; dù tin tưởng vào tôn giáo này hay tôn giáo khác, hoặc vô thần đi nữa, con người cũng phải ít nhất một lần trong đời đặt câu hỏi rằng: Tại sao mình lại sinh ra ? Tại sao con người lại đau khổ ?
10/04/2013(Xem: 3958)
Cô bé dịu dàng nhìn cha. Cô biết, cô được cha yêu quí vô cùng. Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu. Tai nạn thảm khốc mười một năm trước đã lấy đi tiếng cười trong tòa biệt thự nguy nga này. Chiếc máy bay riêng chở mẹ cô đi thăm bà ngoại đã lao xuống vùng biển dầy đặc sương mù.
10/04/2013(Xem: 20352)
Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác đời và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt, người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, nhưng ông lại là người rất “tỉnh”, từ bi và ưa giúp đời.
10/04/2013(Xem: 12683)
Hôm ấy trong chùa Sùng Ân các sư đang rộn rịp chuẩn bị để đón tiếp một đại thí chủ, đó là Vương tiểu thư, con quan Tể Tướng của đương triều sắp đến lễ Phật. Khắp nơi trong chùa đều được quét dọn sạch sẽ, duy có trên chính điện thì trái lại vị hương đăng trẻ tuổi Ngọc Lâm, có tiếng là chăm chỉ, hôm ấy lại để cho bề bộn, không chịu dọn dẹp.
10/04/2013(Xem: 10284)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn. Ngoài những truyện kể về cuộc đời các vị Bồ Tát thời quá khứ như Thường Ðề, T hiện Tài đồng tử, . . .
10/04/2013(Xem: 3590)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu. Cả một trời thu im lắng, u hoài trùm phủ quanh tôi.
10/04/2013(Xem: 4600)
He’s Leaving Home, quyển tự truyện của tác giả Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia : Họ tự hào vì con đường cao quí con mình đã chọn, đồng thời đau khổ vì sự chia ly, vì quyết định quá sớm, quá đột ngột của con mình....
09/04/2013(Xem: 15240)
Một sự tình cờ mà cũng là một cơ duyên khiến chúng tôi được gặp Thầy Huyền Diệu hai lần tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2002. Thầy là người kín đáo trong giao tiếp và xem ra không muốn được người khác chú ý hay nhắc nhở tới mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]