Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

53. Người cho phải biết ơn - The Giver Should Be Thankful

13/03/201113:16(Xem: 5049)
53. Người cho phải biết ơn - The Giver Should Be Thankful

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

53. Người cho phải biết ơn - The Giver Should Be Thankful

While Seisetsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters, since those in which he was teaching were over-crowded. Umezu Seibei, a merchant of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.

Seisetsu said: “All right. I will take it.”

Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude of the teacher.

One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been thanked for five hundred.

“In that sack are five hundred ryo.” hinted Umezu.

“You told me that before.” replied Seisetsu.

“Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money,” said Umezu.

“Do you want me to thank you for it?” asked Seisetsu.

“You ought to,” replied Umezu.

“Why should I?” inquired Seisetsu. “The giver should be thankful.”

Người cho phải biết ơn

Khi thiền sư Seisetsu giáo hóa ở chùa Engaku[63]tại Kamakura,[64]ngài cần có những giảng đường rộng hơn, vì những nơi ngài đang giảng dạy đều đã chật chội vì có quá đông người theo học. Một thương gia ở Edo[65]là Umezu Seibei quyết định sẽ tài trợ 500 đồng ryo vàng để xây dựng thêm một giảng đường rộng rãi hơn. Ông liền mang số tiền này đến gặp vị thiền sư.

Ngài Seisetsu nói: “Được rồi, tôi sẽ nhận.”

Umezu trao túi vàng cho ngài Seisetsu, nhưng ông ta không hài lòng với thái độ của vị thầy. Chỉ với 3 đồng ryo vàng là có thể đủ để một người sống trọn trong một năm, nhưng đưa ra đến 500 đồng ryo vàng mà ông ta thậm chí không nhận được cả một tiếng cảm ơn!

Ông ta nhắc khéo: “Trong túi đó có 500 ryo.”

Ngài Seisetsu đáp: “Lúc nãy ông có nói rồi.”

Umezu nói: “Dù tôi có là một thương gia giàu có thì 500 ryo vẫn là một món tiền rất lớn!”

Ngài Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cảm ơn ông về việc này?”

Umezu đáp: “Vâng, thầy nên làm như thế mới hợp lẽ.”

Ngài Seisetsu hỏi vặn lại: “Sao lại là tôi? Người cho mới phải cảm ơn chứ!”

Viết sau khi dịch

Có những cách nghĩ tưởng như khác thường, chỉ vì quá đúng với sự thật! Hầu hết những nhận thức của thiền đối với cuộc sống này đều là những cách nghĩ như thế. Người thương gia muốn bỏ tiền ra để làm một việc tốt, cầu phước đức về sau – vì nếu không tin điều này, ông ta đã không làm như thế – thì tất nhiên ngài Seisetsu chính là người đã giúp ông thực hiện tâm nguyện. Nếu không có ngài, ông ta liệu có dùng số tiền ấy để mua phước đức được chăng? Vì thế, chính ông ta mới là người phải biết ơn vị thiền sư. Lại nói, ngài Seisetsu nhận số tiền ấy chẳng phải để dùng vào việc riêng, nên bản thân ngài chẳng có gì để phải cảm ơn cả. Tuy nhiên, khi làm đúng như thế thì hầu hết mọi người lại cho đó là chuyện ngược đời!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2969)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3941)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2748)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 3055)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10273)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6912)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9832)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 59861)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7187)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]