Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Bài thơ cuối cùng - The Last Poem of Hoshin

13/03/201113:16(Xem: 5368)
10. Bài thơ cuối cùng - The Last Poem of Hoshin

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

10. Bài thơ cuối cùng - The Last Poem of Hoshin

The Zen master Hoshin lived in China many years. Then he returned to the northeastern part of Japan, where he taught his disciples. When he was getting very old, he told them a story he had heard in China. This is the story:

One year on the twenty-fifth of December, Tokufu, who was very old, said to his disciples: “I am not going to be alive next year so you fellows should treat me well this year.”

The pupils thought he was joking, but since he was a great-hearted teacher each of them in turn treated him to a feast on succeeding days of the departing year.

On the eve of the new year, Tokufu concluded: “You have been good to me. I shall leave you tomorrow afternoon when the snow has stopped.”

The disciples laughed, thinking he was aging and talking-nonsense since the night was clear and without snow. But at midnight snow began to fall, and the next day they did not find their teacher about. They went to the meditation hall. There he had passed on.

Hoshin, who related this story, told his disciples: “It is not necessary for a Zen master predict his passing, but if he really wishes to do so, he can.”

“Can you?” someone asked. “Yes,” answered Hoshin. “I will show you what I can do seven days from now.”

None of the disciples believed him, and most of them had even forgotten the conversation when Hoshin next called them together.

“Seven days ago,” he remarked, “I said I was going to leave you. It is customary to write a farewell poem, but I am neither poet nor calligrapher. Let one of you inscribe my last words.”

His followers thought he was joking, but one of them started to write.

“Are you ready?” Hoshin asked.

“Yes, sir,” replied the writer.

Then Hoshin dictated:

I came from brilliancy

And return to brilliancy

What is this?

The poem was one line short of the customary form, so the disciple said: “Master, we are one line short.”

Hoshin, with the roar of a conquering lion, shouted “Kaa!” and was gone.

Bài thơ cuối cùng

Thiền sư Hoshin[13]sống ở Trung Hoa nhiều năm rồi trở về trụ ở miền đông bắc Nhật Bản, thu nhận đồ chúng. Khi đã rất cao tuổi, ngài kể cho các đệ tử của mình nghe một câu chuyện đã từng được nghe ở Trung Hoa. Chuyện kể như sau:



Vào ngày 25 tháng Chạp (khoảng năm 1091), thiền sư Đức Phổ bảo với các đệ tử của ngài rằng: ‘Thầy sẽ không sống được trong năm tới, nên các con hãy chăm sóc tốt cho thầy trong năm nay.’

“Đồ chúng đều nghĩ là ngài đang nói đùa, nhưng vì ngài là một bậc thầy hết lòng thương yêu đệ tử nên những ngày cuối năm đó họ luôn thay phiên nhau chăm sóc và chiêu đãi ngài.

“Cho đến đêm giao thừa, thiền sư Đức Phổ nói với các đệ tử: ‘Các con đã đối xử rất tốt với ta. Chiều mai, khi tuyết ngừng rơi ta sẽ giã biệt các con.’

“Các đệ tử đều cười lớn, nghĩ rằng thầy đã già quá nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì đêm ấy trời rất trong và không có tuyết!

“Nhưng đến nửa đêm thì tuyết bắt đầu rơi. Và ngày hôm sau thì không ai nhìn thấy thầy đâu cả. Họ chạy đến thiền đường. Ở đó, thiền sư đã viên tịch.”

Sau khi kể xong câu chuyện, thiền sư Hoshin nói với các đệ tử: “Một vị thiền sư không cần thiết phải báo trước thời điểm viên tịch của mình, nhưng nếu ngài thực sự muốn làm điều đó thì có thể làm được.”

Một người trong số đồ chúng lên tiếng hỏi: “Thầy có thể làm vậy được không?”

Thiền sư Hoshin đáp: “Được! Bảy ngày nữa ta sẽ cho các con thấy điều ta có thể làm được.”

Không một đệ tử nào tin lời thầy! Thậm chí đến bảy ngày sau, khi ngài Hoshin cho gọi mọi người đến thì hầu hết bọn họ đều đã quên bẵng đi câu chuyện ấy!

Khi ấy, thiền sư Hoshin nói với các đệ tử: “Cách đây bảy ngày, ta có nói là sẽ giã biệt các con. Theo lệ thường thì ta phải viết một bài kệ thị tịch, nhưng ta chẳng biết làm thơ, cũng không viết chữ đẹp, vậy một người nào đó trong các con hãy ghi lại những lời cuối cùng của ta.”

Mọi người đều nghĩ rằng ngài đang nói đùa. Tuy nhiên, một người trong bọn cũng chuẩn bị để viết.

Thiền sư Hoshin hỏi: “Con đã sẵn sàng chưa?”

Người cầm viết đáp: “Vâng, thưa thầy.”

Ngài Hoshin bắt đầu đọc:

Quang minh tịch chiếu hà sa,

Ta từ đó đến cũng về đó thôi.

Quang minh ấy thật là gì?

Theo hình thức thông thường thì bài kệ này còn thiếu một câu, vì thế người đệ tử liền nói: “Bạch thầy, chúng ta còn thiếu một câu nữa.”

Ngài Hoshin hét lên như tiếng gầm của một con sư tử chinh phục muông thú: “Kaa!”

Rồi ngài viên tịch.

Viết sau khi dịch

Báo trước được thời điểm viên tịch không phải là điều kiện tất yếu để trở thành một thiền sư chứng ngộ, nhưng một thiền sư chứng ngộ thì chắc chắn có thể báo trước thời điểm viên tịch của ngài. Vị thiền sư chứng ngộ không cần thiết phải làm điều đó, bởi vì như thế chỉ có thể làm cho mọi người thán phục chứ không giúp ích gì cho sự giải thoát của ngài. Điều quan trọng hơn cần thấy được ở đây chính là sự ung dung tự tại trong sống chết, cho thấy rằng vị ấy đã biết chắc được nơi mình sẽ đến!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 875)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 449)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2256)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2842)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2354)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 8968)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2854)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3452)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 2088)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3444)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]