Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Người biết vâng lời - Obedience

13/03/201113:16(Xem: 5286)
4. Người biết vâng lời - Obedience

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

4. Người biết vâng lời - Obedience

The master Bankei’s talks were attended not only by Zen students but by persons of all ranks and sects. He never quoted sutras nor indulged in scholastic dissertations. Instead, his words were spoken directly from his heart to the hearts of his listeners.

His large audiences angered a priest of the Nichiren sect because the adherents had left to hear about Zen. The self-centered Nichiren priest came to the temple, determined to debate with Bankei.

“Hey, Zen teacher!” he called out. “Wait a minute! Whoever respects you will obey what you say, but a man like myself does not respect you. Can you make me obey you?”

“Come up beside me and I will show you,” said Bankei.

Proudly the priest pushed his way through the crowd to the teacher.

Bankei smiled. “Come over to my left side.”

The priest obeyed.

“No,” said Bankei, “we may talk better if you are on the right side. Step over here.”

The priest proudly stepped over to the right.

“You see,” observed Bankei, “you are obeying me and I think you are a very gentle person. Now sit down and listen.”

Người biết vâng lời

Những buổi giảng pháp của thiền sư Bankei[7]không chỉ có các thiền sinh tham dự mà còn lôi cuốn rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Ngài không bao giờ viện dẫn kinh điển, cũng không đi sâu vào những học thuyết cao siêu. Thay vì vậy, những lời ngài nói ra luôn xuất phát từ tâm thức của ngài và đi thẳng vào tâm thức người nghe.

Thính giả đông đảo của ngài làm cho một vị tăng thuộc phái Nichiren[8]tức giận, vì có nhiều môn đồ đã rời bỏ ông để đến nghe giảng dạy về thiền. Vị tăng tự phụ này liền tìm đến chỗ ngài Bankei, quyết tâm tranh biện với ngài.

Đến nơi, ông ta gọi lớn: “Này, thiền sư! Đợi chút đã nào! Những ai kính trọng ông đều sẽ vâng lời ông, nhưng người như tôi đây không kính trọng ông, liệu ông có thể làm cho tôi vâng lời ông chăng?”

Thiền sư Bankei nói: “Được, ông cứ đến bên tôi, tôi sẽ cho ông thấy.”

Ông tăng ra vẻ tự đắc, rẽ đám đông tiến về phía ngài Bankei.

Ngài Bankei mỉm cười nói: “Được rồi, hãy đến đứng bên trái tôi.”

Ông tăng làm theo. Nhưng ngài Bankei lại nói: “Ồ không, có lẽ chúng ta sẽ nói chuyện tốt hơn nếu ông đứng bên phải tôi. Nào, hãy bước sang đây.”

Ông tăng vẫn với vẻ tự phụ, bước sang đứng bên phải ngài Bankei.

Thiền sư kết luận: “Ông thấy đó, ông thật biết vâng lời, và tôi nghĩ ông là một người rất hòa nhã. Nào, bây giờ xin hãy ngồi xuống đó lắng nghe!”

Viết sau khi dịch


Lời xưa thường nói: “Nóng mất ngon, giận mất khôn.” Có những việc tưởng như rất dễ nhận ra, nhưng trong tâm trạng bị sân hận che lấp thì chúng ta thường trở nên si mê đến nỗi không sao nhận biết được. Trường hợp của ông tăng cao ngạo này là như vậy: Ngoan ngoãn vâng theo sự sai khiến của ngài Bankei mà không hề biết rằng mình đang rơi vào một cái bẫy. Và sự thành công của ngài Bankei chính là ở chỗ biết mình biết người, đã đánh đúng vào nhược điểm của một người đang tức giận, đó là sự thiếu sáng suốt.

Nhưng xét cho cùng thì mục tiêu của thiền cũng không phải là gì khác ngoài việc cố gắng loại trừ tất cả những tâm trạng thiếu sáng suốt. Vì vậy, người như ông tăng này mà tìm đến với ngài Bankei thì quả thật là đúng thầy, đúng thuốc rồi vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2013(Xem: 12657)
Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
26/08/2013(Xem: 7613)
Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:
16/08/2013(Xem: 6511)
Sư thượng đường kể: Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị chủ quăng bỏ ra ngoài bờ sông. Cạnh bờ sông có một vị sư già sống trong một am cốc nghèo nàn, ngày ngày đi khất thực để sống.
14/08/2013(Xem: 33171)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
13/07/2013(Xem: 5602)
Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần. Xuân đến xuân đi trên mái tóc. Cô gái đương xuân mơ chuyện ... vợ chồng.
08/07/2013(Xem: 6184)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng
02/07/2013(Xem: 18797)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
28/06/2013(Xem: 6469)
Liên hệ giữa con người và Thiên Nhiên thấm nhuần cả nền văn hoá, vì ai cũng thấy rõ rằng mình hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường. Ở Ấn Độ cũng như các nước theo đạo đa thần thời đó, các vị Thần là chân dung của các sức mạnh Thiên Nhiên.
28/06/2013(Xem: 6547)
Năm lên mười hai, gặp thời loạn ly, cha mẹ đều bị giặc giết, Sinh sầu thảm mấy tháng liền, mất ăn mất ngủ lại thêm căn tạng yếu đuối nên lâm bệnh nặng, thần kinh hốt hoảng luôn luôn giật mình, nằm mơ thấy toàn máu lửa, sọ xương.
27/06/2013(Xem: 3549)
Kho tàng kinh điển, thi kệ của Đạo Phật truyền lại cho nhân gian biết bao châu ngọc để suy ngẫm, tu tập, thưởng thức, mài giũa … tùy căn cơ, nhu cầu và cảm quan nhận thức của mỗi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]