Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XII: Cuộc gặp gỡ trên Hy Mã Lạp Sơn

10/03/201105:29(Xem: 7906)
Chương XII: Cuộc gặp gỡ trên Hy Mã Lạp Sơn

XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG XII: CUỘC GẶP GỠ TRÊN HY MÃ LẠP SƠN

Mùa thu năm 1861, Shyama Charan Lahiri vừa được 33 tuổi và đang làm nhân viên kế toán phục vụ trong quân đội Anh. Một hôm, hết sức bất ngờ, người nhận được lệnh điều động lên Ranikhet, nơi có một tiền đồn quân sự vừa được thành lập.

Chuyến đi đến nhiệm sở mới dài năm trăm dặm, khá vất vả vì phải đi nhiều chặng, có lúc đi ngựa, có lúc đi xe... Và sau khoảng một tháng thì người đến nơi, một vùng núi non hiểm trở đã nằm hẳn dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Công việc quả thật vô cùng nhàn tản, hầu như chẳng có gì. Vì thế, phần lớn thời gian trong ngày được người dùng để dạo chơi, thăm thú những vùng phụ cận. Người ta cho biết đây là một trong những vùng thường xuất hiện các vị đạo sĩ, tu sĩ ẩn tu đã chứng ngộ.

Một buổi chiều kia, khi người đang đi dạo ven một khu rừng gần đó thì bỗng nghe có tiếng gọi tên mình. Theo hướng đó, người leo lên một vách núi cheo leo của ngọn Drongiri mà tìm đến, trong lòng lo ngại sẽ không kịp quay lại để về nhà trước khi trời tối. Tuy vậy, có một sức hấp dẫn lạ kỳ trong tiếng gọi khiến cho người không sao cưỡng lại được mà phải náo nức đi theo.

Vượt qua khỏi vách núi, người băng qua một khoảng trống nhỏ và đến trước một hang động. Hai bên đều là vách núi dựng đứng, rõ ràng không còn một lối đi thứ hai nào có thể dẫn đến đây ngoài lối đi mà người vừa vượt qua.

Trong ánh nắng chiều đã sắp tắt, Shyama Charan Lahiri nhìn thấy một thanh niên lực lưỡng khoảng chừng hơn hai mươi tuổi đang ngồi trong tư thế thiền định. Kỳ lạ thay, thanh niên này có hình dáng giống hệt như chàng, chỉ khác một điều là có mái tóc màu đỏ hung.

Người thanh niên mở mắt nhìn thầy, đưa tay làm một cử chỉ đón tiếp và cất giọng nói trìu mến bằng tiếng Bắc Ấn:

– Con đã đến rồi, Lahiri.

Ngạc nhiên vì cách xưng hô này cũng như vì sự gặp gỡ quá bất ngờ, Shyama Charan Lahiri tiến đến thật gần để nhìn cho kỹ. Bất ngờ, người cảm thấy như có những nét quen thuộc mơ hồ nào đó trong hình dáng người thanh niên và khung cảnh động núi nơi đây, nhưng trong một lúc không sao nhớ ngay ra được.

Người thanh niên đứng dậy, đưa tay nắm lấy tay Shyama Charan Lahiri. Một sức mạnh kỳ lạ khiến cho người không hề ngần ngại mà đưa tay cho anh ta ngay, và sau đó đi theo anh ta vào động núi.

Hóa ra hang động nhìn từ bên ngoài vào thật ra chỉ là một cửa động. Sau khi bước vào, một con đường hẹp bên trong đưa hai người đi quanh co một lát và dẫn đến một khoảng sân rộng, có những tảng đá nằm rải rác đều đặn có vẻ như được bố trí để làm ghế ngồi. Phía cuối khoảng sân có một gò đá tự nhiên cao hơn, bên trên là một tảng đá lớn bằng phẳng. Người thanh niên lạ mặt đưa Shyama Charan Lahiri lên tảng đá ấy. Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn ra bao quát hết cả khoảng sân rộng, như một khán đài lý tưởng. Quả thật, các ghế đá trong sân được sắp xếp theo hàng lối nghiêm chỉnh. Rõ ràng đây là một nơi được dùng vào mục đích thuyết giảng cho đám đông.

Khi cả hai đã lên đến tảng đá bằng phẳng nằm trên cao nhất, người thanh niên đưa tay chỉ vào một tảng đá nhỏ hơn bên cạnh, ra hiệu cho Shyama Charan Lahiri ngồi xuống. Sau đó, anh ta bắt đầu nói bằng một giọng đều đều:

– Lahiri Mahsaya! Ngay tại đây, trên bục giảng này, con đã từng trợ lực với ta rất nhiều năm trong việc thuyết pháp. Ngày hôm nay nhiệm vụ của con đã đổi khác, nhưng ta muốn con hãy nhớ lại quá khứ của mình để có thể thuận tiện hơn cho việc tu tập.

Cùng với lời nói này, người thanh niên đưa tay đặt lên đỉnh đầu Shyama Charan Lahiri và ấn nhẹ xuống. Một sức mạnh lạ lùng khiến người ngay lập tức phải ngồi xuống tảng đá. Một luồng hơi nóng dễ chịu bắt đầu tỏa ra từ người thanh niên, và khung cảnh chung quanh bất chợt sáng lên trong một thứ ánh sáng huyền ảo, bất chấp lúc bấy giờ mặt trời đã tắt hẳn.

Trong một lát thì Shyama Charan Lahiri nhớ lại quá khứ của mình.

Chính ngay tại đây, trong động đá này, người đã từng là môn đệ thân cận nhất của đức Babji trong rất nhiều tiền kiếp. Và đức Babji chính là người thanh niên đã đưa thầy vào đây. Mặc dù là một vị tu sĩ ẩn cư đã vào Hy Mã Lạp Sơn này không biết tự bao giờ, nhưng đức Babji không hề chịu sự chi phối của tuổi già. Ngài luôn luôn giữ vóc dáng của một thanh niên hai mươi lăm tuổi, bất chấp ngày tháng trôi qua và nhiều thế hệ đệ tử đã qua bàn tay dìu dắt, đào tạo của ngài.

Sau khi nhớ ra được quá khứ, Shyama Charan Lahiri liền quỳ xuống lễ bái đức Babji với tấm lòng thành kính và một sự xúc động vô hạn. Và cùng lúc đó, những kinh nghiệm tâm linh trong việc tu tập thiền định lập tức trở lại cùng với người. Shyama Charan Lahiri ngồi xuống tảng đá quen thuộc của mình và bắt đầu nhập vào thiền định.

Hai người cùng ngồi yên trong bầu không khí tịch lặng qua nhiều giờ đồng hồ. Cuối cùng, đức Babji ra khỏi thiền định và gọi Shyama Charan Lahiri:

– Lahiri Mahsaya! Chúng ta không có nhiều thời gian lắm. Con còn phải trở về với nhiệm vụ của mình ở chốn thế tục. Hôm nay ta cho gọi con đến đây là để giúp con rút ngắn thời gian tu tập trong kiếp này bằng cách nhớ lại những kinh nghiệm quá khứ đã đạt được. Ngoài ra, ta cũng muốn dặn dò con đôi điều.

– Bạch sư phụ, xin người cứ dạy bảo.

– Từ trước đến nay, pháp môn thiền định của ta không truyền dạy cho những đệ tử có căn cơ thấp. Tuy nhiên, những năm sắp tới đây sẽ có rất nhiều biến động trong thế cuộc, đòi hỏi con người cũng phải có những chỗ dựa tinh thần chắc chắn để giữ vững được thiện căn. Vì vậy, ta cho phép con truyền rộng pháp môn này cho tất cả mọi người, như một vũ khí để giúp người ta chống lại sự suy thoái tinh thần quá nhanh chóng trong thời đại mới.

– Bạch sư phụ, như vậy có phải là làm giảm thấp giá trị của pháp môn thiền định hay chăng?

– Giá trị của một pháp môn được xác định thật sự bởi những hành giả đạt đến chứng ngộ tuyệt đối nhờ vào pháp môn ấy. Không phải vì có nhiều người tu tập không đạt đến chứng ngộ hoàn toàn mà có thể làm suy giảm giá trị của một pháp môn. Mặt khác, cho dù không đạt đến sự giải thoát tuyệt đối, nhưng người ta có thể giảm nhẹ sự đau khổ trước mắt bằng vào việc tu tập thiền định. Và đó là một nguồn lợi lạc rất lớn mà chúng ta không thể không mang đến cho tất cả mọi người.

Cuộc trao đổi đến đây thì bắt đầu chuyển hướng, xoay quanh một số vấn đề về việc tu tập thiền định mà đức Babji muốn chàng thanh niên Shyama Charan Lahiri, tức thầy Lahiri Mahsaya, cần phải chú trọng nhiều hơn khi truyền dạy pháp môn thiền định một cách phổ cập. Chính những lời chỉ dạy quý báu này về sau đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều thế hệ truyền nối nhau trong việc tu tập pháp môn thiền định.

Đến gần sáng thì hai thầy trò chia tay nhau. Thầy Lahiri Mahsaya có cảm giác như mình đã trở nên một con người mới. Bao nhiêu những ham muốn, dục vọng của đời sống thế tục bỗng nhiên tiêu tan không còn chút hấp dẫn, quyến rũ nào đối với người. Người nhận ra lý vô thường của vạn vật mà chỉ những bậc chân sư đã chứng ngộ mới có thể trải nghiệm được một cách hoàn toàn. Hơn thế nữa, người thấy tinh thần trở nên minh mẫn, sáng suốt và có thể nhớ lại tất cả những chi tiết dù là vụn vặt nhất trong các đời sống quá khứ.

Sau đó ít lâu liền có lệnh của đơn vị thuyên chuyển thầy trở về Danapur. Tại đây, thầy bắt đầu công cuộc truyền bá pháp môn thiền định mà không bao lâu đã được mọi người khắp nơi biết đến. Số môn đệ đến thọ giáo với thầy ngày càng đông đảo, có lúc lên đến mấy ngàn người.

Trong số đó, có cả hoàng tử của vua Isvari Narain Sinha Bahadur cùng với Quốc vương Yotindra Mohan Thakhur.

Năm 1886, thầy Lahiri Mahsaya chính thức hưu trí, từ bỏ công việc của một người thế tục và dành trọn thời gian cho việc truyền bá đạo pháp, dắt dẫn môn đệ. Tuy vậy, thầy luôn giảng pháp tại tịnh thất của mình mà rất ít khi dời gót đến bất cứ nơi đâu.

Mùa đông năm 1895, thầy Lahiri Mahsaya rời bỏ thân xác phàm tục sau một quãng thời gian thuyết giáo không mệt mỏi, để lại sự thương tiếc cho hàng ngàn tín đồ và các bậc tu sĩ đạo hạnh khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2021(Xem: 7429)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 6874)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
14/08/2021(Xem: 22655)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/08/2021(Xem: 24746)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 28184)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
06/08/2021(Xem: 9605)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4967)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 22668)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
04/08/2021(Xem: 6653)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
02/08/2021(Xem: 18755)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]