Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VIII: Pháp môn thiền định

10/03/201105:29(Xem: 7318)
Chương VIII: Pháp môn thiền định

XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG VIII: PHÁP MÔN THIỀN ĐỊNH

Thiền định là một trong những pháp môn xuất hiện và phát triển rất sớm ở Ấn Độ. Có nhiều vị tôn sư chuyên tu thiền định và đã truyền dạy những kinh nghiệm tâm linh từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách trực tiếp thay vì là qua kinh điển, sách vở như những pháp môn khác.

Một trong những điều may mắn nhất đời tôi là đã được theo học với một vị minh sư uyên thâm về pháp môn thiền định, được chân truyền từ đức thầy Lahiri Mahsaya.

Thiền được truyền từ Ấn Độ sang khắp các nước vùng Đông Nam Á qua nhiều con đường. Thậm chí có một số quốc gia đồng thời tiếp nhận pháp môn này từ nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn như, thiền được truyền sang Trung Hoa bởi các thiền sư Ấn Độ, rồi lại từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam, nhưng đồng thời các thiền sư Ấn Độ cũng theo những thuyền buôn đến Việt Nam truyền dạy pháp môn này từ khoảng đầu công nguyên. Những nước khác như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện... cũng đều có sự hiện diện của thiền từ rất sớm.

Thiền cũng được truyền sang các nước phương Tây và Hoa Kỳ vào những năm gần đây. Tuy nhiên, việc truyền bá trực tiếp pháp môn này từ một vị chân sư Ấn Độ đã không được thực hiện cho đến khi sư phụ Śrỵ Yukteswar chính thức giao cho tôi trọng trách này.

Rất nhiều người nhìn vào pháp môn thiền định như một vùng đất đầy bí hiểm. Điều này xuất phát từ việc các vị chân sư trước đây không bao giờ truyền dạy một cách bừa bãi những kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Người đệ tử phải qua nhiều thử thách để chứng tỏ được khả năng tiếp nhận của mình trước khi có thể được thầy chỉ dạy về những điểm thâm sâu của thiền định, vốn gắn liền với sự hành trì thực tế hơn là lý luận theo kinh điển.

Tuy nhiên, thiền không hẳn là một pháp môn hoàn toàn bí hiểm như nhiều người vẫn tưởng. Một vị chân sư nắm vững hoàn toàn về pháp môn thiền định có thể tùy nghi dắt dẫn bất cứ ai vào con đường tu tập pháp môn này mà không nhất thiết phải có một sự chọn lựa quá nghiêm nhặt. Chỉ có điều, hành giả chỉ có thể đạt được những kết quả tu tập tương ứng với năng lực nội tại và sự nỗ lực của chính bản thân mình mà thôi. Việc ỷ lại, phụ thuộc hoàn toàn vào thầy dạy là một điều tối kỵ trong tu tập thiền định. Người tu thiền dù ở bất cứ trình độ nào cũng đều phải học cách đứng vững trên đôi chân của chính mình.

Theo quan điểm của sư phụ Śrỵ Yukteswar, thiền định không chỉ giới hạn trong giới tăng sĩ xuất gia. Trong thực tế, người đã thu nhận rất nhiều các đệ tử tại gia. Người cho rằng, thiền là một phương pháp rèn luyện, tu dưỡng tinh thần, và với ý nghĩa đó, pháp môn này có thể được áp dụng cho tất cả mọi người.

Khác với nhiều bậc tôn sư thường tỏ ra khó hiểu về những kinh nghiệm tâm linh mà mình đã đạt được, sư phụ Śrỵ Yukteswar bao giờ cũng rất cởi mở. Người tìm mọi cách dễ hiểu nhất để giải thích cho các môn đệ về hầu hết các hiện tượng lạ mà họ gặp trong thời gian tu tập, cho dù nỗ lực ấy không phải bao giờ cũng đạt được thành công. Người thường nói: “Chỉ có sự giới hạn trong tầm hiểu biết hiện tại của chúng ta, chứ không có giới hạn trong các hiện tượng tự nhiên của tâm linh và vũ trụ.”

Trong những năm theo học với sư phụ Śrỵ Yukteswar, tôi đã học được cách dắt dẫn của người đối với ngay cả những đệ tử rất chậm hiểu hoặc những đệ tử còn nhỏ tuổi. Bao giờ người cũng tìm ra được một phương cách linh hoạt nào đó để giúp người đệ tử hiểu được mình phải làm gì và nỗ lực như thế nào. Vì thế, cho dù sự nhanh chậm có khác nhau, nhưng bất cứ ai đã đến với người đều gặt hái được những thành quả nhất định trên con đường tu tập.

Pháp môn thiền định nhắm đến việc mang lại trí tuệ giải thoát cho người tu tập thông qua những nỗ lực hành trì đúng hướng, nhưng ngay cả khi chưa đạt đến sự giải thoát như mong đợi, hành giả vẫn được đền bù xứng đáng cho những nỗ lực của mình bằng một cuộc sống tốt đẹp hơn về mọi mặt. Một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng hơn; một trí tuệ minh mẫn, sáng suốt hơn; một cung cách ứng xử bình tĩnh, điềm đạm hơn; một thân thể khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn; và một cuộc sống ít bị quấy nhiễu hơn bởi những điều vụn vặt. Đó là những thành quả khiêm tốn nhất mà bất cứ ai cũng có thể đạt được khi tu theo pháp môn thiền định.

Người chọn tu theo pháp môn thiền định không xem trọng đời sống vật chất, của cải. Tiền bạc chỉ được xem như một phương tiện để duy trì cuộc sống mà không bao giờ là mục tiêu nhắm đến. Tuy nhiên, một điều rất thường xảy ra là những hành giả tu thiền lại thường có được một đời sống vật chất dồi dào, dễ chịu hơn. Đó là trường hợp thực tế với rất nhiều đệ tử tại gia của sư phụ Śrỵ Yukteswar. Chính sư phụ đã lý giải điều này như một hệ quả tất nhiên, bởi vì với một trí tuệ minh mẫn hơn, sáng suốt hơn, tất nhiên người ta dễ thành công hơn với bất cứ lãnh vực nào trong cuộc đời. Đôi khi, tôi nghĩ đến cha tôi và thấy rằng chính ông cũng là một ví dụ rất rõ nét cho nhận xét này. Mặc dù ông chẳng bao giờ mong cầu một cuộc sống vật chất dồi dào, nhưng ông đã làm ra tiền bạc nhiều hơn bất cứ người đồng sự nào của ông trong công ty.

Về sau, khi tôi truyền dạy pháp môn này sang phương Tây, tôi càng nhận thấy điều này rất phổ biến trong các đệ tử của chính tôi.

Theo sự chỉ dạy của sư phụ Śrỵ Yukteswar, người tu thiền nếu vẫn sống đời thế tục thì phải đặc biệt chú ý đến nề nếp sinh hoạt hằng ngày, bởi vì điều đó quyết định việc hành giả có thể đạt được kết quả trong tu tập hay không. Sự tiết độ trong ăn uống, tốt nhất là ăn chay, hoặc ít ra cũng phải hạn chế sử dụng thịt cá trong chừng mức tối thiểu mà thôi. Ăn uống những chất uế tạp hoặc ăn uống vô độ là những ngăn trở trực tiếp đối với sự tiến bộ của tinh thần. Ngay cả việc sử dụng thuốc ngủ, thuốc kích thích, thuốc gây nghiện, hoặc uống các loại rượu, bia... cũng đều bị sư phụ tôi nghiêm cấm đối với tất cả các đệ tử.

Sinh hoạt tình dục thái quá trong đời sống vợ chồng cũng là điều tối kỵ. Từ xa xưa, con người đã sớm nhận ra sự hao tổn khí lực, tinh thần trong hoạt động tình dục. Nhiều bậc đế vương đã vì không kiềm chế được sắc dục mà thân bại danh liệt. Còn đối với người tu pháp môn thiền định thì đó là một liều thuốc độc càng tiết giảm càng tốt.

Khi đã nhận được những hướng dẫn đúng đắn từ một bậc chân sư, việc tu tập thiền định trở nên rất đơn giản, không có gì phức tạp. Nếu như cuộc sống của chúng ta mỗi một phút giây đều gắn liền với hơi thở ra vào, thì chỉ cần biết chú ý đúng mức đến hơi thở là đã bắt đầu có thể bước vào pháp môn thiền định.

Việc ngồi tĩnh tọa, tập trung và làm chủ được tư tưởng của mình là mục tiêu tiếp theo của người tu thiền. Công phu hành trì này tuy thoạt nghe có vẻ như đơn giản, nhưng đòi hỏi sự kiên trì, đều đặn và quyết tâm rất cao.

Người tu tập càng tiến lên trình độ cao hơn thì những trở ngại cũng tự nó càng phức tạp hơn, mãnh liệt hơn. Nhưng nói chung, nếu có sự chỉ dẫn đúng đắn từ một bậc tôn sư đã có sự thực chứng, thì thời gian rồi sẽ mang lại những kết quả khích lệ cho người tu tập.

Tuy rằng các thiền sư luôn nhắm đến việc đạt được trí tuệ giải thoát hoàn toàn, nhưng điều đó cũng không ngăn cản việc pháp môn thiền định trở thành một pháp môn phổ cập cho tất cả mọi người, mà yêu cầu đạt được chỉ cần là một đời sống tốt đẹp, an vui và hạnh phúc nhiều hơn.

Trong những năm gần đây, pháp môn thiền định đã phát triển rất mạnh mẽ theo hướng đó. Người đến với pháp môn này không còn thấy đây là một pháp môn kỳ bí, quá sâu xa, khó hiểu... mà ngược lại họ luôn nếm trải ngay được mùi vị của an lạc và hạnh phúc ngay chính trong cuộc sống trần tục hằng ngày. Mức độ an lạc, hạnh phúc có thể đạt được đến đâu là tùy nơi sự nỗ lực của mỗi người, nhưng quả thật việc phổ biến pháp môn thiền định đã mang lại cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người.

Chính việc phổ cập pháp môn thiền định đến tất cả mọi người là một cuộc cách mạng vĩ đại mà sư phụ Śrỵ Yukteswar là người khởi xướng. Và dưới sự dắt dẫn của người, tôi đã bắt tay thực hiện điều đó bằng cách thành lập một trường học ở Ranchi, vừa dạy kiến thức phổ thông, vừa dạy cả pháp môn thiền định cho tất cả học sinh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2011(Xem: 3435)
Ấm trà phúc đức, Tương truyền 500 năm về trước, tại huyện Mỹ Nùng có một vị tu hành đức hạnh tên là Chánh Thông pháp sư, nhân muốn lập một tòa tùng lâm tại nơi này, đã đặt chân khắp nơi để tìm địa điểm mà vẫn chưa tìm thấy. Có một đêm, pháp sư ra suối tắm, khi trở về qua khu rừng, dưới ánh trăng trong vằng vặc, bỗng nghe có tiếng nho nhỏ gọi: - Lão Pháp sư! Lão Pháp sư! Người dừng bước trông chung quanh không thấy một bóng ai cả, trong lòng lấy làm kỳ quái tưởng là mình nghe lầm nên cứ thản nhiên tiến về thảo am. Nhưng vừa đi được vài bước, lại nghe có tiếng gọi: - Pháp sư! Lão Pháp sư! Chánh Thông pháp sư liền theo hướng tiếng gọi phát lên mà tìm đến coi thử thì thấy trong đám cỏ dại um tùm trước hoang viện, hiện ra một người giống hệt dáng hồ ly, chắp tay vái pháp sư. Pháp sư hoan hỷ hỏi: - Thế ra nhà ngươi gọi ta? - Dạ đúng! Người đó trả lời. - Vậy ngươi có chuyện gì muốn nói cùng ta Pháp sư hỏi. Người đó chớp chớp đôi mắt nói : - Có phải lão Pháp sư định tìm một
28/07/2011(Xem: 2852)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
18/07/2011(Xem: 3095)
Nỗi oan của nàng Thị Kính - Truyện kể dân gian
11/07/2011(Xem: 12457)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
09/07/2011(Xem: 5114)
C ó một cụ thi sĩ vừa say tình, vừa say rượu đã làm ra hai câu thơ luận về chữ Tình như sau: Chữ Tình là chữ chi chi. Dẫu chi chi cũng chi chi với Tình. Nghĩa là mặc kệ, muốn hiểu sao về chữ Tình cũng được, cho dù biết chắc là đâm đầu vào chỗ chết vẫn cứ hiên ngang bước vào.
09/07/2011(Xem: 12534)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
06/07/2011(Xem: 5051)
Hôm nọ tình cờ Hoa Lan đọc được một đoản văn của một tác giả nào đó, viết về đề tài nóng bỏng của thời đại “Tình Nghĩa Vợ Chồng“ với dẫn dụ thật thú vị bằng bát canh rau biếc, một loại rau khoa học giả tưởng kiểu lá riêu bông. Câu chuyện hay đến độ đã làm Hoa Lan phải động não lẫn động tâm, phải lồm cồm bò dậy ngồi vào máy vi tính để viết ra mấy hàng chữ này.
01/07/2011(Xem: 2320)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
30/06/2011(Xem: 2406)
Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen...
30/06/2011(Xem: 2117)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]