Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. La-hầu-la xuất gia

09/03/201108:46(Xem: 6513)
26. La-hầu-la xuất gia

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

La-hầu-la xuất gia

Lúc đức Phật còn tại thế, một hôm Phật bảo Ngài Mục-kiền-liên rằng: “Ông hãy về thành Ca-tỳ-la-vệ kính thăm phụ vương, thúc phụ và bà di mẫu của ta, ủy dụ mẹ của La-hầu-la hãy cắt tình ân ái cho La-hầu-la xuất gia làm sa-di. Tình ân ái giữa mẹ con thương nhau chỉ trong giây lát, chết rồi bị đọa vào địa ngục, không bao giờ được biết nhau. Nếu La-hầu-la xuất gia chứng đạo, thời sẽ trở lại độ cho mẹ, trọn đời ra khỏi luân hồi sanh tử như ta ngày nay vậy.”

Ngài Mục-kiền-liên vâng lời đến thành Ca-tỳ-la-vệ trình bày ý định của đức Phật. Bà Da-du Đà-la nghe tin có sứ giả của đức Phật đến khuyên La-hầu-la xuất gia, liền đem con lên trên một lầu cao và đóng bít tất cả ngõ vào. Ngài Mục-kiền-liên liền dùng thần thông vào tiếp kiến, bà Gia-du-đà-la bất đắc dĩ phải làm lễ kính thăm đức Thế Tôn và hỏi sứ mệnh của Ngài đến đây có việc gì. Ngài Mục-kiền-liên nói rằng: “Thái tử La-hầu-la nay đã chín tuổi, nên cho xuất gia tu học Thánh đạo để tự giải thoát và giải thoát cho mọi người. Chính bổn ý của đức Phật là như vậy.”

Bà Da-du Đà-la đáp: “Đức Thích Ca Như Lai khi còn làm thái tử đã cưới tôi làm vợ, tôi phụng thờ thái tử như phụng thờ một vị thiên thần. Chưa được ba năm, thái tử vượt thành xuất gia tu đạo, lòng tôi đau khổ biết bao. Tự nghĩ sau khi thái tử thành đạo, chắc có thể cùng nhau tương kiến. Nhưng từ khi ngài thành đạo, hoàn toàn quên hết tình xưa nghĩa cũ đối với những người thân, lạt lẽo hơn người dưng nước lã, khiến tôi phải sống cô độc khốn cùng. Ngày nay ngài lại muốn chiếm đoạt cả con tôi, thời còn gì tàn khốc hơn nữa. Thái tử thành đạo tự nói là từ bi, nhưng nay làm cách biệt mẹ con tôi thì từ bi của ngài ở chỗ nào? Mong ngài hãy trở về thưa lên đức Thế Tôn nỗi lòng của tôi như thế.”

Đức Mục-kiền-liên liền từ tạ, đến kể lại câu chuyện cho vua Tịnh Phạn biết. Vua liền bảo bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề đến khuyên nhủ nàng Da-du Đà-la. Bà đến khuyên ba lần, nàng nhất quyết không nghe và thưa rằng: “Ngày tôi còn ở nhà, vua của tám nước tranh nhau đến cầu hôn tôi, cha mẹ tôi đều từ chối, để dành riêng tôi cho thái tử là bậc xuất chúng hơn người. Nếu thái tử không muốn ở đời, thì ân cần cầu tôi làm gì? Phàm ở đời, lập gia đình thành vợ thành chồng, đều mong có con cháu nối giòng, đó là lẽ chính ở đời. Thái tử đã đành tâm đi rồi, nay lại muốn đem La-hầu-la đi, cho tuyệt hẳn giòng dõi truyền nối thì còn có nghĩa lý gì nữa.”

Bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề liền im lặng không biết nói gì. Đức Phật hiểu được tâm trạng câu chấp và buồn khổ của nàng Da-du Đà-la, liền dùng vị hóa nhơn đến nói rằng: “Nàng còn nhớ thệ nguyện của nàng không? Thời ta còn làm vị Bồ Tát lấy 500 đồng tiền mua 5 bông sen của nàng để dâng cúng đức Phật Định Quang, nàng còn gửi hai bông sen nhờ ta dâng cúng đức Phật, và cầu xin đời đời kiếp kiếp làm vợ của ta. Ta có nói với nàng: Ta là vị Bồ Tát, có nguyện bố thí tất cả, nếu nàng muốn làm vợ ta thì nếu ta có bố thí cả quốc thành thê tử cho đến tự thân, nàng phải hoan hỷ. Nàng đã hứa cùng ta rồi, sao nay nàng lại thương tiếc La-hầu-la không muốn rời bỏ.”

Nàng Da-du Đà-la nghe nói liền biết sự lỗi lầm của mình, làm lễ sám hối với ngài Mục-kiền-liên, ân cần giao phó cho ngài, và khóc lóc từ biệt con. La-hầu-la biết mẹ sầu muộn liền khuyên giải mẹ và từ tạ mà đi. Vua Tịnh Phạn liền bảo các nhà hào tộc, mỗi nhà cử cho một người con trai cùng xuất gia với La-hầu-la.

La-hầu-la cùng với 50 vị công tử đến đảnh lễ đức Phật. Đức Phật sai ngài A Nan cắt tóc cho La-hầu-la và 50 vị công tử, cho xuất gia; bảo ngài Xá-lợi-phất làm Hòa thượng, Ngài Mục-kiền-liên làm A-xà-lê truyền trao 10 giới sa-di. đức Phật giảng kinh Phiến-đà-la nói về tội báo các đời trước cho các vị sa-di nghe.

La-hầu-la nghe kinh, trong lòng lấy làm ưu sầu, bạch Phật rằng: Bậc Hòa thượng đại trí đức, thọ lãnh các món cúng dường tối thượng, kẻ tiểu nhi ngu mà không có đức, ăn đồ tín thí của người, đời sau chịu khổ như Phiến-đà-la. Vậy nên chúng con rất lo lắng, nguyện Phật cho chúng con bỏ đạo về nhà để khỏi các tội lỗi.”

Đức Phật dạy: “Như có hai người bị đói, gặp được người chủ đãi bữa cơm ngon, tham ăn quá no. Một người có trí, liền uống thuốc xổ, gìn giữ nghỉ ngơi nên giữ được mạng sống. Một người vô trí sát sanh tế lễ để cầu được sống, không ngờ đồ ăn chất chứa không tiêu nên phải chết, đọa vào cõi địa ngục. Người sợ tội mà xin bỏ đạo về nhà thật là kẻ vô trí. Các con đã có nhơn lành được gặp ta thì nên uống thuốc cứu khổ, thời khỏi phải chết”.

La-hầu-la nghe lời Phật dạy, hiểu rõ chơn nghĩa của sự tu hành, đảnh lễ chân thật, vâng theo lời giáo huấn của đức Thế Tôn.

La-hầu-la chưa chứng đạo, nên tâm tánh còn thô tháo chưa được thuần thục, lời nói ít thành tín.

Một hôm, Phật bảo La-hầu-la: “Ngươi hãy về ở tại tịnh xá Hiền-đề, giữ lời nhiếp ý, siêng tu kinh giới.”

La-hầu-la vâng theo lời Phật dạy, về ở tịnh xá Hiền-đề 90 ngày, tàm quý tự hối, ngày đêm không dừng nghỉ. Đức Phật đến thăm, La-hầu-la hoan hỷ đảnh lễ, sửa soạn chỗ ngồi thỉnh Phật an tọa, nhiếp tâm đứng hầu một bên Phật. Phật bảo La-hầu-la:

– Ngươi hãy bưng chậu nước đến đây, rửa chân cho ta.

La-hầu-la vâng lời rửa chân đức Phật. Khi rửa xong đức Phật bảo La-hầu-la:

– Ngươi có thấy nước rửa chân trong chậu kia không?

– Bạch Thế Tôn, con thấy.

– Nước ấy có thể dùng để ăn uống súc miệng được không?

– Bạch Thế Tôn, không thể được. Nước ấy trước kia trong sạch, nay vì rửa chân trở thành nhớp đục nên không thể dùng.

Phật dạy:

– Ngươi cũng như vậy, là con ta, là cháu vua Tịnh Phạn, bỏ sự vui sướng ở đời, làm vị sa-môn. Nếu không tinh tấn, nhiếp thân giữ miệng thì sẽ bị ba món độc là tham sân si làm nhơ nhớp tâm ý, cũng như nước kia không thể dùng được.

Phật lại bảo La-hầu-la:

– Hãy đổ chậu nước kia đi.

La-hầu-la liền đổ nước trong chậu.

Phật dạy:

– Chậu kia không còn nước nhớp nữa, vậy có thể đựng đồ ăn uống được không?

– Bạch Thế Tôn, không thể dùng được, vì đã mang cái tên chậu đựng nước rửa và đã từng chứa nước không sạch.

Phật dạy La-hầu-la:

– Ngươi cũng như vậy, tuy làm vị sa-môn, miệng không nói thành tín, tâm tánh lại cang cường, chẳng niệm tinh tấn, thường bị tiếng đồn không tốt. Thật cũng như cái chậu rửa kia không thể đựng đồ ăn được.

Đức Phật lại lấy ngón chân hất cái chậu rửa, khiến chạy lăn tròn, nghiêng qua nghiêng lại vài lần rồi mới dừng lại. Phật lại hỏi La-hầu-la:

– Ngươi có tiếc cái chậu này bị bể không?

– Bạch Thế Tôn, cái chậu để rửa chân là vật không quý giá gì. Trong ý tuy cũng có tiếc đôi chút, nhưng không đến nỗi thiết tha lắm.

Phật bảo La-hầu-la:

– Ngươi cũng như vậy, tuy là sa-môn, nhưng nếu không nhiếp thân và miệng, nói lời thô ác làm hại nhiều người, thời trong chúng không ai thương, người tri thức không ai tiếc, thân chết bị luân chuyển trong ba đường dữ, sống chết vô lượng, các vị Hiền Thánh không ai thương tiếc, cũng như ngươi nói không tiếc cái chậu vậy.

La-hầu-la nghe lời Phật dạy lấy làm hổ thẹn và sám hối tất cả lỗi lầm đã phạm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2014(Xem: 5047)
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
25/03/2014(Xem: 5844)
Hồi đức Phật còn tại thế, trong kinh thành Vương-xá của vương quốc Ma-kiệt-đà, có một vị trưởng giả tên là Thất Lị Cấp Đa, vốn là tín đồ thuần thành của giáo phái ngoại đạo Lõa-hình.
24/03/2014(Xem: 28137)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
19/03/2014(Xem: 5853)
Điểm xuất phát từ Tp. Long Xuyên, bây giờ đã hơn 20 giờ ngày 7.02al năm Giáp ngọ (2014), tổng số trong đoàn Tham quan và Cứu trợ trên dưới 150 người, trong đó có 10 vị thầy, thầy G. Tín là trưởng đoàn. Xe đến xa lộ Nam Saigon hướng thẳng cầu Phú Mỹ trong khu vực Quận 7, Tp. HCM, tiếp tục băng qua ngả tư Cát Lái giao lộ mới tiếp giáp đoạn đến cầu vượt sông Đồng Nai đến Thị Trấn Long Thành, hướng về Bình Sơn để trổ ra ngả tư Dầu Dây, rồi trực thẳng Long Khánh, Phan Thiết.
16/03/2014(Xem: 5958)
Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”
13/03/2014(Xem: 4202)
Một ngày nắng thật đẹp, cái nắng ngan ngát rực rỡ của mùa Xuân lan tỏa khắp vạn vật vàng ánh trên những thảm cỏ xanh tươi mượt mà, những căn nhà chập chùng đan san sát nhau ẩn hiện trong những cánh rừng thưa vẽ nên một bức tranh êm đềm thơ mộng trên những ngọn đồi thấp.
12/03/2014(Xem: 7213)
Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều như cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước tưới nên cằn khô chai sạn, và chỉ biết đến tiếng cười khi được một tu sĩ Phật giáo đưa về ngôi nhà chung ở Thiên Cầm
20/02/2014(Xem: 9047)
lua_tam_muoi Đừng đùa với lửa, có ngày sẽ bị phỏng tay. Câu dọa này Hoa Lan nghe đến mệt cả tai rồi nhưng vẫn chưa ngán một tí nào. Cô nàng chẳng thèm đùa với lửa thường, loại lửa dùng để nấu cơm thì ăn thua gì, nàng phải đùa với loại lửa thứ dữ cơ, phải đốt cháy hết cả tim gan phèo phổi mới chịu. Còn thứ lửa nào dữ dội hơn Lửa Tình phải không các bạn?
07/02/2014(Xem: 5196)
Có thầy nọ sống đời tu hành rất mực thánh thiện. Không kể những lúc bắt buộc phải nhín chút thời gian dành cho các sinh hoạt cần thiết của đời thường, thầy luôn cố gắng thu xếp tối đa thời gian trong ngày để cầu nguyện, tụng kinh, ngồi thiền, v.v
29/01/2014(Xem: 7048)
Không biết trong bảng tử vi của anh Năm Nhiều có phải “Mệnh thân có tử vị cư Mão Dậu gặp Kiếp Không” hay sao mà đời anh lại gắn liền quá mật thiết với sự cung kính dường đó. Phải chứng kiến sự sắp đặt quy mô của bàn thờ nhà anh mới thông cảm được phần nào sự an bài bất khả kháng của Hóa công. Nhà nhỏ lợp tranh đã cũ mèm, gần nát vụn ra và vách đất. Nền nện đất, nứt thủng ở nhiều chỗ. Hai cái cửa sổ lùa và một cửa ra vào bị mái che thấp xuống nên ánh sáng vào quá ít. Nhà thành ra tối hùm hụp suốt ngày. Tôi chưa hề nghe một ngọn gió nào thổi ngang qua đây nên ngồi trong nhà thì phải ngửi mùi hôi thối cố hữu của ngôi nhà, mùi hôi lưu lại từ ngày mẹ anh còn bán nước mắm, dầu lửa,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]