Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Ba hạng con

09/03/201108:46(Xem: 6250)
13. Ba hạng con

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Ba hạng con

Trong kinh Puttasutta, đức Phật dạy:

– Này chư tỳ-kheo, có 3 hạng con trong đời này:

1. Con hơn cha mẹ (Atijàtaputta).

2. Con như cha mẹ (Anujàtaputta).

3. Con kém cha mẹ (Avajàtaputta).

Thế nào gọi là con hơn cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người không có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; không tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có tam quy, không có ngũ giới, thường tạo mọi ác pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; thường tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con hơn cha mẹ.

Thế nào gọi là con như cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy cũng là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; thường tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con như cha mẹ.

Thế nào gọi là con kém cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy là người không có quy y, không nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; không tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có tam quy, không có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi ác pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con kém cha mẹ.

Bài kinh trên đề cập đến 3 hạng người con so với cha mẹ, đó là sự so sánh căn cứ theo thiện pháp, ác pháp.

Tục ngữ có câu: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Theo quan niệm Phật giáo, con hơn cha mẹ được hiểu là:

° Cha mẹ là người không có giới, không có định, không có tuệ, thường tạo mọi tội lỗi, mọi ác pháp; còn con là người có giới đức trong sạch, thường thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ, thường tạo mọi phước thiện, mọi thiện pháp.

Như vậy mới gọi “Con hơn cha là nhà có phúc”.

° Cha mẹ là người có giới đức trong sạch, thực hành thiền định chứng đắc thiền bậc thập, thực hành thiền tuệ chứng đắc Thánh quả bậc thấp; còn con là người cũng có giới đức trong sạch, thường thực hành thiền định chứng đắc thiền bậc cao, thực hành thiền tuệ chứng đắc Thánh quả bậc cao.

Như vậy mới gọi “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Phật giáo quan niệm giá trị con người không căn cứ vào sự giàu hoặc nghèo, trình độ học vấn, công danh cao, sự nghiệp lớn, có chức quyền... mà chỉ căn cứ vào thiện pháp, ác pháp.

Cho nên, dù cha mẹ là người dân thường, ít học; song là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, đã quy y nương nhờ nơi Phật, Pháp, Tăng, có giới đức, hoan hỉ trong mọi thiện pháp như bố thí, giữ gìn giới trong sạch, thường thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ... Còn con là người có học vị tiến sĩ, có quyền cao chức trọng; song là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có giới, thường tạo mọi tội lỗi, lại còn làm những việc xấu xa, vi phạm luật pháp ... làm cha mẹ mang tiếng xấu, gia đình dòng họ phải hổ thẹn với mọi người.

Như vậy không thể gọi là “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh tư vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại, mỗi chúng sinh tích lũy thiện nghiệp hoặc ác nghiệp khác nhau, cho nên quả của nghiệp cũng khác nhau. Cha mẹ là nơi nương nhờ để thiện nghiệp cho quả tái sanh trở thành người con của cha mẹ. Do đó, có những người con xét về đức hạnh, về thiện pháp hơn cha mẹ, hoặc như cha mẹ hoặc kém cha mẹ.

Chẳng hạn như, Bồ Tát thái tử Tất-đạt-đa khi sanh ra có 32 tướng tốt của bậc thiện trí và 80 vẻ đẹp mà trong dòng họ Thích-ca không có một ai sánh được, đó là do quả của thiện nghiệp mà Bồ Tát đã tạo nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, không phải do mẫu hậu và phụ vương của ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4428)
Chuyến xe chở quý cô, phật tử cùng phẩm vật gạo mì xuất phát từ TP Hồ Chí Minh đi lên vùng Tây nguyên Đắc lắc. Trước đó một ngày, một chuyến xe khác ...
10/04/2013(Xem: 6257)
Những buổi chiều tàn, khi khách hành hương đã vãn, thì thằng Hoàng thường tha thẩn một mình quanh các con đường mòn ngoằn ngoèo bên sườn núi đá lởm chởm đầy những hang hốc. Lúc này cảnh núi rừng mới thật sự trở lại với vẻ hoang sơ thanh tịnh yên lành. Màu xanh thẩm của núi đồi trải dài đến ngút mắt, quyện với màu mây trời bàng bạc trên cao trông như tấm thảm nhung bao bọc mọi cảnh vật nơi này khi đêm xuống.
10/04/2013(Xem: 4489)
Bao đêm rồi ….Thành trăn trở mãi trong giấc ngủ chập chờn. Không hẳn vì căn gác trọ quá ẩm thấp chật chội, mà vì anh cứ lặng lòng khi nghe tiếng chuông từ ...
10/04/2013(Xem: 7274)
Tôi trở lại quê hương nhiều lần, hỏi thăm tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không gặp được em. Một người con gái mà tôi chỉ quen biết trên mạng. Trong một lần tình ...
10/04/2013(Xem: 4306)
Tôi trở lại quê hương nhiều lần, hỏi thăm tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không gặp được em. Một người con gái mà tôi chỉ quen biết trên mạng. Trong một lần tình ...
10/04/2013(Xem: 4837)
Tôi vẫn thường gặp bác mỗi khi có dịp tham dự các lễ hội văn hoá ở tỉnh nhà. Với chức danh trưởng ban văn hoá Phật Giáo Tỉnh Hội, kiêm biên tập tờ nội ...
10/04/2013(Xem: 4398)
Đêm thật dài, sâu thẳm và hun hút trên những đôi chân đời lang bạt. Cái nóng râm ran sau nhiều ngày khô hạn làm cho mặt đường nhựa bỗng như lên cơn ...
10/04/2013(Xem: 4637)
Trong cuộc sống có những sự việc xảy ra cứ bắt người ta luôn nhắc nhở đến với tất lòng trân trọng kính ngưỡng. Cái nhớ đôi khi chỉ từ một lẽ rất thường ...
10/04/2013(Xem: 4256)
Hoài Thư bắt đầu kể cho tôi nghe, giọng cô bé trầm đặc lại như tắt nghẹn. Có lẽ vì cô đang cố kiềm chế bao nỗi xúc động trong lòng. Vẫn vóc dáng mảnh mai gầy...
10/04/2013(Xem: 4222)
Ngôi nhà màu xám tro nằm vắt ngang lưng chừng một ngọn đồi, có lối kiến trúc như tu viện, được bao bọc bởi hàng cây sao thẳng tắp. Nơi đây nằm cách xa ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]