Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Lời nguyện của người con hiếu

09/03/201108:46(Xem: 7586)
7. Lời nguyện của người con hiếu

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Lời nguyện của người con hiếu

Đã hơn một tuần rồi, vị Thánh nữ buồn rầu ủ ê, ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc, vì mẹ nàng vừa từ biệt cõi đời.

Gọi nàng là Thánh nữ, bởi vì nàng là một người tu hành đoan chánh, rất hiếu thảo với cha mẹ và tử tế với mọi người. Tuy nàng thuộc dòng dõi quí tộc Bà-la-môn, song lại tu theo đạo Phật, ăn ở rất phúc hậu nên được nhân dân địa phương kính nể và mến phục mà tôn xưng là Thánh nữ.

Vị Thánh nữ thương mẹ lắm, song không phải là nàng thương vì mẹ nàng không còn ở cõi đời. Vốn là bậc tu hành chân chánh, nàng đã hiểu rõ lẽ sống chết như thế nào rồi. Đối với nàng, sự sống chết thật ra không làm cho nàng bi lụy xót xa cho lắm, nhưng nàng thương mẹ vì một lẽ khác.

Lúc còn sinh thời, mẹ nàng vốn theo ngoại đạo, tà giáo, không tin Phật pháp, không kính Tam bảo, không tin nhân quả, luân hồi, thường sát sanh hại vật, ăn ở tàn ác với mọi người, nói lời không chân thật. Đã nhiều lần, nàng cố sức khuyên can, mong khai mở chánh kiến cho mẹ nhưng mẹ nàng không chịu tin theo.

Vì hiểu rõ lý luân hồi, nghiệp báo, nên nàng càng cảm thấy thương xót mẹ vô cùng. Nàng tin thế nào sau khi thác, mẹ nàng cũng bị đọa vào các đường ác như: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

Nghĩ như vậy rồi hai hàng nước mắt chan hòa, lòng đau như cắt. Bỗng nhiên đôi mắt vị Thánh nữ sáng ngời, trước mắt nàng hình ảnh đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai hiện ra.

– Chỉ có đức Phật mới có thể cứu được mẹ ta. Ta hãy cầu nguyện với ngài.

Sáng hôm sau, khi vầng thái dương vừa ló dạng, muôn chim ca hát vui mừng chào đón ánh bình minh, vị Thánh nữ Bà-la-môn này thức dậy. Nàng thu xếp hành trang và lễ vật, rồi khoan thai đi về phía chùa làng.

Sau khi dâng hương và lễ vật Thánh nữ ngước nhìn pho tượng đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai oai nghi rực rỡ. Bất giác, nàng phục xuống chân ngài, trong lòng thổn thức.

Nàng tự nghĩ: “Phật là bậc đại giác, đầy đủ trí tuệ. Song là bạc phước cho ta, nên không được gặp ngài lúc còn tại thế. Nếu lúc này ngài còn tại thế, hẳn ta có thể hỏi được xem mẹ ta bị đọa nơi nào?”

Còn đang suy nghĩ chưa dứt, bỗng một làn khói thổi mạnh, ngọn nến lung linh. Văng vẳng bên tai Thánh nữ, như có ai nói tiếng rất ngọt ngào:

– Hỡi Thánh nữ đang khóc lóc kia, hãy nín đi và nghe đây, ta sẽ chỉ bảo cho nơi mẹ con bị đọa.

Bàng hoàng như vừa tỉnh giấc mộng, Thánh nữ ngạc nhiên hướng lên không trung và bạch rằng:

– Chẳng hay vị thần linh nào ứng hiện, mong rủ lòng thương xót mà giải cho con tấm lòng lo âu. Từ khi mẹ con mất đến nay, ngày đêm thương xót, không biết mẹ con bị đọa vào đường ác nào?

Ở trên không lại có tiếng nói vang lên văng vẳng như tiếng chuông chiều:

– Hỡi Thánh nữ! Ta đây chính là Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mà con đang cúng dường và chiêm ngưỡng đó. Vì tấm lòng hiếu thảo của con, nên ta mới bảo cho con biết.

Thánh nữ nghe nói khôn xiết vui mừng, liền chắp tay quì lạy. Đức Phật lại phán:

– Hỡi Thánh nữ Bà-la-môn kia, sau khi cúng dường, hãy trở về tọa thiền mà niệm danh hiệu ta, thì sẽ thấy nơi mẹ con bị đọa.

Vì nóng lòng thương mẹ, Thánh nữ Bà-la-môn vội vã làm lễ tạ Phật rồi ra về. Y theo lời Phật dạy, Thánh nữ trang hoàng bàn thờ Phật và đối trước tượng Phật, nàng ngồi kiết già nghiêm chỉnh, miệng và tâm đều kính cẩn niệm danh hiệu đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai luôn luôn không dứt.

Một bầu không khí mơ màng trong ánh sáng bỗng hiện ra, Thánh nữ Bà-la-môn ung dung tiến bước đến một bờ biển mênh mông bát ngát. Nhưng lạ thay, nước biển lại sôi lên sùng sục. Trên mặt biển, làn sóng cuồn cuộn nhấp nhô rất nhiều thú dữ, hình dáng quái dị, hung ác, bay nhảy, bơi lặn tung tăng, tranh nhau xé xác hàng ngàn, hàng vạn người trôi nổi trong đó, đàn ông có, đàn bà có, tiếng rên la khóc lóc vô cùng thảm thiết: Những cảnh tượng diễn ra vô cùng tàn ác, dã man, rùng rợn, không nỡ nhìn lâu. Tuy vậy Thánh nữ chỉ thấy thương xót cho những kẻ bị thú dữ ăn thịt đó thôi, chứ lòng nàng không cảm thấy sợ hãi chút nào. Lòng Thánh nữ rất phân vân về cái cảnh tàn sát ghê rợn ấy, nàng định tâm nếu gặp người nào sẽ hỏi cho rõ nguyên do!

Bỗng từ đằng xa đi lại một người hình dáng kì dị, cổ quái. Tới gần Thánh nữ, người kia vội vã chắp tay vái chào mà rằng:

– Mô Phật! Bạch Bồ Tát, chẳng hay vì duyên cớ gì mà Ngài lại tới đây?

Thánh nữ vô cùng ngạc nhiên về cách xưng hô của người kì dị kia. Nàng bèn hỏi lại:

– Mô Phật! Chẳng hay người là ai mà gọi tôi là Bồ Tát?

Người kia mỉm cười đáp lại:

– Mô Phật! Đệ tử là Quỷ Vương Vô Độc, cai quản nơi này nên được biết rõ: Vào được cõi này, chỉ có các bậc Bồ Tát hoặc các tội nhân mà thôi. Cứ nhìn cốt cách ung dung của ngài thì biết ngay ngài là bậc Bồ Tát mới đủ thần thông để chứng kiến những cảnh ghê gớm ở chốn này mà chẳng chút sợ hãi.

Thánh nữ suy nghĩ giây lát rồi hỏi Quỷ Vương Vô Độc:

– Vậy đây là chốn nào?

– Bạch Bồ Tát! Đây là từng bể thứ nhất về phía Tây núi Đại Thiết Vi.

– Phải chăng, trong núi Đại Thiết Vi là địa ngục?

– Thưa vâng, trong núi Đại Thiết Vi quả có địa ngục!

Thánh nữ hỏi:

– Tôi có việc muốn vào địa ngục có được chăng?

– Bạch Bồ Tát! Muốn vào địa ngục chỉ có hai cách: oai thần và nghiệp lực. Ngoài hai cách ấy thì chẳng bao giờ vào được. Hiện nay Bồ Tát đang nhờ sức niệm Phật nên có oai thần, có thể vào được, song tôi muốn hỏi Bồ Tát muốn vào địa ngục có duyên cớ gì?

Thánh nữ nghe Quỷ Vương Vô Độc hỏi, ngậm ngùi nhớ đến mẹ và liên tưởng đến những cực hình ghê gớm trong địa ngục. Nàng đáp:

– Tôi muốn đi tìm nơi mẹ tôi bị đọa. Mẹ tôi mới thác, không biết người bị đọa đến ngã nào?

Quỷ Vương Vô Độc phân vân giây lát, rồi hỏi Thánh nữ:

– Bạch Bồ Tát! Dám hỏi mẹ ngài khi còn trên dương thế, hạnh nghiệp thế nào?

Thánh nữ gạt lệ đáp:

– Mẹ tôi vốn tin theo tà đạo, thường chê bai Tam bảo và tạo nhiều nghiệp dữ.

– Chẳng hay mẹ của Bồ Tát thuộc dòng dõi nào và tên họ là chi?

– Cha mẹ tôi đều thuộc dòng dõi Bà-la-môn. Cha tôi tên là Thi-la Thiện-kiến, mẹ tôi là Duyệt-đế-lợi.

Thánh nữ vừa dứt lời, Quỷ Vương Vô Độc vội vã chắp tay đảnh lễ Thánh nữ mà rằng:

– Mô Phật! Bạch Bồ Tát! Xin Bồ Tát chớ bi lụy nữa và hãy hoan hỉ trở về cho. Bà Duyệt-đế-lợi rất may mắn. Tuy bà có phạm nhiều tội ác bị đọa vào địa ngục Vô Gián, song nhờ lòng hiếu thảo của Bồ Tát, hết lòng tu phước, bố thí, cúng dường, nên được sanh lên cõi trời từ ba hôm nay rồi. Chẳng những một mình bà, mà tất cả những tội nhân trong địa ngục Vô Gián hôm ấy đều hưởng chung sự vui sướng ấy cả.

Quỷ Vương Vô Độc vừa dứt lời, Thánh nữ vui sướng quá, bất giác ra khỏi thiền định. Nàng bừng tỉnh đứng dậy, chạy trước bàn thờ Phật làm lễ và phát lời thề nguyện rất chân thành:

– Con xin thề nguyện rằng mãi mãi về đời sau này, nếu còn chúng sanh nào có tội khổ, con sẽ mở rộng phép phương tiện mà giải thoát cho họ, đời đời kiếp kiếp con sẽ tu theo pháp Phật, làm hạnh Bồ Tát để độ hết chúng sanh, và chỉ thành Phật khi nào hết thảy chúng sanh đều thành Phật.

Lời thề nguyện vang lên như tiếng sắt chạm vào nhau, cương quyết và hùng mạnh, ghi sâu vào tâm khảm vị Thánh nữ chí hiếu và dư âm còn vang dội vào tâm tư muôn triệu tín đồ của đức Phật trong nhiều thế hệ sau này.

Vị Thánh nữ nói trên là tiền thân ngài Bồ Tát Địa Tạng Vương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4707)
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói ...
10/04/2013(Xem: 4284)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4441)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3822)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4778)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5725)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4604)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5584)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4511)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9501)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]