Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Vua Phạm-dự bố thí

04/03/201103:31(Xem: 6309)
32. Vua Phạm-dự bố thí

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ TƯ: BỒ-TÁT RA ĐỜI

VUA PHẠM-DỰ BỐ THÍ

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ chư tỳ-kheo bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chẳng hay vì nhân duyên gì mà Phật thường tán thán, ca ngợi công đức của việc bố thí. Không biết nguyên do việc ấy thế nào, xin Phật từ bi vì chúng con mà phân biệt giảng thuyết.”

Đức Thế Tôn đáp rằng: “Này chư tỳ-kheo! Hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này chư tỳ-kheo! Ta nhớ lại về thuở quá khứ cách nay vô số kiếp, nước Ba-la-nại có vị vua tên là Phạm-dự, trị nước theo chánh pháp, nhân dân an ổn, thịnh vượng, không có nạn đao binh, chinh chiến. Trong cõi nước của ngài, các loại trâu bò, voi ngựa, gia súc, thảy đều đông đúc.

“Bấy giờ trong nước có một người bà-la-môn giỏi thuật chiêm tinh, tâu với vua rằng: ‘Thần xem thiên văn thấy có hỏa tinh sanh lại phương này. Ứng theo điềm ấy, khắp nước sẽ phải chịu một cơn hạn hán kéo dài đến 12 năm, mùa màng chẳng thu được gì, nhân dân hết sức đói khổ.’

“Vua Phạm-dự nghe lời ấy rồi, trong lòng buồn bã lo âu, tự suy nghĩ rằng: ‘Nay ta biết tìm cách chi để cứu nhân dân sống qua khỏi kiếp nạn này?’

“Liền cho gọi những người giỏi thuật toán số đến bảo rằng: ‘Các ngươi hãy tính hết số dân trong nước, đem so với số lúa thóc hiện có trong các kho, rồi chia đều xem có thể cung cấp được bao lâu.’

“Những người ấy vâng lệnh vua, tổ chức một cuộc điều tra khắp nước, rồi báo với vua rằng: ‘Nếu chia đều ra, phân phát cho mỗi người một thăng lúa, thì có thể phân phát được 6 năm. Chia như vậy cũng chẳng đủ ăn, nên số người chết chắc là nhiều lắm. Riêng phần của vua thì được chia hai thăng.’ Vua liền ra lệnh cứ y vậy mà phân phát.

“Có một người bà-la-môn sau đó tìm đến vua, tâu rằng: ‘Tâu đại vương! Chỉ có riêng mình tôi bị sót tên không được chia lúa. Mạng sống chỉ còn trong nay mai. Xin đại vương từ bi thương xót, cấp cho ít nhiều.’

“Vua Phạm-dự nghe nói vậy, liền tự nghĩ rằng: ‘Nay người này đang cơn đói thiếu, cần ta bố thí ít nhiều. Nếu ta chẳng thể vì người mà bố thí, thì nói gì đến chuyện sau này tế độ chúng sanh, lại trong vô lượng kiếp vì chúng sanh mà chịu những sự khổ não?’ Nghĩ như vậy rồi, liền giảm phần mình một nửa số lúa, bố thí cho người bà-la-môn ấy.

“Khi ấy, lòng bố thí của vua cảm động đến cả trời đất, khiến cho cung điện của vua trời Đế-thích tự nhiên chấn động, chẳng được yên ổn. Đế-thích suy nghĩ rằng: ‘Nguyên do gì mà cung điện của ta tự nhiên chấn động? Hay là do ta phước đức đã hết, mạng sắp tự diệt nên có điềm báo này?’

“Nghĩ như vậy rồi, liền dùng thần thông quán sát, thấy biết việc vua Phạm-dự trong cơn đói thiếu, có thể vì chúng sanh mà làm được việc rất khó làm, nên cảm ứng đến cung điện nơi cõi trời rung chuyển chấn động.

“Đế-thích liền nghĩ: ‘Nay ta nên đến đó, thử lòng vua xem có thật như thế chăng.’ Liền tự biến hình thành một người bà-la-môn già yếu, bệnh hoạn, chống gậy đến chỗ vua Phạm-dự mà xin ăn. Khi ấy, vua Phạm-dự suy nghĩ: ‘Thân mạng này của ta, dẫu cho có bố thí hay không thì cuối cùng cũng đi đến chỗ chết mà thôi.’ Nghĩ như vậy rồi, trong lòng vui vẻ muốn bố thí, được lợi ích cho chúng sanh thì dù chết cũng không hối hận. Còn chỉ một phần lúa duy nhất của mình, vua liền mang ra bố thí cho người bà-la-môn già yếu ấy.

“Đế-thích nhận bố thí rồi, liền hỏi vua rằng: ‘Đại vương trong cơn đói khát, cơ khổ mà có thể làm được việc rất khó làm, xả bỏ cả thân mạng, như vậy ắt cầu được sanh cõi trời, hoặc cầu làm Chuyển luân Thánh vương chăng, hay cầu được sự vui thú, vinh hoa nơi cõi thế?’

“Vua Phạm-dự đáp: ‘Tôi thật chẳng cầu hết thảy những điều ấy, duy chỉ nguyện trong đời vị lai được thành chánh giác, cứu tế chúng sanh thoát mọi khổ não.’

“Phát nguyện ấy xong, Đế-thích liền nói: ‘Lành thay, lành thay! Thật chưa từng có vậy!’ Nói xong, hiện lại nguyên hình, nói với vua Phạm-dự rằng: ‘Ta thật là vua trời Đế-thích. Nay đại vương nên truyền lệnh cho dân chúng chuẩn bị dọn sửa ruộng đất, trong vòng bảy ngày ta sẽ cho một cơn mưa lớn.’

“Vua Phạm-dự nghe vậy vui mừng khôn xiết, liền truyền rao trong dân chúng, phải cày dọn ruộng đất sẵn sàng, trong vòng bảy ngày sẽ có mưa lớn. Nhân dân được tin hết sức vui mừng, lập tức cày dọn ruộng đất chờ sẵn. Đúng bảy ngày quả nhiên trời đổ cơn mưa lớn. Năm đó mùa màng bội thu, không còn đói thiếu.”

Phật lại bảo A-nan rằng: “Vua Phạm-dự thuở ấy, chính là ta ngày nay. Do nhân duyên ấy, ta thường tán thán công đức bố thí là vô cùng lớn lao, không thể nói hết.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2017(Xem: 3883)
Có một vị quan khách vào một tiệm may, đặt may một chiếc áo dài. Ông chủ tiệm may bước ra từ tốn chào khách. Trong lúc chào khách, ông ta ngầm ngắm khách từ trên xuống dưới một lượt rồi mới lễ phép thưa : - Thưa Ngài, Ngài muốn chọn loại vải nào ạ ?
24/01/2017(Xem: 3848)
Người đàn bà đang ngồi trước tôi bây giờ là Dung. Ánh sáng từ một khung cửa sổ phả nhẹ lên mái tóc, một bên bờ vai của Dung, nổi bật hẳn lên cái nền nhờ nhờ tối của một góc barrack, cho tôi một chân dung thật đằm thắm, thật thiết tha, nhất là lúc này Dung đang ngồi cặm cụi may vá áo quần cho con cái. Cạnh đấy trên một chiếc bàn nhỏ, hai đứa con của Dung đang ngồi bệt trên sàn gỗ chăm chỉ chép bài, hai mái đầu non dại cận kề nhau, thân mật quá ! Trên tay tôi điếu thuốc vẫn dìu dặt tỏa khói, làn khói thuốc chầm chậm đùn lên cao, tản mát vào cái không khí dịu lành của một chiều hải đảo đang ngã dần vào đêm. Giữa tôi và Dung bao giờ cũng vậy, làn khói thuốc vẫn là luôn luôn ngăn cách, lúc thì rõ rệt vô cùng sắc nét, lại có khi mờ loãng vô cùng, mơ hồ khó mà diễn tả được nên lời. Do đó được những dịp gần gũi như hôm nay, chúng tôi chỉ biết thầm lặng bên nhau, lâu dần đã trở thành quen thuộc, rất ý nhị, rất êm đềm.
23/01/2017(Xem: 3395)
Cụ Tú Ngọc là người ai ai cũng kính trọng và nể vì. Cụ luôn luôn khiêm tốn và hòa nhã với mọi người. Tánh tình cụ lại cẩn thận và chu đáo, nhất là các công tác từ thiện trong Cộng Đồng, lúc nào cụ cũng hết lòng, hết sức lo toan chu đáo. Một hôm, cùng một lúc, cụ nhận được hai tin báo : * Tin thứ nhất : Mẹ một người bạn thân mất, thọ 75 tuổi. * Tin thứ hai : Đám cưới một đứa cháu trai bà con gần. Cả hai tin cử hành cùng một ngày.
23/01/2017(Xem: 3471)
Vị phú hộ nhà giàu kia, mướn một ông thầy đồ già có tiếng là cao thâm và uyên bác, dạy học cho đứa con trai 12 tuổi. Thầy thì tận tụy dạy bảo, trò thì châm chỉ, siêng năng học hành. Hai thầy trò rất tâm đắc. Chẳng bao lâu, đứa bé học rộng, thông minh, biết nhiều, hiểu nhiều. Vị phú hộ quý thầy, lại vô cùng thương yêu con cái. Một hôm, hai thầy trò dắt nhau dạo phố. Phố phường bao giờ cũng đông đúc, đầy đủ mọi hạng người chen chúc lẫn lộn vào nhau, náo nhiệt. Bỗng một đứa bé ăn xin từ đâu đi lại ngược chiều, gặp thầy, nó vội vàng chắp hai tay lại, kính cẩn cúi đầu chào : - Kính lạy Thầy ạ ! Thầy đồ cũng vội vã chắp hai tay, cúi đầu chào lại đứa bé, cung kính cũng như nó đã cung kính với thầy : - Thầy cám ơn con ! Thằng học trò thấy thế, không hài lòng lắm, mới mở miệng hỏi thầy : -Thưa Thầy, đứa bé bần cùng khốn khó kia, có đáng gì đâu, mà Thầy phải kính cẩn chào hỏi lại nó như thế, hở Thầy ? Thầy đồ từ tốn
23/01/2017(Xem: 7683)
Dưới một mái nhà, cha mẹ sinh ra ba người con trai, sống với nhau thuận hòa. Lớn lên, ba người anh em trai lần lượt lấy vợ. Cha mẹ già rồi cũng mất đi. Một hôm, ba gia đình họp lại, bàn chuyện chia lìa, mỗi gia đình tìm một nơi, sống riêng cho mình. Chắc cũng tại ba cái mụ đàn bà kia, tối ngày lộn xộn nhau hoài, nhức đầu ! Tài sản của cha mẹ để lại chỉ là một mái lá, đơn sơ. Một bàn thờ Tổ Tiên với cặp chân đèn cùng bát nhang, hương khói đạm bạc thường xuyên trong những ngày Giỗ Tết.
01/01/2017(Xem: 2686)
Nhóm bạn rủ nhau đi thăm bệnh môt người bạn, nghe nói chị ấy bị bệnh nặng, đã nằm bệnh viện khá lâu và hiện đang nằm điều trị tại nhà. Gặp người bệnh, tất cả mọi người không khỏi ngỡ ngàng, chị ấy thay đổi nhiều quá, bệnh lâu ngày không khỏi nên trông chi quá mức xanh xao, thân hình gầy đét, tiều tụy, trông vô cùng thảm não. Từng lời hỏi han chia sẻ, nhiều mẫu chuyện vui buồn lần lượt kể nhau nghe để mong người bệnh nguôi ngoai phần nào phiền muộn…
08/11/2016(Xem: 3851)
Thư cho Huyền Trang, một em học sinh Sương Nguyệt Ánh cũ, vừa mới ra đi
31/10/2016(Xem: 5933)
Lúc gần đây báo chí và các đài TV Việt ngữ bán tán xôn xao về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, chắc hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam.
11/10/2016(Xem: 3952)
Lần giở sổ tay chợt giật mình nhớ ngày ra đi của cố Hòa Thượng Thích Thông Quả (1939 - 2015), nguyên viện chủ Thiền Viện Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai. Hòa thượng đã xả báo an tường vào trưa ngày 13 tháng chín năm Ất Mùi (2015) nhằm ngày 25/10/ 2015 với 32 hạ lạp chuyên tu trong 76 tuổi đời duyên thế.
12/09/2016(Xem: 10718)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]