Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phật trừ dịch bệnh

04/03/201103:31(Xem: 6295)
14. Phật trừ dịch bệnh

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ HAI: CÚNG DƯỜNG ĐƯỢC THỌ BÁO

PHẬT TRỪ DỊCH BỆNH

Lúc ấy, Phật ở gần thành Vương-xá, nơi tinh xá Trúc Lâm.

Lúc bấy giờ, tại xứ Na-la xảy ra dịch bệnh làm cho người chết rất nhiều. Dân chúng bệnh khổ đau đớn, cầu khẩn đủ các vị thần, song không thấy ứng nghiệm. Bệnh ngày càng lan rộng chẳng giảm chút nào.

Khi đó, tại xứ này có một người cư sĩ tin Phật, nói với mọi người rằng: “Đức Như Lai luôn làm lợi ích, an ổn cho hết thảy chúng sanh. Chúng ta nên cùng nhau chí tâm niệm danh hiệu ngài mà cầu khỏi sự bệnh khổ.”

Mọi người nghe lời ấy rồi, liền cùng nhau đồng thanh mà xưng danh hiệu Phật, cầu đức Thế Tôn đại bi thương xót cứu hộ cho khỏi nạn dịch bệnh.

Đức Như Lai thường lấy tâm đại bi mà ngày đêm quán sát chúng sanh, nơi đâu có người chịu khổ não ngài đều đến cứu hộ cho, lại dạy tu theo các pháp lành vĩnh viễn trừ được khổ não. Khi ấy, Phật thấy biết nhân dân ở xứ Na-la chịu bệnh khổ, đang nhất tâm xưng danh hiệu Phật mà cầu cứu khổ.

Đức Thế Tôn liền cùng với chư tỳ-kheo hiện đến xứ Na-la, ngài lấy tâm đại bi mà ủy dụ dân chúng, khuyên tu các điều lành. Dịch bệnh khi ấy tự nhiên giảm mất, chẳng còn ai bệnh khổ nữa.

Khi ấy, dân trong xứ đều thấy sự lợi ích, an ổn mà đức Như Lai mang lại cho mọi người, liền nói với nhau rằng: “Chúng ta đây nhờ ơn đức Phật mới còn giữ được thân mạng, vậy nên lập hội thỉnh Phật mà cúng dường.”

Nghĩ như vậy rồi, họ liền cùng nhau đến chỗ Phật, lễ bái thưa thỉnh. Phật liền nhận lời.

Dân chúng trong vùng ấy được Phật nhận lời cầu thỉnh rồi thì mừng rỡ, cùng nhau sắm sửa lập hội cúng dường. Họ trang hoàng nơi lễ đàn, hương hoa cờ phướn đủ lễ trang nghiêm, cho đến dọn sửa đường sá, nhặt sạch những thứ đá sỏi, đồ ô uế. Lại sắp đặt đầy đủ các món ăn ngon lạ, tinh khiết. Mọi việc chuẩn bị xong, họ lại cho người đến thỉnh Phật và chư tỳ-kheo tăng.

Bấy giờ, đức Thế Tôn và chư tỳ-kheo đắp y, mang bình bát cùng đến dự hội. Lễ cúng dường xong, dân chúng đều khao khát mong mỏi xin được nghe pháp. Phật liền vì mọi người mà thuyết pháp cho nghe. Nghe Phật thuyết Pháp xong, mọi người đều thấy tâm ý khai mở, nhiều người được đắc quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tư-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm. Lại có người ngay khi đó phát tâm vô thượng Bồ-đề nguyện được quả vị Phật, Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, chư tỳ-kheo thấy việc như vậy liền thưa hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên phước báo nào mà dân chúng nơi đây ngày nay cúng dường Phật, cũng như nhờ đâu mà họ được Phật độ cho khỏi nạn dịch bệnh tai ác?”

Đức Phật đáp rằng: “Này chư tỳ-kheo! Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này Chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Nguyệt Quang, cùng với chư tỳ-kheo đi đến nước của một vị vua tên là Phạm-ma. Đức vua này cúng dường Phật với chư tỳ-kheo xong, liền quỳ xuống mà bạch rằng: “Xin đức Thế Tôn từ bi thương xót mà cứu độ cho nhân dân hiện nay đang bị dịch bệnh tai ác.”

Lúc bấy giờ, đức Phật Nguyệt Quang liền lấy tấm y của mình trao cho nhà vua, nói rằng: “Đại vương! Hãy mang áo cà-sa của ta đây treo lên đầu cây phướn, cung kính cúng dường, rồi dịch bệnh sẽ tự nhiên tiêu tán, không còn trở lại nữa.” Vua nghe theo lời ấy rồi, mọi việc đều tốt đẹp, dịch bệnh tự nhiên tiêu trừ. Vua hết sức vui mừng, phát tâm Bồ-đề. Đức Phật liền thọ ký cho vua rằng: “Ngươi về sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.”

Phật bảo chư tỳ-kheo rằng: “Vua Phạm-ma thuở ấy chính là ta ngày nay. Quần thần thuở ấy chính là tỳ-kheo các ngươi. Nhờ nhân duyên cúng dường, phụng sự đức Phật Nguyệt Quang thuở ấy, nên trải qua bao kiếp lưu chuyển, ta chẳng bao giờ đọa vào các đường ác, thường hưởng những sự khoái lạc trong cõi trời, cõi người, cho đến ngày nay được quả vị vô thượng Bồ-đề. Cũng vì thế mà khắp trong cõi trời người, ai ai cũng muốn đến cúng dường ta.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2011(Xem: 2190)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
22/05/2011(Xem: 2457)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹp và trong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
22/05/2011(Xem: 2605)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
12/05/2011(Xem: 2338)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
12/05/2011(Xem: 4829)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
12/05/2011(Xem: 2587)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
12/05/2011(Xem: 2579)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu có và quyền quý. Ông lái buôn là người có học...
09/05/2011(Xem: 3181)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
09/05/2011(Xem: 15075)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20333)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]