Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Người bệnh nặng

04/03/201103:31(Xem: 6077)
6. Người bệnh nặng

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ NHẤT: BỒ-TÁT ĐƯỢC THỌ KÝ

NGƯỜI BỆNH NẶNG

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ cùng với chư tỳ-kheo, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Tại thành Xá-vệ, có một ông trưởng giả tên là Bà-trì-gia, giàu có nhưng tâm địa cực ác, thường chẳng thân thiện gần gũi với ai. Tuy vậy, ông lại có lòng kính ngưỡng phụng sự sáu thầy ngoại đạo.

Ngày kia, ông mắc bệnh trầm trọng, không có ai chăm sóc thuốc thang cho, mạng sống rất nguy kịch. Ông liền tự nghĩ rằng: “Ta nay thọ bệnh, khốn khổ cùng cực như thế này, nếu ai có thể cứu được mạng sống của ta, ta sẽ trọn đời hầu hạ phụng sự người ấy.” Ông lại nghĩ tiếp rằng: “Chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể cứu được mạng ta mà thôi.” Nghĩ như vậy rồi liền sanh lòng khát ngưỡng, mong mỏi được thấy Phật.

Đức Phật thường lấy tâm đại bi ngày đêm quán sát hết thảy chúng sanh, thấy biết những ai đang gặp khổ não thì ngài hiện đến tùy duyên cứu giúp, thuyết pháp cho nghe khiến được hoan hỷ thân tâm, nếu đang đọa trong nẻo ác, cũng khiến cho lìa khỏi đó mà sinh vào chốn trời người, được thành đạo quả.

Khi ấy, Phật nhìn thấy ông trưởng giả đang khốn khổ vì bệnh tật, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng, ngài liền phóng hào quang chiếu đến nơi thân người bệnh, khiến cho thân thể được khoan khoái, mát mẻ, tâm liền tỉnh ngộ, vui mừng khôn xiết. Ông trưởng giả Bà-trì-gia khi ấy liền phủ phục lễ bái quy vọng đến chỗ Phật.

Lúc đó, đức Thế Tôn biết rằng thiện căn của Bà-trì-gia đã thành thục, có thể được giáo hóa. Ngài liền hiện đến nơi nhà ông trưởng giả này. Khi ấy, ông liền vùng dậy, chấp tay cung kính đón rước Phật lên chỗ ngồi.

Phật hỏi Bà-trì-gia rằng: “Ngươi nay chịu bệnh khổ, có biết ở nơi đâu không?” Ông đáp rằng: “Con nay chịu khổ não ở cả nơi thân và tâm.”

Phật liền nghĩ rằng: “Ta từ nhiều kiếp đến nay từng tu hạnh từ bi, nguyện trị lành tất cả bệnh khổ nơi thân và tâm của chúng sanh.” Bấy giờ, Đế-thích biết được ý nghĩ của Phật, liền bay đến Hương Sơn, lấy loại cỏ thuốc tên là bạch nhũ, mang về dâng lên cho Phật. Phật nhận cỏ thuốc rồi trao cho Bà-trì-gia, bảo uống hết vào. Bệnh liền được khỏi, thân tâm khoái lạc. Ông này đối trước Phật sanh lòng tin phục gấp bội phần, liền vì Phật và chư tỳ-kheo tăng mà chuẩn bị các món ăn ngon lạ để cúng dường. Xong, lại dùng một chiếc áo tốt rất đẹp đẽ, giá trị trăm ngàn lượng vàng mà dâng cúng.

Ông lại phát nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường Phật và chư tỳ-kheo tăng, nguyện cho tôi về sau cũng trị được các bệnh khổ nơi thân và tâm của tất cả chúng sanh, làm cho được an lạc, giống như ngày nay Thế Tôn đã trị dứt bệnh khổ nơi thân và tâm của tôi, làm cho được an lạc.”

Khi ông phát nguyện như vậy rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy người trưởng giả đây sau khi khỏi bệnh phát tâm cúng dường ta và chư tăng hay chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”

Phật nói: “Về sau người này sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni, rộng độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 35089)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
09/12/2013(Xem: 7186)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác
07/12/2013(Xem: 21711)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
27/11/2013(Xem: 49576)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
16/11/2013(Xem: 27408)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
10/11/2013(Xem: 43124)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14462)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
05/11/2013(Xem: 5651)
Mẹ tôi là hình ảnh lớn nhất, là nhân vật vĩ đại nhất, là người đàn bà số một trong cuộc đời tôi. Ấy chết! Hãy thận trọng nếu là con trai, vì người đàn bà khác bên cạnh sẽ bắt bẻ ngay. Thật ra người con nào cũng có thể viết về mẹ của mình những dòng chữ ấy, chẳng thấy sai một tí nào. Nhất là khi người mẹ của họ đã không còn có mặt trên thế gian này nữa.
26/10/2013(Xem: 62515)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
14/10/2013(Xem: 19164)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]