Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 71: Nghệ thuật lên dây đàn

13/01/201110:55(Xem: 10821)
Chương 71: Nghệ thuật lên dây đàn

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

15.

Chương 71

NGHỆ THUẬT LÊN DÂY ĐÀN

Mùa an cư hoàn mãn, Bụt lên đường về miền Nam. Người ghé thăm vườn Nai Migaradava ở Isipatana, phía Bắc thành phố Baranasi, nơi người đã nói pháp thoại Tứ Diệu Đế, pháp thoại đầu tiên của người. Quang cảnh ở đây đã đổi khác. Một cái tháp lớn đã được dân chúng địa phương dựng lên để kỷ niệm lần đầu tiên bánh xe chánh pháp được chuyển xoay. Mới đó mà ba mươi sáu năm đã đi qua, bánh xe chánh pháp đã được chuyển xoay liên tục trong mươi sáu năm và chánh pháp đã được lan truyền đến mọi nơi, trên khắp lưu vực sông Hằng. Tại vườn Nai, một giảng đường đã được tạo lập và các vị khất sĩ cư trú tu học rất là đông đảo. Sau khi thăm hỏi, thuyết pháp và khích lệ đại chúng, Bụt lên đường đi Gaya. Người ghé Uruvela thăm cây bồ đề năm xưa. Cây bồ đè càng ngày càng xanh tốt. Nhiều chiếc tịnh thất đã được dựng lên trong vùng. Vua Bimbisara đang chuẩn bị cho xây một ngôi tháp kỷ niệm nơi Bụt thành đạo. Bụt ghé vào thôn xóm để chơi với bọn trẻ con. Những đứa trẻ năm nay không khác gì những đứa trẻ năm xưa. Chú bé chăn trâu Svastika năm xưa nay đã bốn mươi bảy tuổi rồi và đã trở nên một vị lớn trong giới khất sĩ. Bọn trẻ đi hái những trái đu đủ chín đỏ để cúng dường Bụt, đứa nào cũng biết đọc bài tam quy.

Từ Gaya, Bụt đi dần lên phía Đông Bắc để về Rajagaha. Về tới thủ đô, Bụt đi thẳng lên núi Linh Thứu.

Tại đây, Bụt gặp đại đức Punna. Thấy Bụt, đại đức rất mừng. Thầy kể cho Bụt nghe về công trình hoằng pháp của thầy tại đảo Sunaparanta. Thầy vừa mới kết thúc một mùa an cư tại đó với một số các vị khất sĩ bạn. Số người quy y Bụt, Pháp và Tăng ở đảo đã lên tới con số năm trăm.

Những ngày kế tiếp, Bụt đi thăm các trung tâm tu học rải rác trong vùng. Một đêm kia, tĩnh tọa trong tịnh thất tại trung tâm vườn Mát. Bụt thoáng nghe được giọng tụng kinh hơi bất thường của một vị khất sĩ. Giọng tụng kinh này có vẻ mệt mỏi và buồn chán. Bụt biết vị khất sĩ này đang gặp khó khăn.

Sáng hôm sau, nhờ hỏi đại đức Ananda, Bụt biết vị khất sĩ tụng kinh hồi hôm là Sona. Bụt đã từng biết Sona nhiều năm về trước tại Savatthi.

Đại đức Kulikanna đã được xuất gia dưới sự hướng dẫn của đại đức Maha Kaccana, và tu học với đại đức này mấy năm trên núi Pavatta ở xứ Kururaghara. Sona là một thanh niên con nhà giàu, nho nhã thông minh, nhưng thể chất không được cứng cát cho lắm. Thầy phải cố gắng hết sức mới sống được đời sống xuất gia không nhà không cửa, ăn một một ngày một bữa và ngủ dưới gốc cây, nhưng đạo tâm của Sona rất lớn. Năm sau, thầy Sona mới được đại đức bổn sư phái về Savatthi thăm Bụt.

Được gặp Bụt lần đầu, thầy Sona rất sung sướng, Bụt hỏi thăm thầy:

- Sona, thầy có mạnh giỏi không? Tu học, khất thực và hành hóa có khó khăn lắm không?

- Bạch Thế Tôn, con hạnh phúc lắm. Công việc tu học, khất thực và hành hóa của con không có gì khó khăn.

Bụt bảo thầy Ananda:

- Thầy dọn cho khất sĩ Sona một chỗ nghỉ ngơi trong tịnh thất.

Đại đức Ananda kê thêm một cái giường trong tịnh xá Bụt. Đêm ấy, Bụt ngồi thiền ngoài trời cho tới ba giờ sáng. Sona thấy thế cũng không ngủ. Khi Bụt bước vào, người hỏi:

- Thầy chưa ngủ sao?

- Bạch Thế Tôn, con chưa ngủ.

- Thầy chưa buồn ngủ sao? Vậy thì thầy có thuộc được kinh kệ gì, đọc lên cho vui đi.

Đại đức Sona vâng lời đọc lên mười sáu câu kệ thuộc phép quán niệm hơi thở. Giọng thầy trong như chuông, không vấp váp, không có một lỗi văn phạm. Bụt khen:

- Thầy đọc hay lắm, thầy tu đã được mấy năm rồi?

-Bạch Thế Tôn, con mới đi tu được có hơn một năm thôi. Con chỉ mới có một tuổi an cư.

Đó là lần đầu Bụt gặp thầy Sona. Đêm qua nghe tiếng tụng kinh của thầy. Bụt biết là Sona đã cố gắng quá sức mình trong nổ lực tu học. Người bảo Ananda cùng đi với người tới tịnh thất của thầy Sona. Thấy Bụt, Sona đứng dậy chào mừng. Bụt bảo Ananda và Sona ngồi xuống cạnh Bụt, rồi người hỏi Sona:

- Ngày trước, hồi chưa xuất gia, thầy là nhạc sĩ chuyên về đàn mười sáu dây, phải không?

- Bạch Thế Tôn, phải.

- Khi đánh đàn, nếu dây đàn chùng thì sao?

- Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn chùng thì tiếng đàn chưa đúng mức.

- Còn nếu dây quá căng.

-Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn quá căng thì tiếng đàn biến thể và dây đàn có thể đứt.

- Còn nếu dây đàn được lên vừa phải?

- Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn được lên vừa phải thì bản nhạc sẽ hay.

- Đúng như vậy đó, Sona! Giải đãi và lười biếng thì đạo nghiệp không thành, mà cố gắng quá sức mình thì sẽ đưa tới sự mệt mỏi và thối chí. Sona! Thầy phải biết lượng sức mình, đừng ép uổng thân và tâm quá mức, như vậy thầy mới mong thành tựu được đạo nghiệp.

Đại đức Sona đứng dậy lạy xuống để cảm tạ Bụt.

Một buổi chiều, y sĩ Jivaka, lên núi Linh Thứu thăm Bụt. Tới chân núi, ông gặp Bụt, Bụt mới ở tu viện Trúc Lâm về. Ông chào Bụt và xin phép được đi theo người lên núi.

Jivaka nhìn Bụt leo các bậc thang đá lên núi mà trong bụng khen thầm Năm nay Bụt đã bảy mươi hai tuổi rồi mà người còn cứng cát và mạnh khỏe quá, Bụt leo núi một cách thong thả và ung dung, một tay cầm bát, một tay cầm chéo áo. Đại đức Ananda đi cạnh Bụt không thể cầm bát thay cho Bụt được, bởi vì một tay thầy cũng cầm bát và một tay thầy cũng cầm chéo áo. Jivaka tiến lên và xin mang bình bát hầu Bụt. Bụt trao bình bát cho ông và mỉm cười:

- Như lai đã leo núi này có cả mấy ngàn lần, lần nào cũng tự cầm lấy bát, thì đã có sao đâu.

Bậc đá được xây lên tận thềm tịnh xá của Bụt ở trên đỉnh đồi. Chính vua Bimbisara đã ra lệnh xây mấy trăm bậc đá này để cúng dường. Lên tới sân tịnh xá, y sĩ được Bụt mời ngồi trên một tảng đá. Ông cám ơn Bụt rồi hỏi thăm Bụt về tình hình sức khỏe và công việc hoằng hóa của người ở các nước. Ông nhìn đại đức Ananda rồi nhìn Bụt. Ông nói:

- Bạch Thế Tôn, con xin phép nói sơ lược về tình trạng giáo đoàn ở đây. Con thấy tình trạng giáo đoàn có liên hệ tới tình trạng chính trị. Con nghĩ Thế Tôn cần phải được thông báo về tình hình này.

Rồi y sĩ cho Bụt biết rằng đại đức Devadatta có vây cánh khá mạnh mẽ và đông đảo trong giới các vị khất sĩ cũng như trong giới chính trị. Cánh tay trái của đại đức là đại đức Kokalika, một người được xem như là mưu sĩ của đại đức Devadatta. Ngoài ra còn có các đại đức Kotamoraka Tissa, Khandadeviputta và đại đức Samuddadatta; vị nào cũng có đông đảo đệ tử. Đại đức Devadatta rất thông minh mà cũng rất hùng biện cho nên được rất đông người nghe theo, trong giới khất sĩ cũng như trong giới cư sĩ. Đại đức không chính thức nói ra là đại đức chống đối Bụt và các vị đại đệ tử phụ tá người, nhưng đại đức đã nhiều lần đưa ra ý kiến là Bụt đã lớn tuổi, không đủ sức để lãnh đạo giáo đoàn, và cách thức của Bụt đã hơi xưa không thích hợp với giới trẻ và với thời đại mới. Đứng về phương diện xã hội, đại đức rất được nhiều giới giàu có ủng hộ. Người ủng hộ đại đức tận tình nhất là là hoàng thái tử Ajatasattu. Không biết đại đức khéo léo thế nào mà thái tử Ajatasattu đã ủng hộ đại đức một cách tận tình. Hoàng thượng Bimbisara tin kính Bụt như thế nào thì Ajatasattu tin kính đại đức Devadatta như thế ấy. Thái tử đã xây cất cho đại đức một trung tâm tu học lớn trên núi Gayasisa, nơi ngày xưa Bụt đã nói Kinh Lửa cho ba anh em đại đức Uruvela Kassapa và cả gần một ngàn vị môn đệ của họ. Thái tử cho chở tới trung tâm các thức cúng dường, chở bằng xe ngựa, ba bốn hôm một lần. Giới thương gia và chính trị gia muốn được lòng thái tử cũng bắt chước đi lại Gayasisa để cúng dường và nghe pháp. Với sự ủng hộ đó, uy tín của đại đức càng lúc càng lên. Số các vị khất sĩ theo hùa về đại đức đã có đến ba hoặc bốn trăm vị.

Nói tới đây, y sĩ lại nhìn Bụt và xuống giọng:

- Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng những gì xảy ra đó không đủ để làm Thế Tôn e ngại, nhưng điều này con xin Thế Tôn lưu ý cho con, con nghe phong phanh là Ajatasattu muốn sớm làm vua để thi hành được những gì mà thái tử muốn, Ajatasattu nóng ruột thấy vua cha ngồi ở trên ngôi lâu quá; cũng như đại đức Devadatta nóng ruột thấy Bụt chưa giao quyền lãnh đạo giáo đoàn cho đại đức. Con nghĩ rằng chính đại đức Devadatta đã gieo những ý tưởng nguy hiểm vào đầu thái tử Ajatasattu, Thế Tôn, vì phải lui tới kinh đô để chữa trị cho hoàng thưọng và hoàng gia, con đã cảm thấy các nguy cơ này. Nếu vạn nhất có chuyện gì xảy ra, Bụt và giáo đoàn thế nào cũng bị liên lụy. Xin Thế Tôn lưu ý.

Bụt nói:

- Jivaka, cám ơn ông đã cho Như lai biết tình hình. Biết được những gì đang xảy ra, đó là điều quan trọng, nhưng ông đừng quá lo lắng, Như lai sẽ sắp đặt để giáo đoàn đừng bị vương vấn vào những chuyện không may.

Y sĩ Jivaka lạy Bụt, cáo từ và xuống núi.

Bụt dặn thầy Ananda đừng tiết lộ những gì y sĩ nói cho ai biết.

Mươi hôm sau, trong một buổi pháp thoại lớn tổ chức hàng tháng tại tu viện Trúc Lâm, Bụt giảng về ngũ lực, tức năm loại năng lực cần thiết để nuôi dưỡng hoa trái giác ngộ, Ngũ lực là niềm tin (tín), sự chuyên cần (tấn), chánh niệm (niệm), sự chuyên tinh (định), và sự hiểu biết (tuệ).

Buổi pháp thoại rất đông đảo, có trên ba ngàn người tham dự, trong đó có cả quốc vương Bimbisara. Pháp thoại vừa chấm dứt, mọi người chưa có cơ hội để hỏi Bụt những điểm họ chưa thấu triệt thì đại đức Devadatta đã đứng dậy. Đại đức bước lên, chắp tay cung kính làm lễ Bụt, rồi bạch:

- Thế Tôn, năm nay tuổi Thế Tôn đã cao, sức khỏe Thế Tôn đã kém, Thế Tôn cần được nghỉ ngơi an tĩnh để bớt đi những khó nhọc trong những năm chót còn lại trên đời. Công việc lãnh đạo giáo đoàn đã trở nên quá nặng nhọc đối với Thế Tôn. Xin Thế Tôn rút về tịnh xá an nghỉ. Con sẽ xin thay mặt người mà lãnh đạo giáo đoàn khất sĩ.

Bụt nhìn Devađatta, người trả lời:

-Devadatta, cám ơn thầy đã lo lắng cho Như lai, nhưng Như lai vẫn còn đủ sức để lãnh đạo giáo đoàn khất sĩ.

Đại đức quay lại nhìn đại chúng. Có khoảng ba trăm vị khất sĩ đứng dậy và chắp tay. Đại đức nói:

- Ở đây có nhiều vị cũng nhận thấy như con. Xin Thế Tôn đừng e ngại, con đủ sức lãnh đạo giáo đoàn để đỡ mệt cho người.

Bụt nói:
- Thôi, Devadatta, đừng nên nói nữa. Trong số các đệ tử lớn của ta có những vị xuất sắc và xứng đáng hơn thầy nhiều mà ta cũng chưa giao cho họ trách nhiệm lãnh đạo giáo đoàn khất sĩ, huống hồ là giao cho thầy. Thầy chưa có đủ tư cách lãnh đạo giáo đoàn khất sĩ đâu.

Bị Bụt chê giữa đám đông người, trong đó có cả vua Bimbisara, đại đức Devadatta lấy làm xấu hổ, mặt thầy đỏ lên vì giận. Thầy đi xuống, không nói thêm một lời nào nữa.

Ngày hôm sau, tại tịnh thất trên núi Linh Thứu, đại đức Ananda tâm tình với Bụt:

- Thế Tôn, con rất đau khổ vì anh ruột của con là đại đức Devadatta, Thế Tôn đã chê anh ấy trước đám đông, anh ấy sẽ tìm mọi cách để trả thù, con nghĩ là sẽ có chia rẽ trầm trọng trong giáo đoàn, nếu Thế Tôn thấy con cần đi nói chuyện riêng với anh ấy để khuyên nhủ thì con xin đi.

- Ananda, sở dĩ Như lai phải nói nặng với Devadatta ngay giữa đám đông và trước mặt quốc vương là vì Như lai có ý muốn cho mọi người thấy rằng Devadatta không phải là người chủ chốt trong giáo đoàn, và những hành vi của Devadatta sau này chỉ có một mình Devadatta chịu trách nhiệm, chúng ta không phải gánh chịu trách nhiệm ấy. Ananda, nếu thầy thấy nói chuyện với Devadatta có thể làm cho Devadatta hồi tâm thì thầy cũng nên đi gặp Devadatta.

Mấy hôm sau đó, y sĩ Jivaka lại lên thăm Bụt. Ông trình với Bụt rằng ông biết Devadatta đang chuẩn bị một kế hoạc nào đó để tách rời khỏi giáo đoàn, nhưng ông không biết rõ được kế hoạch đó là kế hoạch gì.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5686)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4617)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4229)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37077)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5300)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8671)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4395)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13203)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20940)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6564)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]