Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 54: Thản nhiên trước cuộc thịnh suy

13/01/201110:49(Xem: 11006)
Chương 54: Thản nhiên trước cuộc thịnh suy

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

11.

Chương 54

THẢN NHIÊN TRƯỚC CUỘC THỊNH SUY

Chỉ trong vài hôm, dân chúng ở thủ đô đều hay tin là Angulimala đã được chế ngự, và ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, nhưng điều người ta bàn tán đến nhiều nhất là việc Angulimala đã cải tà qui chính, xuất gia theo Bụt. Câu chuyện này được truyền ra trong xứ và còn truyền ra những xứ khác. Uy tín của Bụt và của giáo đoàn khất sĩ lên rất cao, ở đâu và lúc nào các vị khất sĩ cũng nhìn bằng con mắt kính trọng.

Uy thế của giáo đoàn còn lên cao hơn nữa khi mọi người thấy số trí thức và thanh niên từ các giáo phái từ bỏ giáo phái mình để theo Bụt càng ngày càng đông. Câu chuyện cư sĩ Upali thuộc giáo phái Nigantha bỏ giáo phái này để theo Bụt là một trong những đề tài đàm luận sôi nổi nhất trong giới tôn giáo và triết học ở Magadha và ở Kosala.

Upali là một người cư sĩ giàu có và thông minh vào bậc nhất ở miền Bắc nước Magadha. Ông là người thí chủ lớn nhất của giáo pháo Nigantha mà người lãnh đạo là giáo chủ Nataputta. Giáo phái này gồm toàn những du sĩ lõa hình, có rất đông quần chúng tín mộ. Lúc ấy là mùa Xuân, Bụt cư trú trong vườn Xoài Pavarika tại Nalanda, miền Bắc nước Magadha. Một hôm du sĩ lõa hình Digha Tappasi, một cao đệ của giáo chủ Nataputta, nhân đi khất thực ở Nalanda, đã ghé vào thăm Bụt để đàm luận về đạo lý. Bụt hỏi thăm và được vị du sĩ này cho biết rằng giáo phái Nigantha chỉ dùng danh từ tội báo (dandani) mà không dùng danh từ hành nghiệp (karmani). Được hỏi về bản chất của tội báo, Digha Tappasi cho biết là có ba loại: thân tội, khẩu tội, và ý tội.

Được hỏi loại nào nặng nhất và căn bản nhất, du sĩ nói:

- Tội của thân là nặng nhất, và là căn bản nhất.

Bụt cho biết trong đạo lý của người, ý nghiệp là quan trọng nhất, tại vì ý là căn bản, du sĩ Tappasi buộc Bụt phải lập lại điều này ba lần để Bụt không thể chối cãi, và sau đó kiếu từ ra về.

Gặp lại giáo chủ Nataputta, du sĩ kể lại những chi tiết của cuộc đàm thoại. Nataputta cười lớn và nói:

- Sa môn Gotama đã lầm lẫn nghiêm trọng. Tội trong tâm ý và nơi lời nói chưa phải là tội lớn. Chính những tội do thân thể gây nên một cách cụ thể mới là quan trọng, và có ảnh hưởng lâu dài. Du sĩ Tappasi! Thầy đã nắm được yếu chỉ của đạo pháp ta.

Trong buổi đàm đạo giữa Nataputta và Tappasi còn có mặt một số người cư sĩ, trong đó có vị trưởng giả trí thức Upali và các bạn của ông ta (từ thành phố Balaka đến. Nghe tới đây, Upali xin tình nguyện đi thăm Bụt để nói cho Bụt biết là vị sa môn này đã thấy sai khi cho rằng ý nghiệp có tính cách căn bản hơn thân nghiệp và khẩu nghiệp. Giáo chủ Nataputta rất muốn cho Upali đi, nhưng du sĩ Tappasi e ngại. Ông sợ Upali sẽ bị Bụt chinh phục, nhưng giáo chủ Nataputta co đức tin lớn nơi Upali. Ông nói:

- Đừng sợ cư sĩ Upali sẽ trở nên đệ tử của sa môn Gotama. Sa môn Gotama, trái lại có thể trở nên đệ tử của Upali cũng chưa biết chừng.

Du sĩ Tappasi cố ngăn nhưng không được. Upali đến thăm Bụt và cuộc đàm đạo giữa hai người rất là hào hùng. Đây là lần đầu tiên nhà trí thức này được gặp Bụt. Trong bảy ví dụ liên tiếp. Bụt chỉ cho Upali thấy ý tội là căn bản. Bụt biết các du sĩ lõa hình phái Nigantha là những người có trì giới không sát sinh và biết giữ gìn không dẫm đạp lên trên các loại côn trùng. Bụt khen ngợi điều này. Nhưng người hỏi Upali:

- Nếu không cố ý mà dẫm đạp lên các loại côn trùng thì có phạm tội không?

Upali trả lời:

- Giáo chủ Nataputta bảo rằng nếu không cố tình giết thì không phạm tội.

Bụt cười và nói:

- Như vậy thì giáo chủ Natputta công nhận ý tội là căn bản rồi; nói thân tội là căn bản sao được nữa?

Upali rất khâm phục đức độ và tuệ giác của Bụt. Ông thưa với Bụt là ngay từ đầu Bụt đưa ra, ông đã thấy giáo chủ giáo phái Nigantha là sai, nhưng ông vẫn cứ gạn hỏi để Bụt giảng giải thêm nữa. Nghe đến đâu, ông càng thấy sáng và cuối cùng ông lạy Bụt xin Bụt cho ông làm đệ tử.

Bụt nói:

- Upali, hãy nghĩ cho thật kỹ, Một người trí thức có tầm vóc như ông không thể quyết định một cách vội vã được. Hãy suy nghĩ cho thật chín chắn.

Upali lại quý mến Bụt hơn vì câu nói vừa rồi của Bụt. Câu nói đó chứng tỏ Bụt không ham có thêm đệ tử, dù là một đệ tử có uy tín lớn trong giới nhân sĩ như ông. Không một vị giáo chủ nào khi nghe Upali xin vào đạo mà lại còn bảo Upali nên suy nghĩ cho chín chắn như vị sa môn này. Upali nói:

- Thế Tôn, con đã suy nghĩ chín chắn lắm rồi. Xin Bụt cho con quay về nương tựa Bụt, nương tựa Pháp và nương tựa Tăng. Con rất mừng đã tìm thấy nền đạo lý chân chính, con rất mừng đã tìm thấy Bụt.

Bụt nói:

- Cư sĩ Upali, lâu nay ông là một trong những người bảo trì đắc lực nhất cho các thầy du sĩ phái Nigantha. Vậy đừng vì theo tôi mà châm dứt việc cúng dường các thầy bên đó.

Upali bạch:

- Thế Tôn thật là cao cả. Thế Tôn thật là rộng lượng. Giáo chủ phái Nigantha không được như Thế Tôn đâu.

Nghe tin Upali đã theo Bụt, du sĩ Tappasi đến báo cho giáo chủ Nataputta. Vị này không tin, Cả hai tìm tới nhà Upali và được chính Upali cho biết sự thực.

Uy tín của Bụt và giáo đoàn khất sĩ lên cao, nền đạo lý mới đã chinh phục được lòng người trong hai nước lớn và trong các nước kế cận. Có nhiều vị khất sĩ tỏ vẻ vui mừng khi báo tin này về Savatthi lên Bụt. Bụt nói:

- Đáng mừng hay không là ở chỗ các thầy có tu học tinh tiến hay không. Chúng ta không nên vui buồn theo sự thịnh suy. Chúng ta phải học thái độ thản nhiên trước cái suy cũng như trước cái thịnh.

Một buổi sáng, trong khi Bụt và các thầy khất sĩ đang chuẩn bị lên đường đi khất thực thì có một toán cảnh sát vào tu viện Jetavana. Họ cho biết là được lệnh đi tìm một người đàn bà mất tích. Các thầy ai cũng ngạc nhiên, không biết tại sao đi tìm một người đàn bà mất tích mà lại tới tu viện nam giới vào một buổi sớm mai. Đại đức Bhaddiya hỏi người bị mất tích là ai. Cảnh sát bảo là nữ du sĩ Sundari. Sundari là một tiểu ni xinh đẹp của một giáo phái lớn có cơ sở ở Savatthi. Mấy tháng nay cô thường hay đến tu viện để nghe thuyết pháp. Nói là để học hỏi thêm về các tông giáo khác. Các thầy bảo với cảnh sát là hiện cô không có ở đây. Nhưng các vị cảnh sát bảo là đã được lệnh khám xét kỹ lưỡng, Sau một hồi tìm kiếm, họ phát giác được tử thi của tiểu ni Sundari chôn cất sơ sài trong đất tu viện, không xa tịnh thất của Bụt là mấy.

Không ai hiểu được tại sao cô Sundari chết và tại sao thi hài của cô lại bị chôn ở đất tu viện. Sau khi cảnh sát đưa xác Sundari đi, Bụt bảo các thầy cứ đi khất thực như thường lệ, người bảo:

- Quý vị hãy hết lòng an trú trong chánh niệm.

Ngày hôm đó, giáo phái của tiểu ni Sundari tổ chức rước thi hài cô đi ngang qua nhiều đường phố để tụng niệm. Thỉnh thoảng họ dừng lại để khóc kể. Quần chúng thấy thế xúm lại gần. Họ phân bua:

- Bà con cô bác có thấy không? Xác của tiểu ni Sundari đó! Họ chôn trong đất của tu viện Jetavana! Bà con nghĩ có chán ngán không? Họ xưng là con cháu dòng họ Sakya, là những người tu theo phạm hạnh; họ nói từ bi hỷ xả, thế mà họ hãm hiếp người ta đến chết rồi chôn dấu người ta đi cho mất tích! Bà con cô bác nghĩ sao?

Dân chúng ở Savatthi rất hoang mang. Ngay trong số những người đã được trực tiếp biết Bụt và các vị khất sĩ mà cũng có người cảm thấy niềm tin lung lay. Những người có tin vững chải nơi Bụt và nới các vị khất sĩ thì nghĩ rằng đây là một vụ vu khống. Tuy nhiên họ cũng đau khổ không kém. Các giáo phái chống đối Bụt nhân cơ hội này ráo riết tuyên truyền để triệt hạ uy tín của giáo đoàn khất sĩ. Đến đâu cũng nghe người ta bàn tán về vụ này. Các vị khất sĩ tới đâu cũng bị chất vấn ráo riết. Họ cố giữ thái độ trầm tĩnh và an trú trong chánh niệm như Bụt đã căn dặn, nhưng đối với các vị khất sĩ mới tu và còn non yếu, việc đương đầu với quần chúng trong vụ tiếng tăm này là một điều cực kỳ khó khăn. Họ cảm thấy tủi hổ. Nhiều khi họ không muốn đi vào thành phố để khất thực nữa.

Bụt biết được tâm trạng của các vị khất sĩ này. Một buổi chiều tại giảng đường, người nói:

- Những chuyện oan ức như thế này có thể xảy ra bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào. Quý vị khất sĩ đừng cảm thấy tủi hổ. Quý vị chỉ nên cảm thấy tủi hổ khi mình không sống đời sống phạm hạnh cho xứng đáng mà thôi. Nếu giới luật được nghiêm trì, nếu đời sống phạm hạnh không có tỳ vết, thì không việc gì các thầy phải tủi hổ. Dư luận phát sinh, dư luận tồn tại rồi dư luận sẽ tiêu diệt. Ngày mai đi khất thực mà có người hỏi, quý vị cứ thẳng thắn trả lời: “Người nào gây nhân thì người ấy sẽ chịu quả”. Và chỉ cần nói từng ấy thôi là đủ.

Nghe Bụt nói thế, các thầy cảm thấy được an ủi rất nhiều.

Trong khi đó nữ cư sĩ Visakha rất khổ đau. Bà có đức tin trọn vẹn nơi Bụt và nơi giáo đoàn. Bà biết đây là một vụ vu khống để bôi nhọ Bụt và giáo đoàn khất sĩ. Ngay từ hôm nghe được tin này, bà lập tức đi tìm cư sĩ Sudatta. Hai người đàm luận rất lâu, và cuối cùng họ đồng ý là phải cho người đi bí mật dò la để tìm ra thủ phạm của vụ bôi nhọ. Cư sĩ Sudatta đề nghị phải có người giả trang đi thám thính ngay cả trong nội bộ giáo phái du sĩ của tiểu ni Sundari. Hai người đến thăm thái tử Jeta để nhờ thái tử giúp một tay trong việc này.

Chỉ trong vòng bảy hôm, thám tử đã tìm ra được thủ phạm giết người. Sau khi nhận tiền thù lao, hai tên giết người này đã đi ăn nhậu với nhau để chia nhau số tiền được thưởng. Trong cơn say họ đã cãi lộn với nhau và tiết lộ những điều bí mật. Cảnh sát hoàng gia đã được phái tới bắt họ. Các thủ phạm đã thú nhận tất cả tội lỗi và kể tên những vị lãnh đạo tôn giáo đã thuê họ giết cô Sundari và chôn dấu tử thi cô gần tịnh thất của Bụt.

Vua Pasenadi tới tu viện Jetavan thăm Bụt sau khi được báo cáo về tin này. Vua tỏ ý mừng cho Bụt và cho giáo đoàn vừa thoát được một tai nạn. Bụt cho vua biết là hận thù và ganh ghét có thể làm cho con người mù quáng, và xin vua giảm tội cho các phạm nhân. Người nói những vụ như thế này có thể xảy ra trong tương lai nếu con người không vượt thắng được hận thù và ganh ghét.

Chỉ trong vòng hai hôm sau là tất cả dân chúng trong thủ đô biết được sự thật về âm mưu bôi nhọ Bụt và giáo đoàn khất sĩ. Dân chúng thủ đô bắt đầu nhìn các vị khất sĩ trở lại bằng con mắt thán phục và nhiều kính nể.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12237)
Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn.
10/04/2013(Xem: 3934)
Long trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4:15 chiều, vào thời điểm này cậu mợ của Long đang trên máy bay về Việt Nam để thăm mẹ và bà ngoại của Long. Sau bao nhiêu năm vật vã trong đau đớn vì căn bịnh AIDS, và mấy tháng sau này Long sống trong đau đớn cùng cực bởi cơn bịnh hoành hành thân xác, chỉ còn xương và da. Nhiều lần ý nghĩ tự tử đến với Long, có lần Long dùng sợi giây sắt cắm vào ổ điện để mong sao điện giựt cho cậu chết, nhưng thật là chưa hết nợ trần nên cậu bị điện giựt bắn rớt từ trên giường xuống đất,...
10/04/2013(Xem: 5146)
Trong cuộc đời, có những mối tình ngắn ngủi thoáng đến thoáng đi, hoặc kéo dài "trong một tháng trong một năm" như cách nói của nhà văn nữ F. Sagan. Cũng có những mối tình lâu dài " tưởng trong giây phút mà thành thiên thu" hay "đem xuống tuyền đài chưa tan". Nhưng tất cả không biết đáng kể hay không nếu đem đặt bên cạnh mối tình lạ lùng của vị cao tăng chùa Shiga.
10/04/2013(Xem: 12828)
Xin được viết đôi dòng cảm nghĩ của mình về tác phẩm Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Số là rất tình cờ, tôi và anh Đoàn cùng dạy lớp mùa Hè ở trường Pacific Lutheran University tại Olympia, Washington State, tháng 6 năm 2001. Hai chúng tôi được xếp chung hai phòng sát nhau trong cư xá giáo sư trường đại học PLU và cũng là hai người Việt duy nhất ở đây. Anh Đoàn dạy môn Psychotherapy (Tâm Lý Trị Liệu) và tôi dạy môn Physiotherapy (Thể Lý Trị Liệu) nên có dịp làm việc chung trong khóa học. Tôi ham thể thao, anh Đoàn ham viết lách....
10/04/2013(Xem: 3557)
Người ta có thể vương vấn mùa thu bằng những điều thật giản dị. Những ai lần đầu trở thành sinh viên sẽ có cảm giác hạnh phúc trong mùa thu trọn vẹn ý nghĩa. Những ai đã qua dốc cuộc đời, mùa thu lá rụng sẽ có dịp để nhìn lại, để chiêm nghiệm cuộc sống. Mùa thu níu giữ chân ta ở lại, níu ta sống chậm hơn và muốn ngoảnh lại phía sau xem mình đã đánh mất những gì, mình còn lại những gì… Có những phút lắng lòng như thế để bước tiếp, dù chặng đường phía trước còn cả một mùa đông.
10/04/2013(Xem: 3470)
Thỉnh thoảng con mới gọi về Việt Nam để hầu chuyện với Thầy, thế mà lần nào con cũng nhõng nhẽo than van với Thầy là mỗi khi nói chuyện với Thầy xong , thì cái hầu bao của con nó lủng đi thật nhiều. Nhưng hôm nay, cái cảm giác lủng hầu bao của con không còn nữa, mà thay thế vào đó là một nỗi đau buồn nào đó thật mơ hồ mà ngay chính con, con cũng không nhận rõ được, sau khi được Thầy cho biết cặn kẽ những khổ cực của người dân ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh lấy, ...
10/04/2013(Xem: 3558)
Tôi hân hạnh được Thầy Pháp Siêu tức là Nguyễn Thanh Dương trình bày với tôi, Thầy đã phải trải qua nhiều năm sưu tập và dịch thuật một bộ TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO gồm có 62 bài Giảng Luận tóm rút các phần tinh hoa đặc sắc. Mỗi mẫu chuyện có nhiều ý nghĩa thâm thúy: xây dựng, thức tỉnh, và giác ngộ cho người đời, Thầy cũng khuyến khích tôi, nếu có phương tiện in ra để phổ biến cho mọi người được xem.
10/04/2013(Xem: 6974)
Pháp Phật rộng lớn thâm sâu, nhưng không ngoài lý Duyên Khởi và lý Nhân Quả. Duyên Khởi hay lý tánh của các pháp. Thật tướng của các pháp chính là không tướng.
10/04/2013(Xem: 4593)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời,...
10/04/2013(Xem: 6122)
Cách đây hơn ba mươi năm, cũng có vài tiểu thuyết gia viết về Lý Công Uẩn. Cốt truyện tuy ly kỳ, câu văn tuy hấp dẫn thực, nhưng các tác giả thường thường đưa vào nhiều chuyện hoang đường để mô tả một nhân vật lỗi lạc với những hành động vượt quá sức tưởng tượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]