Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 37: Một niềm tin mới

13/01/201110:31(Xem: 11494)
Chương 37: Một niềm tin mới

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

8.

Chương 37

MỘT NIỀM TIN MỚI

Nửa tháng sau, vua Suddhodana thỉnh Bụt tới thọ trai trong hoàng cung để vua và hoàng gia lại có cơ duyên được nghe Bụt thuyết pháp. Lần này vua chỉ mời Bụt và đại đức Sariputta chứ không mời tăng đoàn, Vua cũng không mời vị tân khách nào cả. Trong không khí gia đình, Bụt đã giảng dạy về cách theo dõi hơi thở, quán chiếu các cảm thọ, phương pháp đi thiền hành và ngồi thiền tọa. Người dạy dỗ rất kỹ về cách thức quán chiếu để duy trì chánh niệm và an trú trong chánh niệm. Yasodhara, Rahula, Nanda và Sundari Nanda cũng có mặt trong buổi thuyết pháp này. Rahula đặc biệt có cảm tình với thầy Sariputta. Cậu rất ưa đứng gần thầy và nắm lấy tay thầy.

Khi Bụt đứng dậy ra về, mọi người đều muốn đưa người ra tới cổng Nam. Bụt trao bình bát cho em là Nanda cầm và chắp tay búp sen chào mọi người. Nanda ôm bát, đợi Bụt chào xong thì trả bát lại, nhưng Bụt không lấy lại bất. Vì thế Nanda mang bát đi theo Bụt về tới tu viện.

Về tới tu viện, Bụt bảo Nanda ở lại chơi và sinh hoạt năm bảy hôm tại đây. Vừa yêu vừa kính Bụt, Nanda vâng lời. Thấy nếp sống ở đây rất thanh tịnh và thoải mái, vị hoàng tử trẻ đem lòng mến mộ. Một hôm Bụt hỏi Nanda có muốn xuất gia theo Bụt tu học một thời gian không. Nanda đáp có. Bụt bảo thầy Sariputta làm lễ xuất gia cho hoàng tử.

Việc xuất gia của Nanda, Bụt đã có bàn trước với phụ vương. Vua cũng đồng ý với Bụt rằng tuy Nanda đủ thông minh và rất hiền lành, chàng vẫn chưa có đủ nhận thức độc lập và tính cương quyết cần có của một nhà chính trị. Bụt nói với vua có thể cho Nanda đi theo tu học và gần gũi với Bụt một thời gian để Bụt có thể rèn luyện cho chàng những đức tính cần thiết. Vua đã đồng ý với Bụt.

Nanda xuất gia được một tháng thì bắt đầu nhớ vị hôn thê của mình là tiểu thư Yanapada Kalyani. Thầy có thể che dấu nỗi buồn, nhưng Bụt đã thấy hết. Bụt nói với thầy:

- Kẻ nam nhi muốn thực hiện chí nguyện lớn thì phải vượt qua được những tình cảm dung thường. Em phải quyết tâm học đạo và rèn luyện bản thân thì sau này mới có cơ giúp ích được cho đời.

Rồi Bụt dặn đại đức Sariputta sắp đặt để thầy Nanda khỏi đi khất thực về khu phố của tiểu thư Kalyanu. Khi Nanda biết điều này, thầy vừa oán Bụt mà cũng vừa thương Bụt. Thầy thầm bảo là ông anh mình không có cái gì là không biết. Ông ấy nhìn thấu tận đáy tâm can của mình.

Rahula thấy chú được xuất gia ở suốt ngày với Bụt thì ham lắm. Cậu phân bì với mẹ. Yasodhara vuốt đầu con, bảo rằng phải lớn lên ít nhất là bằng chú Nanda thì mới được đi xuất gia. Rahula hỏi mẹ làm sao để có thể lớn mau, Yasodhara bảo cậu phải ăn uống cho đàng hoàng và tập thể dục mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều. Rahula đã được mẹ dạy gọi Bụt bằng thầy. Bà nhớ hôm đầu tiên Rahula được thấy Bụt từ trên lầu cao, bà đã chỉ Bụt và nói với con: “Cái ông thầy tu ấy là cha con đó. Con chạy xuống chào cha con đi và bảo cha con trao gia tài lại cho con”. Từ hôm ấy, Rahula cứ quen gọi Bụt là “ông thầy tu ơi”. Yasodhara nghe được. Bà bật cười, gọi Rahula lại và bảo:

- Con đừng gọi Bụt là “ông thầy tu ơi”. Con phải gọi Bụt là “thầy ơi”.

Từ đó, Rahula mới dùng tiếng “thầy ơi” để gọi Bụt.

Có một hôm tăng đoàn đi khất thực rất gần hoàng cung. Yasodhara và Rahula đứng ở trên lầu. Bà trông thấy Bụt giữa đám các vị khất sĩ. Rahula cũng trông thấy người. Yasodhara nói với con:

- Con chạy xuống với Bụt đi, và lần này nhớ xin cho được gia tài của người.

Rahula chạy xuống lầu. Cậu rất thương mẹ nhưng cũng rất thương Bụt. Ngày nào cậu cũng được ở với mẹ suốt ngày, nhưng cậu chưa từng được ở với Bụt suốt một ngày nào. Cậu ao ước được như chú là hoàng thái tử Nanda, hiện đang được sống suốt ngày bên cạnh Bụt. Cậu chạy mau lắm, cậu đã xuống tới sân hoàng cung. Cậu chạy ra cửa Nam và thấy Bụt. Lúc bấy giờ Bụt đã khất thực xong là đang cùng các vị khất sĩ trong nhóm đi thành hàng chậm rãi trở về tu viện.

Rahula chạy thẳng tới một bên Bụt. Thấy Rahula, Bụt đưa một ngón tay trái ra. Bụt nắm lấy ngón tay ấy rồi đi theo Bụt. Cậu nói:

- Thầy ơi, đi ở bên thầy mát lắm, và dễ chịu nữa.

Nắng cuối xuân đã bắt đầu gay gắt. Cậu bé đi bên Bụt vừa được hưởng bóng mát của người vừa được hưởng tình thương của người.

Đứng trên lầu cao, Yasodhara thấy hết. Bà biết Rahula được Bụt cho theo về tu viện.

Một lát sau, Rahula hỏi:

- Thầy ơi, gia tài của con đâu?

Bụt đáp:

- Về tu viện thầy sẽ trao cho con.

Trưa ấy về tới tu viện, đại đức Sariputta chia phần ăn của mình với Rahula, Rahula được ăn cơm im lặng bên cạnh Bụt và bên cạnh đại đức sa. Rahula lại được gặp chú Nanda để nhỏng nhẻo. Bụt bảo Rahula ngủ chung phòng với đại đức Sariputta. Thầy nào cũng cưng quý cậu. Cậu muốn ở luôn tại tu viện. Đại đức Sariputta nói muốn được ở luôn tu viện thì phải đi tu. Rahula nắm tay thầy Sariputta tới xin Bụt cho phép đi tu. Bụt gật đầu. Bụt bảo thầy Sariputta cho Rahula được xuất gia.

Đại đức Sariputta ngạc nhiên. Thầy tưởng là Bụt nói đùa, ai dè Bụt lại nói thật. Thầy hỏi:

- Thế Tôn, làm sao mà cho Rahula xuất gia được?

Bụt dạy:

- Thì cho cháu tập sự xuất gia, thọ giới khu ô sa di, và giao cho cháu phận sự đuổi quạ trong giờ các thầy ngồi thiền. Quạ ở đây nhiều quá, chúng đến quấy phá các thầy trong giờ thiền tập khá nhiều.

Thầy Sariputta xuống tóc cho Rahula và cho cậu thọ tam quy và dạy cho chú bốn giới: không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không uống rượu. Thầy lấy bớt một chiếc ca sa của thầy, cắt ra và may lại thành một chiếc ca sa nhỏ xíu cho Rahula mặc. Thầy dạy cho Rahula cách khoác y và ôm bát. Khoác y và ôm bát vào, Rahula trông giống một vị khất sĩ con con, ai thấy cũng thương, Rahula được lệnh ngủ chung với thầy Sariputta, đi khất thực và học hỏi với thầy Sariputta. Từ hôm có Rahula bên mình, thầy ít khi vào thành khất thực. Thầy đưa Rahula đi khất thực trong những thôn lạc gần tu viện. Theo phép người xuất gia, ai cũng chỉ được ăn mỗi ngày một bữa trước khi giờ ngọ chấm dứt, nhưng Rahula còn nhỏ quá, sợ chú tiểu mất sức, thầy Sariputta cho phép chú được ăn một lần nữa vào buổi chiều. Các vị thí chủ thường nhớ mang sữa và thức ăn để dành cho chú.

Tin Rahula đã được cạo đầu mặc áo ca sa làm chú tiểu đã vào tới trong cung điện. Vua Suddhodana buồn lắm. Từ ngày Rahula đi với Bụt về tu viện, ông nội, bà nội, và mẹ chú nhớ chú lắm. Họ tưởng chú đi chơi vài hôm rồi về, ai ngờ chú lại ở trong tu viện và trở thành chú tiểu. Ông bà nội của Rahula không có cháu để cưng, rất lấy làm buồn khổ, nhưng Yasodhara thì buồn vui lẫn lộn. Tuy nhớ con quay quắt, nhưng mỗi khi nghĩ đến con đang được gần gũi Bụt, bà cũng thấy ấm áp trong lòng, bảy năm nay cậu bé đã thiếu cha.

Một buổi chiều, vua truyền lấy xe cho ngài về tu viện. Hoàng hậu Gotami và bà Yasodhara cũng được đi vói ngài. Vua được Bụt ra đón tiếp. Nanda và Rahula cũng ra đón tiếp hoàng gia. Rahula chạy ra đón mẹ. Thầy Sariputta gọi chú lại, bảo chú chỉ được đi chứ không được chạy. Yasodhara ôm lấy chú tiểu vào lòng. Sau đó, Rahula lại đi đến với ông nội và bà nội.

Vua làm lễ Bụt và nói, giọng có vẻ trách móc:

- Thế Tôn, trẫm đã đau xót vô cùng khi người bỏ nhà đi xuất gia, rồi mới đây, Nanda cũng bỏ trẫm, bây giờ đến Rahula cũng bỏ trẫm. Như vậy là quá đáng. Thế Tôn, đối với một người tại gia như trẫm, tình cha con và ông cháu rất nặng. Niềm đau xa cách cũng như nhát dao cắt vào da. Cắt vào da xong, dao cắt sâu vào da thịt, cắt sâu vào da thịt rồi, dao lại cắt vào xương và vào tủy. Vậy xin Thế Tôn nghĩ lại cho. Xin Thế Tôn và các vị đại đức từ nay đừng nhận cho người còn nhỏ tuổi xuất gia nếu không có sự ưng ý của cha mẹ chúng.

Bụt an ủi vua, Người thuyết pháp cho vua nghe để vua thấy được rõ thêm sự thực về vô thường và vô ngã. Người nói đến công phu tu tập tinh tiến hàng ngày như là cửa ngõ duy nhất thoát ra ngoài khổ nạn. Người nói Nanda và Rahula đang thực sự sống trong chánh đạo. đó là một điều may mắn và người khuyên vua tinh tiến trong sự tu tập đạo giải thoát. Tìm được niềm vui chân thật trong nếp sống tỉnh thức hàng ngày.

Càng nghe Bụt, vua càng cảm thấy nhẹ nhõm, và cuối cùng vua đã vui lên trở lại. Bà Gotami và Yasodhara cũng được nghe Bụt nói. Hai người cũng cảm thấy được an ủi rất nhiều.

Nhân có đại đức Sariputta ngồi bên, Bụt quay lại nói với thầy:

- Từ nay trở đi, các vị khất sĩ sẽ không chấp nhận cho trẻ em xuất gia nếu không có sự đồng ý của phụ huynh các em. Xin đại đức ghi vào quy chế như vậy.

Thấm thoát mà Bụt và giáo đoàn đã ở lại vương quốc Sakya hơn nửa năm. Số người đến xin xuất gia với Bụt hoặc với các vị khất sĩ lớn đã lên tới gần năm trăm vị. Số cư sĩ tại gia thì đông quá không thể nào đếm cho xiết. Vua Suddhodana đã dâng cúng cho giáo đoàn một cơ sở mới để làm tu viện. Cơ sở này là cung điện mùa Hè ngày xưa của thái tử Siddhatta, có vườn cây rất rộng rãi và rất mát, nằm về phía Bắc kinh đô, đại đức Sariputta sắp đặt để đưa mấy trăm vị khất sĩ về chủ trì tu viện này. Tăng đoàn đạt được cơ sở vững chắc cho sự hành đạo tại vương quốc, Bụt sẽ trở về tu viện Trúc Lâm cho kịp mùa an cư, như người đã hứa với vua Bimbisara và với tăng đoàn ở đấy. Vua Suddhodana biết Bụt sắp ra đi nên đã thỉnh người vào cung để cúng dường và xin người thuyết pháp. Vua đã mời hoàng tộc và triều đình đến để nghe Bụt.

Trong buổi thuyết pháp này, Bụt đã nói về đạo đức và chính trị. Người nói đạo đức có thể soi sáng cho chính trị và người làm chính trị có thể nương theo đạo đức để thực hiện công bằng và hạnh phúc trong xã hội. Người nói:

“Nếu quý vị biết tu dưỡng bản thân, mở rộng tầm hiểu biết và lòng từ bi, thì quý vị sẽ tìm ra được một đường lối giúp nước và trị dân có thể đem lại thái bình và hạnh phúc mà không cần đến những phương thức bạo động. Quý vị không cần chém giết, không cần đến những bản án tử hình, không cần đến những biện pháp tra tấn, tù đày và tịch biên gia sản. Điều này không phải là mộng tưởng mà là một điều có thể thực hiện được.

Khi người làm chính trị có đủ hiểu biết và thương yêu thì họ có thể thấy được sự thật về những người dân đang sống trong nghèo khổ và áp bức. Thấy được như thế, nhà chính trị sẽ tìm cách cải thiện guồng máy cai trị, để làm giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội va để loại trừ sự lạm dụng quyền thế và sự bóc lộ dân nghèo.

Thưa quý vị, người làm chính trị phải sống đời gương mẫu. Đừng sống đời giàu sang thái quá, bởi vì sự giàu sang là bức tường ngăn cách mình với dân chúng. Nên sống thanh bạch, giản dị, và dùng thì giờ của mình vào việc ích nước lợi dân chứ đừng mãi mê trong việc hưởng thụ dục lạc. Có như thế, người làm chính trị mới có được niềm tin của dân chúng. Hễ mình thương dân thì dân sẽ thương mình lại, do đó, mình có thể thực hiện được con đường chính trị nhân ái của mình. Con đường chính trị này có thể gọi là con đường đức trị, khác với con đường pháp trị. Đức trị thì dùng đạo đức nhiều hơn sự trừng phạt. Pháp trị thì dùng sự trừng phạt nhiều hơn đạo đức. Theo đạo lý Tỉnh Thức, hạnh phúc chân thật có thể đạt được bằng con đường đức trị”.

Vua Suddhodana và quần thần lắng nghe Bụt với tất cả sự chú ý. Hoàng thúc Dronodanaja, chú của Bụt, và là thân sinh của Devadatta, nói:

- Con đường đức trị mà Bụt nói thật là một con đường rất đẹp, nhưng có lẽ ở đây chỉ có một mình Bụt là có đủ tư cách và đức độ để thực hiện mà thôi. Tại sao Bụt không ở lại Kapilavatthu, tại sao Bụt không nắm lấy giềng mối chính trị ở vương quốc Sakya này để tạo an lạc và hạnh phúc cho muôn dân?

Vua Suddhodana cũng nói:
- Tuổi trẫm đã cao rồi. Nếu Bụt chịu ở lại thì trẫm sẽ thoái vị để Bụt ngồi vào vương vị. Với đạo đức của Bụt, với uy tín và sự thông minh của người, trẫm tin chắc là quốc dân sẽ hoàn toàn đứng sau lưng Bụt, và vương quốc sẽ chẳng lao lâu sẽ trở nên giàu sang và lừng lẫy.

Bụt mỉm cười, người lặng thinh cúi đầu. Cuối cùng nhìn vua, Bụt nói:

- Phụ vương, con không còn là người của một gia đình, của một dòng họ hay của một vương quốc nữa. Bây giờ đây gia đình của con là nhân loại, nhà cửa của con là trời đất và địa vị của con là một ông thầy tu sống vào hạt cơm bố thí của mọi người. Con đường mà con đã chọn là con đường của người đạo sĩ chứ không phải là con đường của nhà chính trị. Con nghĩ là con sẽ phụng sự cho nhân loại được bền bĩ hơn với tư cách của một người tu.

Hoàng hậu Gotami và Yasodhara không tiện phát biểu trong một cử tọa như cử tọa hôm nay, nhưng cả hai điều cảm động gần rơi lệ khi nghe Bụt nói. Hai người đều thấy Bụt nói đúng.

Bụt tiếp tục thuyết giảng cho vua và cho mọi người nghe về năm giới và cách tổ chức hành trì năm giới trong khung cảnh gia đình và trong xã hội. Người nói năm giới có thể được xem như là những nguyên tắc sống có thể đem lại hạnh phúc trong gia đình và hòa bình trong xã hội. Người giảng cặn kẽ về từng giới một. Cuối cùng người nói:

- Muốn có đoàn kết toàn dân, một niềm tin cần được tạo dựng. Những người làm chính trị nếu thực hành được năm giới thì sẽ tạo được niềm tin lớn trong quốc dân. Với niềm tin ấy không có công trình gì mà không xây dựng được. Niềm tin ấy có thể bảo đảm được hòa bình, hạnh phúc và công bằng xã hội trong vương quốc. Nếp sống tỉnh thức là nền đạo lý mà chúng ta đang cần đến như một đường lối và một niềm tin. Giáo lý truyền thống Bà la môn không chứa đựng được đức tự tin và không bảo đảm được quyền bình đẳng giữa mọi con người. Ta hãy dùng đạo lý Tỉnh Thức như một niềm tin mới.

Bụt cho biết người sắp lên đường trở về vương quốc Maghada, nhưng người sẽ còn trở lại Kapilavatthu. Vua, triều thần và hoàng tộc rất vui khi nghe người nói như vậy.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2023(Xem: 3490)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 29440)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
03/08/2023(Xem: 3251)
Sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau chùa bỗng nghe tiếng ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn lật đật lại gần sư thưa: – Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó khóc dữ quá. Một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
09/06/2023(Xem: 3898)
Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự.
08/05/2023(Xem: 3516)
Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thôi hy sinh lo cho con”. Ông làm đủ nghề lao động, bà thì lớp nào giữ trẻ, lớp nào coi sóc người già, để bù thêm vào tiền lương còm cõi của ông.
05/05/2023(Xem: 3570)
Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú.
03/05/2023(Xem: 141790)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 4156)
An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.
15/01/2023(Xem: 4074)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.
15/01/2023(Xem: 3717)
Tôi có một người cháu tên Nhi gọi tôi bằng dì. Liên hệ bà con xa, gần thế nào tôi không rõ lắm, chỉ biết là lần đầu gặp Nhi từ miền Trung vô Sài Gòn Nhi đã hai hai tuổi, hy hữu ở cùng cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận với nhà tôi. Nhi ở dãy A, nhà tôi dãy E đi bộ qua lại chừng hai phút. Nhi theo chồng vào đây và đi học. Đã hai hai tuổi và đã lập gia đình nhưng trông Nhi rất trẻ con, có lẽ nhờ nét mặt mộc mạc ngây thơ, ánh mắt thật thà thánh thiện, đặc biệt có hai răng khểnh rất duyên, mỗi khi cười làm tăng nét hồn nhiên chân thành vốn sẵn có trên khuôn mặt bầu bĩnh hiền lành phúc hậu của Nhi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]