Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bố dượng

30/06/201114:03(Xem: 2151)
Bố dượng

BỐ DƯỢNG

Minh Mẫn

Thu Thủy cầm những tờ giấy bạc mới ken, chàng thanh niên lịch sự đưa cho nàng, gọi là phụ giúp gia cảnh khó khăn, nàng ngần ngại nhưng rồi cũng phải nhận trước sự nài ép của anh ta.

Công viên buổi trưa thật trống vắng, chàng thanh niên nghe rõ tiếng thở dài của Thu Thủy; Tuy mới gặp nhau vài lần, chàng ta tỏ ra ân cần sốt sắng; phong cách, ngôn từ và hành động toát hiện vẻ chân thật làm cho Thu Thủy an tâm hơn. Mạ từng dặn con gái – không nên tin ai nếu không biết rõ về họ. Cái xã hội muôn mặt, xô bồ, làm thân gái phải biết cảnh giác.

Chả hiểu tại sao chàng ta chiếm cảm tình Thu Thủy nhanh thế. Các anh huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử của Thuỷ, cũng như các đơn vị bạn từng giao lưu họp trại, cũng lắm chàng trai khôi ngô chất phác, Thu Thủy chưa hề đặt tình cảm với ai. Thu Thủy cũng không có thời giờ để mà nghĩ đến việc ấy. Năm cuối cấp ba phổ thông, liệu mình có thi đậu tốt nghiệp, phải chọn đại học nào cho thích hợp với khả năng và kinh tế gia đình; Bố dượng nằm liệt ba năm nay, mạ phải tảo tần gánh bánh bèo ra chợ Đông Ba mỗi sáng sớm. Việc trong nhà, Thu Thuỷ một tay giúp mạ, hai em còn bé phải nghỉ học dồn cho chị.

-Hôm nay em phải tập bài Thánh ca mới để đón chào mùa Phục sinh nhé, chàng trai nói.

Thu Thủy phân vân chưa biết tinh thế nào: Em bận quá anh à, chương trình cuối học kỳ nặng lắm, bố dượng một tay em chăm sóc thay mạ, và còn bao nhiêu việc khác nữa…

- Còn đi sinh hoạt GĐPT chứ gì? Anh đã bảo em, những cái đó không có lợi gì cho linh hồn em; cái đoàn thể em đang theo, tôn giáo em đang thờ, họ giúp được gì cho gia cảnh em ? Anh có thể bảo đảm tương lai cho em và cho những đứa bé còn lại.

Thuỷ như bị đánh trúng yếu điểm, cán cân đang nghiêng hẳn về những lời bảo kê; Trong giây lát, Thuỷ chợt nghĩ đến giáo lý mà bao năm các anh chị huynh trưởng hướng dẫn, thầy cố vấn giáo hạnh giải toả bao thắc mắc về kiếp người, về Nhân quả nghiệp báo; nhờ những giáo lý đó mà Thủy vui vẻ chấp nhận mọi khó nhọc để lo cho bố dượng.

*
* *

Khi ba của Thủy mất vì tai nạn giao thông, để lại cho mạ con Thuỷ một tài sản khá lớn, mạ không phải buôn tảo bán tần như ngày nay, một hôm, mạ mời bà con giòng họ đến góp ý để làm kỵ giỗ cho ba, đồng thời tạ ơn xóm giềng bao năm giúp đỡ mạ goá con côi của Thủy. Bạn của mạ góp lời: cô còn trẻ, không thể một thân nuôi dạy con cái, và lại nhà phải có nóc, mái ấm phải có đàn ông, tôi giới thiệu cho cô một người rất có nhân cách, chí thú làm ăn…

Những tháng ngày vào ra lẻ loi, nhìn bàn thờ chồng cảm thấy có cái gì thiếu vắng. Việc nhà và đưa đón con đi học đều do gia nhân lo liệu. Mạ Thủy ngồi sòng bài Tứ sắc từ tối đến sáng để giết thời gian, có lúc đêm không về nhà. Người đàn ông chung sòng lại là người mà bà bạn giới thiệu.

- Bà bảo là người đàn ông có nhân cách, chí thú làm ăn mà lại ngồi sòng với mình suốt ngày thì làm ăn cái gì? Đồng ý ông ta ít nói và đỉnh đạc.
- Cô không biết đó thôi, tôi mời ông ta tham dự để làm quen với cô và cho cô nhận xét ông ta đấy. Bà bạn phân trần.

Lễ ra mắt bà con thật đơn giản, ông ta bảo –không nên hoang phí, để giành tiền mà làm ăn.Mạ Thuỷ đồng ý, nói với Thu Thủy: Con thấy đó, người ta biết tằn tiện như vậy là đúng. Thủy bướng bỉnh cải: Nhưng mạ có hỏi ý kiến chúng con khi đem ông ta vào nhà mình?

Con là con chứ có phải là mạ của mạ đâu mà phải có sự chấp nhận của con! mạ Thủy nạt. Thủy úp mặt vào gối khóc rấm rức. Thủy nghĩ, ừ thôi cũng được, hãy để mạ được hạnh phúc, mình có sống mãi trong nhà nầy đâu. Vả lại, mình là Phật tử, sao lại ích kỷ hẹp hòi vậy, phải biết hy sinh cho người khác huống nữa là mạ mình…

Bố dượng và mạ mở một công ty TNHH dịch vụ đầu tư, tham gia chứng khoán thị trường, những năm đầu làm ăn suôn sẻ; Đến khi các cổ đông đánh hơi được kinh tế biến động ở hải ngoại, họ thu hồi vốn, sàn giao dịch cũng bắt đầu tuột dốc, địa ốc khựng lại; một số đối tác hủy hợp đồng, tiền cho vay không thu hồi được. Nợ ngân hàng không thanh toán kịp, tài sản bị thanh lý. Gia cảnh Thu Thủy lâm vào bế tắt. Bán dần đồ đạc, thay nhà mặt tiền gần cầu Tràng tiền để rút vào hẽm Đá Bạc.

Kẻ xấu mồm nói với Thuỷ: Do mạ con ở với người không hạp mạng nên làm ăn sa sút, không thì cũng tản mạn. Nhưng Thủy không nghĩ thế, có lẽ bố dượng bòn rút tài sản của nhà mình để hưởng thụ; Ngày nào mạ và bố dượng cũng đến tối mới về, không gặp mặt con, không có thời giờ tâm sự với con; làm ăn tất bật như thế sao lại sa sút thảm hại được. Đến khi không còn khả năng mướn người giúp việc, Thủy phải quán xuyến mọi việc. Mạ bảo Thuỷ nghĩ học, nhưng bố dượng không đồng ý, thế là mạ phải làm bánh bèo gánh ra chợ. Bố dượng suốt ngày lê la ngoài phố.

- Sao bố không ở nhà phụ giúp mẹ một tay mà cứ long nhong vậy?Thủy than phiền với mẹ.

- Con không biết đó thôi, bố con đi tìm việc làm chứ có phải đi chơi đâu! Mạ đáp.

- Việc làm gì mà con cứ thấy ngồi quán cà phê ngay chợ Đông Ba. mạ cứ bênh vực ông ta, Thủy cãi mạ.

- Nếu không làm thì tiền đâu lo cho con và hai em ăn học như người ta. Gánh bánh bèo không đủ tiền chợ mỗi ngày con à. Bố con thương các con lắm, không muốn các con thất học và thua kém bạn bè, tính ông ta ít nói vậy thôi.

Bố dượng của Thủy bị bao hàng quá nặng, ngã đè lên người, chấn thương cột sống khi khuân vác vào chợ. Thần kinh toạ bị đốt xương cùng lệch chèn, Mất sức lao động từ đó. Bảo hiểm lao động bồi thường số tiền đủ cho gia đình chi dụng vài tháng, không đủ để vào bệnh viện chấn thương chỉnh hình Sài gòn điều trị. Bố dượng cũng không muốn sử dụng số tiền đó để chữa trị, để lại mạ Thuỷ lo cho con cái
*
* *
- Em liệu có khả năng lo cho gia đình em về lâu về dài, khi mà em chưa có việc làm? tiền đâu em tiếp tục đi học?chàng Thanh niên hỏi Thủy

Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thuỷ và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay, Tuy hoàn cảnh Thủy khác với Hàn Ni, không ngang trái tình cảm, nhưng gia cảnh thật ngang trái. Mùa Thu sắp qua, Năm học sắp đến, giờ nầy Thủy chưa có áo quần, sách vở. Nhìn mạ và gánh bánh bèo mà Thủy không dám xin tiền. Mạ Thủy cũng biết, nhưng đào đâu ra để cho con nhập học; Thuỷ xin đi tìm việc làm mùa nghỉ hè để phụ với mẹ, nhưng bố dượng ngăn cản. Bố dượng nhiều lần muốn gọi Thủy lại để vỗ về an ủi, nhưng có cái gì ngăn cách. Thủy tận tình lo cho bố để tròn bổn phận, chưa một lần Thủy cảm thấy một tình thiêng liêng gắn bó giữa hai người như từng gắn bó với ba ruột của mình.

Vu lan sắp về,Thủy chợt rùng mình, hình ảnh ba mạ ngày nào ngồi trên hàng ghế danh dự để cho Thuỷ cùng với đoàn sinh dâng quà, lạy tạ ba mẹ trong mùa Báo hiếu; Thủy hãnh diện được nhận cánh hoa màu hồng trên ngực áo lam; ba được thờ trong chùa, mỗi tuần sinh hoạt Thủy đều đến thắp nhang, tâm sự với ba. Từ ngày bố dượng ngã bệnh, Thủy không thường xuyên đi sinh hoạt, nhưng các anh chị vẫn đến thăm gia đình Thủy;

Mấy lần được chàng thanh niên hướng dẫn Thánh kinh, Thủy chưa cảm nhận được ơn Chúa. Vị Mục sư rao giảng cũng như dàn hợp xướng trong Hội Thánh, Thuỷ cũng chưa rung cảm như chưa từng cảm thông với bố dượng. Không thể, Thủy tự nhủ thầm, không thể thay đổi từ cuộc sống đến tâm linh khi mà mình chưa đủ ý thức tự chủ.

*
* *

Khác với đám ma của ba ruột, bố dượng nằm xuống mà Thủy và cả nhà không ai nhỏ được giọt nước mắt, mặc dù ai cũng thương xót cho người ra đi. Mạ Thủy bơ phờ rũ rượi sau những tháng năm chật vật. Thủy cũng hốc hác mệt mỏi. Bà con lối xóm ai cũng nhiệt tình phụ giúp. Tro cốt đưa vào chùa thờ chung với ba Thủy. Căn nhà trở lại vắng vẻ như ngày ba Thủy mới mất. Thủy thu dọn mọi vật dụng của bố dượng đem tẩy giặt; Một mãnh giấy và ít tiền rơi xuống từ áo gối, mạ Thủy nhặt lên đọc:Em, anh để dành số tiền trong sổ tiết kiệm để cho con ăn học; số tiền chơi hụi vẫn chưa hốt. Sổ nợ các cửa hàng vẫn còn thiếu công Lao động của anh, em hãy thu gom lo cuộc sống của mạ con. Em cố gắng cho Thủy hoàn tất Đại học; tiếp tục cho hai con đi học. Thủy ra trường sẽ giúp lại em nó.

Thủy con, mặc dù bố con mình chưa hề tâm sự với nhau, nhưng lúc nào bố cũng dành tình thương cho các con; Bố phải để mẹ con vất vả hầu các con thấy được giá trị của đồng tiền và công lao của mẹ cha; khi bố đi rồi, mạ con phải ở nhà lo cho các con, vì gánh bánh bèo không tương xứng với công khó nhọc của mạ con. Số tiền bố lao động cật lực để lại cho các con ăn học. đủ cho gia đình sống qua ngày đến khi con ra trường. Con rất ngoan vì con là một Phật tử; Nếu bố có làm điều gì Phật ý, các con nên tha thứ cho bố. Riêng bố, chưa hề tủi hổ lương tâm khi ý thức trách nhiệm và bổn phận với gia đình mạ con. Bố chưa hề hưởng thụ cho riêng mình; những lúc cả nhà hưởng thụ món ngon vật lạ do bàn tay lao động của bố, lúc đó bố tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Bố rất biết ơn khi con tận tụy phục vụ những ngày bố nằm trên giường bệnh. Bố chúc gia đình hạnh phúc an lạc; Riêng con vẫn là một người con Phật ngoan hiền và vị tha. Bố chào mạ và các con…

Những giọt lệ lăn xuống áo gối, Thủy tấm tức khóc, không hiểu tại sao phải khóc, có một điều làm cho Thủy ân hận vì đã hiểu lầm bố dượng; Thủy bàn với mạ làm trai đàn, cúng trai tăng cho cả ba và bố nhân mùa Vu Lan.
*
* *
- Anh ạ, em xin gửi lại số tiền của anh đã giúp, vì bố dượng không còn nữa, em không phải lo. Mạ con em đủ sống rồi. Thủy nhìn thẳng vào mắt chàng trai và can đảm nói

Chàng ta kinh ngạc trước thái độ của Thủy: Em vẫn về Hội Thánh vào mỗi chúa nhật?

- Dạ, thưa anh, nếu rỗi, em sẽ đến.

Chàng cầm số tiền đi vòng công viên để tìm con chiên lạc khác. Thủy đạp xe vòng qua Đông ba, lên cầu về thẳng nhà mà lòng thanh thản chi lạ; Thủy thấy rõ lòng mình, không phải trúng đối tượng tình cảm như mình nghĩ mà chỉ cảm xúc trước nghĩa cử cao thượng của một chàng trai xa lạ.

*
* *

Thủy ủi thẳng nếp áo dài lam mà từ lâu xếp vào góc tủ, chiều lên chùa để trở lại với các anh chị em đoàn sinh thân thương, một lần nữa được hát bản Bông Hồng Cài Áo. được nhận cánh hoa vô thường màu tím, tri ân thêm một người cha mà công lao như một người cha ruột. Mạ và hai em đều tham dự lễ cài hoa; Thủy nhìn được gương mặt mẹ thanh thản hơn; Mọi gánh nặng được trút bỏ. Riêng Thủy, gánh nặng không phải là cuộc sống vật chất, mà là mặc cảm tội lỗi với tổ tiên, với chư Phật, với anh chị em GĐPT và với ba mạ mình khi nhận số tiền để đánh đổi niềm tin.

Trong sân chùa vang vọng: Một Bông Hồng cho anh, một Bông Hồng cho em, và một Bông Hồng cho những ai… cho những ai đang còn mẹ

MINH MẪN
20/8/09

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3841)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2671)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2984)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10105)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6858)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9773)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58929)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7025)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3531)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]