Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cô bé đi giày đỏ

12/05/201113:04(Xem: 2489)
Cô bé đi giày đỏ

Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày. Mùa hè, cô phải đi chân đất; mùa đông cô được một đôi guốc mộc nặng kệch, làm chân cô thường sưng tấy lên.
Một bà cụ đóng giày tốt bụng ở trong làng làm cho cô một đôi giày nhỏ bằng những mảnh vụn màu đỏ. Đôi giày trông có vẻ thô thiển, nhưng bà cụ già ngồi may nó với lòng chân tình thương yêu đối với cô bé.
Bé Karen - tên của cô - mang đôi giày lần đầu tiên vào đúng ngày mẹ cô qua đời. Cô chẳng còn ai thân thích trên cõi đời. Ngày đưa đám mẹ ra nghĩa trang, chỉ có mình cô đi lẽo đẽo theo sau quan tài. Đáng lẽ người ta không mang y phục hay giày vớ màu mè trong dịp lễ tang buồn bã, nhưng cô chỉ có đôi giày độc nhất này, cô mang chúng mà chẳng có vớ kèm theo.
Chợt có một bà quý tộc già đi qua trên chiếc xe ngựa sang trọng; bà trông thấy em và động lòng thương hại một đứa trẻ mồ côi. Bà xin với vị tu sĩ: "Hãy cho tôi đứa bé này, tôi đêm về nuôi nấng đùm bọc nó trong tình yêu thương."
Karen nghĩ có lẽ bà chú ý đến đôi giày đỏ của mình, nhưng bà quý phái giải thích cho em hay là đôi giày xấu xí đáng đem đốt đi thôi. Em được bà đưa về, may sắm quần áo đẹp và được cho học hành, biết đọc, biết viết, và biết may vá. Bé lớn dần, trở nên xinh đẹp, ai cũng khen em. Em thường soi gương và được gương bỏa: "Em còn đẹp hơn lời tán dương của họ nhiều. Em là một cô gái đáng yêu."
Lúc đó, bà hoàng hậu cùng cô công chúa cưng đang ngự giá đi thăm dân tình. Họ đi qua thành phố nơi Karen ở. Dân chúng trong thành chen chúc nhau để được chiêm ngưỡng hoàng hậu và công chúa. Cô công chúa nhỏ đứng ở lan can tòa lâu đài để cho dân chúng được thất mặt. Cô ăn mặc giản dị. Không mang vương miện, nữ trang, mà chỉ có một bộ váy lụa màu trắng tinh và đôi giày đỏ kiểu ma-rốc-cô.
Đôi giày của công chúa hoàn toàn khác xa đôi mà bà cụ thợ giày may cho Karen. Đó là một tuyệt tác của người thợ nghệ sĩ có một không hai trên thế gian.
Karen trưởng thành, nàng được may sắm nhiều áo quần mới sang trọng và được một đôi giày mới trong ngày lễ báp têm của mình tại nhà thờ. Bà mẹ nuôi cho mời người thợ giày nổi tiếng đến lâu đài đo chân nàng. Ông đem theo những chiếc hộp thủy tinh chứa những mẩu giày đẹp và bóng lộn. Bà quý tộc chẳng chọn được mẫu nào. Trong những đôi giày mẫu đó, có một đôi màu đỏ trông giống đôi giày của nàng công chúa. Đôi giày xinh xắn làm sao. Ông thợ giải thích: "Đôi giày này làm cho công nương, con của vị bá tước, nhưng cô ta không mang vừa chân." Bà quý tộc thích thú hỏi: "Chắc nó làm bằng da dê? Trông nó bóng quá!" "Vâng, nó bóng thật!" Karen nói và ướm thử đôi giày. Ồ, thật là vừa khít làm sao! Bà quý tộc mắt đã mờ không nhìn thấy màu đỏ của đôi giầy nên bằng lòng mua cho cô. Nếu không, chẳng đời nào bà chịu để cho nàng mang đôi giày đỏ đi chịu lễ báp têm. Thế là Karen hớn hở diện áo quần và mang đôi giày đỏ đến nhà thờ.
Khi Karen bước vào thánh đường, mọi người trố mắt nhìn vào đôi giày của nàng. Ngay cả những bức tượng thánh, những nhân vật trong các bức tranh dọc theo hai bên tường cũng chằm chằm vào đôi giày đỏ.
Karen kiêu hãnh, chẳng để tâm đến thánh lễ ngay cả khi vị Giám Mục để tay lên đầu nàng đọc kinh chúc phúc và ban hành lễ báp têm cho nàng, nhắc nàng những bổn phận thiên liêng đối với Thiên Chúa. Nhạc thánh du dương vang lên, dàn đồng ca thiếu nhi ngân lên những bài hát ca ngợi Chúa. Nhưng trong lòng Karen, nàng chỉ nghĩ đến đôi giày đỏ mới của mình.
Buổi chiều, bà mẹ nuôi của nàng nghe được tin đồn về những gì xảy ra ở nhà thờ, ai cũng chỉ trích Karen đã đến nơi tôn nghiêm trong đôi giày loè loẹt không thích hợp chút nào. Bà ra lệnh cho nàng, mỗi khi đi lễ phải mang giày màu đen. Ngày chủ nhật kế đó, là ngày nàng phải chịu phép thánh thể đầu tiên, nàng nhìn đôi giày đen cũ mà ngao ngán vì nó quá xấu so với đôi giày mới. Thế là nàng xỏ chân vào đôi giày đỏ bất tuân lời dạy bảo của bà mẹ nuôi.
Hôm đó là một ngày đẹp trời. Bà quý tộc dẫn Karen đi lễ, qua những cánh đồng ngô vừa trổ bông, đường đầy bụi. Trước nhà thờ, ngay cửa lớn ra vào có một ông lão thương binh đứng chống nạng. Ông có bộ râu dài và rậm màu hung hung đỏ, ông cúi rạp mình xuống đất khi bà quý tộc và Karen bước qua và xin được đánh bóng đôi giày cho họ. Đến lượt Karen, nàng chìa đôi chân ra. "Ô! Một đôi giày khiêu vũ tuyệt đẹp." Ông lão khen "Em sẽ quay thật nhanh khi nhảy múa nhé." Ông vừa nói, vừa gõ nạng xuống nền đất. Bà cụ trả công cho ông một đồng bạc rồi dẫn Karen bước vào thánh đường. Toàn thể con chiên và cả những bức tượng thánh đều chăm chú nhìn vào đôi giày đỏ của Karen. Khi nàng quỳ gối trước bàn thờ nhận mình thánh Chúa, lòng nàng chỉ miên man suy nghĩ về đôi giày. Nàng thấy như chúng bay lượn chập chờn trước mắt nàng đến nỗi nàng quên hẳn đi cả chuyện hát thánh ca, và dĩ nhiên quên cả đọc kinh tạ ơn.
Lễ tan, mọi người lục đục ra về. Bà quý tộc bước vào cỗ xe ngựa đã chờ sẵn; Karen sửa soạn bước lên theo. Chợt nghe ông lão thương binh ngồi gần đó thốt lên: "Coi kìa! đôi giày khiêu vũ đẹp làm sao!" Karen không cưỡng được, chân nàng bỗng muốn nhảy nhót và nàng nhảy thật. Ban đầu còn từ từ, sau đó như có ma lực thúc đẩy nàng càng nhảy nhanh hơn. Nàng nhảy lượn vòng quanh giáo đường, như có bàn tay vô hình nào thúc đẩy trên đôi chân. Nàng muốn dừng lại mà chẳng làm sao dừng được. Người xà ích phải chạy theo sau chụp nàng lại và bế đặt lên xe. Nhưng đôi chân nàng vẫn cứ tiếp tục những bước múa vẫy vẫy trong không gian. Bà cụ quý tộc không né kịp đã bị chân nàng đạp nhiều lần đau điếng. Sau cùng người ta cố gắng lắm mới lột được đôi giày ra khỏi chân nàng, nàng mới tạm ngừng nhảy múa.
Họ về đến nhà, bà cụ cho đem đôi giày cất trong tủ kính. Karen không thể cưỡng lại được sự ham muốn, nên thỉnh thoảng cô lẻn tới ngắm nghía nó với vẻ thèm thuồng.
Bà mẹ nuôi bỗng lâm trọng bịnh; ai cung cho rằng bà khó tránh khỏi tay tử thần. Karen được yêu cầu chăm sóc bà với lòng cẩn trọng, nàng phải túc trực bên giường bà ngày đêm vì nàng là người bà thương yêu nhất. Chẳng may, trong thành lại có một buổi dạ vũ lớn và nàng nhận được giấy mời tham dự. Nàng nhìn bà mẹ nuôi rồi quay qua nhìn đôi giày đỏ. Bà già thì sắp chết, nhưng đôi giày thì trông quyến rũ quá. "Cũng chẳng đến nỗi nào đâu!" Nàng thầm nhủ rồi với tay lấy đôi giày mang vào chân đi đến dự buổi khiêu vũ.
Lạ thay! Đôi giày không chịu theo ý điều khiển của nàng. Khi nàng muốn bước sang trái theo đúng nhịp thì chân nàng lại trở qua bên phải; khi nàng muốn xoay vòng về phía trước thì chân nàng như có ai hướng dẫn, vung rộng ra phía sau, rồi cứ thế kéo nàng xuống cầu thang, lôi nàng qua những con đường phố và đi dần ra ngoại ô. Nàng cứ nhảy múa, hai bàn chân không ngừng nghỉ dù đã lạc vào trong rừng thẳm. Nàng thấy vật gì chiếu sáng ở trên đầu, xuyên qua vòm vây, nàng ngỡ đó là ánh trăng; nhưng không phải đâu! Đó là khuôn mặt ông lão thương binh với bộ râu đỏ đang chăm chú nhìn nàng, miệng vừa nói: "Chà, đôi giày khiêu vũ xinh ghê!"
Nàng thấy kinh hãi và rùng mình. Nàng muốn bằng giá nào cũng phải cởi đôi giày ra khỏi chân. Nhưng vô ích, nó dính chặt vào bàn chân nàng cứng ngắc; nàng xé vội đôi vớ cho giày có lỏng ra tí nào chăng, nhưng chịu thôi, nó càng gắn chặt vào. Nàng cứ nhảy, quay cuồng nhảy múa qua những cánh đồng cỏ, qua những khu vườn cam, nhảy ca trong cơn mưa cũng như dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, nhảy cả ban ngày lẫn ban đêm, mà nhất là về đêm, càng làm cho nàng thêm hãi hùng.
Nàng nhảy luôn cả trong nghĩa trang, nhưng người chết không thèm dòm tới nàng. Họ có nhiều chuyện quan trọng phải làm. Nàng muốn dừng lại một chút và ngồi nghỉ trên ngôi mộ kia, nhưng đôi chân không chịu ngừng lại. Khi nàng nhảy múa về phía cổng giáo đường, nàng thấy một thiên thần với đôi cánh và chiếc áo trắng tóat phủ kín từ đầu cho đến chân, khuôn mặt thiên thần nghiêm nghị, trong tay lại cầm một thanh kiếm, bên lưỡi kiếm lại lấp lánh dưới ánh mặt trời. "Nguyền cho ngươi hãy nhảy múa mãi, cho đến khi nào thân thể ngươi hoàn toàn rã rời, da dẻ ngươi hoàn toàn tái nhợt, cho đến lúc ngươi chỉ còn là một bộ xương khô! Ngươi hãy nhảy múa từ cửa nhà này sang cửa nhà nọ. Khi nào ngươi thấy một đứa trẻ kiêu căng, ngươi hãy gõ cửa cho nó thấy ngươi và biết sợ hãi. Ngươi sẽ cứ nhảy múa đời đời." "Xin làm phước cho tôi." Nàng kêu lên nhưng chẳng ai trả lời nàng, vì đôi giày đã mang nàng đi ra xa, vượt qua cánh cổng đến tận con đường quanh. Cứ thế, trên đường dài chập chững, nàng cứ tiếp tục nhảy múa.
Một buổi sáng nọ, nàng nhảy múa qua một căn nhà quen thuộc, nàng nghe tiếng kinh cầu hồn bên trong vọng ra, rồi nàng thấy một cỗ quan tài đầy hoa được mấy người thanh niên mang ra. Nàng biết bà mẹ nuôi phúc hậu đã qua đời. Nàng cũng hiểu ra rằng nàng đã bị gạt ra khỏi đời sống bình thường của thế gian, do lời nguyền của ông lão thương binh và vị thiên thần.
Nàng tiếp tục khiêu vũ cho đến khi hai chân nàng toé rách và rướm máu. Nàng dần đến một căn nhà nhỏ trơ trọi giữa cánh rừng. Nàng biết đây là nhà của người đao phủ, và nàng đập mạnh cả hai tay lên cửa van xin. "Xin hãy ra đây, cứu tôi với, vì tôi không thể ngừng nhảy múa để bước vào nhà được." Người đao phủ nói: "Ngươi không biết ta là ai à? Ta chuyên môn chặt đầu những kẻ xấu xa tội lỗi, hôm nay bộ dao của ta sáng lên như báo hiệu sắp có một nạn nhân đến nạp mình đây." "Đừng chặt đầu tôi, tội nghiệp! Hãy để cho tôi sống mà sám hối tội lỗi mình, nhưng xin hãy chặt đôi chân với đôi giày đỏ này đi."
Xong, nàng thú nhận hết cả tội mình. Người đao phủ quơ lưỡi dao chặt đứt bàn chân bị bó trong đôi giày đỏ. Đôi giày tiếp tục nhảy múa, mang theo đôi bàn chân đẫm máu về hướng khu rừng và mất dạng.
Người đao phủ đem nàng vào nhà làm cho nàng đôi chân gỗ và cặp nạng. Ông ta dạy cho nàng thánh kinh, bắt nàng đọc Nhã ca cùng những đoạn kinh sám hối. Nàng rưng rưng quỳ xuống hôn lấy bàn tay ông: "Tôi đã chịu đựng quá đủ với đôi giày đỏ, ngày mai tôi sẽ đến nhà thờ để cho mọi người thấy hậu quả của việc tôi làm."
Khi nàng đến nhà thờ, nàng lại thấy đôi giày đỏ đang nhảy múa trước mặt nàng. Nàng kinh khiếp quá và qua vội trở về.
Suốt tuần lễ liên tiếp, nàng buồn rầu vô hạn, nàng khóc đến cạn nước mắt. Ngày chủ nhận đến, nàng tự nhủ: "Tôi đã chịu đựng nhiều quá rồi; tôi cảm thấy mình đủ tốt lành để sánh cùng những con chiên phước thiện khác trong nhà thờ." Cũng như lần trước, vừa đến trước cửa nhà thờ, nàng đã thấy đôi giày đỏ. Kinh sợ tăng lên gấp bội, nàng quày quả quay bước trở lui. Lần này thì nàng xúc động và hối hận thật tình. Nàng đến nhà cha sở, xin cha cho làm những công việc nặng nhọc nhất mà chẳng hề hỏi xin ân huệ hay lương tiền, miễn sao cho nàng một mái lều đơn sơ để nàng được sống giữa loài người. Cha sở cảm động và chỉ bảo cho nàng công việc làm lụng. Nàng tỏ ra vô cùng cần mẫn, siêng năng và lại khéo tay, sáng dạ. Đến chiều, mỗi khi ngồi nghe giảng kinh thánh, nàng tỏ ra chăm chú như nuốt từng lời Chúa dạy. Dần dà, các em bé đều mến nàng, chúng khoe với nàng quần áo mới, và thấy nàng lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng.
Đến ngày dự thánh lễ, bọn trẻ rủ nàng đi nhà thờ. Nàng nhìn chúng lòng buồn rười rượi, nướt mắt nàng chảy thành giòng trên gò má. Chúng kéo nhau đi nghe giảng kinh, để nàng lại một mình trong căn phòng nhỏ. Nàng quỳ xuống bên chiếc ghế tựa, tay cầm cuốn kinh; nàng đọc từng trang với tấm lòng khiêm nhu. Nàng nghe thấy tiếng đàn vọng đến từ giáo đường xa. Nàng đưa hai tay ra trước mặt, hướng về đức Chúa vô hình mà cầu xin: "Xin Chúa lòng lành cứu vớt tâm hồn con."
Bỗng dưng trong phòng tỏa ánh sáng chói lọi. Vị thiên thần trong áo choàng trắng hiện ra trước nàng. Lần này trong tay không mang theo gươm bén mà là một nhánh hoa hồng tươi. Thiên thần giơ cao cánh hoa, chạm đến đâu thì ở đó tỏa sáng lên những vì sao lấp lánh. Bức vách trong phòng biến mất, nàng thấy những bức tranh của các thánh đang ngồi thông công và cùng nhau hát ca. Tiếng đàn dương cầm du dương trầm bổng. Thật ra là cả hội chúng nhà thờ đang đến bên nàng, cầu nguyện cho nàng. Khi nhạc kinh chấm dứt, họ đứng lên nhìn nàng thương cảm và nói: "Sau cùng thì con cũng đã được cứu rỗi."
"Nhờ ơn phước của Chúa nhân từ." Nàng đáp. Nhạc lại trỗi lên, các em thiếu nhi cất tiếng ca trong trẻo ca ngợi Chúa. Ánh nắng ấm áp chiếu vào gian phòng, soi thẳng vào người nàng. Nàng cảm thấy tâm hồn tràn ngập ơn phước và sự an bình. Tim nàng vỡ ra. Linh hồn nàng nhẹ nhàng nương theo tia sáng bay lên thiên đàng.
Từ đó, chẳng còn ai nhắc nhở đến đôi giày đỏ ma quái nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4534)
Trời đã sang đông. Tôi thường nghĩ vậy khi những cơn gió bấc vừa thổi qua, và nhìn lốc lịch trong năm chỉ còn lại vài chục tờ mỏng manh. Ơû cái thành phố phương nam nhộn nhịp này mà nói đến mùa đông, nghe ra chẳng mấy phù hợp. Về mặt địa hình địa lý quả là như thế. Nhưng với tâm lý chung mà hơn hết là trong dòng suy tưởng của tôi, thì mùa đông vẫn hiện hữu theo chu kỳ ở bất cứ nơi nào có sự sống. Còn nơi vùng đất vốn nổi tiếng hai mùa mưa nắng này cho đến cận ngày giáp tết, khí trời vẫn nóng bức khô khan.
10/04/2013(Xem: 4552)
Tượng Phật bằng đá không biết từ đâu lại được đặt trên chỉa ba của thân cây xoài bị cháy xém. Những ngày chiến sự tràn lan, người ta lo bồng bế nhau chạy ...
10/04/2013(Xem: 4201)
Đứng trên ban công- nơi đỉnh tháp cao nhất- có thể phóng tầm mắt nhìn khắp các dãy núi nhấp nhô mờ ảo trong đám sương mù. Nhiều buổi sáng rồi, thầy...
10/04/2013(Xem: 4806)
Thầy Minh Ký là một người lập dị khác đời. Mọi người đều nói về thầy như vậy, dù chẳng ai biết nhiều về thầy. Hai năm trước khi Hoà Thượng Viện Chủ ...
10/04/2013(Xem: 4433)
Không khí ướt đẫm, mây trắng là là giăng ngang đỉnh núi trông tợ như những tảng thiên thạch lớn thoạt ẩn thoạt hiện ra trong một buổi chiều đông giá buốt. Nhưng lúc này đang độ vào thu. Màu trời xen lẫn với màu xanh bạc của cánh rừng làm ánh lên chút sắc buồn thâm u diễm lệ. Cảnh sắc này ắt hẳn cũng từng ru hồn bao khách trần tìm đến để mong khám phá và chinh phục một cõi thiên nhiên hùng vĩ giữa đất trời.
10/04/2013(Xem: 5496)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộn thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. Sài Gòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát để cho thi nhân thả hồn mơ mộng mà tức cảnh sanh tình. Ở đây chỉ có cái nắng mưa bất chợt như lòng người vui buồn bất chợt, đến đi bất chợt. Tuy vậy, nơi mảnh đất có chiều dài lịch sử hơn ba trăm năm, đã từng sản sinh ra nhiều cái độc đáo…vừa chung mà lại vừa riêng. Đây cũng là nơi sẵn sàng quy tụ và phát huy mọi điều hay đẹp, kể cả những cái dung dị nhất, bình thường nhất. Từ đó đã tạo nên một dáng dấp Sài Gòn_ không giống ai mà cũng chẳng khác ai.
10/04/2013(Xem: 13722)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy, giặc dã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “ tứ cố vô thân” ở lại đèn hương sớm tối.
10/04/2013(Xem: 3369)
Chiều dần buông, khách vãn chùa lần lượt ra về, chùa Bảo Quang trở lại ninh tịnh, yên ắng. Pháp sư Trí Thông bảo đám đệ tử hồi phòng ngơi nghỉ, còn tự mình quét dọn nhà chùa, phủi sạch bụi bặm trần ai, xua tan mọi huyên náo nóng nực của cả một ngày.
10/04/2013(Xem: 6253)
Đức Phật, nàng Savitri và tôi là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái, do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản. Tác phẩm được Công ty Văn hóa Phương Nam ấn hành với số lượng lớn, theo sự chuyển nhượng bản quyền với tác giả.
10/04/2013(Xem: 3768)
Phàm, ai lên đường cũng mang theo hành trang, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do quan niệm về nhu cầu và mục đích chuyến đi. Khi gã đến bái biệt Thầy, lòng chợt rưng rưng khi chạm vào ánh mắt đầy xót thương. Chẳng lẽ chưa phải là lúc gã lên đường hay sao? Chẳng lẽ Thầy chưa thấy hết những quằn quại thôi thúc trong gã bấy lâu ư?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]