Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gõ cửa thiền

13/03/201113:09(Xem: 6671)
Gõ cửa thiền
Go Cua Thien_Nguyen Minh
GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 296 trang


Lời nói đầu

Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.

Một trăm lẻ một câu chuyện trong sách này là một trăm lẻ một câu chuyện hết sức bình thường. Phần lớn được chuyển dịch sang Anh ngữ từ tập sách tiếng Nhật có tựa là Shaseki-shu(được dịch sang Anh ngữ là Collection of stone and sand) có nghĩa là “góp nhặt cát đá”. Đúng như tên gọi đó, trong tuyển tập này bạn sẽ không tìm thấy những ngọc ngà châu báu rực rỡ muôn màu, mà chỉ có những đá sỏi, đất cát hết sức bình thường, luôn có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi được soi rọi dưới ánh sáng tỉnh thức của thiền, mỗi một hòn sỏi, hạt cát nơi đây đều sẽ toát lên những ý nghĩa phi thường. Khi hiểu được điều này, người đọc sẽ nhận ra bằng tâm thức rộng mở của chính mình rằng phép mầu vi diệu nhất chính là việc bước đi vững vàng trên mặt đất.

Từ khi thiền sư Muju(Vô Trú) đưa ra tác phẩm này tại Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 13, nó đã nhanh chóng cuốn hút đông đảo mọi tầng lớp người đọc. Có người tìm thấy trong tác phẩm những nụ cười ý vị, những phút giây thanh thản giải tỏa sự căng thẳng trong cuộc sống; người khác lại tìm thấy nơi đây những thông điệp sâu sắc về ý nghĩa đời sống, về mục đích cao cả nhất của một kiếp người... Nói chung, tùy theo những khả năng nhận hiểu khác nhau mà tác phẩm này hầu như có thể khơi mở được tất cả những dòng suy tư khắc khoải của mỗi người. Đó chính là nét độc đáo của tác phẩm, và cũng chính là lý do giải thích vì sao đã có rất nhiều bản dịch tác phẩm sang các ngôn ngữ khác liên tục ra đời.

Mặt khác, năng lực nhận thức của mỗi chúng ta luôn thay đổi qua sự học hỏi và kinh nghiệm sống. Vì thế, nếu bạn đã từng đọc qua tác phẩm này cách đây nhiều năm, thì chắc chắn khi đọc lại nó một lần nữa bạn cũng sẽ có được những cảm nhận khác biệt hơn so với lần đọc trước. Đây lại là một nét độc đáo khác nữa của tác phẩm. Và điều này giải thích vì sao tác phẩm vẫn tồn tại và duy trì được giá trị của chính nó qua nhiều thế kỷ, cũng như chắc chắn sẽ còn tiếp tục tồn tại lâu dài trong tương lai.

Bản Việt dịch này được thực hiện dựa trên bản Anh ngữ của Nyogen SenzakiPaul Reps, được ấn hành lần đầu tiên tại London (Anh quốc) vào năm 1939, chủ yếu dựa vào tác phẩm trước đây của thiền sư Mujuvà sưu tập thêm một số các giai thoại khác trong nhà thiền, được lưu truyền rộng rãi ở Nhật trong suốt hơn 5 thế kỷ. Chúng tôi cố gắng giới thiệu với quý độc giả qua hình thức song ngữ để tạo điều kiện đối chiếu với bản tiếng Anh, qua đó những người có khả năng sử dụng tiếng Anh sẽ có thể tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Và điều này cũng nhằm bổ sung những chỗ khiếm khuyết mà có lẽ ít nhiều không sao tránh khỏi trong bản Việt dịch, như kinh nghiệm đã cho thấy từ những bản dịch trước đây.

Cuối cùng, trong quá trình chuyển dịch, người dịch đã không sao ngăn được dòng cảm hứng được khơi dậy từ tác phẩm, nên cũng mạn phép ghi lại những cảm xúc của mình sau mỗi câu chuyện. Đây là những ý tưởng, nhận thức chủ quan của người dịch, chỉ ghi lại đây để chia sẻ phần nào cùng bạn đọc, hoàn toàn không có ý giảng giải hay bình luận về tác phẩm. Vì thế, nếu có những sai lầm hoặc nhận thức lệch lạc nào đó trong phần này, xin bạn đọc hiểu cho đó chỉ là lỗi lầm của cá nhân người dịch, không liên quan đến tác phẩm. Ngoài ra, hầu hết những câu chuyện này đều xảy ra ở Nhật, nên danh từ “thiền” trong toàn bộ dịch phẩm này mặc nhiên được dùng để chỉ cho pháp thiền ở Nhật (Zen) chứ không chỉ chung các phái thiền khác nhau trong đạo Phật.

Và bây giờ, xin mời bạn đọc bước vào thế giới của những câu chuyện bình thường, với những nhân vật và sự kiện rất bình thường, để qua đó cảm nhận được những ý nghĩa hết sức phi thường!

Mùa Xuân 2008

Nguyên Minh

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 3837)
Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.
01/02/2019(Xem: 3363)
"Sinh Tử Sự Đại Vô Thường Tấn Tốc" Năm cùng tháng tận Tống cựu nghinh tân Nói chuyện chữ Sinh Đón chuyện mới tinh Cho mình phơi phới! Vậy là bước qua năm mới, ngay trong "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tôi sẽ được... lên chức. Nam mô Phật! Lên chức.
28/01/2019(Xem: 3532)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
19/01/2019(Xem: 3772)
Ông ngoại nuôi tôi từ nhỏ, từ khi tôi mới bỏ bú mẹ, đến năm lên lớp 12 thì ông không còn sức lực để làm những công việc đồng áng nặng nhọc đòi hỏi phải có lòng nhẫn nại, tính cần cù và sức dẻo dai. Ông ngoại đã vắt kiệt sức mình ra suốt hai mươi năm hơn, để rồi bị quật ngã một đòn trí mạng phải nằm dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp.
06/01/2019(Xem: 3546)
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
03/01/2019(Xem: 4582)
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau. Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
27/12/2018(Xem: 5809)
Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó,
27/12/2018(Xem: 4291)
"Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không", hai câu thơ của vị thiền sư nào đó đã ngấm sâu vào huyết mạch của tôi, một người con gái tươi đẹp của tuổi mười chín, vừa biết tin mình vướng phải một khối u ác tính trong đầu. Trời đất như quay cuồng phải không các bạn?
22/12/2018(Xem: 3725)
Tôi đưa mắt nhìn quanh hết ngoài sân rồi lại trong nhà, có ý tìm người trong nhóm tỵ nạn đang đứng, nằm, ngồi la liệt vẫn không thấy vợ chồng anh chị Phi đâu cả. Tôi cẩn thận đi một vòng nữa, len lỏi vào những dãy giường tầng kê san sát nhau. Lỗ tai tôi như muốn ù đi bởi tiếng ồn ào như đàn ong vỡ tổ của mọi tiếng động hỗn hợp từ sinh hoạt của hàng trăm người tỵ nạn phát ra.
08/12/2018(Xem: 3813)
Hễ gặp mặt lớp trưởng bất kỳ đâu, dù đang ở trong sân trường hay ngoài đường phố quán xá, băng “Ngũ Quỷ” bọn tôi đều đồng thanh tương ứng mở năm cái loa được mở hết công suất ghẹo: “Thịnh Mái ơi… Chị đi đâu đó?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]