Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọc tỉnh liên phú

30/12/201011:28(Xem: 5090)
Ngọc tỉnh liên phú

hoa_sen (5) 

"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi.
Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá, không muốn cho đỗ. Ông liền làm bài phú "Ngọc tỉnh liên" để tự ví mình. Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Ông như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức.
Vua đọc bài phú của ông cho là kiệt tác nên mới yêu dùng.
Dưới đây là bài phú "Ngọc tỉnh liên" dịch ra văn nôm:
"Đương khi lửa hạ, khách cao trai thư thả, lời dòng nước biếc, vịnh khúc phù dung; đến bến ao trong, ngâm câu nhạc phủ. Bỗng bóng ai, áo trắng mũ vàng, phất phơ điệu cốt xương tiên, hớn hở tinh thần khác tục. Khách hỏi: từ đâu mà lại? Thưa rằng: từ núi Hoa san. Khách kéo ghế mời ngồi vồn vã, này dưa ngon quả quý bày ra. Chuyện gần thôi lại chuyện xa, nói cười lơi lả, tiệc hoa tơi bời. Chuyện xong, mới hỏi khách rằng: khách đây quân tử ái liên chăng là? Tiện đây sẵn có giống nhà, vẫn từng gìn giữ nâng niu hoa vàng. Nọ đào lý bỉ thô còn kém, kể trúc mai đơn lạnh còn xa; nào phải giống tăng phòng câu kỷ, nào phải phường lạc thổ mẫu đơn, cũng chẳng phải đông ly đào cúc, mà cũng không cửu uyển linh lan; chính là một giống sen thần, đầu non núi Họa giếng vàng sinh ra. Khách nghe nói: khen thay quý lạ! Phải chăng giống hoa cao mười trượng, ngó cong như thuyền, lạnh giá như băng, ngọt ngon tựa mật, xưa từng nghe tiếng, nay được thực trông. Nghe qua đạo sĩ vui lòng, hoa trong tay áo giữ liền tặng đưa. Khách trông thấy trong lòng hồi hộp, bút ngũ lăng tay thảo nên ca. Ca rằng:
Thủy tinh làm mái cung đình,
Lưu ly lạc để nên hình cung môn,
Pha lê nát nhỏ làm bùn,
Minh châu làm nóc trên cành tưới cây.
Hương thơm bay thấu từng mây,
Bích thiên âu cũng mê say tấc lòng.
Quế xanh khóc vụng tủi thầm,
Tố Nga luống những mười phần giận thân.
Cỏ dao hái chốn Phương tân,
Sông Tương trông ngóng mỹ nhân dãi dầu.
Giữa dòng lơ lửng vì đâu?
Non sông đất cũ cớ sao chẳng về?
Đành nơi lưu lạc quản gì,
Thuyền quyên lỡ bước lắm bề gian truân.
Một lòng trung chính nghĩa nhân.
Lo chi mưa gió, phong trần, tuyết sương!
Chỉn e lạt phấn phai hương,
Tháng ngày thắm thoát, mỹ nhân ai hoài.
Nghe xong, đạo sĩ than rằng: nói chi ai oán thiết tha! Kìa chẳng xem đóa tử vi nở trên ao phượng, hoa thược dược mọc trước bệ vàng, cũng là địa vị thanh cao, thanh danh hiển hách, ơn trên thánh chúa, mưa móc dồi dào. Vội chi tủi phận hờn duyên, nước non lẩn thẩn toan bề đi đâu? Khách nghe nói như tình, như cảm, đem lòng kính mộ xiết bao. Khúc trai đình tay tiên đề vịnh, thơ phong đầu giọng ngọc ngâm nga. Nỗi lòng xin giải gần xa, kính dâng một phú hải hà xét xoi. (Bản dịch của C... Đ...)
Mạc Đĩnh Chi người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương), thông minh tuyệt vời, diện mạo rất xấu xí. Vì cái xấu xí đó mà xuýt chút con đường hoạn lộ của ông bị bế tắc; tuy vậy mà cũng nhờ đó, trên đài văn học, ông để lại cho đời một bài phú "Ngọc tỉnh liên" có giá trị.
Ông tài giỏi quá nên đời ông có nhiều giai thoại ngộ nghĩnh nửa thực nửa hư. Ông được người tôn sùng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Vì ông đỗ Trạng nguyên ở nước nhà, rồi đi sứ sang Tàu, ông lại được vua Tàu sau khi xem văn ông lại cầm viết phê là Trạng nguyên nữa.
Thật là chuyện nửa tin nửa ngờ.
Nguyên ông đi sứ sang Tàu đời nhà Nguyên. Khi vào triều, vừa gặp người ngoại quốc dâng nhà vua một cây quạt. Vua bảo ông làm một bài minh (một thể văn ngày xưa) để đề vào quạt. Ông cầm bút viết ngay:
Lưu kim thước thạch, thiên địa vi lô
Nhĩ ư tư thời hề, Y, Chu cự nho.
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ,
Nhĩ ư tư thời hề, Di, Tề ngã phu,
Y! Dụng chi tắc hành, xã chi tắc tàng
Duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù!
Nghĩa là:
"Vàng chảy đá tan, trời đất như lò lửa, lúc ấy ngươi được như Y Doãn, Chu công là bực cự nho.
Gió bấc lạnh lùng mưa tuyết đầy đường, lúc ấy ngươi phải như Bá Di, Thúc Tề là kẻ bị đói.
Ôi! Dùng thì làm, bỏ thì cất,
Ta cùng ngươi cũng giống nhau chăng?"
Quần thần nhà Nguyên thấy bài minh cho là hay, cực kỳ khen ngợi. Có truyện chép: từ chữ "Y" trở xuống, vua Nguyên phê 4 chữ "Lưỡng quốc Trạng nguyên".
Ông đi sứ tàu, vì trời mưa gió nên đến cửa ải trễ. Lính đã đóng cửa. Nhưng muốn thử tài sứ Việt, quan Tàu đưa một vế câu đối xuống để ông đối. Vế rằng:
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"
Nghĩa: "Qua ải chậm, cửa ải đóng, xin khách qua qua ải".
Ông liền đối:
"Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh trên đối"
Nghĩa: "Ra đối dễ, đối lại, khó, xin mời tiên sinh đối trước".
Người Tàu phục tài mở cửa quan cho qua.
Một quan Tể tướng nhà Nguyên mời ông vào phủ, cùng ngồi đàm luận. Trong phủ có treo một bức trướng thêu con chim sẻ vàng (hoàng tước) đậu trên cành trúc. Thêu khéo đẹp quá, ông tưởng là chim thật, bước đến đưa tay bắt. Người Nguyên cười ầm lên. Ông liền kéo ngay bức trướng xé toang ra. Chúng lấy làm lạ hỏi. Ông nói:
- Tôi nghe người ta họa bức mai tước (cây mai và chim sẻ) thì có, chớ chưa thấy họa bức trúc tước (cây trúc và chim sẻ) bao giờ. Vả chăng trúc là quân tử, tước là tiểu nhân, nay bức trướng thêu trúc tước, ấy là cho tiểu nhân đứng trên quân tử. Tôi sợ e quân tử đạo tiêu, tiểu nhân đạo trưởng, nghĩa là quân tử suy mà tiểu nhân thịnh, cho nên tôi vì Thánh triều mà trừ đi đó. Chúng nghe rất lấy làm phục.
Nhưng cũng rất vô lý.
Ai đời sứ thần một nước dù là nước nhỏ đi nữa cũng là sứ thần, lỡ đi trễ mà chúng đóng cửa ải quan không cho vào, rồi ra câu đối ... Ông Trạng của một nước dù là nước nhỏ nhưng nước ấy đã từng phá Tống, bình Chiêm, vậy mà nhìn tranh thêu lại tưởng là thật; rồi giữa lúc đàm luận với vị Tể tướng cùng quan khách lại bỏ chạy chụp chim, thì thật là ngớ ngẩn hết chỗ nói.

Họa chăng, ông Trạng Việt Nam thẳng thắn phê bình tranh Tàu trước vị Tể tướng nước Tàu, rồi người sau thêm nhưn nhị vào cho vui câu truyện có tính cách khôi hài chăng?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3810)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2659)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2972)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10012)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6819)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9691)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58510)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 6988)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3496)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]