Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người chặt cây quế trong cung trăng

22/12/201015:41(Xem: 2705)
Người chặt cây quế trong cung trăng

Truyện thần thoại, sách "Dậu dương tạp trở" có nói: Trong mặt trăng có cây quế cao 500 trượng. Dưới gốc có một người cầm búa chặt mãi, nhưng chặt xong thì dấu chặt dính liền lại như cũ. Người ấy tên Ngô Cương quê ở Tây Hà, tu tiên có lỗi bị phạt chặt cây.
Kịch thần thoại "Lên cung trăng" của Ngô Tổ Quang cũng có chép:
Ngô Cương và Phùng Mông là học trò của Hậu Nghệ. Nghệ sinh ở bờ biển Đông tức nước Hữu Cùng, võ nghệ phi thường, sức có thể nhổ núi lấp sông lại giỏi về kỵ xạ. Hai người học trò cũng đều tài ba xuất chúng.

Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân. Ngô Cương lại tòng theo thầy làm nhiều điều tàn ác, giết chóc sinh linh vô số. Phùng Mông là người hiền, can thầy can bạn không được, bỏ đi theo dân nghèo chống lại thầy.

Hậu Nghệ bắt Hằng Nga làm hoàng hậu. Sợ nàng trốn, Nghệ giam một nơi và bắt Ngô Cương canh giữ. Một hôm, Nghệ đi săn, Hằng Nga lấy cỏ Linh chi (cỏ trường sinh) của Nghệ uống vào, mình nhẹ bổng nên nàng cùng con Ngọc Thố bay lên cung trăng. Nghệ đi săn về thấy mất Hằng Nga nên tức giận, bóp cổ Ngô Cương cho đến chết. Vong hồn Ngô Cương bay lên cung trăng gặp Hằng Nga, định giết nàng báo thù. Hằng Nga hoảng hốt thì vừa lúc ấy Nguyệt Lão đến, quát to:
- Ngày trước nhà ngươi giết hàng triệu sinh linh, ngày nay phải chịu quả báo, thế chưa biết ăn năn hối cải sao?
Ngô Cương đáp:
- Tôi chết rồi... vì Hằng Nga trốn nên đại vương giết tôi. Tôi chết oan uổng nên hồn không tiêu tan, tôi muốn trả thù.
Cụ già mỉm cười:
- Nhà ngươi chết như thế phải lắm, còn muốn sống làm sao nữa?
- Tôi hết lòng trung vì chúa, đánh đông dẹp bắc, ngày đêm lo việc trị dân.
Cụ già gật gù hỏi:
- Nhà người có trị được không? Hay càng trị càng rối.
- Tại đại vương quá giận giết tôị Nếu không, tôi có cách trị an thiên hạ.
- Cách gì?
Ngô Cương tỏ vẻ cương quyết:
- Giết.
Cụ già cười ha hả:
- Nhà ngươi giết mấy chục năm rồi mà càng giết càng đông, càng loạn. Đồ khùng! Thân xác đã chết rồi mà hồn chưa tỉnh ngộ. Ngô Cương, có thấy cây quế kia không?
Cụ già vừa nói vừa đưa tay trỏ cây quế. Ngô Cương đáp:
- Thấy, mà có quan hệ gì tới tôi.
- Nhà ngươi chặt cây kia ngã được thì mới có thể giết người để bình thiên hạ được.
Cụ già vừa nói xong, đưa tay móc túi lấy ra một cây búa trao cho Ngô Cương. Hắn tiếp lấy búa, đưa thẳng tay lên chặt vào cây quế. Lửa trong cây quế văng ra. Cương buông búa, xuýt xoa kêu:
- Cây cứng quá!
Cụ già cười xòa:
- Phải. Nó còn cứng hơn nhà ngươi.
Ngô Cương thẹn thùa, đưa tay nhặt lấy búa đưa thẳng tay chặt lia lịa. Lửa lại bắn ra tứ tung. Mỗi lần giở búa ra thì dấu chặt lại dính liền như cũ.
Cụ già bảo:
- Thôi, chặt không được đâu.
Ngô Cương càu nhàu:
- Thây kệ tôi.
- Đồ ngu đến chết vẫn không tỉnh. Nhà ngươi không thấy cây quế ấy, mày càng chặt thì cây càng lớn, càng cao, càng đẹp sao? Được. Mặc kệ cho mày chặt. Ta đi đây.

Cụ già nói xong biến mất.

Ngô Cương vẫn cầm búa chặt mãi... chặt mãi mà cây quế kia không bao giờ đứt, vẫn tươi sống kiếp kiếp đời đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2010(Xem: 3619)
Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.
16/11/2010(Xem: 2111)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
14/11/2010(Xem: 1958)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
14/11/2010(Xem: 7044)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
13/11/2010(Xem: 1979)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
11/11/2010(Xem: 2980)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
10/11/2010(Xem: 2976)
Tôi thăm lại chùa Viên Giác sau nhiều năm xa cách. Lần này không như vài lần về dự lễ Phật Đản, tôi đến với một tâm trạng khác. Đã hơn ba tuần trước đó, kể từ khi gần ngày công bố kết quả cuộc thi Giải Thưởng Viên Giác "Viết Về Âu Châu",
09/11/2010(Xem: 2302)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
09/11/2010(Xem: 1958)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
05/11/2010(Xem: 1883)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567