Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điển Tích Truyện Kiều - Ba Đào

14/12/201004:33(Xem: 4308)
Điển Tích Truyện Kiều - Ba Đào
chineseprinces_cogaitau1
Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.

Các văn nhân xưa có câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người.

Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga. Tiểu Nga là con một gia đình thúc nho lễ giáo, nổi tiếng là một trang quốc sắc thiên hương; thuở nhỏ được cha mẹ cho theo đòi bút nghiên, mười hai tuổi đã biết làm thơ phú, đọc thông các sách thánh hiền. Hoá Chiêu là học trò của cha Tiểu Nga; cậu học trò nghèo, mồ côi cha, thông minh, ham học, mặt mày khôi ngô, được thầy thương, gả con gái và cho ở rể. Sống chung với nhau được ba năm, thì bố mẹ vợ, lần lượt qua đời, để lại cho vợ chồng một căn phố và ít vốn liéng để mở một tiệm tạp hóa.

Đời sống cũng được êm đềm. Trong vùng, các văn nhân thỉnh thoảng đến mua hàng và cùng vợ chồng Trần Hóa Chiêu xướng họa ngâm thơ. Cũng không ít khách lai vãng thường xuyên đến đó vờ vĩnh mua hàng, để được dịp chiêm ngưỡng dung nhan Tiểu Nga; có phú hộ Trát Hiếu Sắc cũng thuộc loại khách này.

Nhưng không như những mối tình câm kia, đến nhìn để rồi thầm yêu trộm nhớ, Hiiếu Sắc đã manh tâm chiếm hữu người đàn ba này cho được. Phú hộ tìm hiểu, biết vợ chồng vì ham thích thơ văn , nên buông lỏng chuyện mua bán, vốn liếng cụt dần. Phú hộ ra tay hào hiệp, cho mượn vàng bạc để gầy dựng lại. Ngại ngùng lần đầu, nhưng rồi tiếp những lần sau, Hoá Chiêu cầm vàng bạc mượn đi buôn bán xa, chuyến nào cũng lời khẫm. Lần nào, vợ chồng cũng nài nỉ hoàn lại vốn và trả lời, nhưng Hiếu Săc đều từ chối lấy lãi.

Cứ vậy, hai năm họ trở thành bạn thâm giao\. Hiếu Sắc luôn tỏ ra mình là người đàng hoàng, nghiêm túc, không bao giờ đến nhà bạn trong lúc vắng mặt Hoá Chiêu; những lúc tiếp chuyện với Lương Tiểu Nga, luôn luôn giữ thái độ đứng đắn. Vợ chồng Hoá Chiêu vui mừng có được người bạn hiền, hào phóng. Khi tự xét lý lịch \"nằm vùng\" của mình đã đến lúc kết nạp được, Hiếu Sắc đề nghị chung vốn làm ăn lớn. Vợ chồng Hóa Chiêu hoàn toàn tin tưởng, hớn hở nhận lời ngay.

Việc buôn bán phất lên nhanh, nhưng Hiếu Sắc vẫn cương quyết không bao giờ nhận chia lãi, nại lý do để giúp vợ chồng bạn.

Một lần, Hiếu Sắc bàn với Hóa Chiêu phải đi buôn một chuyến lớn ở Hàng Châu xa xôi và thuê thuyền xong, cả hai cùng lên đường. Ròng rã cả tháng trời thuyền mới đến Hàng Châu vào một đêm trăng thanh gió mát. Hai người đem rượu ra mũi thuyền đối ẩm tâm sự Hoá Chiêu, tình thật, ngâm một câu thơ, lại ngậm một chén rượu ; Hiếu Sắc thì cứ làm động tác giả, hắt rượu qua vai. Quá nửa đêm, Hoá Chiêu rụng, người mềm nhũn. Lúc bấy giờ đám gia nhân dưới thuyền cũng đã ngủ saỵ Hiếu Sắc lôi Hóa Chiêu, xô xuống sông. Đôi ba lần Hoá Chiêu ngoai ngóp trồi đầu lên, Hiếu Sắc lại dùng sào dìm xuống cho đến khi mặt nước không còn sủi bọt nữa.

Không cần phải buôn bán chi, Hiếu Sắc cho thuyền quay về Tề Hàng ngay. Mẹ Hoá Chiêu và Tiểu Nga đau lòng với nỗi bất hạnh, nhưng vần cảm kích Hiếu Sắc đã bỏ cả chuyến hàng lớn để vội vàng trở về báo hung tin.

Rồi sau đó, đều đều, Hiếu Sắc lui tới thăm viếng và cấp dưỡng cho mẹ Hoá Chiêu và cô vợ góa trẻ. Và lần nào nước mắt phú hộ hào phóng cũng đầm đìa.

Người đời càng nể trọng hơn khi thấy Hiếu Sắc ân cần chăm sóc mẹ của Hoá Chiêu chu đáo hơn vợ bạn, khiến mẹ già cũng có phần đăm chiêu.

Ba năm sau, mãn tang. Hiếu Sắc cho người đến thưa chuyện với mẹ Hóa Chiêu xin cưới Tiểu Nga lam vợ. Bà mẹ đã đăm chiêu nhiều, nên thuận tình ngay, khuyên nhủ con dâu nên bước thêm bước nữa.

Lương Tiểu Nga vốn là gái hiền thục, vẫn còn thương yêu người chồng vắn số, nhưng vẫn phải vâng lời mẹ chồng, tái giá.

Cưới được Lương Tiểu Nga rồi, Hiếu Sắc vẫn một mực chăm sóc mẹ Hoá Chiêu; bà cũng an lòng nghĩ rằng con dâu mình có được bóng mát cho cuộc đời còn lại.

Vợ chồng ăn ở với nhau được mười năm, sinh được hai mụn con. Đời sống an nhàn. Một đêm trăng vào hạ, vợ chồng ra ngồi hóng mát bên ao sen. Hiếu Sắc nhấm rượu, và ngấm rượu; Đương lúc đó, có con ếch nhảy lên một lá sen. Tiểu Nga đưa cây sào thọc cho con ếch nhảy đi. Sào thọc xuống thì con ếch lặn, cất sào lên, nó lại trồi lên. Tiểu Nga phải thọc vào con ếch mấy lần nữa, nó mới chịu lặn chìm mất.

Bất giác, Hiếu Sắc buột miệng ngâm:

"Hồi ức thập tam niên tiền sự
Huyên tợ hà mô lục thủy thờị.
Nhớ chuyện mươi ba năm trước đây
Mường tượng ngày nay ếch ngóp ngoai

Nghe lời thơ lạ, Tiểu Nga bảo chồng lập lại để mình họa theo. Hiếu Sắc lè nhè đọc lại rồi cao hứng nói vợ lấy giấy bút cho mình chép lại làm thủ bút. Thôi rồi, kẻ hào hiệp chung chăn gối với mình mười năm nay, thì ra là một kẻ nham hiểm thâm độc.

Không thể để cho Hoá Chiêu chết oan, Tiểu Nga đã nắ lấy vật chứng là hai câu thơ thủ bút của Hiều Sắc, đem đi trình quan.

Bị bắt tra vấn, Hiếu Sắc khai hết sự thật câu chuyện hơn mười ba năm trước, vì đã cuồng si nhan sắc của Lương Tiểu Nga nên đóng trò đạo đức, rồi bày mưu giết chồng đoạt vợ Trát Hiếu Sắc bị xử tội tử hình.

Đúng là sắc bất ba đào dị nịch nhân, nhan sắc đâu phải là sóng lớn mà cũng dìm chết người, hai người chồng đều phải tức tưởi lìa đời.

Sắc đẹp là tội lỗi, nàng đã đến công đường, xin xử tội cái nhan săc nàỵ Nhưng luật pháp có bao giờ lại tử hình một hồng nhan. Có chăng thì lạ gì bỉ sắc tư phong, hồng nhan phải tự mang lấy cái nghiệp chướng đa truân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4670)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43787)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4381)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4333)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4243)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6352)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4624)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4036)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 24945)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24028)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]