Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thao lược

28/11/201005:48(Xem: 2535)
Thao lược
Hoa Cuc Chau Phi (5)

"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
"Lục thao" do Khương Thượng tự Tử Nha, cũng gọi là Lữ Vọng hay Khương Thái công, người đời nhà Chu (1134-314 trước D.L.) làm ra. Còn "Tam lược" là bộ sách của Hoàng Thạch Công, người đời Tần Hán (221 trước-196 sau D.L.).
Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.), Trụ vương hoang dâm tàn bạo, giết chóc trung thần, sinh linh đồ thán. Khương Thượng làm quan nhà Thương, thấy Trụ vương vô đạo, can gián không được, xin từ quan về câu cá ở sông Vị đất Tây Kỳ.
Văn vương là Cơ Xương, chúa chư hầu đất Tây Kỳ thân hành đến Bàn Khê đón rước ông về làm tướng, hội chư hầu tại Mạnh Tân, cầm quân phạt Trụ. Lúc bấy giờ ông đã 80 tuổi.
Ông là một người có tài, lật đổ ngai vàng của Trụ vương dựng cơ nghiệp nhà Chu hơn tám trăm năm. Những mưu lược, kế hoạch dùng binh đánh trận, chấn chỉnh giềng mối đất nước đều ghi trong bộ Lục thao.
Đây là sáu phép dùng để định thiên hạ:
- Văn thao dạy cánh thu phục nhân tâm,
- Võ thao dạy cách định thiên hạ, giữ nước,
- Long thao dạy cách kén chọn tướng,
- Hổ thao dạy cách hành quân, tiến thoái động tĩnh theo thiên lý.
- Báo thao dạy cách chiến đấu với địch, theo trạng thái biến hóa của địch.
- Khuyển thao dạy cách huấn luyện quân sĩ.
Còn "Tam lược" là mưu lược đánh trận:
- Tướng lược là mưu lược làm tướng,
- Quân lược là mưu lược của quân sĩ,
- Trận lược là mưu lược đánh trận.
Sách này do Hoàng Thạch Công, người đời Tần Hán làm ra, truyền lại cho Trương Lương thực hành.
Trương Lương tự Tử Phòng, người nước Hàn. Sau khi nước Hàn cùng các nước Yên, Tề, Ngụy, Sở bị Tần tiêu diệt. Thù mất nước chẳng đội trời chung, Trương Lương ngày đêm mưu lo báo oán.
Trương Lương lúc chưa gặp thời, còn trẻ tuổi, một hôm thơ thẩn ở cầu Vị Kiều, buồn bã ngắm cảnh. Bỗng có một cụ già mặc áo vàng đi ngang cầu làm rớt một chiếc giày xuống bùn, lại chỉ Trương Lương bảo lượm giúp. Trương Lương không từ chối, lật đật lội xuống lượm lên quỳ dâng. Cụ già đi một quãng lại làm rớt nữa và bảo Trương Lương lội xuống lượm giúp. Trương Lương chẳng phiền hà và phải lượm giày lên quỳ dâng. Đến ba lần như thế.
Cụ già nói:
- Thằng nhỏ này nên dạy.
Đoạn chỉ cây đại thọ nơi bên cầu, bảo Trương Lương:
- Năm ngày nữa, ngươi phải đến tại đây mà đợi ta, ta sẽ tặng cho ngươi một vật. Chẳng nên quên.
Nói xong, cụ già thoăn thoắt đi mất.
Ngày thứ năm, Trương Lương dậy rất sớm ra đón cụ già như chỗ dặn. Nhưng khi đến nơi thì đã thấy cụ già ngồi bên gốc đại thọ từ lúc nào. Cụ già nghiêm nghị bảo:
- Thằng con nít đã ước hẹn với người lớn, sao lại dám trễ. Thôi ngươi hãy về đi. Năm ngày nữa, phải ra dậy cho sớm.
Năm ngày sau, vừa canh năm, Trương Lương đã ra đến nơi nhưng lại cũng thấy cụ già đến trước ngồi đợi. Cụ già nổi giận nói:
- Thằng con nít, sao ngươi lại trễ nãi làm vậy. Hãy về đi. Năm hôm nữa phải đến cho sớm.
Đêm thứ tư rạng ngày thứ năm, Trương Lương không ngủ, ra đứng bên gốc đại thọ, bụng bảo dạ chuyến này chắc chắn không trễ nữa. Hừng đông, cụ già thong dong đến. Dưới bóng trăng, Trương xem lại tướng mạo cụ già có vẻ khác thường. Mình mặc đạo bào, tay cầm gậy tre; đầu đội mão da, y phục sắc vàng thật tiên phong đạo cốt. Trương Lương bước đến đón tiếp quỳ lạy, hỏi:
- Chẳng hay tôn sư dạy bảo điều chi?
Cụ giá nói:
- Ngươi trẻ tuổi sức mạnh, cốt cách thành kỳ, ngày sau sang cả, đáng làm bực thầy bực đế vương. Nay may gặp nhau thật là thiên tải kỳ phùng, ta cho ngươi ba quyển sách nhiệm màu, trong này toàn là những kỳ mưu thần toán. Ngươi hãy giữ gìn học tập mà báo thù cho nước, và theo phò chân chúa để danh rạng muôn đời.
Trương Lương lạy tạ lãnh lấy.
Sau Trương Lương phò Lưu Bang diệt Tần dứt Sở Hạng Võ rồi bỏ quan ngao du sơn thủy.
Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên", của cụ Nguyễn Đình Chiểu có câu:

Văn đà khởi phụng đằng giao,
Võ thêm ba lược, sáu thao ai bì.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn nói về tài của Từ Hải có câu:


Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
"Ba lược, sáu thao" là hai bộ sách thuộc về binh pháp như trên đã nói. "Lược thao gồm tài" là gồm tài thao lược, ý nói có tài dùng binh bố trận, có tài về chiến lược chiến thuật, thông hiểu binh pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2895)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2604)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5083)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9524)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3877)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2535)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2532)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2701)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7144)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]