Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồ Than Thở

14/11/201019:15(Xem: 1966)
Hồ Than Thở


Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc, cầm thú nhưng đã mang một sự tích bi hùng do lòng ái quốc của đôi trai tài gái sắc nước Việt.
Cuối thu năm 1788, quân Thanh lấy cớ ủng hộ ngai vàng vua Lê sang xâm chiếm Việt Nam. Khắp trời Nam, tiếng loa rộn rã thúc giục các chàng trai tráng hiên ngang nhập ngũ dưới bóng cờ Tây Sơn để tiến ra Bắc Hà, quét sạch quân xâm lược.
Lời hịch chiêu mộ đã đến tai Hoàng Tùng, chàng tráng sĩ đất Viễn Hương.
Hoàng vốn dòng dõi danh gia thế phiệt. Ông cha trước kia vì không chịu nổi chế độ hà khắc của quân Minh (đời nhà Hồ) nên đã bồng bế, gồng gánh nhau tìm đường sống tự do. Đến đây, thấy cảnh hoang vu tịch mịch, non xanh, nước biếc, hợp với lòng phóng khoáng, ẩn dật của mình nên chọn làm nơi di dưỡng. Và, đặt tên Viễn Hương để ghi dấu cho một hoàn cảnh mới, cho con cháu sau này nhớ việc hồi hương.
Trước tiếng gọi của núi sông, chàng họ Hoàng cương quyết ra đi. Nhưng trước khi lên đường, Hoàng hẹn gặp người yêu là Mai Nương để cùng đôi câu tiễn biệt. Biết đâu chiến sĩ "một ra đi là không trở về".
Mai Nương là con một vị thổ ty sơn cước. Nàng đẹp và duyên dáng; vì may mắn được Hoàng cứu thoát tai nạn nên người ân trở thành bạn tình, rồi nhận lời gá nghĩa kết duyên. Đôi bạn định xuân sang khi hoa đào khoe sắc thắm thì sẽ xin gia đình cử hành hôn lễ. Nhưng hôm nay ... nơi hẹn của Hoàng được định trong rừng Kỳ Ngộ, bên bờ suối Dịu Hiền.
Gặp nhau, sau khi nói qua cho Mai Nương biết ý định của mình, Hoàng Tùng đau đớn ngồi trầm lặng. Bên nước, bên tình, dù con người khí khái thế mấy cũng không khỏi quyến luyến, bâng khuâng.
Sự trầm lặng của Hoàng làm cho Mai Nương hiểu lầm. Nàng tưởng người yêu hoài nghi lòng trung trinh của nàng. Dịu dàng, nàng hẹn với chàng là hôm sau cũng giờ này, tại đây, nàng sẽ có quà tặng người bạn tình anh dũng trước khi xách kiếm ra đi.
Nhưng hôm sau...
Mai Nương đến trước giờ hẹn. Nàng ngồi bên dòng suối than thở cho duyên kiếp bẽ bàng. Rồi muốn cho người yêu hiểu lòng nàng để dứt mối băn khoăn, nàng thấy chỉ còn cái chết mới để cho chàng yên tâm rằng Mai Nương của chàng bao giờ cũng là vợ của chàng, dù sau này chàng vinh quang trở về hay đã ngã gục giữa chiến trường... Nghĩ vậy, nàng khóc lóc một lúc, gọi tên người yêu mấy lần, đoạn nhắm mắt nhảy xuống dòng nước.
Hoàng Tùng đến đúng giờ hẹn. Nhưng lạ thay, chàng ngơ ngác không tìm ra chỗ cũ. Thì ra, cảm lòng người liệt nữ, chim muông cây cỏ trong rừng đều khóc, nước chảy xuống nơi Mai Nương tuẫn tiết làm thành một giếng sâu, và hai bên đầu suối bít lại. Nơi Mai Nương trầm mình bỗng biến thành một hồ rộng rãi, im lặng bên rừng Kỳ Ngộ.
Sau khi xác nàng nổi lên, dân làng hiểu chuyện lấy làm cảm động, đặt tên hồ này là hồ Than Thở để ghi lại phút cuối cùng của người sơn nữ đã hy sinh cuộc đời cho người yêu yên tâm, làm tròn nghĩa vụ.
Một thi sĩ thương xót cho cảnh ngộ của đôi trai tài gái sắc trung trinh, nên diễn thành một bài trường ca nhẹ nhàng, ai oán:
Nhớ thuở ấy lòng đau khôn xiết,
Ngó non sông dân Việt lầm than...
Cảnh bày: Nước loạn, nhà tan.
Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ.
Rửa hận nước phất cờ vung kiếm.
Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung
Ra tay ngang dọc vẫy vùng,
Thề đâu chịu đội trời chung phen này?
Hịch chiêu hiền đó đây rộn rực,
Trống mộ quân tập kích quân thù.
Một phen giành lại cõi bờ,
Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam.
Hoàng Tùng vốn trang anh tuấn,
Quyết ra đi rửa hận non sông.
Tấm thân coi tựa bông hồng,
Mong sao một tiếng anh hùng còn ghi...
Thảm một nỗi biệt ly cắc cớ
Cùng Mai Nương đâu nỡ chia tay?
Ra đi ngàn dặm nước mây,
Biết đâu còn lại có ngày thấy nhau?
Chàng tần ngần lòng đau khôn tả,
Nàng héo hon tấc dạ khôn khuâỵ
Hết nhìn nhau lại cầm tay,
Hỡi khuôn thiêng thấu nỗi này chăng?
Nàng thổn thức hẹn chàng gặp lại,
Suối Dịu Hiền sẽ lại cùng nhau
Chân tơ kẽ tóc gót đầu
Bên rừng Kỳ Ngộ đôi câu tạ từ.
Nào có ngờ xót xa nỗi ấy,
Luống e chàng áy náy khôn nguôi.
Chiến trường biên ải xa xôi,
Chữ trinh thiếp có vẹn mười cho không?
Càng canh cánh bên lòng thắc mắc
Thà nén tâm gạt phắt thường tình.
Cho chàng thỏa chí bình sinh,
Diệt thù thỏa nguyện tâm tình nước non.
Bên dòng nước, Mai Nương lén bước
Từ tinh sương, rảo trước bóng chàng.
Đoái nhìn rừng thẳm mênh mang
Thảm nghe dòng suối thở than não nề...
Rồi một phút như mê như tỉnh,
Gọi Hoàng Tùng lanh lảnh xa đưa.
Gọi rồi đôi mắt lệ mờ,
Tấm thân gieo nặng dưới hồ nước sâu.
Bỗng gió thảm mưa sầu dồn dập,
Khắp núi đồi: Chim khóc, muông than
Hoa rừng tràn lệ chứa chan,
Đất trời như cũng thảm thương não tình.
Chàng thất thểu đinh ninh lần tới
Tìm tình nương chân mỏi, mắt mờ.
Bốn bên vắng lạnh như tờ,
Mênh mông hồ rộng, nước lờ đờ trôi...
Đôi hàng lệ: "Mai Nương ơi hỡi!
Vì đâu mà chín suối xa chơi?
Âm dương cách biệt đôi nơi,
Lệ sầu như nước xanh trôi lững lờ.
Khôn thiêng em hãy đợi chờ.
Mặt hồ Than thở bây giờ là đây
Mai Nương nàng hỡi có hay?"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 6376)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
05/01/2011(Xem: 2102)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 2312)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 43050)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 2194)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 1988)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 3698)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 7341)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 2627)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 1792)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567