Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa đào năm ngoái …

04/10/201015:14(Xem: 2790)
Hoa đào năm ngoái …

Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa đưa nước cho chàng. Nàng đẹp, duyên dáng, e lệ. Chàng đưa tay tiếp lấy bát nước. Đôi tay trai gái chạm nhau. Nàng ngượng ngùng, cúi mặt xuống. Đôi má hây hây đỏ như đóa hoa đào. Chàng rụt rè, ngượng nghịu. Đoạn từ giã đi.

Nhưng rồi đèn sách và mộng công hầu không xóa mờ hình bóng của giai nhân. Đào Hoa Trang vẫn gợi lên một hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến lòng chàng nho sinh chan chứa biết bao tình cảm mặn nồng...
Rồi năm sau, ngày hội du xuân đến. Thôi Hộ tìm đến Đào Hoa Trang. Cảnh cũ còn đó, nhưng con người xưa vắng bóng. Cửa đóng then cài. Chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ phe phẩy theo gió xuân như mỉm cười, chào đón khách du xuân.
Ngẩn ngơ, thờ thẫn trước cảnh cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi:
- Hay là nàng đã về nhà chồng!
Từng bước một, chàng quay bước trở ra. Lòng cảm xúc vô hạn, rồi muốn ghi lại mấy dòng tâm tư của mình, chàng thảo mấy câu thơ trên cửa cổng:

Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong,
Hoa đào mặt ngọc đối vầng hồng.
Mặt hoa nay biết đi đâu vắng?
Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông.
Nguyên văn:
Khứ niên kim nhựt thử môn trung,
Nhơn điện đào hoa tương ánh hồng.
Nhơn điện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Chiều đến, nàng thiếu nữ họ Đào cùng thân phụ đi viếng người thân trở về. Nàng theo sau cha, chợt nhìn lên cổng thấy bốn câu thơ, nét chữ tinh xảo, ý thơ dồi dào, nàng hiểu rõ tâm tình của khách du xuân năm ngoái. Nàng buồn bã thở dài, hối tiếc duyên vừa gặp gỡ lại khéo bẽ bàng.
Rồi ngày này sang ngày khác, nàng thiếu nữ họ Đào vẫn tựa mình bên cửa cổng, mong đợi và hy vọng người khách hào hoa phong nhã xin nước năm xưa. Nhưng ngày lại ngày qua, mấy lần bóng chiều xuống, bóng người xưa chẳng thấy mà chỉ thấy vài cánh chim chiều bạt gió, lẻ loi từ ngàn phương kêu bạn đổ về bằng một giọng não nùng...
Nàng âm thầm gạt lệ. Nhưng lệ vẫn trào lên khóe mắt, đẫm lên đôi má. Rồi đông qua xuân đến, hè lại thu sang, lá rơi rụng bay lả tả phủ đầy thềm. Trời thu hiu hắt. Cảnh sắc thu thêm giục khách sầu đau. Rồi mỗi khi xuân về, ánh thiều quang ấm áp, ủ ấp trên ngàn cây nội cỏ càng gợi lại nỗi nhớ nhung hình ảnh của ai làm dằng dặc cõi tâm tư.
Nàng cảm thấy đời hoàn toàn tuyệt vọng. Rồi từ ấy nàng bỏ ăn bỏ ngủ, thân hình tiều tụy, dung nhan võ vàng. Thân phụ ngày đêm lo lắng, tìm thầy thuốc. Nhưng nào biết đâu: "Nhược hữu lương y viên tuyệt mạng, tùng lai vô dược liệu tương tư" (Có thầy giỏi cứu được sự sống cho người, chớ không có thuốc chữa bịnh tương tư).
Biết không sống được, nàng đành thuật lại tâm sự của mình cho cha già nghe và xin tha tội bất hiếu. Người cha xúc động đau khổ cho số phần đen bạc của đứa con gái duy nhứt của mình. Nhìn thấy đứa con nằm thiêm thiếp trên giường như chờ đợi tử thần, ông lão thương con nóng lòng, đâm liều chạy tìm người đã đề thơ trên cổng. Nhưng hạc nội mây ngàn tìm đâu cho thấy.
Người cha đau khổ ấy bối rối, cứ chạy ra chạy vào, lòng mang một mong mỏi yếu đuối. Trong giờ phút cuối cùng may được gặp chàng trẻ tuổi xa lạ đã gây sóng gió bão tố trong gia đình ông mà giờ phút này, ông cho là vị cứu tinh của gia đình, nên ông lại chạy kiếm nữa...
Vừa ra khỏi cổng, bỗng chạm phải một người. Ông ngửng mặt nhìn. Đó là một thư sinh tuấn tú. Thấy ông, mặt mày giàn giụa nước mắt, cử chỉ hốt hoảng, chàng thư sinh thăm hỏi. Ông vừa bươn bả đi vừa kể lể. Nhưng kể chưa dứt câu chuyện, chàng thư sinh bỗng ôm mặt khóc. Ông lão lấy làm ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chàng thư sinh nói:
- Tôi là Thôi Hộ, người đã đề bài thơ trên cổng...
Chàng chưa dứt lời, ông đã mừng rú lên rồi lôi sền sệt chàng vào nhà, đưa thẳng đến phòng.
Nhưng nàng thiếu nữ cũng vừa trút hơi thở cuối cùng.
Nhìn nàng thiếu nữ nặng tình yêu đã vì chàng mà vóc liễu tiều tụy, dung nhan võ vàng, chết một cách thảm thiết, chàng cảm động quá, quỳ bên giường, cầm lấy tay nàng. Chàng úp mặt vào mặt nàng, khóc nức nở!
Lạ thay, nước mắt của chàng rỏ xuống mặt nàng thiếu nữ họ Đào, thì nàng bỗng từ từ mở mắt ra đăm đăm nhìn chàng, trên môi điểm một nụ cười tươi thắm. Nàng đã sống lại. Ông già họ Đào mừng rỡ. Chàng thư sinh họ Thôi hớn hở vui tươi.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả Kim Trọng sau khi về Liêu Dương hộ tang chú, quay trở lại vườn Lãm Thúy để tìm Kiều, có câu:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20135)
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô công chúa Út con gái yêu của hoàng đế La Mã - một ông hoàng giàu sang độc tài và rất hung bạo.
08/04/2013(Xem: 13982)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14358)
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, . . .
08/04/2013(Xem: 10750)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 11610)
Hương bối ngàn xưa gió thoảng về mái chèo Thập Ðộ vượt sông mê Gương soi vằng vặc, Tâm Bồ tát Thánh Hạnh, trăng sao rạng bốn bề!
08/04/2013(Xem: 16695)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành.
08/04/2013(Xem: 14259)
Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn khi viết về chùa chiền ở Khánh Hòa đã có những nhận xét là Khánh Hòa có lẽ là tỉnh nhiều chùa hơn tất cả các tỉnh Miền Nam Trung Việt và chùa có mặt hầu hết trên khắp xã phường trong tỉnh. Các tổ khai sơn đều là người Việt, phần nhiều có sự nghiệp để lại cho đời.
08/04/2013(Xem: 15807)
Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lạ
08/04/2013(Xem: 14244)
Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.
08/04/2013(Xem: 13721)
Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]