Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

18/06/201300:34(Xem: 11056)
Về Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Chua Vien Giac (15)Chua Vien Giac (16)Chua Vien Giac (18)

Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v... và v.v... Và tôi, vẫn thói quen tìm một góc ở phòng Tổ dành cho mình một giấc ngủ, mặc dù gần đó, sát chùa vài khách sạn lớn được xây dựng từ Hội Chợ Expo 2000 giải quyết rất nhiều cho vấn đề ngủ nghỉ của Phật tử về chùa, nhưng đăng ký chậm trễ là hết phòng.

Thế nên thản nhiên như... ruồi, tôi „đáp“ xuống sàn gỗ trong phòng Tổ một cách vô tư như về nhà mình không kịp và cũng không hỏi han ai, vào nửa đêm về sáng.

Tôi nhè nhẹ đẩy cửa phòng Tổ, lách mình, mò mẫm như tên trộm trong bóng đêm dưới ánh sáng nhá nhem mờ mờ hắt từ những bóng đèn ngoài hiên chùa qua khung cửa sổ. Tôi mở valy lôi túi ngủ ra, rồi cũng nhè nhẹ trải túi ngủ đặt mình xuống. Chỗ ngủ đương nhiên hơi chật. Vì lúc tôi đến mọi người đang say giấc nồng, nằm xếp lớp như cá mòi, la liệt từ đầu phòng đến cuối phòng và đang cùng hòa tấu một bản tình ca du dương êm ái.

Tối „lấn“ một chỗ gần cửa ra vào. Người kế cận chợt thức giấc, không càm ràm trách móc, như con sâu cựa mình nhè nhàng nhích sang bên dành cho tôi đủ cuộn mình trong túi ngủ như con tằm nằm trong tổ kén. Đi mệt vì đường xa, từ Thụy Sĩ sang Đức, vừa nhắm mắt, tôi bắt được nhịp, hòa vào bản tình ca du dương êm ái...

Bản tình ca được kết thúc khi có những tiếng động rộn ràng của quí Thầy, Cô chuẩn bị vào phòngTổ làm lễ và khi ánh bình minh đang chào đón một ngày mới ngoài hiên chùa. Tất cả tất bật thức dậy, làm vệ sinh và đúng 6 giờ kém 15, ai nấy chỉnh tề trong chiếc áo tràng lam hiện diện đông đủ nơi chánh điện.

Về chùa Viên Giác, nếu chỉ đề cập mãi về phương cách điều hành rất khoa học, rất chính xác đúng giờ phù hợp nếp sống văn minh Tây phương nhưng vẫn giữ được truyền thống văn hóa Á Châu đáp ứng nhu cầu cho mọi người từ tâm linh đến thể chất là điều quá thừa thãi, vì ai cũng biết. Bao năm qua, chùa đã đi vào nề nếp, lớp lang rõ ràng. Nắm tờ chương trình trong tay, chúng ta cứ an nhiên theo sát, không bị chậm trễ dù một phút, không phải đợi chờ, hay sợ bỏ sót bất cứ tiết mục nào.

Qua bài này, điều tôi muốn viết ở đây sau khi tham dự lễ Phật Đản là cảm nghĩ chân thành của tôi về ý nghĩa và sự lợi lạc ít nhất đối với riêng tôi khi về chùa Viên Giác. Ở chùa, tại đây, tôi học hỏi được nhiều. Học từ nghe và thấy. Vậy tôi nghe được gì và thấy những gì? Đó là câu hỏi, thiết nghĩ quí độc giả đang chờ câu trả lời.

Sau thời công phu khuya, đến giờ điểm tâm. Rảnh rang, như công an khu vực, tôi rà rà dạo quanh trước và sau sân chùa, đảo mắt quét nhanh các gian hàng bán thức ăn, thực phẩm, xét nét người qua kẻ lại, „tóm“ lấy... đưa lên báo. „Nạn nhân“ đầu tiên của tôi là Bác sĩ Chí. Anh đang cùng phu nhân ngồi trong quán... gió (quán được dựng lên bằng những tấm lều che nắng, mưa, nhưng không che gió). Anh chị đang thưởng thức món bánh bèo. Tôi bưng dĩa bánh cuốn sà tới nhận bà con, làm như cùng con nhà Phật, dù chỉ mới gặp và quen nhau một lần ở khóa tu học tại Ý quốc, nơi anh chị định cư, tôi và cả anh chị coi như có... họ hàng!

Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện. Anh nói:

- Tôi có cô em gái chỉ mê văn nghệ. Thấy tôi quan tâm chuyện Phật sự nó luôn chê tôi „Tây học mà còn mê tín dị đoan“, thế mà giờ, nó hăng hái đi chùa hơn ai hết.

Rồi anh đưa mắt nhìn những hàng quán xung quanh, nơi đang hiện diện những người cặm cụi với công việc, chăm chút từng chiếc bánh, nồi súp, rổ rau... và bây giờ đứng bán, anh tiếp:

- Chị xem, những người đang làm công quả kia, họ bỏ nhiều công sức, thời gian, phục vụ cái ăn cho chúng ta và gây quỹ đóng góp cho chùa. Họ âm thầm làm việc, không hề biết và cũng không ngờ được, hành động của họ đang thể hiện một giáo pháp không bằng lời mà bằng „thân giáo“. Chính họ đã đánh động trái tim em tôi. Nó bảo ở đây, nó tìm thấy tình người làm lòng nó ấm lại và... quyến rủ chinh phục được nó.

Câu nói của anh Chí, khiến tôi nhớ lại sự kiện của bản thân. Tôi cũng vậy, như Dạ Lan, em của anh. Tôi rất mê văn nghệ. Trước đây, ai rủ tôi đi chùa, tôi lắc đầu từ chối. Đi chợ, tôi đi. Chùa thì không, rồi tôi lại hỏi: „Ở chùa có văn nghệ không?“. Nếu đạo Phật cho rằng mọi sự khởi đầu bằng nhân duyên, có cái này sinh ra cái kia, thì văn nghệ đã „câu“ được tôi đến. Tôi đến chùa ban đầu chỉ để tìm ca sĩ, vũ công, để được ngắm nhìn và thả hồn hòa trong lời ca tiếng nhạc cùng ánh sáng mờ ảo mông lung của các điệu vũ trên sân khấu, chớ không tìm Phật. „Trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhớ“, đó là phương cách, cũng là một trong những con đường dẫn đến đạo, đưa tôi đến chùa. Và tại đây, cũng như Dạ Lan, mắt và tai tôi không còn đóng khung trong cái sân khấu nhỏ bé, mà tầm nhìn mở rộng để nhận ra những điều ít tìm thấy ở đời thường. Ở đây, trong không khí đầy đạo vị, trong tinh thần của Kinh Hoa Nghiêm. Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản“ (một là tất cả, tất cả là một) mọi người cùng sống cho nhau, nỗ lực cho một công việc chung, ai nấy đều quên mình để nghĩ và sống cho kẻ khác, vì kẻ khác đó cũng chính là mình. Người vui là ta vui. Ta vui, ta tạo người khác vui. Tôi đã bị cuốn hút không chỉ vì văn nghệ nữa (nhưng nếu có vẫn tốt hơn) cái tình người nghĩa đạo chan hòa trong giáo pháp của Đức Phật. Và cũng ở đây, mọi người dường như tựa và chuyền cho nhau cái tha lực để đắp thêm vào cái tự lực vốn bị đời sống đời thường làm chao đảo.

Một người bạn khác ghé lại, tôi nhận ra anh Ngô Ngọc Diệp. Tôi mới gặp, quen anh sáng nay, nhưng nghe và biết anh trước đó qua báo Viên Giác „Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình“. Một lần đọc bài anh có câu „Muốn trao đổi Phật Pháp với bạn đạo“? Câu viết tự nhiên, thân tình nhưng tôi lại nhớ câu nói của cụ Lê Quí Đôn: „Thiên hạ nghi, vấn bảo Đôn“ (thiên hạ thắc mắc điều gì cứ hỏi Đôn). Phật Pháp tôi vẫn lờ mờ, chả có gì để „trao“ hay „đổi“ với anh được. Tôi chỉ có „nghĩ“ và „vấn“ anh thôi. Tôi hỏi:

- Anh Diệp này, tử vi của tôi, sách nào cũng bảo „nếu tôi tu sẽ thành chánh quả“. Nhưng tôi không rõ tu thế nào để thành chánh quả đây?

Anh Diệp cười, đáp gọn lỏn:

- Tu, với tôi, hiểu đơn giản là sửa mình. Vậy thôi.

Trời, sửa mình?! „Ngon lành“ như tôi còn sửa cái gì chứ? Về nội dung „chăm, ngoan, hiền, tội...“ như tôi không lẽ tôi sửa thành „lười, hư, hung, ác“ Còn hình thức với dung nhan thường thường bậc trung thoáng trông cũng „dễ ghét đáo để“, có đến thẩm mỹ viện cũng bị đuổi ra. Dễ ghét như thế này mà đòi sửa cho thành dễ thương à. Nghĩ trong bụng tôi phì cười nhưng tôi không nói ra. Anh Diệp tiếp:

- Là Phật tử chỉ cần giữ đúng năm giới, đủ thành chánh quả!

Năm giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Chà, sơ đẳng quá, tôi nghe hoài. Nhưng mỗi người trong chúng ta tự xét lại mình coi, mấy ai không phạm ít nhất một trong năm giới đó?!

Sắp đến giờ tụng kinh, tôi cáo biệt vợ chồng anh Chí, anh Diệp rồi chuẩn bị vào chánh điện.

- Ai hát hay vậy hở mẹ?

Tiếng của một bé gái ngồi phía sau tôi hỏi mẹ, khi bé nghe Sư Cô tụng kinh. Tôi phát phì cười về con chim non lần đầu lạc vào vườn trầm. Rồi nay mai trên đường đời bé có duyên với Phật, bé sẽ cùng „hát“, cùng cất tiếng líu lo dưới ánh nắng ban mai như hào quang chiếu rọi của Phật Pháp, góp cho vườn trầm khởi sắc tỏa hương khắp nơi nơi.

Buổi chiều, sau giờ ăn trưa, nghỉ trưa, là giờ thuyết giảng của thầy Phương Trượng Thích Như Điển.

Ngồi phía sau trong chánh điện, tôi lắng lòng nghe pháp, tâm tư tôi lâng lâng dịu êm. Bao phiền muộn của đời sống như theo khói hương lãng đãng bay vào không khí.

Tôi nhìn lên phía trước. Giọng của thầy Phương Trượng vẫn đều đều. Mỗi lời mỗi câu thốt ra đều có đệ tử ngồi kế cận thông dịch ra tiếng Đức, một điều hơi khác so với những lần tôi tham dự trước đây. Điều đó chứng tỏ, chùa Viên Giác đã thu hút được người Đức và đám trẻ sinh trưởng tại Đức không thạo tiếng Việt. Chùa vẫn phát triển đều. Hàng lọat sư trẻ có tài năng dưới trướng. Thầy Như Điển đã có tới „cháu nội“ (thế hệ thứ ba) từ những chú tiểu tướng hảo, quang minh sẽ tiếp nối gánh vác chùa. Tôi tự hỏi, tu như Thầy sẽ thành chánh quả không? Thầy luôn gặp thuận duyên, muốn gì đều được. Hô một tiếng người người hưởng ứng. Thầy nói, người ta nghe, thầy chưa... đe ai nấy đều nể (sợ) thầy không sai đã khiến được không biết bao người đến giúp. Có phải đó là nhờ phúc không? Phúc, không chỉ từ đời này mà còn.... từ đời trước hay nhiều kiếp trước, nếu không, cùng mặc áo cà sa, nhiều vị còn giỏi hơn thầy Như Điển, nhưng đâu luôn gặp thuận duyên. Tôi gẫm lại đời tôi. Tuy không là Ni Cô, nhưng trong 84 ngàn phép mà Đức Phật dạy, tu tại gia, tại chợ cũng là tu.

Những ước mơ một xã hội công bằng, sống trong tình yêu thươing nhau, không có người bóc lột người, không chém giết, không tranh giành v.v... và v.v... thực hiện được điều đó, theo tôi, cũng là tu vậy. Cho nên, bao lâu, tôi cố gắng... tu như thế, nỗ lực với ước mơ của mình, mong cầu mình như người, người như mình, để, một là tất cả, tất cả là một. Thế mà, tôi nói không ai nghe. Tôi „đe“ không ai sợ. Tôi „sai“ không ai làm. Thậm chí giúp người kém may mắn cũng bị phản tác dụng. Kẻ kéo được lên bờ, tự lao xưống vực thẳm. Người bay cao, chiếm trọn cả bầu trời, say sưa tung hoành, phóng uế vung vãi xuống trần gian. Đưa ra phía trước, tưởng để dọn chông gai nâng đỡ người phía sau cùng tiến. Trái lại, đứng trước chỉ để dang tay „chận“ người đứng sau; không muốn và không cho ai vượt qua mình. Tưởng như thế là nhất, là thắng. Không, chỉ đang giậm chân một chỗ, cho đến lúc, nhìn qua ngoảnh lại có kẻ đã phóng qua được mình, mới hay mình đã lùi xa thiên hạ hằng thế kỷ.

Những chướng duyên trong tu tập vẫn là những thử thách thông thường trên đường đời, đường đạo. Nhưng trước ngọn núi cao cheo leo không trèo được, trước dòng sông sâu cuồn cuộn không lội được, biết sẽ làm sao ngoài con đường mòn nhỏ hẹp quanh co dẫn tới kẻ độc hành còn ý chí.

Bao lâu, tôi khắc khoải kiếm tìm con đường tu để thành chánh quả „Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành“. Câu nói của Phật nghe sao đơn giản, chữ „sẽ“ thật ngắn ngủi nhưng đường đi dài diệu vợi, có khi hằng hà kiếp!

Quan sát và phát triển cũng là một cách tu. Quí Thầy từng dạy thế. Quan sát sự kiện để thấu triệt đâu là nguồn gốc, là nguyên nhân của vấn đề, từ đó, phát triển trí huệ, tích lũy công đức tu tập nhằm phát huy Phật tánh trong mỗi con người chúng ta tiến tới hòa nhập vào bản thể chân như bất biến. Ôi, giáo pháp của Đức Phật thâm sâu vi diệu. Lý thuyết nhiều khi không hiểu nổi. Thực hành lại lắm gian nan.

Một chương trình văn nghệ chào mừng Đản Sanh, chùa Viên Giác thường mời hai ca sĩ. Năm nay có sự hiện diện của Như Quỳnh và Thành Lễ. Danh ca hát hay diễn giỏi là điều đương nhiên. Ở đây, có một lực lượng cây nhà lá vườn diễn hay không kém đó là các Gia Đình Phật Tử của Đức Quốc. Bao năm qua, dễ chừng đã 20 năm trời, anh em đã miệt mài hỗ trợ chùa không ngơi nghỉ. Từ mọi công tác trật tự, vệ sinh, hành chánh, văn nghệ. Đâu cần có Gia Đình Phật Tử, đâu khó cũng có Gia Đình Phật Tử. Và đêm nay, trong chương trình văn nghệ, anh em đã đóng góp những màn nhạc cảnh, vũ khúc thật tuyệt vời. Đã nhiều lần làm khán giả chùa Viên Giác, tôi rất ngạc nhiên anh em liên tục có những tiết mục độc đáo, mới lạ. Từ „mãi võ sơn đông“, múa kiếm với những đường quyền, đường kiếm tuyệt luân. Ngồi xem, tôi có cảm tưởng tài tử phim tập Hồng Kông đang biểu diễn những màn đấm đá. Chỉ cần sơ sẩy, mạnh tay... có thể quí Thầy, Cô cùng Phật tử... tụng kinh vãng sanh không chừng. Bên cạnh đó, những màn vũ quạt, múa lụa và cả những điệu Ấn Độ trong nhạc cảnh „Sự tích Đức Phật Thích Ca“ với trang y lộng lẫy cũng sinh động không kém.

Chương trình nói chung thật đặc sắc và kết thúc đúng 24 giờ theo qui định. Mọi người hoan hỉ ra về.

Trên con đường dẫn về „nhà trọ“, tôi tự hỏi, anh em Gia Đình Phật Tử nỗ lực bỏ nhiều công sức đóng góp văn nghệ cho chùa, không chỉ năm nay mà đã từng nhiều năm dài, phải chăng như lời Bác sĩ Chí đã nói: „Họ đang thể hiện giáo pháp của Đức Phật không bằng lời mà bằng thân giáo“.

Sáng hôm nay chủ nhật, vẫn như thường lệ, sau khi công phu khuya và điểm tâm, vì đường xa nên tôi không ở lại tham dự được hết chương trình. Tôi trở lại Thụy Sĩ với lòng thơi thới nhẹ tênh cùng miên man suy gẫm cuộc đời. Nhìn người lại gẫm đến ta để nhận ra mình phúc nhỏ cần phải tu thêm, tu nhiều kiếp, bắt đầu từ kiếp này mới mong đạt thành chánh quả.

Trần Thị Nhật Hưng

 (Tháng 7.2006)

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2020(Xem: 3114)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..."
01/03/2020(Xem: 4464)
Thưa các bạn, nội dung câu chuyện này nói về một anh bộ đội, hay nói rõ ra ca ngợi và ngưỡng mộ hết lòng của tôi về anh bộ đội giữa khi lòng hận thù của các bạn về cuộc chiến, về người bên kia còn đang ngùn ngụt, chắc chắn sẽ có người chụp cho tôi cái nón cối, rồi tôi bị tẩy chay, ghét bỏ. Nên tôi ngại chứ. Còn bây giờ sau hơn 40 năm, chuyện chụp mũ xưa như trái đất, xưa quá rồi Diễm, xưa quá đi Tám, có chụp lên đầu tôi cái nón cối là tôi...đội luôn vì nó rất model không đụng hàng, không giống ai bây giờ nữa.
29/02/2020(Xem: 3597)
Đọc câu văn trên bằng chữ Hán, có nhiều người sẽ hiểu đại khái là: Vô thường già bịnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát na đã qua đời khác…. Dĩ nhiên là bài văn Cảnh Sách nầy còn nhiều đoạn ở trước và sau đó nữa, chứ không phải chỉ có hai câu nầy. Đây là sách gối đầu giường của những Chú và Cô Sa Di, Sa Di Ni lúc mới thọ giới xong, cần phải học thuộc lòng. Thế nhưng, đây cũng không phải chỉ hoàn toàn dành cho người mới vào cửa Đạo, mà những vị thâm niên ở chùa năm, bảy chục năm khi đọc lại những đoạn văn Cảnh Sách như thế nầy ngẫm ra thấy cũng thấm thía vô cùng. Trong giới tu hành không ai phủ nhận điều nầy cả, mà ngay cả người Phật tử hay người khác Đạo, khi nhận chân ra được sự vô thường của mọi vật thể trên thế gian nầy, thì cũng đều công nhận lời dạy của Tổ Quy Sơn chẳng sai một mảy may nào.
21/02/2020(Xem: 3318)
Vầng dương đã lên cao. Nắng đổ nung nóng đều cát đá. Cây lá cũng đã cùng nhau trở mình, lớn thì uốn éo, nhỏ thì oằn oại, thì thầm than vãn với nhau khi những hạt sương long lanh cuối cùng đã tan biến vào cõi không khôi khôi với sắc trạng mới mẻ...
16/02/2020(Xem: 7455)
Người xưa thường nói rằng: Nhân sanh thất thập cổ lai hy. Điều nầy có nghĩa là:Đời người 70 tuổi xưa nay hy hữu. Đó là sự thật và đó cũng chỉ là tương đối mà thôi. Bởi lẽ có nhiều người sống thọ đến 80, 90, 100 hay hơn 100 tuổi. Âu đó cũng là do nhân duyên của nhiều kiếp ta vốn đã làm việc trưởng dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống của kẻ khác, nên mới được như vậy. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người sống chỉ được có 5 năm, mười năm, 20, 30, 40, 50 hay 60 tuổ
15/02/2020(Xem: 8258)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
12/02/2020(Xem: 4715)
Vào ngày 8/2/2020, một thảm kịch đã xảy ra cho đất nước và quân đội Thái Lan. Thượng Sĩ Jakrapanth Thomma sau khi cãi cọ với thượng cấp của mình là viên đại tá đã rút súng bắn chết ông này và bà mẹ vợ của ông ta. Sau đó Jakrapanth Thomma lấy thêm súng, ăn trộm xe bọc thép Humvee (trong nước gọi là xe đặc chủng) lái ra phố, điên cuồng bắn giết rồi chạy vào một khu thương xá bắn giết thêm một số nữa, bắt giữ con tin và cố thủ ở đây suốt một đêm. Cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan được gửi tới cùng bà mẹ của hung thủ, kêu gọi hung thủ ra đầu thú nhưng thất bại. Cuối cùng hung thủ bị bắn chết với “thành tích” kinh hoàng là đã giết chết 29 người, làm bị thương 57 người. Thảm kịch xảy ra đúng vào ngày lễ quan trọng của Phật Giáo trên đất nước Thái Lan.
30/01/2020(Xem: 7502)
Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 28/01/2020 đã thông qua dự luật trừng phạt những quan chức Trung Quốc can thiệp vào việc chọn lựa người thay thế Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng 85 tuổi được cho là sẽ luân hồi sang kiếp khác. Chính quyền Mỹ có thể phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các quan chức Trung Quốc nào tìm cách nhận diện và đưa lên ngôi một Đạt Lai Lạt Ma mới do chính quyền Bắc Kinh duyệt xét, sau khi thủ lãnh tinh thần Tây Tạng qua đời. Dự luật này còn phải được Thượng Viện chấp thuận, và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio - vốn nhiều ảnh hưởng ở Thượng Viện, đã từng vận động thành công luật nhân quyền Hồng Kông - hứa sẽ ủng hộ. Sau đó sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump để phê chuẩn.
18/01/2020(Xem: 3166)
Truyện vui kể rằng, có một cửa hàng Bán Chồng 6 tầng lầu, với quy định trước cửa như sau: - Càng lên cao, khách sẽ có món hàng tốt hơn! Nhưng đã không chọn, thì không được quay trở xuống mua hàng bên dưới nữa. Tầng 1, một cô ế chồng thấy tấm bảng “Đẹp Trai”. Cô muốn lên thử tầng 2, thấy bảng “Đẹp Trai, công việc ổn định”. Cô lại muốn lên tầng 3 để xem sao, thấy bảng “Đẹp Trai, công việc ổn định, ga lăng – lãng mạn”. Lần này cô nhất định phải lên tầng 4, bảng đề “Đẹp Trai, công việc ổn định, ga lăng – lãng mạn, không tứ đổ tường”. Cô lại quyết không dừng chân, tầng 5 có bảng “Đẹp Trai, công việc ổn định, ga lăng – lãng mạn, không tứ đổ tường, đại gia – COCC (con ông cháu cha)”. Làm sao dừng chân, phải với tới “cực phẩm” mới được, lần này bảng tầng 6 là “Tại đây không có gì, chỉ là thử thách lòng tham không bao giờ dừng của quý cô!”
17/01/2020(Xem: 4651)
Những trận cháy rừng lan tràn khắp các tiểu bang Úc Đại Lợi hơn 6 tuần nay, đã làm thiệt hại hơn 2000 căn nhà, có nhiều người mất và bị thương. 6 người lính cứu hỏa đã hy sinh. Trong nạn cháy rừng này, đáng thương nhất là hơn 500 triệu thú hoang bị chết và thương tật trong trận lửa cháy. Trong số đó hơn phân nửa là kangaroo và koala, số còn lại là những động vật khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]