Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giọt lệ cho người nằm xuống

11/10/201002:23(Xem: 3122)
Giọt lệ cho người nằm xuống


giot le 2


Giọt lệ cho người nằm xuống



NH – Hoàng Thị Doãn



Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.

Tôi đã chuẩn bị sẵn những việc cần làm cho ngày hôm sau, ngờ đâu đêm đó dù đã muộn nhưng Thanh Tùng còn điện thoại yêu cầu tôi ngày mai đi Regensburg hộ niệm một đám tang người bạn của Thanh Tùng: Cô Trần Thị Thuý Bình.

          Thông thường tôi rất ngại đi xa nhất là chỉ đi về trong một ngày nhưng Thanh Tùng cho biết Ban Hộ Niệm của chùa ngày mai không có ai đi được, chỉ có Thanh Tùng và Thầy Trụ Trì mà thôi. Nghe vậy, tôi nhận lời và hăng hái ra đi vì tôi muốn có dịp đi chung với  Thầy, đồng thời xưa nay tôi vẫn thích làm những công tác từ thiện.

Dù biết đã khuya nhưng tôi cũng liều rủ thêm Kim Dung đang nhân dịp nghỉ phép cùng đi luôn cho đông người hơn một chút và Kim Dung đã nhận lời. Thế là ngày mai, ngoài Trọng làm tài xế, tôi sẽ cùng đi, cùng gần kề nhũng người mà tôi đã từng gắn bó yêu thương.

          Tờ mờ sáng hôm sau, chúng tôi đã đến điểm hẹn, xe Trọng đã chờ sẵn và chúng tôi trực chỉ lên chùa đón Thầy. Khi chúng tôi đến nơi, mọi việc chưa chuẩn bị xong vì tang gia đơn chiếc quá, chỉ có anh Trần Minh Nghĩa, chồng của Thuý Bình, bé Đào con gái của Thuý Bình mới lên 9 và mẹ của Thuý Bình từ Việt Nam sang thăm con trong 3 tháng.

Rồi dần dần bạn bè thân quen đến khá đông, thật cảm động vì gặp ngày làm việc mà số người hiện diện có đến 100 người. Qua sự hướng dẫn của Thầy, tang lễ được cử hành theo nghi thức Phật giáo trong bầu không khí thật trang nghiêm ấm cúng vô cùng. Kim Dung và tôi phụ trách chuông mõ, Thanh Tùng lo phụ giúp việc bên ngoài. Khi Thầy nhiễu quanh quan tài niệm danh hiệu „ Nam Mô A Di Đà Phật“, các đồng hương đều đi theo tạo thành một vòng tròn thân ái, thể hiện lòng thương mến dành cho người quá cố và lòng tôi cũng xúc động rưng rưng.

Sau đó là lời phân ưu đạo tình của Thầy đối với gia đình đượm đầy chân lý cao cả nhiệm mầu của đạo Phật về kiếp người sống chết mong manh. Tiếp theo là anh Thắng đại diện cho hãng Lirr, anh Dũng đại diện thân hữu của anh chị Nghĩa Bình, anh quang đại diện cho tất cả bạn bè từng chung sống với nhau ở Đông Đức và sau cùng là anh Hưng đại diện cho tang quyến cảm niệm công đức Thầy và tất cả những người hiện diện. Cuối cùng là phần niệm hương gĩa biệt của từng người với tất cả đau buồn và thương xót dành cho Thuý Bình và tang quyến.

          Còn tôi, lúc mới nhìn di ảnh của em, thấy em còn quá trẻ, còn xinh đẹp mà đã lìa bỏ cõi trần nhất là khi thấy hình ảnh của người Mẹ đã rơi những giọt lệ tre già khóc măng làm cho mắt tôi hai giọt lệ cũng muốn ứa trào! Đã đành, suy nghĩ cho cùng, mọi sự đều sắc sắc không không giữa trùng trùng duyên khởi nhưng sụ mất mát này vẫn là một nỗi tiếc nhớ đớn đau to lớn nhất cho gia đình anh Nghĩa. Nhìn bé Đào còn nhỏ qua, ai cũng xót xa ái ngại và lòng tôi cũng chùng xuống nhưng tôi đành an ủi rằng bé Đào cũng còn hạnh phúc hơn tôi được 8 năm vì mới lên một, tôi đã mất Mẹ rồi; tôi chưa được thấu hiểu lòng yêu thương của Mẹ dành cho mình như thế nào!

          Thật tội nghiệp cho bé Đào quá, rồi cũng như tôi, tuổi thơ của bé Đào đã chít vành khăn trang quá sớm để cuộc đời sẽ lận đận lao đao, nước mắt nhiều hơn nụ cười và hành trang vào đời sẽ quá ư đơn độc, cánh cửa hồn nhiên vô tư của tuổi thơ khép lại từ đây! Tôi quá xót xa cho bé Đào vì như Thầy Nhất Hạnh từng viết: “Lớn đến cách mấy mà mất Mẹ thì cũng như không lớn, cũng thấy bơ vơ lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi“.

Qua làn nước mắt, tôi thấy gương mặt hiền hoà của Thuý Bình lung linh giữa nhang khói, giữa những lời kinh tiếng kệ, tiếng chuông tiếng mõ, giữa thực và ảo, tôi bàng hoàng không tin là em đã vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc đời này một cách mau lẹ như vậy khi tuổi đời còn xanh.

          Dù chưa hề quen em, nhưng tôi vẫn cầu xin em hãy thật sự an nghỉ. Những giọt lệ của những người hiện diện hôm nay sẽ tiễn đưa em bước qua hết mọi hệ luỵ ưu phiền, mọi đau thương khắc khoải để trở về miền miên viễn. Sẽ không bao giờ còn thấy lại được em nhưng tôi tin rằng giữa bao sóng gió gập ghềnh trắc trở của cuộc đời, em đã và mãi mãi có một chỗ êm ái trong trái tim của chồng em; và dù quen biết nhiều hay ít, quen sơ hay quen thân, em đã để lại trong lòng những người tiễn đưa một nỗi buồn sâu xa nhất.

          Là Phật tử, tôi thường tự an ủi rằng con người nằm trong chu kỳ sinh diệt của vạn vật, sự mất mát là khởi đầu cho sự tái tạo như mùa Đông ảm đạm rồi sẽ qua đi để mùa Xuân tươi thắm lại trở về. Tôi tin vào vòng luân hồi nhân quả của sự sống và sự chết giống như những bông hoa tàn rụng rồi lại hé nở. Dưới ánh mặt trời những buổi sớm mai chỉ khác nhau trên tờ lịch nhưng mọi sớm mai chỉ là sự nhắc lại hôm qua và cả những hôm sau./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 7758)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
11/09/2013(Xem: 4285)
Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nú
11/09/2013(Xem: 4793)
Hằng năm vào tháng mười, sinh nhật tôi, tôi có thông lệ, trước tiên là tự nhắc mình đóng tiền niêm liễm đến Văn Bút Âu Châu (tôi là hội viên mà), kế đó là cố nặn óc tìm một truyện ngắn về đề tài Sinh Nhật coi như món ăn tinh thần "đãi" quí vị độc giả.
10/09/2013(Xem: 6220)
Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!
10/09/2013(Xem: 7697)
“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt
09/09/2013(Xem: 5220)
Đối với những ai đã từng ghé Ấn Độ, nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát, hẳn không xa lạ gì với thế giới của lực lượng Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại đó. Nhưng với riêng tôi, cho mãi năm 2011 trong chuyến hành hương Tích Lan, tôi mới thực sự biết được bằng mắt thấy tai nghe thế giới lạ đó qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác về bốn sinh viên tu sĩ, học tăng từ Ấn Độ.
09/09/2013(Xem: 5288)
Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.
06/09/2013(Xem: 4359)
Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.
06/09/2013(Xem: 8692)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
29/08/2013(Xem: 10092)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]