Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lưu Hiểu Ba Và Tình Yêu Bên Trong Bức Tường Xám

13/10/201007:14(Xem: 4098)
Lưu Hiểu Ba Và Tình Yêu Bên Trong Bức Tường Xám

luu_huu_Ba
Lưu Hiểu Ba Và Tình Yêu Bên Trong Bức Tường Xám

Huỳnh Kim Quang

Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba.

Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.

Ngoài lãnh vực đấu tranh bất bạo động không mệt mỏi cho tự do, dân chủ và nhân quyền, Lưu Hiểu Ba còn sáng tác hàng trăm bài thơ và nhiều bài văn được nhiều người tán thưởng. Điều kỳ diệu mà ít ai biết đến là trong những sáng tác thi văn đó, Lưu Hiểu Ba để lộ khuôn mặt của con người đầy ắp tình yêu và tình người.

Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Trung Tâm Văn Bút Mỹ đã trao giải thưởng PEN/Barbara Goldsmith Freedom 2009 cho Lưu Hiểu Ba. Rất tiếc, ông đang ngồi tù không đến được để nhận giải. Vợ ông, Lưu Hà, cũng không đi được, vì bị quản chế tại gia, nên đã viết thư cho Trung Tâm Văn Bút Mỹ bày tỏ cám ơn khi họ chọn Lưu Hiểu Ba để trao giải thưởng cao quý này.

Trong thư gửi cho Trung Tâm Văn Bút Mỹ, bà Hà viết rằng, “Tôi rất đam mê thơ và vẽ, nhưng cùng lúc, tôi không nhìn Hiểu Ba như một khuôn mặt chính trị. Trong mắt tôi, anh ấy luôn luôn là một nhà thơ nghiêm túc và cần cù. Ngay cả trong tù, anh ấy cũng tiếp tục làm thơ. Khi cai tù lấy đi giấy viết của anh, anh lôi thơ ra thả vào không khí.”

Trong mắt bà Hà, ông chồng Lưu Hiểu Ba vĩnh viễn là một nhà thơ. Tuyện vời và thơ mộng biết bao! Với câu nói ấy, chắc chắn Lưu Hiểu Ba sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn ai hết niềm hạnh phúc của người chồng. Không phải thế sao? Trong tất cả ngôn ngữ của loài người, thơ là thứ tiếng nói thật thà nhất. Đọc thơ, người ta dễ dàng cảm nhận một cách trung thực tâm ý của người làm thơ. Tình yêu được chuyên chở qua ngôn ngữ thơ, do đó, chắc chắn là tình yêu chân thật làm rung động lòng người. Bà Hà làm sao không yêu thích và không muốn ông chồng Hiểu Ba là một nhà thơ!

Tuy nhiên, bà Hà không vì yêu thơ tình của chồng mà muốn Hiểu Ba luôn luôn là nhà thơ. Bà nhìn thấy được điều gì đó sâu và xa hơn biên giới của tình yêu chồng vợ. Bà viết trong lá thư gửi cho Hội Văn Bút Mỹ: “Tôi cảm nhận Hiểu Ba đang dùng ý chí và cảm xúc như một nhà thơ để đẩy phong trào dân chủ tiến tới tại Trung Quốc. Anh ấy la hét như một nhà thơ “không, không, không” đối với những nhà độc tài. Trong chỗ riêng tư, anh ấy thì thầm với những tâm hồn chai điếng của ngày 4 tháng 6, những người, cho đến hôm nay, vẫn chưa nhận được công lý, cũng như với tôi và tất cả bạn bè của anh: “vâng, vâng.””

Không có chất thơ trong người như dưỡng tố, Lưu Hiểu Ba đã trở thành xác không hồn trong ngục tù từ lâu! Thơ nuôi sống Lưu Hiểu Ba. Thơ tiếp sức cho nghị lực, lý tưởng và tình yêu của Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba thở và sống bằng thơ. Thơ làm sạch thân tâm của Lưu Hiểu Ba. Thơ làm cho thần trí Lưu Hiểu Ba sáng rực. Thơ làm cho tâm hồn Lưu Hiểu Ba rộng mở. Thơ làm trái tim Lưu Hiểu Ba dịu ngọt. Thơ nối liền giao cảm giữa hai tâm hồn yêu nhau mà thân xác không được gần nhau của Hiểu Ba và Hà. Thơ làm cho Lưu Hiểu Ba hạnh phúc ngay trong lao tù khổ nhọc. Trong bài thơ “Muốn Trốn,” Lưu Hiểu Ba viết cho vợ:

“bỏ qua các liệt sĩ hình tượng

anh muốn nằm dưới chân em, ngoài

việc sắp chết đây còn là

một bổn phận của anh

khi tấm gương lòng mình

trong sạch, hạnh phúc sẽ lâu dài”

Lòng trong sạch vì không một mảy may vẩn đục nào thoáng qua ý tưởng, lời nói và hành động. Lòng trong sạch vì đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho dân chủ và nhân quyền của dân tộc. Lòng trong sạch vì đã giữ một trái tim trong sáng cho tình yêu với người vợ hiền. Chính đức tính trong sạch đó là hạnh phúc, và là hạnh phúc chân thật lâu dài.

Nhưng chính tình yêu cao đẹp mà Lưu Hà dành cho chồng, Lưu Hiểu Ba càng chia xẻ và cảm thông sâu sắc nỗi đau và mất mát to lớn mà vợ ông gánh chịu. Những vầng thơ tình của chàng họ Lưu viết cho vợ vì vậy, không mượt mà, lãng mạn, ủy mị, không tình tứ yêu đương, mà có âm vị cay, đắng, trống vắng, và tiếc nuối, dù là bài thơ được làm lúc tinh sương của “Rạng Đông.”

“rạng đông trống vắng mênh mông

em ở nơi xa

với những đêm ấp ủ tình nồng”

Ngồi trong xà lim, tối tăm mịt mùng, người tù họ Lưu chỉ nghe tiếng bằm rau cải bên ngoài làng dân dã để đoán biết lúc này là rạng đông. Có lẽ suốt đêm qua chàng khó chợp mắt vì nghĩ và thương vợ phải chịu đựng trong cảnh phòng không cô quạnh, cho nên mấy câu cuối bài thơ trên đầy ắp nỗi niềm riêng với vợ. Không chỉ có thế, Lưu Hiểu Ba trong một khoảnh khắc bất chợt nào đó đã không dấu được nỗi bất bình cho vợ, nên trong bài “Tham Lam Của Người Tù,” ông viết:

“yêu dấu

vợ anh

trên cõi trần ai

sa đọa như thế này

tại sao em

chọn một mình anh để phải chịu đựng”

Chàng họ Lưu còn kể lể tỉ mỉ những thiệt thòi mà vợ ông phải chịu trong bài thơ “Tham Lam Của Người Tù.”

“một người tù

chen lấn vào trong chuỗi đời em

rất tàn nhẫn và đầy tham lam

sẽ không để em

mua một bó hoa cho chính mình

một miếng sô cô la, một bộ đồ đẹp

hắn không cho em

thời gian, không một phút nào

hắn cho em”

Nhưng phải nói rằng nhờ tình yêu tràn đầy và chung thủy của vợ mà Lưu Hiểu Ba có thể sống tươi tắn trong chốn lao tù cô đơn, khổ lụy. Chính Lưu Hiểu Ba cũng thổ lộ điều này trong tiểu luận “Tôi Không Có Kẻ Thù: Tuyên Ngôn Cuối Cùng Của Tôi.”

“Tình yêu của em là ánh mặt trời lên khỏi bức tường cao và rọi chiếu xuyên qua những song sắt cửa sổ nhà tù của anh, xúc chạm trên từng mảnh da, làm ấm áp từng tế bào thân xác anh, cho phép anh luôn luôn giữ được bình an, cởi mở, và tươi tắn trong tâm hồn, và làm đầy mỗi phút giây trong đời sống tù của anh với ý nghĩa.”

Đọc những bài thơ của Lưu Hiểu Ba làm cho vợ, chúng ta thấy trong tình yêu của ông bàng bạc hương vị tình người. Ông không nỡ thấy một người đàn bà vì chồng mà hy sinh quá lớn, cả đến hạnh phúc một đời, cũng như ông không cam tâm thấy dân tộc Trung Quốc phải oằn vai gánh chịu đau thương mất mát dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản. Nhưng, Lưu Hiểu Ba vì tình người nên không muốn khuấy động một cuộc đấu tranh bạo động để thù hận và máu lửa thiêu chết con người như ông đã viết trong “Tuyên Ngôn Cuối Cùng Của Tôi.”

“Thù hận có thể làm trí thức và lương tri con người chết dần chết mòn. Tâm lý hận thù sẽ đầu độc tinh thần của quốc gia, kích động những tranh đấu giết người tàn bạo, hủy diệt lòng khoan dung và nhân từ của xã hội, và cản trở tiến trình hướng tới tự do và dân chủ của đất nước.”

Không ôm lòng thù hận đối với bất cứ người nào hay với chế độ đã kết án, bỏ tù ông chỉ vì dám lên tiếng đòi tự do và dân chủ cho người dân, Lưu Hiểu Ba mới có được tấm lòng khoan dung, cái nhìn ngay thẳng và sáng suốt, không những chỉ rõ cái sai mà còn can đãm công nhận điều hay lẽ phải của người khác, của chế độ, của xã hội. Xin nêu ra trường hợp của cai tù Liu Zheng trong bài viết “Tuyên Ngôn Cuối Cùng Của Tôi,” để thấy rõ điều này.

“Tôi tiếp xúc gần gũi với cán bộ cai tù Liu Zheng, người có trách nhiệm trông coi xà lim của tôi, và sự tôn trọng và chăm sóc tù của ông có thể thấy được trong mỗi việc làm của ông, thấm trong mỗi lời nói và hành động của ông, và làm cho người tù có cảm giác ấm áp.”

Chấp nhận mình là nạn nhân của chế độ thẩm tra, tù tội trái phép nhưng không oán thù, Lưu Hiểu Ba chịu đem thân làm bài học thí nghiệm của sự hà khắc bất công để cảnh tỉnh nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đó chính là tình người vị tha cao quý của Lưu Hiểu Ba mà không phải ai cũng làm được. Trong những lời cuối của “Tuyên Ngôn Cuối Cùng Của Tôi,” Lưu Hiểu Ba viết:

“Tôi hy vọng tôi sẽ là nạn nhân cuối cùng của sự thẩm tra không chừng mức của Trung Quốc và từ nay về sau sẽ không còn ai bị buộc tội vì phát biểu.”

Quả thật, Lưu Hiểu Ba xứng đáng được trao và nhận giải thưởng cao quý Nobel Hòa Bình 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 7758)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
11/09/2013(Xem: 4285)
Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nú
11/09/2013(Xem: 4793)
Hằng năm vào tháng mười, sinh nhật tôi, tôi có thông lệ, trước tiên là tự nhắc mình đóng tiền niêm liễm đến Văn Bút Âu Châu (tôi là hội viên mà), kế đó là cố nặn óc tìm một truyện ngắn về đề tài Sinh Nhật coi như món ăn tinh thần "đãi" quí vị độc giả.
10/09/2013(Xem: 6220)
Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!
10/09/2013(Xem: 7697)
“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt
09/09/2013(Xem: 5220)
Đối với những ai đã từng ghé Ấn Độ, nghe ngóng, tìm hiểu, quan sát, hẳn không xa lạ gì với thế giới của lực lượng Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại đó. Nhưng với riêng tôi, cho mãi năm 2011 trong chuyến hành hương Tích Lan, tôi mới thực sự biết được bằng mắt thấy tai nghe thế giới lạ đó qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác về bốn sinh viên tu sĩ, học tăng từ Ấn Độ.
09/09/2013(Xem: 5288)
Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.
06/09/2013(Xem: 4359)
Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.
06/09/2013(Xem: 8689)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
29/08/2013(Xem: 10089)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]