Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mây đơn côi

03/09/201511:46(Xem: 2602)
Mây đơn côi
Cloud_River
MÂY ĐƠN CÔI 
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ).  Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…

Nguyên nhân có thể do tôi sinh ra ở quê. Mà ở quê Thái Bình của tôi thì cây và lúa nhiều vô vàn. Màu xanh và thiên nhiên, trời và mây nhiều lắm. Từ nhỏ, sớm ra tôi đã thích ánh nắng ban mai đầu ngày, nhất là nắng mùa đông. Còn mỗi buổi chiều đi tưới rau tôi thả hồn vào ánh hoàng hôn, tôi đắm mình trong những ánh mặt trời cuối ngày sau rặng tre đầu ngõ. Tất cả đã được gieo vào tàng thức.

Ngày học đại học rồi sau này tại các ngôi trường khác nữa tôi may mắn luôn được ở các ký túc xá và học ở những ngôi trường mà xung quanh rất nhiều cây và hoa, nắng, gió và bầu trời. Thiên nhiên theo suốt tôi quãng thời gian quãng 16 năm nước này nước nọ. Tàng thức lại được chứa thêm 2 màu xanh và trắng. Đẹp và sạch. 

Hôm kia tôi may mắn có mặt tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia. Tôi không chỉ mê công trình kiến trúc vĩ đại này mà say đắm bầu trời xanh nơi đây. Xanh trong. Xanh vắt. Xanh đến kỳ lạ. Màu xanh này đã lâu rồi tôi không được bắt gặp kể từ những năm tháng ở Australia về Việt Nam.

Trời Borobudur xanh đến ngất lòng. Tôi thầm chột khẽ kêu lên trong miệng “ÔI, mẹ ơi” đến vài lần. Thực sư là đẹp và không có cách nào tả được. Cả bầu trời xanh ngắt một màu xanh da trời. Tôi cho phép mình nằm ngay xuống khoảng sân rất rộng phía trước ngôi chùa Borobudur để ngắm bầu trời. Tôi dùng mắt để chụp lại những bức ảnh đẹp mê hồn đó để đưa vào a lại da thức của mình. Hiếm lắm, Phật ơi.

Chợt nhiên không biết từ đâu xuất hiện 1 đám mây đơn côi. Một đám mây trắng duy nhất trên bầu trời xanh. Mây trắng vô cùng. Trắng hơn cả bông. Thật sự là vậy. Mà đám mây đơn côi này cũng không nhỏ. Tôi vuột mình ngồi dậy dõi mắt theo đám mây kỳ lạ - bạn tôi. Tự nhiên tôi thấy rất rõ, cảm nhận rất rõ rằng đám mây này là bạn tôi, bạn rất thân là khác.

Tôi ngắm mây và hòa mình vào mây. Tôi có trong mây và mây có trong tôi. Theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của từ “tương tức”. Một cảm giác rất lạ. Người tôi nhẹ nhàng thanh thoát vô cùng. Nhẹ như có thể nhấc người bay lên khỏi mặt đất. Thật là lạ. 

Đám mây có hình gần giống trái tim. Vô cùng kỳ thú. Tôi phải xoa mặt, kéo tai mấy lần để kiểm tra xem mình có mơ ngủ không. Sự thật mà. Tôi không mơ đâu mà.

Đám mây trắng – bạn tôi bay rất chậm. Bạn có thể tưởng tượng ra một tảng mây trắng bay rất chậm trên bầu trời xanh không. Một đám mây nhỏ duy nhất trên bầu trời mênh mông.  Đây là một trong những cảnh đẹp nhất là tôi có được trong suốt mấy chục năm qua. Mà lại ở ngay trên ngôi chùa Borobudur lớn nhất thế giới nữa chứ.

Đám mây bay và nhỏ dần. Mây tan dần. Quãng chừng nửa tiếng thì bạn mây đơn côi của tôi mất hẳn. Trả lại cho bầu trời một màu xanh ngắt như lúc ban đầu.

Tự nhiên tôi chợt ngộ ra rằng đời tôi cũng vậy, có khác đám mây bạn tôi gì đâu. Cách đây đúng 50 năm tôi sinh ra trên cõi đời này. Tôi xuất hiện như  một đám mây. Đám mây tôi cũng đã và đang bay trên bầu trời này, trong vũ trụ này. Đám mây tôi cũng đang tan dần, tan đến khi không còn nữa thì tôi sẽ rời bỏ cõi đời này. Nếu không chứng được niết bàn thì rồi lại hình thành một đám mây – tôi khác bay đâu đó trên bầu trời bầu trời mênh mông theo kiếp luân hồi.

Tự nhiên tôi chột dạ: tuổi thọ của đám mây – bạn tôi là quãng 30 phút. Tôi đã may mắn có mặt trên đời này đúng 50 năm. Có gì tuyệt diệu hơn không nào.

Tôi chợt nhận ra rằng mình vô cùng may mắn khi biết đến đạo Phật. Phật đã dạy cho tôi bao bài học quý, trong đó tôi nhớ nhất là bài học gồm 3 từ: vô thường, vô ngã, khổ (hoặc niết bàn). Biết đời là vô thường mà ta còn tham, còn sân, còn sy. Biết đời người như đám mây mà ta còn giận, còn hờn, còn oán trách. Biết đời như giấc mộng mà ta còn chưa biết yêu thương, chưa biết cho đi. Giữ lại làm gì. Buông bớt chừng nào nhẹ thêm từng đó. Buông sớm ngày nào thảnh thơi ngày đó.

Đám mây làm từ nước. Tôi có được nhờ tinh cha huyết mẹ. Đủ duyên nên hợp thành thân tôi. Thân ngũ uẩn này là giả tạm. Có cái gì là tôi là của tôi đâu nhỉ. Giống đám mây kia, gặp không lạnh thì hình thành, gặp không khí ấm thì tan dần đến khi tan hết. Mà mỗi đám mây mỗi hình thì, muôn đời luôn khác nhau.

Tôi chợt giật mình: may rằng mình biết đến Đạo Phật không quá muộn và đang thực tập một cách nghiêm túc đúng 10 năm nay. Dù chưa tiến bộ nhiều nhưng tôi đã thấy được mình vững chãi hơn, thảnh thơi hơn. Dù chưa có những bước tiến lớn nhưng tôi thấy mình cũng đang giác ngộ từng phần, đang giải thoát từng chút. Giải thoát chính khỏi những sợi dây ràng buộc mà tôi tự trói tôi. Có ai trói tôi đâu mà. Mình tự trói mình.  10 năm nay dần dần tự cởi trói.

Đám mây trên bầu trời Borobudur kỳ lạ và ấn tượng với tôi vô cùng. Tôi thành tâm biết ơn bạn mây của tôi đã giúp tôi tĩnh tâm và nhận ra những sự thật, thêm những sự thật nữa. Tôi đã mỉm cười rất tươi, rất đẹp và tự cảm thấy đây là những nụ cười đẹp nhất đời mình.

Hôm nay là ngày 2 tháng 9. Đúng ngày này 50 năm trước tôi được sinh ra trên cõi đời này. Hôm nay tôi đang ở Bali, Indonesia. Tôi đã có trọn 1 ngày chơi với biển xanh, với sóng trắng, và lại với mây trắng và trời xanh tại Tanah Lot, Bali.

Hôm qua 12 chúng tôi di chuyển 13 tiếng, kể cả 1 tiếng trên phà, từ núi lửa Bromo về đến đây lúc 12 giờ đêm. Sáng nay tôi ăn sáng và dành trọn 1 ngày với thiên thiên tuyệt vời nơi đây. Hôm nay tôi không ăn tối. Mà trưa cũng không ăn. Chỉ uống nước. Vậy mà không hề đói. Vậy mà năng lượng tràn trề. Và càng giật mình ngộ ra rằng 4 loại thức ăn mà Đức Phật khám phá ra gồm đoản thực, xúc thức, tư niệm thực, thức thực là quá đúng. Đúng không thể khác được. Tôi không mơ đâu. Thật mà.

Trời tối dần. Ngắm mây, trời, biển, sóng tôi nhớ về đám  mây đơn côi – bạn tôi nơi Borobudur. Tôi mỉm cười thật đẹp, thật tươi trong thư giãn và bình an. Thấy mình thật vững chãi và thảnh thơi.

Ngày hôm nay tôi nhận được rất nhiều email, nhắn tin và yêu thương của mọi người.  Những món quà vô cùng quý giá. Tất cả đã được gửi qua trời, mây, qua không gian và vũ trụ. Tuyệt vời biết bao. Vật ngoài thân làm sao giữ được. Chỉ những món quà yêu thương, chỉ tấm lòng dành cho nhau mới là mãi mãi. Một ngày không thể tuyệt vời hơn. Đám mây – tôi gửi lại tặng bạn sự bình an từ đất nước vạn đảo Indonesia xa xôi.

Tôi chốt cửa phòng. Muốn tặng cho mình một buổi tối một mình để thư giãn và thảnh thơi.

Đám mây đơn côi ơi, bạn đã biết chưa, hạnh phúc lớn nhất, vĩ đại nhất là giác ngộ. Thật mà.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Tối 02/09/2015
Viết tại Tanah Lot, Bali, Indonesia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2010(Xem: 5502)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 2494)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 2383)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 2302)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 4350)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 51788)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3466)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 51275)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 6967)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567