Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

14/09/201200:59(Xem: 5053)
Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong
labode_7
GIỮ TÂM MỘT CHỖ
VIỆC GÌ CŨNG XONG
Thích Nữ Giác Anh

Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….

Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn - miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.

Chú Diệu Mãn thường lấy niệm Phật làm công phu tu hành. Ngày ngày, tháng tháng, năm năm… hai thời công phu sáng tối chú gìn giữ đều đặn. Ai làm gì thì làm, mặc người nói ra nói vào điều chi, thậm chí có ai chọc ghẹo, chú cũng hoan hỷ im lặng cười xòa.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến một hôm, giữa buổi thọ trai, chú Diệu Mãn đắp y ra tác bạch với Hòa Thượng Bổn Sư và đại chúng, chú chấp tay cung kính thưa: “Bạch Hòa Thượng và đại chúng, con nay xin thành tâm đảnh lễ ân đức của Hòa Thượng và đại chúng đã trưởng dưỡng con cho đến ngày hôm nay, nay thời gian đã đến, con tác bạch xin Hòa Thượng cho phép cho về với Phật”. Đại chúng ngẩn ngơ nhưng bình thường thấy chú Diệu Mãn ngồ ngộ, nên tưởng hôm nay chắc chú ấy cũng giỡn chơi. Hòa Thượng dạy rằng: “Này Diệu Mãn, tiết trời lúc này đang mùa mưa, con về với Phật mùa này cũng ướt át lắm, thôi để 23 tết đưa ông Táo về trời, rồi con hãy đi luôn cho tiện.” Chú Diệu Mãn đáp: “Mô Phật, bạch Thầy, Thầy dạy như vậy, con xin vâng”.

Sau lần tác bạch ấy, đại chúng không nhắc gì thêm về việc ấy nữa. Cứ nghĩ tánh chú ngộ nghĩnh vậy mà. Chú Diệu Mãn trở lại công việc thường ngày, vẫn hoan hỷ, vẫn ngồ ngộ, vẫn quét chùa như ngày nào. Mọi người ai nấy dường như đã quên lời tác bạch của Chú Diệu Mãn hôm nao.

Thời gian thấm thoát trôi qua, đến ngày 23 tháng chạp gần Tết năm đó, giữa cái chộn rộn, xôn xao của những ngày cuối năm, quí huynh đệ đột nhiên thấy Chú Diệu Mãn thần sắc lạ hơn ngày thường, y áo chỉnh tề bước lên hậu Tổ, lễ Tổ xong rồi ngồi thế hoa sen chấp tay niệm Phật. Đại chúng ai nấy đều thấy lạ, và đâu đó trong tâm khảm của mỗi người đều cảm được một điều gì đó rất tôn nghiêm, rất kính cẩn. Tự dưng không ai còn khởi niệm đùa cợt trước thái độ của chú Diệu Mãn trong giờ phút ấy nữa. Chú thưa với đại chúng rằng : “Nhờ chư huynh đệ hoan hỷ thỉnh Hòa Thượng từ bi lên tụng cho Diệu Mãn thời Kinh tiếp dẫn”.

Quí Thầy hấp tấp chạy mau xuống thưa với Ôn Hòa Thượng, thỉnh Ôn lên hậu Tổ. Khi Ôn đã lên tới, chú Diệu Mãn chấp tay cung kính thưa: “Bạch Thầy, hồi trong năm con đã bạch Thầy cho con về với Phật, Thầy dạy lúc đó trời mưa quá không tiện đi, đợi cuối năm hãy đi. Nay đã là ngày 23 tháng Chạp, thời giờ đã đến. Con xin Thầy cùng đại chúng từ bi tụng Kinh tiếp dẫn cho con.”

Thời gian không gian lúc ấy dường như ngừng lại, mọi người từ Hòa Thượng xuống tất cả huynh đệ, tâm trạng ai ai cũng tràn đầy cảm xúc khó tả. Hòa Thượng xướng bản Kinh A Di Đà, đại chúng cùng hòa theo. Chú Diệu Mãn vẫn chấp tay an tọa nơi đó. Tụng xong bản Kinh, Hòa Thượng đến xem thì thấy Chú đã an tịnh ra đi tự lúc nào !

Chú Diệu Mãn đã an tường ra đi, ra đi biết trước giờ khắc. Ra đi giữa sự tiếp dẫn của Hòa Thượng Bổn Sư và các sư huynh, sư đệ. Ra đi giữa bổn nguyện trong Kinh A Di Đà, ra đi có định hướng. Ôi, Phật Pháp thật nhiệm mầu làm sao !

Chú Diệu Mãn ra đi nay đã hơn 70 năm, nếu đại chúng chưa đủ duyên lành, thì ngày nay tấm gương nhất tâm tu trì ấy, thế hệ mai sau đâu dễ gì được nghe Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể lại. Chúng con xin thành tâm cảm niệm ân đức Hòa Thượng đã kể lại những mẫu chuyện chuyên tu chuyên hành như vậy, để đàn hậu tấn chúng con càng thêm vững bước trên con đường chấm dứt sinh tử luân hồi.

Nhân đây, đàn hậu học xin thắp nén hương ghi lại công hạnh của một vị Hòa Thượng tiền bối khác nữa. Đó là Hòa Thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ (1858-1921), đệ tam Tổ chùa Tường Vân, cố đô Huế khi xưa. Sỡ dĩ chúng con ngày nay được nghe kể về Ngài bởi qua nhân duyên nghe pháp Thân Trung Ấn, do Ni sư Trí Hải giảng.

Cố Ni sư Trí Hải vốn là đệ tử thọ tam quy từ Hòa Thượng đệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Hòa Thượng Tịnh Khiết là đệ tử của Hòa Thượng Thanh Thái. Những vị đệ tử lớn của Ngài Thanh Thái thời bấy giờ là Hòa Thượng Tịnh Nhân, Hòa Thượng Tịnh Hạnh và Đệ nhất Tăng Thống Hòa Thượng Tịnh Khiết và nhiều vị khác.

Nhắc đến Huế, không ai không nhắc đến hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm, gắn liền với lịch sử tranh đấu cho Phật Giáo Việt Nam lừng danh thưở nào. Lịch sử ghi lại theo thời gian có thể kể đến là: Chùa Thiên Mụ (1601), Báo Quốc (1674), Từ Đàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1843), Diệu Đế (1844), Phước Thọ Am (1831), Tường Vân (1843), Trúc Lâm (1909) và hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ khác mang đậm nét văn hóa cổ truyền.

Theo lời Ni sư Trí Hải giảng, Hòa Thượng Thanh Thái vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một trong những bậc Thầy tôn nghiêm nổi tiếng thành Huế thời bấy giờ. Ngài là Hòa thượng trụ trì đời thứ ba của chùa Tường Vân. Uy danh của Hòa Thượng được hết cả thành nội Huế, từ Vua, quan, đức Từ Cung… cho đến dân chúng đều kính trọng nể vì. Hòa Thượng sinh năm 1858, viên tịch năm 1921, năm đó Ngài thọ tuế 63 tuổi.

Oai đức tu hành của Hòa Thượng Thanh Thái còn làm thế gian chấn động qua sự kiện Ngài đã “dự tri thời chí”, biết trước ngày giờ ra đi một cách tự tại.

Tết năm đó, năm 1921, Ngài tuyên bố với đại chúng từ trong Tết rằng “Mùng 4 Tết thì ta ra đi”. Cả đại chúng ai cũng giật mình. Vì lúc đó sức khoẻ Ngài vẫn rất tốt, không có biểu hiện gì của bệnh hoạn hay đau yếu, mệt mỏi. Hòa Thượng 63 tuổi, tuổi đó tuy không còn trẻ nhưng thế gian mấy ai cho đó là đã già !

Ngài tuyên bố như vậy xong, cả chùa ai cũng hoang mang, vừa lo, vừa nghi ngại, vừa sợ. Nghi vì không biết Hòa Thượng có nói thật không, lỡ không thật thì oai đức thanh danh của Hòa Thượng đâu còn nữa. Lúc đó, cả triều thần ai cũng biết tin đó. Vua, quan, hoàng hậu… ai cũng theo dõi tin tức từng ngày, chờ trông đến mùng 4 Tết. Vua cũng phái quân về trực ở chùa để theo dõi cái chết của Hòa Thượng.

Mùng 4 Tết đã đến, Hòa Thượng vẫn bình thường, những ngày trước đó, Hòa Thượng vẫn không có biểu hiện gì lạ. Sáng mùng 4, đại chúng vẫn thấy Hòa Thượng khỏe mạnh, vẫn đi dạo ngoài vườn như thường lệ. Lúc đó, tâm cảm mọi người chắc căng thẳng lắm !

Đến trưa mùng 4, chừng độ 11 giờ, Hòa Thượng bảo với đại chúng: “Các ông lên đánh chuông trống Bát Nhã cho Ta đi”. Đại chúng vừa hoang mang, vừa chần chừ. Chưa kịp biết phải làm sao thì Ngài nói tiếp “Các ông không đánh trống, Ta cũng đi”. Thế là Ngài lên đơn, an tọa xếp bằng, nhất tâm định tĩnh, thở một hơi nhẹ rồi thị tịch. Đại chúng thất kinh hồn vía, lập tức đánh chuông trống Bát Nhã tiễn Ngài về cõi Phật.

Chuyện còn kể rằng, gần chùa Tường Vân lúc đó có nhà ông thợ may, ông ấy là Phật tử. Trưa mùng 4 năm đó, ông thợ may bỗng thấy một đạo cầu vòng năm sắc thật đẹp, thật to, phóng ra từ đỉnh chùa Tường Vân. Ông thấy chuyện lạ, mau mau chạy vào chùa xem có chuyện gì. Vào đến chùa, ông đã nghe hồi chuông trống Bát Nhã gióng lên, hóa ra Hòa Thượng trụ trì Thanh Thái vừa mới viên tịch rồi.

Ngày nay, có dịp về thăm quê nhà, ra Huế, đảnh lễ Tháp Tổ nơi chùa Tường Vân, chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng 4 chữ “Lục tuần tọa hóa” (Độ tuổi 60, ngồi viên tịch)được khắc trên tháp của Ngài.

Cố ni sư Trí Hải kể lại câu chuyện này trong thời giảng về Thân Trung Ấm, năm 1993 tại Thiền viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, Việt Nam.

Trong Thiền môn, các bậc Tổ đức thường khuyên chúng ta nên lấy việc điều phục tâm làm đầu. Tu Phật không gì khác hơn là tu tâm. Tâm là gốc rễ của sinh tử luân hồi, điều phục được tâm là điều phục dòng sinh tử, chứng ngộ cảnh giới giải thoát. Chư Tổ thường nhắc câu “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, âm Hán là “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” (concentrate the mind on one thing, then you can success in all things). Cái rốt ráo của tu Phật là chấm dứt sinh tử luân hồi, và cái quí nhất của hành trì là đạt đến chỗ an định tâm một chỗ để làm nền tảng chứng nghiệm trí tuệ giải thoát. Đó cũng là cảnh giới “nhất tâm bất loạn” của người tu Tịnh Độ vậy.

Nhân mùa An Cư Kiết Đông năm nay tại trường hạ Vạn Hạnh thủ đô Canberra, chúng con kính nguyện tri ân Thầy Tổ, các bậc Trưỡng lão trong Tăng già, các bậc Thiện hữu tri thức cùng ân sâu của tất cả chúng sanh đã tác thành giới thân huệ mạng cho chúng con đến ngày hôm nay. Kính nguyện quí Ngài, cùng hết thảy chúng sanh trong pháp giới sớm viên thành Phật đạo.

Kỷ niệm trường hạ Vạn Hạnh, Canberra, Úc châu 2012

TKN Thích Nữ Giác Anh kính đề



(CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GỈA)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 971)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 472)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2344)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2921)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2390)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 9164)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2981)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3479)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 2104)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3452)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]