Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình ảnh người chèo đó đi vào lịch sử

24/05/201104:31(Xem: 5259)
Hình ảnh người chèo đó đi vào lịch sử
cheo do
HÌNH ẢNH NGƯỜI CHÈO ĐÒ ĐI VÀO LỊCH SỬ

Thuần Nguyên



Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử nước nhà, không ai không tự hào về đất nước mình – đất nước đã sản sinh ra những vị Thiền sư, hy sinh lợi ích cá nhân, hòa nhập vào lợi ích chung của đất nước, sẵn sàng xả thân khi đất nước lâm nguy.

Chính vì thế, Phật giáo Việt Nam có truyền thống gắn bó giữa đạo và đời, tham gia tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc. Thời phong kiến, khi giành được độc lập tự chủ, chính quyền phải dựa vào nhà chùa để xây dựng và phát triển đất nước. Vì ở đó bao giờ cũng có sự tự lực rất mạnh, tinh thần hòa hợp rất cao, được người dân kính trọng. Một trong các Thiền sư giúp vua xây dựng đất nước điển hình là Thiền sư Đỗ Pháp Thuận (915-990).

Ngài sống vào thời vua Lê Đại Hành, không rõ tên thật và quê quán, là Thiền sư đời thứ mười thuộc dòng thiền Nam phương. Nhờ kiến thức uyên bác, có tài văn thơ, và tích cực tham gia vào việc khuông phò nhà Tiền Lê, nên Ngài được vua Lê Đại Hành phong đến chức pháp sư. Nhưng Ngài không nhận mọi sự phong thưởng của triều đình. Vì thế nhà vua lại càng biệt đãi, lúc vào chầu chỉ gọi họ là “Đỗ Pháp sư” mà không gọi tên. Cùng với Thiền sư Khuông Việt, Ngài từng giữ những công việc cố vấn quan trọng dưới triều Lê, và có lần được cử đi đón sứ giả nhà Tống là Lý Giác. Bằng tài ứng đối của mình, Ngài đã làm cho Lý Giác ngạc nhiên, kính phục. Sách Thiền Uyển Tập Anh đã chép việc Thiền sư Khuông Việt cùng Thiền sư Pháp Thuận đại diện triều đình nhà Tiền Lê đón tiếp sứ thần nhà Tống là Lý Giác như sau: “Năm Thiên Phúc thứ bảy (986) sứ giả nhà Tống là Lý Giác sang nước ta, vua nhờ sư thay đổi quần áo, giả làm người cai quản bến đò để xem xét cử động của Giác”. Lúc qua sông, thấy hai con ngỗng đang bơi giữa sông. Lý Giác ngâm đùa:

鵝鵝兩鵝鵝
仰面向天涯
Phiên âm:
Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nhai.

Nghĩa là:

Song song ngỗng một đôi,
Ngưỡng mặt ngó ven trời.


Sư đang cầm chèo, bước tới đọc tiếp:

白毛鋪綠水
紅棹擺青波

Phiên âm:

Bạch mao phô lục thủy,
Hồng trạo bãi thanh ba.

Nghĩa là:

Nước xanh ngời lông trắng,
Sóng biếc chân hồng bơi”.

Lý Giác thấy vậy lấy làm thán phục.

Việc xướng họa hai câu thơ trên của Thiền sư Pháp Thuận đã làm cho sứ giả nhà Tống một phen kinh ngạc, “Sư Thuận thi cú, Tống Sứ kinh dị” như sách Đại Việt sử ký toàn thư đã bình.

Và cao cả hơn nữa là bài thơ “Quốc Tộ” của Thiền sư Pháp Thuận có thể nói là một trong những tác phẩm sớm nhất trong văn học Trung đại Việt Nam (viết khoảng năm 980 – 982), góp phần cắm cái mốc cho cảm hứng yêu nước trong văn chương. Bài thơ là lời đáp của Thiền sư khi trả lời câu hỏi của vua Lê về vận nước:

國祚如藤絡
南天裏太平
無為居殿閣
處處息刀兵

Phiên âm:

Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.

Nghĩa là:

Ngôi nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện gác
Chốn chốn dứt đao binh.

Việc Thiền sư dự đoán về vận mệnh đất nước đã nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với quốc gia dân tộc, giữa nhà chùa với Tổ quốc. Thiền sư nhập thế giúp đời là một hình ảnh đẹp, chứng tỏ bấy giờ đạo gắn liền với đời; Phật pháp gắn bó với dân tộc, với đất nước không thể phân ly. Thời ấy, có rất nhiều Thiền sư đã có những hành động cao cả, xả thân vì đất nước, mong muốn đất nước thái bình, thịnh trị. Chính nơi bản thân các vua đã tự trau dồi bằng đạo đức vị tha, triết lý sống nhập thế trên tinh thần từ, bi, hỷ, xả của đạo Phật. Các vua không ngừng học hỏi, tu tập cho đến khi thấu rõ giáo lý Phật-đà, góp phần tạo một sức sống mạnh mẽ, không khép kín mà phổ biến khắp nơi trong dân chúng, khiến mọi người cùng học tập theo và sống đúng. Một đời sống hướng thượng, hướng con người đến chân – thiện – mỹ và đạt được chân lý ngay trong đời sống thực tại này chứ không phải nơi một thế giới xa xăm nào khác. Đạo Phật đã tạo cho dân tộc Việt Nam đương thời một niềm tin mạnh mẽ vào tự lực, vào khả năng trong sáng thuần khiết của bản thân để sống đúng và sống đẹp theo tinh thần Chánh kiến, Chánh tư duy và Chánh mạng.

Chư Phật ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai đồng một pháp tánh, chúng sanh cũng đồng một pháp tánh không khác. Pháp tánh đó chính là tánh Phật. Các vị Thiền sư chỉ “Tánh Phật thường hữu trong ta” để chúng ta nhận ra con người chân thật của chính mình. Hằng sống với cái chân thật ấy là người an lạc nên gọi đó là Niết-bàn, là giải thoát. Đức Phật là người đã đạt được trạng thái đó. Vì thế, sống giữa thế gian, tuy chịu sự chi phối của định luật vô thường, cũng sanh già bệnh chết nhưng Ngài vẫn ung dung tự tại trước mọi hoàn cảnh.

Với sứ mạng tối cao, hiến trọn đời mình cho lí tưởng lợi tha, muốn thành tựu vẻ vang, các vị Thiền sư đã áp dụng tinh thần vô úy của chư Phật để cảm hóa lòng người, hay nói cách khác, các vị Thiền sư đã hòa nhập vào cuộc đời, hành Bồ-tát đạo để tiến đến quả vị toàn giác, từng bước thể hiện tinh thần nhập thế trong mọi sinh hoạt của cuộc đời, cho Phật pháp mãi sáng ngời, lợi lạc khắp muôn nơi. Như vậy chính các vị Thiền sư đã đóng góp một phần trong sự nghiệp hòa bình an vui của nhân loại và cũng đã góp phần trong công cuộc xây dựng một cõi Niết-bàn tịnh lạc ngay tại thế gian này.■

Thuần Nguyên
(TSPL số 56)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2021(Xem: 22257)
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam. Thời Pháp Thoại thứ 240 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/05/2021 (18/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “ (Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thí
03/05/2021(Xem: 4712)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
14/04/2021(Xem: 10849)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
03/02/2021(Xem: 4232)
Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu. Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).
30/01/2021(Xem: 6298)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
28/01/2021(Xem: 7568)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
27/01/2021(Xem: 15231)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 17/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 26/ ĐỨC ĐA BẢO NHƯ LAI Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn ly giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhị tắc câu ly. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
25/01/2021(Xem: 29408)
Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 23, đảnh lễ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 14/07/2020 (24/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 23/ĐỨC PHẬT PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA Chơn tánh hữu vi không Duyên sanh cố như huyễn Vô vi, vô khởi diệt Bất thật như không hoa. Nhất tâm đảnh lễ Thường tịch quang độ thanh tịnh diệu pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nơi thể tánh chân như, Pháp hữu vi không thật, Duyên sinh, nên như huyễn; Vô vi không sinh diệt, Cũng không phải thật pháp, Như hoa đốm hư không. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Lô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thí
20/01/2021(Xem: 7454)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]