Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú Tiểu Chùa Cổ Pháp

22/11/201102:43(Xem: 3708)
Chú Tiểu Chùa Cổ Pháp

chu_tieu
TRUYỆN NGẮN LỊCH SỬ :
" CHÚ TIỂU CHÙA CỔ PHÁP "

Ngô Viết Trọng


Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa:
- Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
- Mô Phật, để đó thầy ra xem sao!
Sư thong thả đi trước, tiểu Công Sơn cũng nối gót theo sau. Những người dân đang đứng quanh đứa trẻ thấy sư đi ra thì đều hướng về sư chắp tay xá và nói như đồng loạt:
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Mô Phật, chào các đàn việt!
Một người đàn bà thưa:
- Bạch thầy, không biết con ai đem bỏ đây, nó khóc quá mà ai bồng nó cũng không chịu. Chúng con đều thử cả rồi nhưng không thể nào làm nó nín. Tội nghiệp thằng nhỏ trông kháu quá!
Đứa trẻ được đặt nằm ngửa trên một tấm vải thô màu nâu, đang quơ tay quơ chân khóc dữ dội. Sư Khánh Vân tiến lại gần đứa trẻ, đứng nhìn nó. Đứa trẻ bỗng im bặt chăm hẳm nhìn lại sư rồi vươn tay lên như đòi bồng. Mọi người có vẻ ngạc nhiên lắm. Sư quay lại hỏi:
- Thế các đàn việt có ai biết đây là con ai và người nào mang nó lại bỏ đây không?
Một người đàn ông thưa:
- Bạch thầy, con đang gánh củi ngang qua đây thì thấy một người đàn bà từ nơi này đi ra có vẻ hấp tấp lắm. Ban đầu con không để ý làm gì nhưng sau đó con nghe tiếng trẻ khóc, con ngạc nhiên nhìn lại thì thấy đứa trẻ này, khi ấy người đàn bà đã khuất dạng mất rồi. Con lại gần thì đứa trẻ càng khóc thét lên, con phải dội ra. Kế đó những người này kéo lại, thấy đứa nhỏ dễ thương ai cũng muốn bồng nhưng hễ ai đưa tay đến là thằng nhỏ lại hét lên. Không ngờ bây giờ thấy thầy nó lại im thin thít và đòi bồng như vậy, kể cũng là một sự lạ. Con nghĩ có thể đứa trẻ này có duyên với chùa.
Nhà sư ngồi xuống cạnh đứa trẻ, nó mỉm cười vói tay lên nhưng nhà sư không bồng, nói với mọi người:
- Bây giờ các đàn việt hãy giúp thầy dò tìm người nào đã đem con bỏ lại nơi này. Tìm ra, thầy sẽ có cách nói chuyện và tìm giải pháp giúp thân nhân đứa trẻ. Thầy nghĩ người nào đó chắc có một nỗi khổ tâm. Trong khi chờ đợi tìm ra tông tích đứa bé, thầy nhờ một đàn việt nào đó đem đứa bé về săn sóc, chùa có thể phụ cấp cho về mặt vật chất. Thầy xem tướng đứa trẻ này không phải tầm thường đâu. Nào, nó nín khóc rồi, đàn việt nào lại bồng nó về đi!
Một người đàn bà tiến lại:
- Thầy để con lo việc này cho!
Nhưng khi người đàn bà đưa tay toan bế đứa trẻ thì nó giẫy nẩy và khóc thét lên. Người đàn bà cố gắng mấy lần nhưng vô hiệu.
- Thôi, con xin chịu!
Mấy người khác đều thay nhau thử bồng nhưng đứa trẻ nhất quyết không chịu và cứ một mực đòi sư Khánh Vân. Sư Khánh Vân gọi chú tiểu Công Sơn lại bế thử thì người ta lại ngạc nhiên thấy đứa nhỏ nín khóc và chịu cho bồng. Mọi người đều cười :
- Thôi, quả là thằng nhỏ có duyên với Phật rồi!
Sư Khánh Vân lấy làm lạ bèn khiến tiểu Công Sơn bồng đứa nhỏ vào chùa. Khi được tiểu Công Sơn bồng đi vào cổng thì thằng bé nhoẻn miệng cười có vẻ thích chí. Sư Khánh Vân thấy vậy cũng cười, quay lại nói với mọi người :
- Mô Phật, bây giờ tạm thời cứ yên yên như vậy đã. Nhưng thầy nhờ các đàn việt phải tìm gấp tông tích thân nhân đứa trẻ cho thầy nhé!
- Bạch thầy, chúng con sẽ cố gắng.
*
Từ khi chú bé được đem vào chùa, tiểu Công Sơn phải bận rộn hơn một chút. Tuy thế, để bù lại, cái không khí trong chùa lại khởi sắc vui vẻ hơn. Chú bé không mấy khi khóc, không làm nũng. Những khi sư Khánh Vân và tiểu Công Sơn bận kinh kệ hoặc công việc, chú bé một mình đùa nghịch vui vẻ với mấy món đồ chơi chứ không làm phiền ai hết. Quá lắm, chú chỉ bò quanh trong phạm vi được tiểu Công Sơn “khoanh vùng”. Sư Khánh Vân, tiểu Công Sơn và những khách đến lễ chùa đều cảm thấy vui vẻ khi đùa chơi với chú bé. Chú tỏ ra rất thông minh, bắt chước tiếng nói khá nhanh và biết nghe lời dạy bảo. Không như những đứa trẻ khác, chú không ăn uống ẩu, không chơi dơ. Khi cần đi cầu đi tiểu chú cũng kêu và chờ người lớn giúp đỡ chứ không bao giờ làm bậy. Vào chùa được mươi ngày thì chú biết ngồi. Sau đó không lâu chú được tập đứng, tập đi và chỉ ba tháng sau là chú có thể đi lui tới khắp chùa.
Sự có mặt của chú nhỏ trong chùa không làm trở ngại việc tu học bao nhiêu mà lại tăng thêm sự vui vẻ nên sư cũng như tiểu Công Sơn không còn nôn nóng trong việc tìm tông tích thân nhân đứa bé nữa. Bốn tháng trôi qua, vẫn không thêm được một tin gì khác về gia đình chú nhỏ, sư Khánh Vân đành cười:
"Con ai đem bỏ chùa này,
Nam mô A Di Đà Phật, con thầy, thầy nuôi!"
Bấy giờ sư Khánh Vân mới tính đến việc chọn một cái tên cho chú nhỏ. Không biết con ai làm sao biết họ gì? Sư suy nghĩ rồi quyết định cho chú nhỏ lấy họ Lý, họ của sư. Sư lại đặt tên cho chú nhỏ là Công Uẩn. Ở trong chùa bên cạnh sư, tất nhiên Công Uẩn cũng trở thành chú tiểu.
Khi bắt đầu dạy chữ nghĩa, sư Khánh Vân vô cùng ngạc nhiên về sự thông hiểu mau chóng và nhớ dai của Công Uẩn. Giảng đâu hiểu đó, đọc đâu nhớ đó, chẳng bao lâu Công Uẩn có thể đối đáp văn sách ngang ngửa với tiểu Công Sơn. Riêng về thơ phú thì Công Uẩn vượt hẳn cả tiểu Công Sơn. Trong thơ của Công Uẩn thường toát ra một thứ khẩu khí kỳ dị. Như một hôm Công Uẩn phạm lỗi, bị sư phạt trói nằm giữa bệ đặt tượng Phật suốt đêm, Công Uẩn đã đọc ra hai câu "Đêm khuya chân mỏi không dám ruổi. Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng". Sư Khánh Vân nghe vậy vừa mừng vừa sợ. Hằng ngày sư càng chuyên tâm dạy dỗ cho Công Uẩn hơn.
*
Hôm ấy có một vị sư phương xa vân du đến viếng chùa Cổ Pháp. Vị sư trông dáng dấp oai nghi thông tuệ, đó là sư Vạn Hạnh. Sau khi cùng khách lễ Phật rồi dẫn khách viếng quanh chùa một vòng, sư Khánh Vân mời sư Vạn Hạnh vào nhà khách uống trà.
- Này sư huynh, không hiểu sao bần tăng thấy cảnh sắc nơi đây có vẻ khác thường lắm! Trong chùa có gì lạ chăng? - sư Vạn Hạnh hỏi.
- Sư huynh thấy có sự lạ sao? Chùa này lâu nay vẫn thế có gì khác đâu!
- Dám hỏi, sư huynh được mấy đệ tử?
- Chẳng dám giấu sư huynh, bần tăng chỉ có hai đệ tử, đệ tử lớn Công Sơn là người vừa dâng nước đó. Đệ tử nhỏ Công Uẩn hiện đi lấy củi chưa về.
- Thế lâu nay sư huynh có theo dõi chuyện thời thế đến không? Theo bần tăng nhận xét, rồi đây đạo có thể gặp khó khăn đấy.
- Sư huynh hay vân du khắp chốn nên rõ tình hình. Bần tăng cứ ru rú một chỗ thế này chẳng biết gì cũng lấy làm thẹn. Có gì xin sư huynh rộng lượng chỉ bảo cho biết.
- Không dám, tuy nhiên bần tăng cũng không ngại ngùng đưa ra những nhận xét thô thiển của mình xem có hợp ý sư huynh không. Quả tình bần tăng có vân du nhiều nơi thật, nhưng đến nơi nào thấy cảnh sắc già lam cũng tiêu điều, bần tăng lấy làm lo lắm. Không ngờ khi đến đây thì thấy cảnh sắc lại khác hẳn, thật đáng mừng. Nếu quả sắp tới đây có pháp nạn thì chính nơi này là chỗ cứu đạo đây.
- Sư huynh nói thế chứ bần tăng và tiện đệ tử đức mỏng tài cạn mà trông gì!
Tuy nói thế nhưng sư Khánh Vân lại vui nghĩ tới người học trò nhỏ của mình. Bấy lâu nay sư đã có nhận xét so sánh giữa hai đệ tử của mình, thực là một trời một vực. Cũng lúc ấy, tiểu Công Uẩn vác một bó củi đi vào. Sư Vạn Hạnh nhìn thấy tiểu Công Uẩn thì giựt mình. Tiểu Công Sơn liền ra ngoài báo cho Công Uẩn biết chùa đang có khách.
- Đệ tử Công Uẩn xin ra mắt sư bá và sư phụ.
Sắc mặt sư Vạn Hạnh sáng hẳn lên. Sư gật đầu cười với Công Uẩn rồi nhìn sư Khánh Vân :
- Mừng cho sư huynh có một đệ tử xứng đáng.
Sau khi chào khách, tiểu Công Uẩn đi lo công việc. Sư Khánh Vân khi ấy cũng tươi nét mặt nói với sư Vạn Hạnh :
- Sư huynh chắc biết xem tướng! Sư huynh thấy tiện đệ tử thế nào?
Sư Vạn Hạnh gật gật cái đầu :
- Quí lắm! quí lắm! Về học vấn Công Uẩn đã đạt tới mức nào rồi?
Sư Khánh Vân bèn đem tông tích, đạo hạnh cùng học vấn của Công Uẩn kể hết cho sư Vạn Hạnh nghe.
Suy nghĩ một lúc, sư Vạn Hạnh nói :
- Sư huynh có thể nào cho bần tăng mượn Công Uẩn một thời gian được không?
- Để làm gì?
- Thú thật với sư huynh, bần tăng có một đệ tử võ nghệ siêu phàm, bần tăng muốn cho Công Uẩn được truyền thụ cái võ nghệ đó. Đồng thời, bần tăng cũng muốn có một thời gian ngắn gần gũi với Công Uẩn để chỉ dạy cho y một ít kiến thức về thuật kinh bang tế thế.
- Đâu cần thiết phải vậy? Thật sự Công Uẩn cũng đã được bần tăng truyền một chút võ nghệ đủ giữ thân rồi. Một kẻ đã muốn rời vòng tục lụy còn ôm cái thuật kinh bang tế thế vào người đâu có hay. Bần tăng muốn tiện đệ tử chăm lo kinh sách để sớm đạt đạo mà giác ngộ đại chúng thoát cảnh trầm luân trong bể khổ là toại nguyện rồi.
- Như vậy là sư huynh chưa hiểu ý bần tăng. Thú thật với sư huynh, bần tăng vốn cũng có học chút đỉnh về việc xét đoán thời thế, xem tướng người. Nếu bần tăng không nhìn sai, rồi đây đạo Phật có thể vướng vào vòng nước lửa, đất nước ta có thể rơi vào tròng nô lệ. Chúng ta rất cần một người có khả năng cứu nước giúp đời, mà người đó, dưới mắt bần tăng, có thể là Công Uẩn.
- Xin lỗi sư huynh, lý của sư huynh bần tăng thấy còn mơ hồ. Lôi kéo một người có khả năng đi tới bến giác trở lại vòng tử sinh, bần tăng thật áy náy lắm. Thôi thì xin sư huynh tha cho tiện tử.
- Đạo có thể bao trùm vũ trụ nhưng người theo đạo không nên tách rời với sự an nguy của tổ quốc. Bần tăng sở dĩ phơi cả lòng mình ra mà thỉnh cầu sư huynh, chính là vì nước mà cũng vì đạo nữa. Nếu như nước bị tàn phá, dân chịu gông ách nô lệ, sư huynh có thể thoải mái ngồi tìm chân lý giải thoát được không? Những kẻ vô thần, dị giáo họ có thể để sư huynh yên ổn ngồi tu không? Việc đời luôn luôn biến cải, nếu mình cứ nhất nhất đi theo một nguyên tắc e rằng lạc hậu đến phải ân hận mất. Giả sử đạo Phật có giới cấm sát sinh, nhưng nếu vùng mình ở có một con cọp cứ luôn làm hại người, mình có thể vì giới cấm mà cứ để cho con cọp giết người mãi hay không? Sư huynh cho rằng Công Uẩn có khả năng đi tới bến giác, thì tới bến giác cũng chỉ có mục đích cứu độ chúng sinh chứ gì? Đồng ý là khi đã đạt đạo, cái khả năng cứu độ, giải thoát sẽ nhiệm mầu hơn nhiều, nhưng chẳng lẽ cứ hướng tới đó mà lơ cái việc cứu vớt những kẻ trầm luân ngay bên cạnh mình, cho như thế là bị níu kéo, bị trở ngại? Bậc nhân giả ở trong chốn ba quân hay giữa trường đời đen bạc nhưng vẫn giữ đuợc tâm ý tự tại, tùy hoàn cảnh mà phuơng tiện độ sinh cũng là một cách tu vậy. Không lý việc diệt gian trừ tà để cứu chúng sinh thoát cảnh trầm luân binh lửa cũng là tội? Giờ đây, vua Đại Hành đã già mà chưa lập Thái tử, con trai ngài thì quá đông, rõ ràng là mầm loạn chứa sẵn rồi. Các đại thần trong triều thì mỗi người riêng một bụng. Chắc chắn sẽ có cảnh huynh đệ tương tàn xảy ra. Nước Tàu tham lam thì khi nào cũng rình rập cơ hội để thôn tính nước Đại Cồ Việt ta. Nếu sư huynh cho Công Uẩn đi với bần tăng mà sau này lời dự đoán của bần tăng không đúng, tất nhiên Công Uẩn sẽ trở về với sư huynh thôi. Còn nếu sư huynh không chịu nghe bần tăng mà sự việc ấy quả xảy ra thì e công đức của sư huynh sứt mẻ nặng. Xin sư huynh suy nghĩ kỹ.
Sư Khánh Vân trầm ngâm suy nghĩ. Sư biết người học trò của mình khác thuờng đấy. Nhưng sư làm sao dám nghĩ rằng chú tiểu đó lại có khả năng làm thay đổi vận nước? Sư Vạn Hạnh hy vọng có quá đáng không? Sư cũng có nghe phong phanh về những sự tác oai tác quái của một số quan lại địa phương dựa vào sự che chở của một số đại thần đang gây thế lực trong triều. Những dự đoán của sư Vạn Hạnh nghiệm ra cũng có lý lắm. Cuối cùng sư Khánh Vân buông xuôi:
- Sư huynh đã nói cạn lời như vậy bần tăng đâu dám ngăn cản. Tuy nhiên, nên để cho chính Công Uẩn tự quyết định vẫn hay hơn.
Sau đó, tiểu Công Uẩn đã theo sư Vạn Hạnh về chùa Lục Tổ.
*
Mấy năm sau, Lý Công Uẩn vào Hoa Lư làm quan. Nhờ tài năng xuất chúng, đức độ siêu quần, không bao lâu uy tín ông lan rộng trong dân chúng cũng như ở triều đình. Chưa tới 30 tuổi ông đã được phong chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Cũng thời gian này, nhà Tiền Lê đang ở trên đà tuột dốc kinh khủng. Vua Lê Đ ại Hành tuổi già bệnh hoạn liên miên cho nên suy tính rất lầm lẫn. Mùa xuân năm Giáp Thìn (1004) ngài mới lập con thứ ba là Long Việt lên làm Thái tử trong khi mộng lớn đã căng đầy trong đầu óc các hoàng tử khác.
Tháng 3 năm Ất Tỵ, vua Đại Hành qua đời. Thế là ba vị hoàng tử Ngân Tích (con cả), Long Kính, Long Đĩnh nổi loạn đánh nhau luôn 8 tháng ròng Long Việt mới chính thức lên ngôi được. Ngân Tích bỏ trốn rồi bị giết, Long Kính, Long Đĩnh đầu hàng. Nhưng chỉ ba ngày sau, Long Đĩnh lại thuê người lẻn vào cung ám sát được vua Long Việt.
Long Đĩnh cướp ngôi xưng là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Văn, Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Vụ ám sát vua Long Việt xảy ra làm các quan lớn nhỏ của triều đình kinh hoảng bỏ chạy tứ tán. Chỉ còn lại viên quan Thân Vệ Lý Công Uẩn ở lại ôm thây vị vua xấu số mà khóc. Hành động trung thành và can đảm này của Công Uẩn đã chinh phục được sự nể nang của Long Đĩnh. Nhưng Long Đĩnh lên ngôi lại liền bị các hoàng tử Long Ngân, Long Kính nổi dậy đánh tơi bời. Phải hơn một năm sau Long Đĩnh mới dẹp yên được loạn lạc.
Long Đĩnh có lẽ là ông vua tàn bạo nhất hoàn vũ. Bình thường ông ưa lấy chuyện giết chóc làm trò vui. Nhiều lần ông thân xuống nhà bếp tự tay thọc huyết bò heo gà vịt rồi trao cho nhà bếp. Ông bắt tử tù quấn rơm vào mình, tẩm dầu rồi đốt cho nóng chạy trước khi chết. Ông bắt tù leo lên cây rồi sai đốn cây cho ngã. Ông sai trói tù dưới chân cầu để chờ nước lên xem tù chết ngộp như thế nào. Nghe ở Ninh Giang có nhiều rắn độc, ông sai trói tù bên mạn thuyền rồi cho bơi qua bơi lại để cho rắn cắn. Có khi ông cho để mía trên đầu nhà sư mà róc vỏ rồi giả vờ trật tay cho dao bổ xuống đầu làm cho chảy máu, trong số đó có nhà sư Quách Ngang, nhà sư có tiếng đương thời.
Năm Nhâm Thân, ông đánh dẹp giặc Mán, bắt được một tù trưởng đem về đánh đập hành hạ. Tên này chịu không thấu kêu tên tục vua Đại Hành mà chửi. Thế mà Long Đĩnh sung sướng cười ha hả vì lâu nay Long Đĩnh vẫn hờn giận vua cha đã cố ý không truyền ngôi cho mình.
Long Đĩnh lại hoang dâm vô độ nên mắc bệnh không ngồi dậy được. Lúc thiết triều ông thường phải nằm nghiêng nên người thời bấy giờ vẫn quen gọi là Ngọa Triều. Thế mà ông vẫn tìm niềm vui bằng cách sai mấy tên hề nhại tiếng những viên quan tấu trình công việc làm chốn triều đình không còn thể thống gì hết.
Trong tình trạng triều đình như thế, sư Vạn Hạnh bèn ráo riết bí mật vận động sắp đặt tạo ra một cuộc chính biến để cứu vớt lê dân. Dân chúng đồn ầm lên về chuyện có một cây gạo lớn ở làng Diên Hồng bị sét đánh gẫy, trên thân cây bị tróc vỏ thấy có mấy chữ "Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành". Chữ hòa, chữ đao, chữ mộc hợp lại thành chữ Lê, chữ thập, chữ bát, chữ tử hợp lại thành chữ Lý. Câu chữ Hán trên chiết tự và giải nghĩa thành "Lê rụng, Lý thành". Không bao lâu khắp quân đội lẫn dân chúng đều nghe lời "truyền sấm" đó....
Giữa lúc đó thì vua Ngọa Triều bỗng mắc bệnh nặng rồi qua đời. Người con mới 4 tuổi của ông được ông di chiếu truyền ngôi.
Thấy cơ hội đó, một viên quan có thế lực trong triều là Đào Cam Mộc bèn đến gặp Lý Công Uẩn và bàn:
- Hồi trước đức vua tối tăm bạc ác nên lòng trời chán ghét, con ngài thì bé nhỏ quá làm sao kham nổi việc nước trong buổi đa nạn này? Dân chúng trông chờ chân chúa như khát nước mong mưa. Thân Vệ nên theo gương Thang, Võ để cho dân nhờ. Trước đây họ Lê lấy nước củ a h ọ Đinh được coi là chính đáng thì nay nếu Thân Vệ làm việc này cũng vậy, trên hợp ý trời dưới thuận lòng dân chứ khư khư giữ cái tiết mọn làm gì?
Lý Công Uẩn trả lời:
- Ông muốn đem cái họa giết ba họ đến cho tôi sao? Tôi không dám nghe đâu!
Đào Cam Mộc trở về. Nhưng hôm sau ông lại đến gặp Công Uẩn, nói:
- Lời sấm đã nói rõ họ Lý sẽ dấy lên, đổi họa ra phúc cho đất nước, Thân Vệ còn ngần ngại gì nữa?
Lần này thì Công Uẩn xiêu lòng:
- Ý ông và sư Vạn Hạnh giống nhau, nhưng làm sao cho trong ấm ngoài êm?
- Dân đang đói khổ, Thân Vệ là người công bình, khoan thứ vỗ về ai không nghe?
Được sự bằng lòng của Công Uẩn, Đào Cam Mộc chủ động triệu tập các quan, lợi dụng lòng căm ghét củ a h ọ đối với vua Ngọa Triều, ông thuyết phục họ tôn Công U ẩn lên ngôi Hoàng Đế. Cuộc chính biến đã xảy ra không đổ một giọt máu.
*
Chú tiểu Công Uẩn của chùa Cổ Pháp bấy giờ đã trở thành vua Lý Thái Tổ. Ngài là vị vua khai sáng ra triều Lý, một triều đại tiếng tăm lừng lẫy về những chiến công phá Tống bình Chiêm, khiến các lân bang lớn nhỏ đều phải kiêng nể.
Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Về nông nghiệp, ngài cho đắp đê Cơ Xá để tránh thủy tai hàng năm làm thiệt hại mùa màng. Về văn học, ngài cho lập Văn miếu để tôn sùng Nho học và mở khoa thi Tam giáo (Phật, Lão và Nho giáo).
Vốn xuất thân từ cử a thi ền, Lý Thái tổ đặc biệt trọng đãi và khuyến khích Phật giáo. Ngài phong sư Vạn Hạnh là Quốc Sư và cho sưu tầm Tam Tạng kinh điển để truyền bá đạo Phật. Ngài cũng cho xuất tiền kho để xây 8 ngôi chùa ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp cũ, quê hương ngài). Tại thành Thăng Long, ngài cho lập chùa Thiên Ngự, chùa Vạn Tuế và cung Thái Thanh. Bên ngoài thành Thăng Long thì ngài cho xây các chùa Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thổ, Thiên Đức và Thiên Quang. Ngoài ra, những chùa đổ nát ở các đị a h ạt khác đều được ngài cho tu sửa.
Việc cải tổ lớn lao nhất của vua Lý Thái Tổ nhờ ảnh hưởng của Phật giáo là bãi bỏ được hình luật đặt vạc dầu và nuôi cọp beo để trừng trị tội phạm như dưới hai triều Đinh, Lê. Bản sắc từ bi của Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách trị dân của cả triều Lý. Như vua Lý Thái Tôn tha tội không giết Nùng Trí Cao, người đã nổi loạn, vì ông ta là người còn lại duy nhất của một dòng họ. Như vua Lý Thánh Tôn không giết vua Chiêm Thành là Chế Củ. Cũng chính vua Thánh Tôn, vào một mùa đông cực lạnh, đã ra lệnh phát áo chăn cho tù phạm và cho xét giảm tội và tha bớt. Không có một vị vua Lý nào hiếu sát hay hoang dâm quá độ.
Có thể nói nhà Lý là triều đại có chính sách cai trị dân khoan hồng độ lượng nhất trong lịch sử mà không một triều đại nào khác theo kịp.
Ngô Viết Trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 24276)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 9172)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
16/01/2021(Xem: 3217)
5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D: - Ông có bà mới? Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên . - Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ. - Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”. *** Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975. Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .
12/01/2021(Xem: 18221)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
10/01/2021(Xem: 5586)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5462)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
31/12/2020(Xem: 16754)
Đức Diệu Sắc Thân Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 28/ ĐỨC DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI Như lai diệu sắc thân Thế gian vô dữ đẳng Vô tỉ bất tư nghì Thị cố kim đảnh lễ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
24/12/2020(Xem: 14420)
Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/09/2020 (25/07/Canh Tý) Chơn thể tự nhiên chơn Nhơn chơn thuyết hữu lý Lãnh đắc chơn chơn pháp Vô hành diệc vô chỉ. Chơn thể đã sẵn chơn Bởi chơn nói có lý Hội được pháp chơn nhơn Không đi cũng không dừng. Nam Mô Đệ Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03: 45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU
11/11/2020(Xem: 5703)
Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin đăng tải về những chương trình từ thiện giúp đỡ cho người nghèo, cứu trợ ủng hộ bão lụt thiên tai, thậm chí kêu gọi đóng góp xây dựng chùa chiền, những công trình văn hóa tâm linh v.v… rất nhiều trường hợp danh xưng “Mạnh Thường Quân” được nhắc đến để chỉ những người có tấm lòng độ lượng, biết yêu thương người khác, giúp đỡ kẻ khốn cùng…Theo thiển ý của người viết, dù Mạnh Thường Quân có tốt nhưng cũng không đến độ như một biểu tượng như thế. Theo lịch sử ghi lại thì những đóng góp của ông ta hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật sự, hay giá trị tâm linh, còn từ thiện thì cũng không có gì đáng kể. Tất cả những việc làm của ông gần như thuần túy thiên về phương diện chính trị. Có lẽ do suốt chiều dài bị nền phong kiến Trung Quốc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm nên có những ảnh hưởng đến văn hóa, tập tục, ngôn ngữ và cũng có thể ảnh hưởng danh xưng Mạnh Thường Quân này.
11/11/2020(Xem: 9876)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]