Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thăm bệnh

01/01/201718:28(Xem: 2745)
Thăm bệnh

Duc Phat tham benh
THĂM BỆNH



Nhóm bạn rủ nhau đi thăm bệnh môt người bạn, nghe nói chị ấy bị bệnh nặng, đã nằm bệnh viện khá lâu và hiện đang nằm điều trị tại nhà.
Gặp người bệnh, tất cả mọi người không khỏi ngỡ ngàng, chị ấy thay đổi nhiều quá, bệnh lâu ngày không khỏi nên trông chi quá mức xanh xao, thân hình gầy đét, tiều tụy, trông vô cùng thảm não. Từng lời hỏi han chia sẻ, nhiều mẫu chuyện vui buồn lần lượt kể nhau nghe để mong người bệnh nguôi ngoai phần nào phiền muộn…

Nhưng mọi người đến thăm quá đổi bàng hoàng, chị ấy với thân bệnh nên quá nhiều thay đổi, nhưng tâm tính thì vẫn y chang như thuở nào, bạn bè lâu ngày không gặp, nay được dịp mọi người đến thăm nên chị ta tha hồ mà nói, mà nổ…, chị kêu tên hết người bạn nầy ra trách móc, chê bai, gọi tên người bạn nọ ra phê phán đủ điều, và vẫn chứng nào tật nấy, dưới mắt chị, tất cả mọi người là chẳng ai bằng chị, chị phải là số một mà thôi. Trước đây chị vẫn tự mãn rằng với nhan sắc chị là người đẹp nhất trong đám bạn bè, mà điều nầy thì ngoài chính chị tự nhìn nhận thì không mấy ai tán đồng ; - về tiền của thì ai cũng biết rỏ, chồng chị thì chỉ đi làm công sở, bản thân chị thì đi bán hàng cho một cửa tiệm và lãnh lương, nhưng lúc nào chị cũng muốn khoe mình là giàu có, sang cả ; - về nhà cửa, thì chị đang ở một căn nhà không đến nỗi xụp xệ, nhưng trông rất ư là khiêm tốn về mặt cấu trúc, và cách bày biện trong nhà thì chẳng có gì đáng để trầm trồ ; - Chị lúc nào cũng khoe với mọi người, rằng con cái của chị như là những bậc kỳ tài, xuất chúng, nhưng thực ra chẳng có đứa con nào của chị làm nên danh phận gì…thế nhưng với tấm thân bệnh hoạn lâu ngày như chị hôm nay, mà cái tính tự mãn, tự kiêu, tự thổi phồng về mình của chị cũng chẳng hề mảy may thay đổi…

Thăm viếng xong, bạn bè cùng ra về, họ nhìn nhau và lắc đầu ngao ngán :
- “ Chị ấy bệnh nặng như vậy mà sao tâm tính vẫn còn nhiều cố tật, chẳng chịu đổi thay vậy nhỉ ?
- “ Thấy chị ấy bệnh nặng nên mình đến thăm, vậy mà nghe chị ấy nói chuyện…, thật tình chẳng muốn gặp lại bao giờ ! “
- Dường như phải nói xấu, phải tìm cách hạ bệ người khác để làm nỗi mình lên là bản chất của chị ấy thì phải, người sao lạ quá, không thể chấp nhận được, bệnh nặng gần chết như vậy mà vẫn không chừa…
- Vân vân và vân vân…

* * *
Xin thưa với quý vị, câu chuyên trên đây là một câu chuyên rất thật, rất đáng buồn và rất đáng thương phải không ? – Con người thế gian chúng ta với nhiều nỗi khổ, trong đó có thể phân làm hai loại khổ rỏ rệt đó là ; một là khổ về thân và hai là khổ về tâm, mà cả hai loại khổ trên đều do bệnh mà ra, thân thì có bệnh của thân và tâm thì có bệnh của tâm.
- Bệnh của thân thì rất dể dàng nhận ra, chính người bệnh cũng có thể nhận biết, mà người ngoài cũng có thể nhận thấy người kia không được khỏe mạnh hay đang bệnh hoạn gì đó, và với những vị bác sĩ, thầy thuốc hoặc với những phương tiện xét nghiệm thời đại thì việc định bệnh tương đối khá chính xác và có thể tìm được phương cách trị liệu hữu hiệu.
Và con người thường quan tâm với chính mình hoặc quan tâm cho người khác, quan tâm cho nhau, chăm sóc cho nhau, thăm viếng, an ủi nhau, thường thì vẫn đặt căn bản là cho tấm thân nhiều hơn là cho tâm.
- Còn về tâm bệnh thì cũng rất nhiều loại, nhưng tổng quát thì có 3 loại bệnh của tâm đó là bệnh tham, bệnh sân và bệnh si; đối với tâm bệnh thì có phần khó hơn để nhận ra, chính người mang những loại tâm bệnh của tham sân si nầy, đôi khi cũng không hề nhận biết là mình đang mắc bệnh, nhưng có khi họ cũng có thể nhận biết là mình có bệnh về tham, sân, si đấy, nhưng lại không chịu nhìn nhận và không lo chửa trị bao giờ. Bác sĩ tâm lý hiện nay, chỉ định bệnh và tri liệu những sự kiện mất thăng bằng về tâm lý, nhưng những bệnh của tâm như tham sân si thì cũng chưa bao giờ quan tâm và tìm ra phương án để trị liệu.

- Trong trường hợp người bệnh của câu chuyện nói trên, về thân bệnh thì bạn bè xót thương thăm viếng, nhưng với cái tâm ý bệnh hoạn của chị ấy thì không được ai xót thương mà còn đầy vẻ bất bình. Xét cho cùng thì bệnh nào cũng đáng thương cả, thân bệnh thi thăm viếng chăm nom, và với tâm bệnh thì cần phải được quan tâm và chăm sóc tận tình hơn mới phải, bời vì, bệnh về tâm, khó chửa hơn bệnh về thân đấy chứ ! – vậy mà ngay cả thân nhân, chồng con của chị ấy chỉ lo đưa chị ta đi bệnh viện, chăm sóc thuốc thang khi chị ngã bệnh về thân, còn cái tâm bệnh từ lâu, bệnh gọi là “chứng nào tật ấy “ của chị chẳng ai lo chăm sóc chửa tri cho chị chi cả, và bạn bè thì xót thương cho thân bệnh của chị mà đến thăm,,,để rồi hởi ôi, và chẳng những không xót thương mà còn có vẻ chán chê cho cái bệnh kỳ cục về tâm của chi !

- Chỉ có Đức Phật là người duy nhất hằng quan tâm đến niềm đau, nỗi khổ của tâm bệnh của chúng sanh, Ngài đã chỉ cho chúng ta bốn sự thật chính yếu (Tứ Diệu Đế) của cuộc đời, và chỉ dạy cho chúng ta con đường diệt khổ và chấm dứt khổ đau vĩnh viễn qua tám pháp tu chân chánh ( Bát Chánh Đạo) và với tấm lòng Đại Từ Đại Bi, Ngài đã không ngừng nghĩ giáo hóa chúng sinh với tâm lượng của một Đấng Pháp Vương và dòng giáo pháp cao cả ấy đã tuông chảy không ngừng suốt cả hơn 2600 năm qua, vậy mà chúng sanh và kể cả nhiều người mệnh danh là Phật tử vẫn không hề quan tâm đến tâm bệnh của mình, cũng như tâm bệnh của thân nhân, bè bạn.

Học Phật là ứng dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống cho mình và cho người, Từ Bi là thương xót cho nỗi khổ về khổ thân và cả về khổ tâm của chúng sanh và Trí Tuệ là hãy giúp nhau sáng suốt, hiểu rỏ và làm đúng phương cách diệt khổ để đạt tới cứu cánh Niết bàn.

Gia Hiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/07/2010(Xem: 4890)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 5205)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 10061)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 3919)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 4079)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
21/02/2010(Xem: 6212)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]