Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không

02/09/201011:12(Xem: 6999)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không

Thien Su Minh Khong 2
 
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không


Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.

Theo Thích Thanh Từ viết trong Thiền sự Việt Nam nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 thì: Bấy giờ Nguyễn Minh Không hiệu Không Lộ muốn tạo Đại nam tứ khí (Tượng Phật, Hồng Chung, cái đỉnh, cái vạc) không nệ nhà nghèo sức mọn, một hôm Minh Không suy nghĩ: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt có thể dùng đúc được”. Nghĩ xong, sư thẳng đường sang Bắc Triều (Trung Quốc), trước hết sư ghé trọ một nhà trưởng giả xin mảnh đất bằng chiếc áo cà sa để lập kỳ viên. Trưởng giả cười bảo: “Xưa kia Thái tử nhà Lương muốn lập kỳ viên, mảnh đất rộng đến nghìn dặm, lấy vàng lót đất. Tại sao ông chỉ xin mảnh đất bằng áo cà sa chỉ bằng chuồng gà làm gì?”. Đêm ấy sư trải chiếc áo cà sa khắp 10 dặm đất. Trưởng giả thấy sư có phép thần liền dẫn vợ con ra lễ bái, từ đấy cả nhà đều qui y tam bảo.
Hôm khác sư mang bát, chống gậy trước thềm rồng đứng khoanh tay. Vua Tống vào triều bá quan văn võ tung hô xong xem thấy vị sư già bèn triệu vào hỏi:
- Thầy già ốm yếu này quê phương nao, tên họ gì? Đến đây có việc chi? Sư tâu:
- Thần là bần tăng nơi tiểu quốc xuất gia đã lâu, nay muốn tạo đại nam tứ khí mà sức không tuỳ tâm nên chẳng sợ xa xôi lặn lội tới đây, kính mong thánh đế mở rộng lòng thương ban cho chút ít đồng tốt để đem về đúc tạo. Vua Tống hỏi:
- Thầy đem bao nhiêu đồ đệ? Sư tâu:
- Bần tăng chỉ có một mình xin đầy đãy này quảy về.
- Vua bảo: Phương nam đường xa diệu vợi tuỳ sức sư lấy được bao nhiêu thì lấy, đủ quảy thì thôi.
Sư vào kho đồng lấy gần hết sạch kho mà chua đầy đãy, quan giữ kho lè lưỡi lắc đầu vào triều tâu việc ấy với Vua. Vua ngạc nhiên hối hận nhưng lỡ lời hứa rồi không biết làm sao. Sư nhận đồng xong, Vua Tống sai bá quan tiễn sư về nước sư từ rằng:
- Một đãy đồng này tự thân bần tăng vận sức quảy được. Nói song sư bước ra lẫy đãy mang vào đầu gậy nhẹ nhàng mang đi. Đến sông Hoàng Hà sư lấy nón thả xuống nước làm thuyền sang sông chỉ trong khoảng chớp mắt đã đến bờ.
Về nước, sư đến chùa Quỳnh Lâm Đông Triều tỉnh Hải Dương đúc một pho tượng đồng thật to lớn đó là tượng A-di-đà. Tại Kinh Đô nơi Tháp Báo Thiên sư đúc một cái đỉnh, ở Phả Lại sư đúc một quả Đại Hồng Chung, tại Minh Đảnh sư đúc một cái vạc. Công quả hoàn thành sư làm bài tán rằng:
Lạp phù việt đại hải 
Nhất tức vạn lý trình
Tống đồng nhất lang tận
Phấn tý thiên câu lực
Dịch nghĩa:
Nón nổi vượt biển cả 
Một hơi muôn dặm đường
Một đãy sạch đồng tống
Dang tay sức ngàn ngựa.
Lại có chuyện truyền lại Vua Lý Nhân Tông kiến tạo điện Hưng Long cả năm mới xong, điện cực kỳ nguy nga tráng lệ bỗng trên nóc điện có hai con chim cáp đậu kêu to, tiếng vang như sấm. Vua lo buồn chẳng vui, quan chỉ huy thấy thế tâu: “Điềm này chỉ có Minh không với giác Hài mới trừ được”. Vua bèn sai ông đi thỉnh sư, ngày rằm tháng giêng ông đến trước am sư, sư hỏi:
- Quan chỉ huy sao đến chậm vậy? Ông hỏi lại:
- Sao thầy biết chức tước của tôi? Sư đáp:
- Ta cưỡi trăng đạp gió chợt vào thành vua đã nghe biết việc này. Liền hôm ấy sư đến kinh đô, thẳng đến điện Hưng Long, sư tụng chú thầm, hai con chim lạ ấy nghẹn cổ chẳng kêu, giây lát sau thì rơi xuống đất. Vua thưởng cho sư một ngàn cân vàng và 500 khoảnh ruộng để hương hoả cho chùa và phong Quốc Sư. Lại chuyện năm vua Lý Thần Tông 21 tuổi bỗng nhiên mắc bệnh hoá thành cọp ngồi xổm chộp người, cuồng loạn đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua trong đó. Khi đó có đứa bé ở Châu Định hát rằng:
Nước có Lý Thần Tông 
Triều đình muôn việc thông 
Muốn chữa bệnh, thiên hạ 
Cần được Nguyễn Minh Không.
Triều đình sai quan chỉ huy đi đón sư, đến am sư cười bảo: “Đâu không phải là chuyện cứu cọp đó ư?” quan chỉ huy hỏi: “Sao thầy biết trước”. Sư bảo: Ta biết việc này trước 30 năm.
Sư đến triều vào trong điện ngồi, lên tiếng bảo: Bá quan đem cái đảnh dầu lại mau, trong đó để 100 cây kim và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó. Sư lấy tay mò trong đảnh lấy 100 cây kim găm vào thân vua nói: “Quí là trời” tự nhiên lông, móng răng rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ. Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và ngàn khoảng ruộng để hương hoả cho chùa. Ruộng này không có lấy thuế.
Đến năm Đại Định thứ 2 (1141) Sư qui tịch
Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 nhà xuất bản VHTT 2006 trang 346 dòng 4 trên xuống có ghi: Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi nhà sư Minh Không (người Gia Viễn Ninh Bình) chữa khỏi, phong làm Quốc sư, tha phu dịch cho vài trăm hộ. Tục truyền rằng: Khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc và thần chú giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không và dặn rằng: Hai mươi năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay, đó là việc này.
Cũng trang 346 phần chú thích ghi: Sư Minh Không người huyện Gia Viễn Ninh Bình tu ở chùa Giao Thủy.
Trang 353 (sách đã dẫn) ghi: Mùa thu tháng 8 Quốc sư Minh Không chết (sư người Đàm Xá, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên rất linh ứng, phòng chi có thuỷ hạn tai hại gì cầu đảo đều nghiệm cả. Nay hai chùa Giao Thuỷ và Phả Lại đều tô tượng để thờ.
Sách Thiền uyển tập Anh nhà xuất bản văn học Hà Nội 1993 phần ghi chú ghi: Chùa Nghiêm Quang sau đổi là Thần Quang (1167) nguyên ở hữu ngạn sông Hồng đã bị huỷ hoại vì lũ lụt. Năm 1630 dân sở tại dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng nay thuộc xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
Dẫn giải qua các sách cổ như trên để thấy rằng Thiền sư Minh Không trước có tu ở chùa Cổ Lễ hay Nghiêm Quang, Giao Thuỷ, Thần Quang là một. Cũng chính vì vậy nên khi chết chùa Giao Thuỷ đã tô tượng để thờ như chính sử đã viết. Việc thờ Minh Không còn duy trì tới chùa Cổ Lễ hiện nay theo kiểu tiền Phật hậu Thánh.
Về Nguyễn Minh Không thì các nhà nghiên cứu đã tốn nhiều giấy mực ngay từ thế kỷ trước (XX)
- Nguyễn Minh Không hiệu Không Lộ với Dương Không Lộ là hai hay một.
Theo Thích Thanh Từ thì thiền sư Không Lộ họ Dương không trị bệnh vua Lý Thần Tông vì khi mua mắc bệnh hoá hổ lúc 21 tuổi nhằm năm 1136, còn thiền sư Không Lộ tịch niên hiệu Hội trường Đại khánh thứ 10 tức là năm 1119 thế là Không Lộ tích trước khi Vua Lý Thần Thông hoá hổ 17 năm. Thiền sư Nguyễn Minh Không họ Nguyễn sinh 14-8 Bính Thìn (1076) hai người hai họ hai tên tuổi khác nhau mà lại nói là một người là không hợp lý.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Sư Minh Không người Gia Viễn, Ninh Bình, Sách Đại Nam nhất thống chí ở phần cổ tích tỉnh Ninh Bình ghi: Thiền sư họ Nguyễn hiệu Chí Thành người Đàm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trong Ninh Bình tỉnh chí ghi chép khá rõ về thiền sư. Tấm bia “Trùng tu quốc sư cố trách bi ký” thiên hiệu Bảo đại thập tứ niên (1939) ghi: Việc hai xã Điềm Xá, Điềm Giang, huyện Gia Viễn, Ninh Bình tu sửa đền Nguyễn Thánh Tổ vì đây là nơi giáng sinh của thánh… Văn bia trùng tu Minh Không quốc pháp linh ứng đại vương niên hiệu Phúc Thái nhị niên (1640) cũng khẳng định Gia Viễn Ninh Bình là quê quán quốc sư Minh Không. Ngọc Phả đền Thánh Nguyễn thuộc hai thôn Điềm Xá, Điềm Giang, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình là quê quán quốc sư Minh Không ghi: Đời Lý Thánh Tông, Nguyễn Sùng quê Điềm Xá, Gia Viễn sang vùng Phả Lại lấy con gái cụ Dương Văn Tiệp sau đó cụ ông và cụ bà họ Dương đều mất. Nguyễn Sùng làm tang lễ như cha mẹ đẻ rồi đưa vợ về Điềm Xá. Bà họ Dương có thai 13 tháng thì sinh con trai đặt tên là Nguyễn Chí Thành, lớn lên Nguyễn Chí Thành làm nghề chài lưới rồi tu thiền kết bạn cùng Từ Đạo Hạnh đi Tây trúc thỉnh kinh sau về trụ trì chùa Giao Thuỷ và nhiều nơi khác. Người xây tới 300 ngôi chùa đúc chuông lớn thông thuỷ 20 thước… đổi tên là Minh Không rồi Không Lộ thiền sư. Qua Ngọc Phả trên thì cụ Nguyễn Sùng kế tự họ Dương, coi song thân phụ mẫu họ Dương như cha mẹ mình và người con độc nhất họ Dương lấy Nguyễn Sùng sinh ra Nguyễn Chí Thành tức là thiền sư Không Lộ. Đây có phải là nguyên nhân Nguyễn Minh Không có thêm họ mẹ là họ Dương, Dương Không Lộ? Và đây có phải là nguyên nhân để một số tài liệu thủ tịch lầm lẫn dẫn đến nhiều dị bản khác biệt.
Sách: Đại Nam nhất thống chí, phần ghi tỉnh Hải Dương chùa Hưng Long xã Hán Lý… tương truyền đây là quê mẹ thiền sư Không Lộ và ghi: Không Lộ kết bạn cùng thiền sư Đạt Man và Đạo Hạnh… dân xã tô ba pho tượng thờ.
Nhưng cùng sách: Đại nam nhất thống chí, phần ghi về đền miếu tỉnh Nam Định lại ghi: Thiền sư Không Lộ họ Dương và quê ở Giao Thuỷ Nam Định. Sách: Lĩnh Nam chích quái, có ký hiệu A-2107 ghi 38 truyện, chép chuyện 21 về thiền sư Đạo Hạnh, truyện 22 về Nguyễn Minh Không và truyện 24 về Giác Hải thiền sư. Cũng trong lĩnh nam chích quái phần liệt truyện khảo đính cũng tách riêng biệt Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ là hai người. Sách Đức Thánh tổ họ Dương Huý Minh Nghiêm hiệu Không Lộ quê quán tại làng Giao Thuỷ phủ Hải Thanh mẫu quê ở Hán Lý phủ Ninh Giang, Hải Dương thánh phụ không rõ tên… Tiến sĩ Đặng còn phân tích hai tập tiền lục và hậu lục ở chùa Keo hành thiện và cho rằng tập tiền lục ghi: Đức Không Lộ họ Nguyễn hiệu Chí Thành hiệu Minh Không ở Đàm Xá là sai. Bởi tiến sĩ xem sách “Chích quái” của Vũ Quỳnh nên nghiêng về Tiền Lục.
Trong bài bạt khảo cứu sự tích Đức Thánh Tổ còn so sánh ngày sinh, ngày hoá chênh lệch nhanh trên dưới 50 năm do vậy tiến sĩ Đặng cùng một số nhà nghiên cứu khẳng định Dương Không Lộ sinh năm 1016 mất 1094 thọ 79 tuổi. Khảo một số tài liệu ở một số đền chùa khác đặc biệt là ngày lễ hội kỷ niệm Thánh Không Lộ thì mọi nơi đều lấy ngày 13, 14, 15 tháng 9 như sách “Di tích lịch sử văn hoá Thái Bình” Nguyễn Ngọc Phát viết: Ngày 14-9 đảm sinh Không Lộ.
Dẫn chứng còn nhiều song đưa một số tình tiết có ý bàn lại đôi nét về quê hương cũng như năm sinh hoá, tên huý, tên hiệu của một số vị chân tu đáng kính, một thánh tổ của nghề đúc đồng, một danh y tài ba chữa được trọng bệnh cho vua Lý Thần Tông. Thiền sư đáng kính còn để lại ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân cả nước, nhân dân Nam Định nên bài kệ mà nhân dân hành thiện chùa Keo mỗi khi đại lễ còn đọc:
“Nam mô đại pháp thiền sư 
Thác sinh triều Lý quán cư xã Đàm”
Như vậy từ xưa đến nay, không ít sách vở kể cả chính sử và dã sử, thư tịch, bi ký, ngọc phả đã nói về Đức Thánh Tổ vị quốc sư đáng kính Nguyễn Minh Không huý Chí Thành hiệu Không Lộ sinh Đàm Xà, Gia Viễn, Ninh Bình. Mọi nguồn tư liệu đều ca ngợi sự nghiệp kỳ vĩ như: Tu thiền đắc đạo đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho Vua được Vua phong Quốc sư… Đó là Nguyễn Minh Không tự Không Lộ một trong tam Thiên Thánh Tổ thực sự có công với dân với nước mà chính sử, truyền thuyết đã ca ngợi về ông như phần trên chúng tôi đã nghiên cứu giới thiệu. Người được quốc đảo dân cầu đền đài chùa cảnh khắp nơi thờ phụng trong đó có chùa Cổ Lễ huyện Trực Ninh.
.
Nếu theo Thích Thanh Từ viết trong thiền sư Việt Nam thì Tứ đại khí hay Đại Nam tứ khí là tượng Phật, Hồng Chung, cái đỉnh, cái vạc. Khi Minh Không sang Bắc quốc lấy đồng về đúc tại Phả Lại một quả đại Hồng chung nên chùa ở Phả Lại đã tô tượng thờ khi nhà sư qui tịch (Đại Việt sử ký toàn thư đã dẫn). Tại Kinh đô nơi tháp báo thiên, sư đúc một cái đỉnh thì Đại nam nhất thống chí tập III nhà xuất bản KHXH-1971 trang 325 cũng ghi: “Tương truyền, Thiền sư Không Lộ học được phép thần thông sang triều đình bắc quốc khuyên giáo đồng đỏ, vào kho đồng lấy một túi mang về đúc thành đỉnh… tức là một trong An-nam tứ đại khí”.
Cũng sách: Đại Nam nhất thống chí trang 413 ghi: “Chùa Quỳnh Lâm, xã Hạ Lôi, huyện Đông Triều do thiền sư triều Lý là Nguyễn Minh Không lập, đúc đồng trong chùa”. Như thế Thích Thanh Từ viết tượng Adiđà ở chùa Quỳnh Lâm tỉnh Hải Dương do Minh Không đúc là đúng.
Cũng có sách cho rằng: Tứ Đại khí phải là Tháp Bảo Thiên, chuông quy điền, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh.
Viết về người xưa và chuyện xưa là điều thật khó, không ai dám đòi hỏi sự tuyệt đối đến khẳng định của các nhà nghiên cứu. Nhưng muốn cung cấp được cho bạn đọc tư liệu có lý thì người viết đi nhiều, đọc nhiều, nghe nhiều chưa đủ mà còn phải đào bới xới lộn lật từng trang sách, trang đất, trang đời để tìm ra những điều nhỏ nhất, cụ thể nhất ví như thế nào là tứ đại khí? Người nói vật này, người bảo vật kia, thế là chưa ổn.
“Tượng Chùa Quỳnh Lâm thuộc xã Hà Lôi huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất đời Trần có tượng Phật di lặc do tổ pháp loa đúc vào năm khai thái thứ tư 1327. Sau khi sáng lập ngôi chùa Quỳnh Lâm vào tháng 12 năm khai thái thứ nhất 1324, năm 1328 nhân lúc vua Trần Anh Tông đến dự lễ chuyển tụng đại tạng ở chùa Quỳnh Lâm, vua cho cầm quân kéo tượng từ nền điện lên Bảo toà để dát vàng” (trích ở tạp chí xưa và nay phần hỏi và đáp số 333 tháng 6 năm 2009 từ cuối cột 2 đến đầu cột 3 trang 40). Chắc người viết đoạn trả lời này đổ cho Hà Văn Tấn trong sách: Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam NXB hội nhà văn trang 220 dẫn từ “Tam tổ thực lục”. Dựa vào tư liệu sai để dẫn là làm mất lòng tin của độc giả vì Trần Anh Tông chỉ làm vua từ 1293 -1314 (theo niên biểu lịch sử Việt Nam). Năm 1328 làm gì còn vua Trần Anh Tông cầm quân kéo tượng lên bệ để dát vàng. Hơn nữa chùa Quỳnh Lâm sáng lập tháng 12 năm khai thái thứ nhất 1324 hay do Nguyễn Minh Không sáng lập từ Triều Lý? (theo đại nam nhất thống chí)
“Đại việt sử ký” toàn thư tập I NXB VHTT năm 2006 trang 294 ghi: Đinh Dậu, năm thứ 4 (1057), (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng xây … bảo tháp đại thắng tư thiên cao vài chục trượng, 12 tầng (tức là Tháp Báo Thiên) sử xưa viết xây thì có nhà nghiên cứu lại viết là đúc. Xây bằng gạch đá vôi cát khác hẳn với đúc bằng đồng chứ? Dĩ nhiên 1057 Minh Không chưa đúc được Tháp Báo Thiên vì ông chưa sinh. Hơn nữa năm ấy người ta mới xây tháp 12 tầng, sau này người ta mới làm thêm một tầng nữa bằng đồng. Tháp có 13 tầng (theo An Nam chí lược của Lê Thực thời Trần ghi nhận).
Biết đâu cái chóp đồng thứ 13 ấy lại do ông tổ đúc đồng Nguyễn Minh Không thực hiện. Người ta cũng chỉ đúc cái chóp tháp bằng đồng chứ không phải đúc cả Tháp Báo Thiên bằng đồng như một số nhà nghiên cứu đã viết.
Nghiên cứu về Nguyễn Minh Không chắc là còn dài dai nhưng công của Lý Triều Quốc sư thì đã rõ. Đời truyền đời ở chùa Cổ Lễ (Thần Quang Tự) thì Thiền sư Minh Không là người đúc tứ đại khí như sơ lược giới thiệu về chùa được quảng cáo công khai từ lâu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4431)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5082)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11173)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9353)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7745)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3767)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6286)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 86944)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6610)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4826)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]