Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có một người

25/06/201007:55(Xem: 5178)
Có một người
 ngamison_1

Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.

Mọi người chúng ta ai ai củng có hai con người, một con người ở bên trong và một con người bên ngoài. Con người bên trong thì lặng lẽ còn con người bên ngoài thì năng động. Con người bên trong không làm nên được, còn con người bên ngoài do thu thập mà có. Tại sao chúng ta đau khổ? 
 
Chúng ta đau khổ vì chúng ta chỉ biết thu thập mà không biết tiêu hóa, giống như chúng ta ăn nhiều thức ăn mà bộ máy tiêu hóa của chúng ta hoạt động không hữu hiệu. Đời sống hằng ngày của chúng ta vì quá phụ thuộc vào con người bên ngoài nên dường như chúng ta quên mất con người thật thụ của chúng ta, dù rằng nó lặng lẻ nhưng luôn luôn hiện hửu. Cũng vậy cùng hiện hữu trên một cái thân nhưng chúng ta chỉ biết chăm chú và săn sóc phía trước chẳng mấy khi ta nghỉ đến phía sau lưng, ngoại trừ khi ta bị mệt mỏi hay đau nhức.

Vì không tiêu hóa những gì chúng ta thu thập được cho nên nó biến thành bệnh thói quen, theo thời gian lâu dần những thói quen mà ta huân tập nó biến thành sự vận hành nội tại, và chính chúng ta phải chịu sự điều khiển và làm nô lệ cho những gì mà cũng chính từ ta tạo nên nó. Con người bên ngoài thì nương vào sự luân chuyển của thời gian mà có, nó không bền chắc, vì nó không căn bổn, không gốc gác, nhờ dòng đời mà có nên nó phải luân chuyển theo dòng đời khi lên khi xuống, khi có khi không.

Thân thể của chúng ta là một bộ máy vô cùng hoàn hảo, được tạo nên bằng sự chọn lựa vô cùng tinh vi từ vật chất nên rất quí giá và vô cùng nhạy bén, nó giống như một tấm gương sáng có thể phản ảnh tất cả những hình ảnh nào xuất hiện trước nó. Chẳng những hình ảnh mà ngay cả tinh thần và tư tưởng cũng không qua khỏi nó. Nói về độ quí giá thì trên thế gian này thì không có vật gì quí giá hơn. Về trí thức của con người thì chỉ nhận biết sự quí giá bậc hạ và bậc trung, còn bậc thượng, bật siêu đẳng thì tri thức không làm sao nhận ra được, giống như người Phi châu khi xưa lấy đá kim cương chọi bò vậy.

Thân thể này ta tập luyện như thế nào thì nó uyển chuyển theo ta thế ấy, vì vậy nó không có thực tánh, nó thanh thoát nhẹ nhàng, khi tâm tư ta hướng thượng như trải lòng thương đến mọi người, đến vạn vật, nó u ám nặng nề khi ta sân si với mọi người, với vạn vật. Khi cảm thấy bị đau nhức thì đó là lúc thân thể báo động cho chúng ta biết đời sống của ta mất quân bình vì nhờ vậy bằng cách này hay cách khác ta nghĩ cách điều chỉnh lại cuộc sống hằng ngày. Vì không nhận ra sự quan trọng tính chất quân bình trong đời sống nên mọi bệnh tật từ đó phát sinh, nhất là vào thời thanh thiếu niên vì thân thể cường tráng và sự hiểu biết còn nông cạn nên hành động hằng ngày dễ đi vào sự quá độ và từ đó nó tập thành thói quen cho quảng đời sau này.

Thân thể này biến diệt từng phút, từng giây, từng sát na tế, nhận được hay không là do chúng ta. Nó đến rồi đi theo chu kỳ nhất định. Thành trụ hoại diệt không có người nào ngăn chận được nó, nó có hình dáng như thế này hay như thế kia là do phước đức tích tụ nhiều hay ít, hay vừa tàn tật, xấu xa, bần cùng vì không tạo phước đức.

Một tinh thần sáng suốt ở trong thân thể khỏe mạnh đó là nói theo thế gian, còn có những vị muốn chứng biết những sự việc cao siêu huyền diệu hơn thì thân thể khỏe mạnh không thôi thì chưa đủ mà phải cần nhẹ nhàng thanh thoát nữa mới được. Những điều cao siêu huyền diệu nó không bao giờ xuất hiện trong một cơ thể nặng nề ô trược, giống như những đồ vật quí giá không ai bỏ vào những đồ đựng xấu dơ.

Có nhiều cách tu hành để làm cho thân này chuyển hóa từ ô trược nặng nề thành nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng điều quan trọng là những trạng thái xuất hiện trong giai đoạn chuyển hóa chúng ta có chấp nhận được hay không. Tùy theo căn cơ của mỗi cá nhân mà sự chuyển hóa có vô vàn sự khác biệt không có người nào giống người nào hết. Muốn có sự thấy biết chân thật thì thân tâm phải có sự quân bình với nhau. Khi thân tâm còn nghiêng lệch thì cho dù có nói những điều cao siêu đến đâu mà cái thân vẫn còn ô trược thì đó chỉ là cuồng ngôn loạn ngữ mà thôi.

Thân tâm không thể tách rời vì tâm nhờ cảnh mà biết, cảnh nhờ tâm mà hiện, tương tợ như âm với dương trong đạo dịch hay khí huyết trong thân thể chúng ta không thể tách rời ra được nhưng điều quan trọng là cái nào dẫn đạo mà thôi. Vì không có âm thì không có dương cũng như không có huyết thì không làm sao có khí được. Mọi sự việc xảy ra hằng ngày xung quanh nhờ năm giác quan mà ta nhận biết hầu hết là không trung thực đúng theo sự thật của sự việc đó, mà ta chỉ biết theo sự điều khiển bên trong và phán đoán theo thói quen. 
 
Thói quen nội tại nó giống như ông chủ khó tính, nó chỉ thích ra lệnh và nếu có nhận vào thì nó chỉ thích nhận những gì giống nó hay ít ra cũng tương tợ như nó, còn nếu vì hoàn cảnh bắt buộc mà ta phải nhận những gì mà khác với nó thì nó sẽ gây đau khổ cho ta giống như hình phạt vậy, cũng tùy theo cường độ mà hình phạt củng không tương đồng có thể là khóc liệt hay chỉ tượng trưng thôi.

Tư tưởng bị nô lệ, khống chế áp đặt từ đời này sang đời khác, vì vậy nó làm cho chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé, yếu hèn và chỉ còn biết một điều là vâng lời và chấp nhận. Cũng có nhiều vị lờ mờ cảm thấy mình đang bị trói buộc vào một sự vô hình nào đó vô cùng chắc chắn, muốn vùng vẫy thoát ra, nhưng hầu như những vị đó không tìm được con đường khả dĩ để bước ra.

Sự vận hành nội tại hay tư tưởng của chúng ta nó giống như một mê cung hay bát trận đồ trong truyền thuyết của người Trung hoa, đôi khi ta thấy nó mở ra thênh thang nhưng khi ta bước đến thi không còn thấy đường ra nữa. 
 
Ngược lại đôi khi ta thấy nó đóng nhưng khi đi đến thì nó mở ra, nó đóng mở không báo hiệu, không giờ không phút, không trước không sau, không đầu không cuối, không phương không xứ. Vì nó như vậy cho nên nhiều vị muốn tìm hiểu nó đành bỏ cuộc, có những vị vô vọng uất ức nên tư tưởng nổi loạn đâm ra nghi ngờ chống đối tất cả, nhưng làm như vậy cũng không thể giải quyết được gì hết mà vô vọng cũng hoàn vô vọng

Trong Kinh Đại bát niết bàn, Thế tôn ngài có nói một thí dụ về tư tưởng của chúng ta bị trói buộc như thế này: Có một thợ săn dùng keo để bắt khỉ vượn, vì không biết khỉ vượn dùng tay sờ vào liền bị dính, không rút ra được khỉ vượn dùng tay còn lại để gở thì củng bị dính luôn, hai tay bị dính khỉ vượn dùng hai chân thì củng bị dính chặt, cuối cùng dùng miệng để gở thì củng bị keo dính chặt và chỉ chờ vậy thợ săn xuất hiện trói lại quảy đi. Chúng ta củng vậy, được sở hữu một vật vô cùng quí giá mà hầu hết vì không biết sử dụng nên bị nó trói buộc làm khổ. Thay vì ta làm chủ nó, ngược lại để nó làm chủ ta, mặc tình cho nó hành hạ sai kiến đủ điều mà ta chỉ biết cuối đầu vâng dạ phục tùng mà thôi.

Tự tánh của sáu giác quan là thu nhận mà không phân biệt, còn chúng ta nhận bằng cảm tính Nhị nguyên. Đã sống trong thế giới Nhị nguyên thì cho dù anh có thông minh tuyệt đỉnh hay cho dù anh phân tích sự việc tinh tế đến mức nào đi nửa để loại trừ một nửa kia thì củng không làm sao loại trừ nó ra được mà ngược lại nó còn bị dính chặt hơn nữa, vì vậy dân gian có câu ghét của nào trời trao của ấy cũng không sai là mấy.

Về Nhị nguyên tính thì những người bình thường trôi lăn trong đó đã đành mà cho đến những vị tu hành có định lực siêu việt hay những vị giác ngộ cũng không thể nào loại trừ ra được mà chỉ là “ Bất muội nhân quả” còn nếu loại trừ thì mất lòng Từ Bi với chúng sanh và đạo quả cũng không viên thành được.    

Để không bị trôi lăn trong thế giới nhị nguyên, để không còn đau khổ do sự vô thường biến hoại, để không bị sai khiến làm nô lệ cho những gì mình không thích mà vẫn phải làm, để không bị những tâm tư nặng nề ô trược ta không muốn mà nó vẫn đến không làm sao ngăn chận được, để không bị trói buộc bởi những sợ dây vô hình mà ta không biết đầu mối ở đâu và ta bị trói buộc tự bao giờ. Nói chung là sự đau khổ phiền muộn cả thân và tâm trong đời sống thế gian này.

Vậy muốn giải trừ mọi sự khổ đau, muốn thấy thế giới này một cách chân thật thì phải tìm thấy một con người. Con người đó tuy không cùng sanh nhưng chưa bao giờ rời xa chúng ta nữa bước. Khi chúng ta tìm thấy được con người đó thì mọi thắc mắc, mọi nghi ngờ, mọi khổ đau sẽ được giải đáp, tự tiêu tan và sự đó không còn là sự đó nữa.

Mãn Tự
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2965)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3933)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2741)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 3049)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10261)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6905)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9814)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 59753)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7180)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]