Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1

28/06/201318:42(Xem: 10096)
Phần 1

247nhasuvuongluy

NHÀ SƯ VƯỚNG LỤY

hay là TRUYỆN CON HỒNG NHẠN LƯU LY

THE LONE SWAN

Tác giả: TÔ MẠN THÙ

Bản dịch:BÙI GIÁNG

---o0o---

Phần 1

VÀI LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ

Đoạn hồng linh nhạn ký- Truyện một con hồng nhạn lênh đênh? Truyện một nhà sư vướng tục lụy? Nhà sư ấy, cha vốn là người Trung Hoa, mẹ là người Nhật Bản. Cha mất sớm, mẹ về cố quận…Đứa con bơ vơ trôi nổi, quy y cửa Phật, rồi giũ áo tu, ra đời, vướng vào Lụy Tình Yêu. Ngòi bút của Tô Tử Cốc, vừa trang nhã, thâm trầm, vừa linh hoạt tân kỳ như bút pháp những văn hào hiện đại Tây phương- ngòi bút Tô Tử Cốc sẽ đưa chúng ta vào sâu trong cõi tình và lụy, đạo giáo và ước mơ, những mâu thuẫn muôn đời vạn kiếp của con người ở một thời đại, và riêng biệt của con người đứng chênh vênh ở đầu thế kỷ hai mươi là thế kỷ của những dông bão dị thường. Đọc Tô Mạn Thù, chúng ta có cảm tưởng kỳ dị: chẳng những không một tâm tình tư tưởng nào của cõi Đạo Đông phương Chân Như lọt ra ngoài nhãn quan ông, mà ngay cả cõi Tây phương hoằng đại , từ sơ thủy Hy Lạp Sophocle Parménide tới hiện đại Âu châu văn thể siêu thực Appollinaire, Nerval, Camus, Morgan, không một “bút pháp” nào ông không thành thục quán xuyến.

Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lại. Đọc cuốn sách của Tô Mạn Thù cũng như đọc Sophocle, Nguyễn Du, Nerval, Apolinaire, Faulkner, Morgan, luôn luôn chúng ta bàng hoàng trước huyền nhiệm anh hoa phát tiết.

Đại sư Mạn Thù, tên thật là Tô Huyền Anh biệt hiệu là Tô Tử Cốc, sinh năm 1883, mất năm 1918 (xấp xỉ đồng thời với Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Apollinaire, lênh đêng giữa hai thế kỷ 19 và 20).

Thân phụ ông vốn là người Trung Hoa, tỉnh Quảng Đông, vì cuộc sinh nhai mà lưu lạc sang Nhật Bản, cưới một thiếu nữ Nhật, sinh hạ Tô Huyền Anh.

Tô Huyền Anh chưa được mấy tuổi, thì thân phụ chàng đưa gia quyến về lại Trung Hoa.

Chẳng bao lâu thân phụ chàng lìa đời. Thân mẫu đành quy về Nhật Bản, gửi đứa con ở lại Trung Hoa, nhờ thân thích bên nội nuôi dưỡng.

Đứa bé bị họ hàng quê cha ghét bỏ, vì nó mang một nửa phần máu mẹ Nhật Bản ở trong thân thể nó.

Đứa bé cô đơn quá, bèn cạo đầu quy y cửa Phật, vào chùa Lôi Phong tại Quảng Châu.

Phương trượng Tuệ Long, nhận thấy thằng bé thông minh xuất sắc, mới dốc lòng dạy dỗ. Sau mấy năm dùi mài cần mẫn, chú bé đã thông thạo văn học tư tưởng Ấn Độ, Trung Hoa, và dăm bảy ngôn ngữ Tây phương…

Sau khi Phương trượng viên tịch, Tô Mạn Thù cảm thấy bơ vơ, bèn trút giũ áo tu, ra sống ngoài cõi tục. Tâm trạng tình cảm từ đó quả thật là éo le: tu thì tu không trot, mà chen lấn chìm nổi với đời, thì cũng thiếu hẳn khả năng chen lấn nổi chìm.

Chàng thanh niên ấy dấn gót du hành ở nhiều tỉnh Trung Hoa, cư lưu nhiều ngày nhất là ở Thượng Hải. Và cũng từng du lịch qua Ấn Độ, Âu Châu, Mỹ châu. Cũng nhiều phen qua Nhật Bản viếng thăm thân mẫu.

Chính tại Nhật Bản, Tô Mạn Thù gặp Tôn Dật Tiên ( Tôn Trung Sơn) và nhiều đồng chí của Tôn Dật Tiên sang Nhật lánh nạn. Những anh hùng cách mạng kia chơi thân thiết với Tô Mạn Thù. Nhưng họ Tô vốn là nhà sư thi sĩ, chẳng thể nào nhập cuộc thật sự với các lãnh tụ chánh trị chịu chơi gay cấn kia.

Cái anh chàng thanh niên “lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh” kia từ đó càng lang thang trầm luân khắp châu quận, trường giang đại hải. Tiếng gọi sơ đầu của Như Lai không đủ cứu vớt chàng, dìu dắt chàng trở lại với cõi tịch mịch thanh tu. Càng ngày chàng càng đâm ra trầm túy, nửa trong hồ rượu nửa trong biển tình. Chàng đúng là một loại Nerval Baudelaire Dylan Thomas Verlaine Apolinaire. Nếu chàng mù được hai mắt như Homère, ắt chàng đã khám phá ra một cõi sống dị thường trong u tối. Nhưng cái rủi ro lại là ở chỗ: chàng không mù. Cũng không cận thị. Đó là điều tai hại. Hiểm họa hoành sinh.

Kể từ mười mấy tuổi đầu, chàng đã sống trọn cái thảm kịch trần gian, sinh mệnh chàng ngược xuôi lảo đảo, mười sáu tuổi đầu, chàng đã thể hội hết nỗi đoạn trường thế sự mà Nguyễn Du đã viết lúc đầu bạc bình sinh, chàng đã nhìn quá sáng suốt mọi thảm kịch biển dâu, mà chẳng đủ khả năng thoát tục, cũng không đủ sức sống xô bồ bạt mạng trắng trợn tới cùng. Thì đó là hiểm họa. Thi văn chàng từ đó mang một tố chất đìu hiu bất khả tư nghị ở tại cái “ngã ba” siêu lệch chênh vênh gây cấn: “ dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng. Chiêm bao kỳ mộng dường gần. Sịch mành sực tỉnh lại dần dần xa. Há rằng ngẫu nhĩ mà ra. Đoạn hồng linh nhạn mù sa thế nào…”

Đọc đoạn hồng linh nhạn của Đại sư Tô Mạn Thù, từ đó, chúng ta chứng kiến mọi tan vỡ trong xã hội Đông phương giữa những xung đột kỳ thị, những mộng và tình và tiền oan túc trái…

(Tiện đây, người dịch xin đưa ý kiến riêng là: những sách tiểu thuyết tôi được đọc trên vài mươi năm nay, không có cuốn nào gây chấn động cho tôi nhiều như cuốn sách này của Tô Mạn Thù- trừ cuốn truyện của Nguyễn Du ( cố nhiên) và cuốn Sylvie của Nerval và có lẽ Fountian Sparkenbroke của Morgan- kể về mọi phương diện- nội dung văn thể, bố cục…)

Tô Mạn Thù vốn mê thơ Lord Byron ( thi hào lãng mạn Anh Quốc). Nhưng Tô Mạn Thù không thể sống trọn cái nghiệp Byron, ấy có vì từ thuở sơ sinh, chàng đã quá lạc loài rũ rượi, rồi chàng lại bị cái tiếng gọi âm thầm của Như Lai chi phối, khiến chàng suốt kiếp luẩn quẩn, tìm không ra lối bước, đường tiến, nẻo lui. Hai dòng máu ở trong mình, hai thời đại của lịch sử, xô con người vào một cõi cô độc dị thường- đớ là chỗ cốt yếu trong cuốn truyện của Tô Tử Cốc. Cuống truyện hẳn nhiên không tất nhiên phải là tiểu sử, nhưng nó phản ánh cuộc sống nội tâm của tác giả và của một lớp người trong buổi giao thời riêng biệt.

Bùi Giáng

NHÀ SƯ VƯỚNG LỤY

Hay là chuyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly

Người đâu tá? Quê nhà chưa tỏ

Tuổi bao nhiêu?Tên họ là gì?

Đã sinh cùng nước cùng thì

Cùng ta không biệt mà ly bao giờ…

TẢN ĐÀ

Gia suona mattutino, lento,lento,

Ritorno a casa e non veggo la via

Gli occhi lasciai teco e il sentimento!

E ne portai conme la gelosia.

(Đã nghe vang động chuông mai

Lễ là kỳ đảo, hội là cưỡng câu

Tôi về nhà cửa sương thâu

Bước đi mà chẳng thấy đâu con đường

Bên chàng, thiếp đặt tình thương

Mắt mi môi miệng máu hường bình sinh

Còn riêng mang mãi bên mình

Niềm ghen tuông với bất bình xa xuôi…)

FRANCESCO PETRARCA- Canzoniere

CHƯƠNG MỘT

Tại Bách Việt, về phía Nam bờ biển, có dãy Kim Nhân Sơn nguy nga dựng sững. Những lúc trời quang mây tạnh, ta có thể nhận thấy phía bên dưới sườn núi xanh um ( tại chân núi) ẩn ẩn hiện hiện một mái ngói hồng lóng lánh, lập lòe như lớp vảy con kình ngư. Đó là ngôi chùa Hải Vân, vẫn còn nguyên như thuở xưa, cái ngày nhà Tống sụp đổ, Lục Tú Phù cõng vị ấu chúa chạy tỵ nạn, tới bước đường cùng, tiên sinh đã cùng ấu chúa tự sát tuẫn quốc tại Nhai Sơn, để trọn đạo hiếu trung, hơn là lọt vào tay cường địch hung bạo. Một số di thần triều Tống cũng đã tới đó ẩn thân độn tích , cạo đầu đi tu. Ngày đêm hướng lên trời xanh cầu nguyện, mong mỏi Thương hiệu phò trì vong linh của Đại Hành Hoàng đế.

Cho tới ngày nay, nhìn sơn lĩnh ở xa xa cuối chân trời, vân khí sầm uất , bàng bạc chiều chiều như còn gợi mãi vang bóng triều đại xưa. Và thỉnh thoảng tiếng sóng vỗ bi thống còn khiến lữ khách ngậm ngùi, cúi đầu lặng lẽ, không giám gợi lại những bóng ma não nùng của quá khứ.

Ngày nay, tôi ghi chép lại những “bảo võng kim tàng” của ngôi chùa cổ. Thảy thảy còn là những cựu vật chứng giám một thời. Đây một mặt hồ tĩnh lặng, kia một dòng suối quanh co…dưới bóng tùng bách xanh um. Mấy chục nhà sư trụ trì tại đó, còn giữ gìn những phong thái nghi lễ ngày xưa. Năm về, năm lại, qua mỗi một mùa đông truyền giới, y bát vô thanh, khách viễn phương về thụ giới mỗi mùa trong cảnh tịch mịch. Khách về thưa thớt lắm, ấy bởi vì đường núi hiểm trở, đèo dốc khi khu.

Một buổi mai, tiếng chuông chùa từ từ ngân, tôi tựa lưng bên góc chùa tĩnh mịch, nhìn những đàn hải âu bay lượn thấp thoáng ở chân trời. Thời tiết lạnh lẽo giữa mùa đông. Ngọn gió biển như bức bách con người ta, tự bên ngoài ngàn dặm( hải phong bức nhân ư thiên lý chi ngoại). Độc giả hiểu cho: đó là ngày tam giới hoàn tất của tôi. Tính ra, cuộc cư lưu của tôi tại chùa, hốt nhiên đã ba tuần viên mãn, hôm nay ngày tôi có thể xuống núi trình diện với phương trượng. Sau đó, ngày ngày quét lá, đêm đêm đốt hương, độ quá lưu niên, có gì đâu mà ân hận!

Đang giữa cơn tư lự như thế, bỗng nhiên nước mắt trào ra. Tôi tự nhủ “ Ai cũng bảo ta là đứa bé không cha không mẹ? Có quả thật như vậy chăng? Ta là đứa bé không mẹ?

-Không. Không thể như vậy được.

Kể từ ngày dưỡng phụ từ trần, tôi một thân một mình không còn họ hàng nhìn mặt. Nhưng mỗi lần gió lay đầu cây ngọn cỏ, hoặc mỗi phen mưa trút liên miên, hoặc trong cảnh cuồng phong bạo vũ, hoặc trong cảnh vạn vật im lìm, tôi vẫn dường như nghe thoang thoảng bên tai tiếng kêu gọi của từ mẫu. Nhưng âm thanh đó khởi từ đâu lại? Ấy là điều tôi không rõ. Nhưng lòng tôi vẫn hằng hằng ôm ấp cái ý tưởng ấy.

Tôi lại thở dài tự nhủ “Mẹ sinh con ra đời, sao chẳng cho con được gặp mặt một lần? Mẹ có biết đứa con tôi thân thế phiêu linh cùng cực thế này chăng?”

Lúc bấy giờ sóng biển rì rào từng đợt lấp lánh ngoài khơi, quang cảnh đẹp dị thường. Tôi khoác áo cà sa lên thân thể, cùng ba mươi sáu vị đồng giới, tay cầm nén hương, lũ lượt nối gót nhau bước đi. Lúc lên tới đại điện, bọn chúng tôi phân tán ra hai bên tả hữu, đứng im phăng phắc như những con nhạn ngày xưa trong cổ lục phương môn. Các vị trưởng lão ở bốn phía núi non lân cận, cũng đã tề tựu đông đủ. Đốt hương tụng niệm xong , tứ bề im phăng phắc.

Một lát sau, vị sư cao đạo cất giọng bi khẩn tụng rằng:

Cầu giới hành nhân

Hướng thiên tam bái

Dĩ báo phụ mẫu dưỡng dục chi ân.

Lúc bấy giờ, hai mắt tôi trào lệ như mưa, không làm sao ngưỡng lên được. Các vị đồng giới cũng tấm tức ngậm ngùi.

Buổi lễ hoàn tất, các vị trưởng lão lần lượt tới bên chúng tôi, mở lời khuyên miễn an ủi mà rằng:

Thiện tai đại đức!

Tuệ căn thâm hậu,

Nguyện lực trang nghiêm

Thử khứ cẩn thị thân sư,

Dị nhựt linh Sơn hội thượng.

Niêm hoa tương tiếu”

(Đức lớn tốt thay!

Lành thay đức lớn!

Tuệ căn sâu dày,

Nguyện lực trang nghiêm

Lần này đi phụng bồi sư trưởng

Tới ngày sau tụ hội linh Sơn

Sẽ cầm nhánh hoa

Nhìn nhau mỉm cười một nụ)

Tôi lặng nghe âm thanh tụng niệm ấy chan chứa lòng từ bi ai mẫn, tôi đảnh lễ thụ điệp (đón nhận Phật kinh) gạt lệ mà bái từ các vị trưởng lão, rồi chậm rãi xuống núi.

Hai bên đường cây cối trơ trụi xác xơ, lá cành rụng hết. Cảnh tượng thật là tiêu điều. Chỉ thấy vài ông tiều phu hiện ra rồi mất dạng. Ai có rõ rằng kẻ xa lánh bụi đời, quy y cửa Phật, vẫn còn mang những đau xót không lời!

CHƯƠNG HAI

Tôi đã từ giã Hải Vân tự, và bây giờ cư lưu tại một căn nhà ở chốn hoang thôn tịnh mịch. Ngoài việc chăm lo phụng thừa nhu cầu sư trưởng, hằng ngày tôi lãng phí thời gian trong những trận nhớ nhung xa vắng, nửa tỉnh nửa mê, thần hồn theo nước mắt mà tràn ra không ngớt. Sư trưởng của tôi, nhận thấy tôi tuổi nhỏ, rủ lòng thương xót; lựa lời phương tiện, từ ái khuyên lơn. Nhưng tôi không làm sao nguôi được. Tôi quả thật là đứa khổ sở nhất trần gian.

Một ngày nọ, tôi tuân mệnh sư trưởng, xuống thôn làng khất mễ ( xin gạo), được hơn mười cân, lẽo đẽo mang đi dọc đường. Đang suy nghĩ tìm chốn trọ lại ban đêm, chợt có kẻ trộm cướp từ xa tới, chộp cái túi vải đựng gạo và chạy mất, Tôi chỉ đành than dài một tiếng.

Lúc bấy giờ trời nhá nhem tối. Tôi một mình bước đi vất vơ vất vưởng. Lại lạc lối thế nào ra tận bãi biển, và không tìm được đường về. Tôi bồi hồi quanh quẩn khá lâu, tới một cồn cát nọ, ngồi nghỉ chân giây lát. Sóng biển bỗng nổi dậy thật hãi hùng, nhìn bốn bề chỉ thấy âm u dằng dặc.

Đương giữa lúc hoang mang như thế, chợt thấy một đốm lửa li ti ở ngoài khơi lập lòe như một hạt đậu. Biết rằng đó là ngọn đèn của một chiếc thuyền đánh cá, bèn cất tiếng gọi:

-Xin ông chài ghé vào đây, cho tôi sang bờ bên kia với.

Sau tiếng gọi , thấy đốm lửa lớn ra dần dần,tôi biết rằng ông chái cá đã đáp ứng, và đang tiến lại gần.Lòng tôi cũng cảm thấy an ủi đặc biệt. Chẳng bao lâu, chiếc ghe đã cập bến. Ông chài cất tiếng hỏi:

-Muốn đi tới đâu?

Tôi đáp:

-Tôi chỉ là một nhà sư tại Ba La thôn đi khất thực suốt ngày, lạc lối ra đây. Mong nhờ ông giúp tôi một phen vậy.

Ông chài đưa tay khoác lia lịa mà rằng:

-Úi chà! Ăn nói gì như thế! Thật là bất thông! Ghe của người ta là cốt đi đánh cá kiếm lời,có đâu lại phí công phí của mà chở giùm những nhà sư nghèo đói!

Nói xong quay quả chèo ghe đi tuốt. Tôi chẳng còn biết nghĩ gì ra gì được nữa, phiền muộn ngồi khóc một mình.Chợt vẳng nghe một tiếng chó sủa ở xa xa. Tôi biết thế là quanh quất vùng này còn có thôn làng thang lan đâu đó. Bèn đứng dậy, men lối theo đường cỏ mọc mà đi. Dần dà thấy hiện ra ở tiền diện một ngôi cổ miếu. Tôi vội vã tiến lên. Giữa ngôi cổ miếu, có treo một chiếc đèn leo lét. Tôi bước vào. Luẩn quẩn một lúc, nằm xuống bên bậc đá, khoanh thân lại nghỉ. Chợt nghe tiếng chân đi bên ngoài cửa miếu. Tôi sửa lại áo quần ngay ngắn, đứng lên, thì thấy một đứa bé lăng xăng vội vã bước vào.

Tôi hỏi:

-Em bé đi đâu đó?

Chú bé hai tay cầm mấy cái giỏ tre đưa ra mà rằng:

-Công việc của cháu nhọc nhằn lắm. Đêm đã khuya thế này, cháu vẫn phải len lỏi bên những tường xiêu vách nát, hoặc lọ mọ giữa những hang đá âm u, hoa cỏ um tùm, trông cháu giống một tên ăn trộm vậy,cốt để bắt lấy những con dế kêu ri rỉ này đây. Thật là khổ nhọc lắm.

-Trông em bé mặt mày tuấn tú sao phải đi làm cái việc hèn mọn thế?

Đứa bé than một tiếng đáp rằng:

_Gia đình cháu vốn có một vườn hoa. Ban ngày cháu gánh hoa đem bán cho nhà giàu có. Người giàu keo kiệt quá, nên chẳng kiếm được bao lăm tiền; chẳng đủ để nuôi dưỡng mẹ. Mẹ cháu già nua lắm rồi. Cháu là đứa con trai, có lẽ nào không tận tâm kiệt sức làm việc mà giúp đỡ mẹ trong tuổi già. Công việc bắt dế này thật là cực nhọc, nhưng phải gắng làm phụ thêm, kiếm thêm được đồng nào, hay đồng ấy. Nhưng mẹ cháu quả thật chẳng có ngờ rằng cháu làm việc này.Nếu biết, ắt bà không cho làm. Bà sẽ ngăn trở. Hôm trước, cháu có thấy bên góc miếu này một con dế bự, cỡi trên lưng một con rết ngất ngưởng bò đi. Cháu tới đây rình mò đã hai đêm, mà chưa chộp được nó. Nếu ông trời xanh run rủi cho nó lọt vào được trong tay cháu, thì thật là vạn hạnh! Vạn phúc! Chờ tới ngày chợ phiên, cháu đem ra bán, ắt được giá cao lắm. Thì cháu sẽ mua cho mẹ một tấm áo da cừu, mùa đông mặc vào thì ấm áp cũng như ở giữa mùa xuân vậy. Còn gì thích cho bằng. Cháu đâu phải như những kẻ ham kiếm tiền, bất kể tính mệnh xông pha đêm hôm thế này đâu!

Nghe đứa bé nói thế, tôi lại bồi hồi xúc động, nước mắt lại tuôn ra.

Đứa bé nhìn tôi, thấy đầu tôi cạo trọc, thì nó chậm rãi hỏi tiếp:

-Dạ dám xin hỏi đại sư vì lẽ chi mà ngủ đêm tại chốn hoang liêu trống trải này?

Nhìn thấy đứa bé mặt mày chân thành trang trọng, tôi bèn đem hết đầu đuôi cơ sự kể cho nó nghe.

Đứa bé cảm động nói:

-Thầy chịu khổ nhiều thật! Nhà cháu ở gần đây còn phòng bỏ không. Cháu xin mời thầy theo cháu về nhà. Nếu thầy cứ ở đây, thì biết đâu bọn người hung ác trong thôn vắng lại chẳng vu cáo cho thầy cái tội trộm cắp, thì thầy chịu đựng sao nổi!

Thấy đứa bé thành khẩn như vậy, tôi gật đầu, đồng ý theo chân nó. Vào làng, đi tới một căn nhà lá. Đứa bé đẩy cửa bước vào, rồi khép ngay lại, để tôi đứng chờ ở dưới hiên. Vườn hoa bốn bề đưa hương thơm. Chợt nghe tiếng bà lão thốt:

-Triều Nhi! Hôm nay sao con về khuya thế?

Tôi lắng nghe chăm chú. Kỳ lạ thay! Kỳ lạ thay! Giọng nói của bà lão ấy.

Lúc tôi bước vào nhà trong, thì bỗng dưng thấy trước mặt mình đích thị là người vú nuôi tôi ngày trước.

CHƯƠNG BA

Tôi chào hỏi người vú nuôi, lòng đầy bi thương và hoan hỉ. Bao nhiêu ân tình mừng mừng tủi tủi. Bà vú bảo tôi ngồi xuống, bắt tôi đem hết sự tình kể lại đầu đuôi. Tôi đã làm gì, tôi đã trải qua những gì, nhất nhất đem gót đầu ra thuật lại tỉ mỉ. Bà đăm đăm nhìn tôi. Bà chống tay vào gò má nhăn nheo, suy nghĩ lâu lắm, rồi ảo não thở dài nói:

-Tội quá ! Tam Lang! Nếu ngày nay tôi còn ở với gia đình cậu, thì đâu đến nỗi cậu phải cạo đầu đi tu như thế! Tôi đã hầu hạ phu nhân không quá ba năm trời. Thời gian ấy kể cũng không dài chi lắm, nhưng phu nhân đã đối đãi với tôi hết lòng hiền từ thân ái. Một phen từ biệt phu nhân, đến nay đã ròng rã mười năm trời, nhưng cứ mỗi lần cầm đũa, bưng cơm, tôi chẳng thể nào quên được tấm lòng phu nhân đối với tôi. Lúc phu nhân rời gót ra đi, tôi liền bị người trong gia đình cậu ghét bỏ, đối xử tàn ác, nhưng tôi vẫn ẩn nhẫn chịu đựng. Ấy bởi vì tôi cảm ân đức của phu nhân, nên tôi chẳng thể nào bỏ cậu mà ra đi. Cho tới lúc nghĩa phụ của cậu lìa đời, lòng tôi bời bời bối rối, đau buồn khôn tả. Tôi thầm nghĩ: “Tam Lang thế là từ nay cô hàn, không nơi nương tựa”.Tôi muốn viết thư cho phu nhân, báo bạch hết mọi sự cho phu nhân rõ, để phu nhân sớm liệu xếp đặt cho cậu về gấp bên quê mẹ ( bên Nhật Bản) rời hẳn cái con mẹ ghẻ chèng đét hung dữ kia! Dè đâu con mẹ đàn bà đa đoan ác độc nọ lại dò la manh mối, đánh hơi thế nào mà đoán đước cái nguyện vọng của tôi, mụ ta nộ khí xung thiên, lôi cổ tôi ra, lấy roi tre đánh tôi một trận bầm mình dập mẩy. Lúc bấy giờ tôi cũng chẳng thiết chi cái chuyện phân giải thị phi, lời hơn lẽ thiệt gì về nhân đạo với mụ ấy!Mụ tha hồ đánh tôi sướng tay thỏa dạ xong, thì đuổi tôi đi về quê, không cho tôi nấn ná một ngày nào nữa.

Bà vú kể tới đó, thì nước mắt giàn giụa, không tiếp được lời nào nữa. Lòng tôi đau đớn cùng cực, chẳng còn biết lựa lời gì để an ủi bà. Chỉ biết để nước mắt trào ra như suối, nhìn bà không nói được một lời nào cả. Rồi tôi chợt nghĩ rằng cái ngày phải chịu đựng trận bạc đãi bạo ngược kia, bà vú nuôi tôi đã quá bốn mươi tuổi, thì làm sao kham! Tôi cố gắng hết sức làm ra vẻ trấn định, an ủi bà ta: “ Vú đừng đau xót nữa! Vú đã nuôi nấng tôi, ngày nay tôi đã thành lập , ân ấy đức ấy, làm sao tìm ra lời mà bày giãi. Ngày nay mặc dù tôi đã quy y cửa Phật, lòng tôi đã nguội lạnh với sự đời, nhưng may được gặp vú nuôi tại đây, vú hãy chậm rãi cho tôi biết tin tức mẫu thân. Nếu không ắt là đi khắp bích lạc hoàng tuyền cũng không mong được một ngày gặp gỡ. Gẫm ra trời xanh dường cũng linh thiêng lắm. Từ ngày còn nhỏ dại, tôi vẫn luôn luôn nghĩ rằng mẹ tôi còn sống. Nhưng suy gẫm trăm lần, vẫn không biết hiện giờ thân mẫu sống tại đâu, mà cũng chẳng biết tên họ của mẹ là gì! Bữa nay, nghe vú nuôi nói về “phu nhân”, thì đó có thật là bà mẹ đã sinh tôi ra đời hay không? Thì vì lẽ gì thân mẫu lại bỏ tôi bơ vơ khốn khổ, chẳng tìm kiếm hỏi han gì hết? Xin vú nuôi hãy đem thân thế tôi nói cho tôi rõ một lần.

Bà vú nuôi gạt lệ, nhìn tôi mà rằng:

-Tam Lang hãy yên dạ! Tôi đem mọi sự kể hết cho Tam Lang nghe. Tôi vốn ngày xưa là con gái người nông dân cư lưu tại vùng này, năm năm tháng tháng chỉ biết chăn nuôi súc vật. Sau khi lấy chồng, tôi theo chồng làm ăn, ban ngày ra làm ngoài đồng, tối đến thì về nhà nghỉ ngơi. Vợ chồng sống hạnh phúc hết sức. Tôi đâu biết rằng trong nhân gian có đủ thứ đen trắng thị phi, rủi may may rủi. Vợ chồng nông dân, sống hồn nhiên như nước chảy, năm qua. Tới lúc tôi ba mươi tuổi, chồng tôi chẳng may đoản mệnh chết mất. Chẳng để lại chút gia sản nào, ngoài đứa bé con là Triều Nhi. Từ đó về sau, càng ngày sinh hoạt càng quẫn bách. Những bạn bè thân thích xa gần coi mẹ con tôi như kẻ qua đường, không còn tình nghĩa gì hết. Lúc đó tôi mới bắt đầu hiểu nỗi đời éo le, trong lòng buồn rầu khôn tả. Nhìn bốn bề chẳng còn ai thân thích, tình cảnh khốn cùng chẳng biết nói với ai.

Một ngày kia, tôi mang giỏ đi mót những bông lúa rơi ngoài ruộng, bỗng thấy một phu nhân y phục theo lối cổ kính , thong dong bước tới bên tôi cất tiếng hỏi:

-Trông thím có vẻ ưu khổ lắm phải không?

Rồi bà ấy hỏi thăm cảnh huống tôi. Tôi đem hết gót đầu ra kể cho bà ấy nghe, thì phu nhân lân cảm tình cảnh tôi. Tôi đội ơn phu nhân. Phu nhân cho tôi về làm vú nuôi săn sóc Tam Lang đó. Phu nhân y phục cắt theo lối cổ đại Trung Hoa chúng ta. Những sự này, tôi được nghe ra là từ lúc về ở với phu nhân. “Tam Lang” tức là tên gọi cậu do phu nhân đặt cho đấy.

Được nghe phu nhân nói rằng lúc sinh cậu ra chưa được mấy tháng thì thân phụ cậu qua đời. Thân phụ cậu là Tông Lang, vốn thuộc danh tộc ở Giang Hộ. Bình sinh thân phụ cậu can đảm cương trực lắm, nên mọi người mến chuộng. Thân phụ cậu qua đời, mẹ cậu càng ngày càng nhận thấy phong hóa Nhật Bản suy đồi, dần dà phong tục càng trở nên kiêu ly bạc bẽo, trong lòng bà suy gẫm muốn đưa cậu về cội gốc thượng quốc Trung Hoa, bèn dắt cậu về quê nội, đem ủy thác cậu cho một người bạn thân thiết nhất của cha cậu. Người ấy nhận cậu làm nghĩa tử. Cậu thành con muôi của người ấy. Ý của phu nhân là làm sao cho cậu dứt tuyệt hết mọi liên hệ với căn tính cư dân hải đảo ( người Nhật) hy vọng rằng sự giáo hóa ở quê cha sẽ rèn luyện cậu mai sau trở thành một con rồng ở trong nhân gian.Phu nhân vốn biết rằng hành động đó là đắc tội với quốc luật Nhật Bản,quê cha đất tổ của bà, nhưng tình mẹ thương con, có sự gì mà chẳng dám làm được !

Phu nhân thân hành ẵm cậu đi, lén trốn sang Trung Hoa chúng ta, cư ngụ ba năm trời.Chợt một hôm phu nhân gọi tôi tới bên bà và bảo tôi như thế này:

-Ngày nay tôi sắp quay trỏ về Nhật Bản ! Thím ở lại mạnh giỏi nhé!

Rồi phu nhân đưa tay chỉ Tam Lang, nuốt lệ nghẹn ngào bảo tôi: “Đứa con tôi sinh ra đời không may mắn !Thím hãy chịu khó săn sóc nuôi dưỡng nó, tôi sẽ chẳng quên công lao khó nhọc của thím đâu !”.

Nói xong, phu nhân viết địa chỉ mình ra giấy giao cho tôi, căn dặn tôi đừng có để thất lạc.Tới ngày nay, tôi vẫn cẩn thận giữ gìn kỹ càng trong cái hộp tre kia.

Lúc bây giờ, tôi khóc tầm tã như mưa. Phu nhân giao cho tôi một trăm đồng vàng. Ngày nay số bạc ấy tuy nhiên không còn đồng vàng. Ngày nay số bạc ấy tuy nhiên không còn đồng nào, nhưng lòng tôi cảm kích phu nhân thật không hề giảm một chút. Nhất là tôi nhớ lại cái đêm trước ngày phu nhân ra đi. Phu nhân gài một tấm ảnh nho nhỏ của mình vào cái lon dẹp đặt vào trong cái rương áo quần của cậu, bà mong rằng ngày sau cậu lớn lên,cậu sẽ không quên được dung nghi từ mẫu. Dụng ý đó của phu nhân thật là cảm động. Đâu có ai ngờ rằng phu nhân ra đi chưa bao lâu, thì người trong gia đình đã tìm kiếm mọi vật đó và hủy khử đi mất hết.

Sau đó phu nhân từ bên Nhật Bản còn viết thư cho tôi ba lần, lần nào cũng gửi tiền bạc cho tôi, nhưng lần nào cũng bị con mẹ tàn nhẫn kia thu đoạt mất cả. Rồi nhân vì tôi hiểu rõ thân thế phu nhân, lại yêu quý Tam Lang, thì con mẹ kia càng căm hận tôi hơn nữa, vì mụ nghĩ rằng tôi cố ý làm ra vẻ như thế, tôi cố tỏ thái độ ra như thế là cốt để càng thể hiện rõ cái phẩm cách tàn ngược của mụ ta! Do đó, cái niềm oán độc của mụ ta càng sâu cay hơn nữa. Quả thật con người ta và con mãnh thú, chỉ cách nhau có một đường chỉ mỏng mà thôi!Lúc tôi đã bị đuổi đi rồi, thì con mẹ kia lại phao tin lên rằng phu nhân đã gặp bão tố ngoài khơi, đã chết trong bụng cá mậpcá voi rồi.Do đó, bà con thân thích láng giềng, ai ai cũng coi cậu như là một đứa con không mẹ, chẳng them ai để ý chi tới cậu nữa. Xét ra như thế, thì trong gan phổi con mẹ kia,mụ ta quả có ý muốn phòng ngừa ngày sau cậu lớn lên khỏi có ý nghĩ tìm về thăm viếng phu nhân!Hỡi ôi! Mụ ta là cái giống người gì như thế! Đã giữ lấy con của kẻ khác lại còn đối xử tàn bạo như vậy! Tôi suy gẫm hoài mà chẳng thể nào hiểu được mụ ta, chẳng rõ kiếp trước mụ ta là cái giống độc vật gì gì! Trời Phật ôi! Tôi há đâu chỉ vì oán độc kẻ khác mà thốt cái lời ra như thế. Bữa nay tôi nói ra như thế, chẳng qua là để cho cậu rõ cái người đàn bà kia ác nghiệt như thế nào đó thôi.

Nghĩa phụ của cậu vốn là người thành thực, thường vẫn thể niệm cái ân nghĩa của thân phụ cậu đối với ông ta, nên nghĩa phụ của cậu thuở sinh thời vốn đối xử với cậu như con ruột. Ai có ngờ đâu được rằng ông ta vừa qua đời thì con mẹ kia đã lập tức trở mặt đối với cậu như thế. Một đứa bé chưa ráo máu đầu, còn thuần nhiên thơ dại, đã chịu dày vò khắc nghiệt như vậy, quả thật không có gì so sánh được. Nhưng ngày nay cậu đã lớn ra như thế, phong tư độc lập như thế, cũng coi như là bấy nay không gặp rủi ro chi nhiều; tôi thì già nua rồi, đáng lẻ chẳng nên đem những chuyện oái ăm quá khứ ra làm phiền muộn cậu, chẳng nên thốt những lời cay đắng, mà nên giữ chút lòng trung hậu thì phải hơn. Tuy nhiên trong thời buổi đa đoan kỳ quặc này, dẫu tôi có nhất mực giữ lòng trung hậu của mình, mà người ta thì cứ nhất mực muốn hãm hại tôi.Theo cái lẽ bi đát như thế, thế tình thế thái đã ra như thế nghĩ thật cũng đáng ngậm ngùi.

Bà vú nói xong,thì cúi đầu thở dài.Một lát sau,bà định nói tiếp nữa.Lúc bấy giờ lòng tôi tràn đầy sầu khổ, lớp lớp liên miên ( như vân quỷ ba quyệt).Nhưng nhân vì tôi đã dò ra tin tức mẫu thân, chẳng còn mong muốn hỏi thêm chi nhiều nữa về những sự việc đã qua, và cũng chẳng còn thì giờ đâu để tự cảm thương thân thế, tôi bèn chậm rãi nói với bà vú nuôi:

-Đêm đã khuya rồi , vú hãy đi nghỉ ngơi. Tôi sẽ đơn thân ra đi tìm mẹ,, mong rằng vú đừng bi thương quá độ. Sự đời ai biết đâu mà liệu định, vú hãy thử nhìn tôi và Triều Nhi xem, chúng tôi biết đâu lại chẳng làm nên danh phận? Chẳng lẽ mòn đời mỏi kiếp vẫn chẳng ra cái dạng gì gì cả hay sao?

Bà vú bỗng ngẩng đầu lên, đưa tay vỗ vào vai tôi nói:

-Tội thay! Vú thật chẳng thể ngờ rằng Tam Lang lớn lên lại mảnh khảnh đến thế! Hãy gắng ngủ cho ngon giấc đêm nay, lưu trú tại đây mà liệu tính công việc đi sang Nhật Bản thăm viếng phu nhân. Tôi thường mộng thấy phu nhân vận y phục cổ kính ngày xưa đứng bàng hoàng trên bờ Đông Hải, đưa mắt mong ngóng Tam Lang về. Tam Lang ạ, cậu còn có một người chị và một người em gái nuôi ( nghĩa muội), hai chị em vẫn ở bên phu nhân săn sóc mẹ. Cậu rồi cũng sẽ được nghe âm thanh phu nhân gọi cậu. Còn tôi thân thể đã già nua, chỉ còn chờ ngày vào quan tài, chẳng còn mong chi tái hội phu nhân. Chỉ cầu nguyện trời xanh phù hộ cho phu nhân mà thôi!

Sáng hôm sau, ánh trời rực rỡ. Tôi nghĩ tới những sự việc đã qua, còn in rành rành trong tâm khảm. Độc giả thử nghĩ xem, làm sao tôi có thể ngủ được trong đêm vừa rồi? Lúc bấy giờ nỗi niềm bời bời cùng độ, tôi đứng dậy khoác áo vào mình, bước ra ngoài nhìn bốn phía. Dương liễu gầy khô, núi non tiêu điều.

Từ đó về sau, tôi lưu trú tại nhà vú nuôi, mỗi ngày cùng Triều Nhi chèo ghe hoặc thả cần câu cá tại một vùng khói mưa mờ tỏa bên sông tịch mịch hoang liêu. Cũng có lúc cưỡi trâu ra bên ngoài thôn ở. Những u hận vạn ngàn, chẳng rõ ra sao, đã dần dà tiêu tán giữa những trận gió mưa vi vu thổi vào chiều hôm.

CHƯƠNG BỐN

Một ngày kia, vào lúc hoàng hôn, giữa cảnh hoang liêu gió tuyết thổi lạnh thấu xương, tôi cùng Triều Nhi đang lẽo đẽo từ phía sau núi gang củi quay về nhà. Vừa bước vào cửa, nhìn thấy vú nuôi đang tựa lưng bên lò bếp, ngồi im lìm. Bà đang chăm chỉ khâu vá lại một chiếc áo cũ. Nghe tiếng chân tôi bước vào, bà ngẩng đầu nhìn tôi nói:

-Khổ nhọc cho cậu quá! Thấy cậu yên vui sống ở đây, lòng tôi cũng thư thái an ủi được nhiều. Cậu và Triều Nhi hãy ngồi nghỉ ngơi một chặp, để tôi thắp đèn và đem cơm cá ra dùng. Nhà chúng ta ở đây cách hồ nước không bao xa, cá tôm chẳng những tươi ngon lắm, mà giá mua cũng chẳng cao gì đó. Sống ở làng thôn, thật nhiều điều tiện lợi hơn thành thị.

Tôi và Triều Nhi liền cởi tơi nón ra, cùng vú nuôi ngồi vào dùng bữa tối. Thật là hoan lạc vô cùng. Dùng cơm xong, vú nuôi quay nhìn tôi bảo:

-Hôm nay nhìn Tam Lang gánh củi, lòng tôi thấy bất nhẫn quá. Thân thể cậu ốm yếu như thế! Bữa sau chớ nên gánh củi nữa. Công việc vất vả nặng nhọc kia, Triều Nhi đủ sức giúp được rồi. Bữa nay, tôi đã nghĩ ra một cách cho cậu. Cậu hãy nghe tôi khuyên bảo đây: Vườn hoa chúng ta, trong ba tháng xuân ấm áp, bao nhiêu hoa nở tươi tốt lắm.. Ngày nay chúng ta đang ở giữa mùa đông, chẳng còn bao ngày tháng nữa, thì năm mới về, cậu mang hoa ra chợ bán mỗi buổi sáng sớm. Ban ngày cậu cũng có thể coi sóc nhà cửa vườn tược cho tôi. Lợi lãi do hoa cỏ đem lại, tuy chẳng là bao, nhưng tôi vẫn gom góp dành dụm đủ tiền cho cậu. Sau hai năm hoặc ba năm, ắt là có đủ tiền lộ phí cho cậu đi qua Nhật Bản một chuyến thăm phu nhân. Ngoài cách ấy ra chẳng còn cách gì khác. Tam Lang, ý cậu nghĩ như thế nào?

Tôi đáp:

-Mọi sự xin y theo lời vú nuôi hết thảy.

Vú nuôi bảo:

-Tam Lang! Cha ông của Tam Lang tại Giang Hộ vốn xưa kia là những vị công tử ( con cái của những bậc công hầu). Ra ngoài thì ngựa béo hào hoa, áo khinh cầu phong nhã. Mà ngày nay cậu phải làm một kẻ bán hoa cỏ, thật là sự việc quái gở. Tuy nhiên, ngày sau cậu về Nhật Bản, cậu vẫn là một vị công tử ngàn vàng, thì ai còn dám kêu cậu là kẻ bán cỏ lá hoa?

Tôi chăm chỉ lắng nghe, đưa mắt nhìn vú nuôi. Thấy bà nói tới đó thì tươi cười ấm áp như xuân.

Ngày tháng thoi đưa. Bỗng chốc đã thấy xuân về . Từ đó tôi tuân theo lời vú nuôi, ngày ngày mỗi sáng sớm tôi vận y phục lai rai vào, nham nhở như đứa chăn bò, mang hoa đi bán. Mỗi buổi sáng, tôi dạo qua ba bốn hàng thôn, tay trái xách giỏ hoa, tay phải cầm cây gậy trúc, đầu đội nón chài cá- cốt để không ai nhận ra cái đầu trọc của tôi và biết tôi là một tỳ kheo vậy. Tôi lẽo đẽo bước đi, trong lòng lấy làm xấu hổ cho thân phận. Thấy phần đông những kẻ mua hoa là những thiếu nữ. Rồi đến những đàn bà trong làng xóm. Mỗi ngày tính ra tôi thâu được vài ba trăm xu. Suốt một tháng trời đều đặn như thế.

Một ngày kia, tôi đang một mình bước đi sang thôn làng nọ, thì trời bỗng nhiên u ám, mưa phùn lất phất rớt hột miên man, thấm ướt hết áo quần. Đó là ngày trước tiết thanh minh hai hôm, và nhà nào nhà nấy đang sửa soạn lễ Tảo mộ, nên đường đi vắng ngtắ chẳng thấy bóng người nào. Chỉ nghe liên miên âm thanh dằng dặc của mưa phùn rớt hột li ti tí tách sầu não sát nhân mà thôi. Tôi len lỏi lần mò bước đi trên con đường mòn mỏi, tới một góc nhà nọ, dừng chân tạm nghỉ ngơi giây lát dưới một cây liễu nhỏ.

Chợt thoáng thấy trên bờ tường trước mặt phía sau tấm màn lụa bích một song cửa sổ, có một nữ lang ăn vận mới mẻ đang đứng đăm chiêu nhìn ra đường. Thật là một nữ lang dung hoa tuyệt diễm.Nhưng mặt ngọc của giai nhân mang vẻ trang nghiêm biểu hiện một mối sầu khôn tả. Lúc tôi đưa mắt nhìn kỹ, thì bóng hồng chợt lẩn mất.

Cơn mưa chợt tạnh hẳn, trời bỗng sáng sủa xanh lơ. Màu cỏ cây biêng biếc trước nhãn quan. Tôi đang định cất bước, chợt thấy cánh cửa bên vách nhà kia bỗng mở ra. Lại thấy một cô gái vội vã bước ra ngoài, nghiêng thân chào tôi một cái.Thẹn thuồng mà rằng:

-Xin tha thứ tội thất lễ của nô tỳ! Dám xin hỏi công tử từ đâu tới đây?Con cái dòng dõi nào? Tuổi niên hoa như thế, vì lẽ chi phải chịu làm cái nghề hèn mọn đó?Công tử há chẳng biết rằng thiều quang trôi qua, hối hận không kịp nữa? Xin hãy đáp cặn kẽ cho nô tỳ rõ.

Nghe cô gái nói mấy lời kia, tôi biết rằng cô ấy thật là người thông minh rất mực, chẳng có chi giống người quê mùa cục mịch. Nhưng vì lẽ gì mà đường đột bàn vấn như thế, nghe ra y hệt như lời một tướng sĩ đoán vận mệnh nhà ma ! Cô chỉ có ý thăm dò hành vi của tôi, hay là còn có duyên do gì khác nữa? Tôi chỉ còn biết đứng lỳ ra đó, đăm đăm nhìn cô gái, lòng rất bối rối, chẳng rõ phải đối đáp thế nào ra câu.

Sau một lúc khá lâu, cô gái nói tiếp:

-Em sở dĩ đường đột hỏi như thế , ấy chẳng qua là tuân lệnh cô chủ ở trong nhà. Cô chủ bảo em ra hỏi công tử mấy lời đó. Cô chủ của em vốn bản chất tính tình u nhã tĩnh mịch vô cùng, chẳng hề có bao giờ mở miệng ăn nói gì với người ngoài. Nhưng hôm nay, lại sai em bàn vấn đề này, ấy bởi vì cô chủ em nghe thấy cái tiếng rao bán hoa cỏ của công tử chứa chất dư âm cay đắng xót xa thế nào đó. Hôm nay cô chủ em đứng ở phía sau màn the song cửa nhìn thấy công tử, thì suy ra thân thế công tử quyết nhiên chẳng phải là kẻ bán hàng rong tầm thường. Mong rằng công tử đừng lấy làm quái lạ về ngôn ngữ đường đột của em-công tử có phải thuộc dòng dõi “ Hà Hợp” và tên là “ Tam Lang” đó chăng?

Bất thình lình nghe cô gái nói câu đó, tôi kinh hoàng tưởng như muốn co giò chạy trốn. Nhưng chợt nghĩ rằng cô gái kia chẳng hề có ý làm tổn hại tổn thương tôi gì cả, tôi bèn chậm rãi bình tĩnh đáp rằng:

-Thật đúng là tên của tôi đó. Tôi cần kiếm tiền đi gấp sang Nhật Bản tìm thăm viếng mẹ, nên bất đắc dĩ phải làm bừa công việc này. Dám mong cô nương đừng tiết lộ sự đó với ai, thì tôi đội ơn cô không phải là ít!

Cô gái nghiêng thân xá tôi một cái, nói tiếp:

-Xin tuân lời dạy bảo!Công tử hãy trân trọng giữ mình! Và xin công tử sáng mai trở lại chỗ này. Bây giờ em xin quay vào báo với cô chủ của em.

Lúc quay về nhà, lòng tôi ngổn ngang trăm mối tâm sự , rầu rĩ cắm cúi bước đi.

CHƯƠNG NĂM

Ngày hôm sau, khi trời âm u nặng nề hơncả ngày trước. Lúc tôi trở giấc dậy, cảm thấy tâm hồn bàng hoàng khôn tả. Vì sắp tới lúc phải tới hội ước với cô gái kia.Người đọc sách tới đây, ắt nghĩ rằng tôi đang bị vướng thân vào trong tấm lưới tình bối rối, và như vậy là đang lâm vào hiểm họa trở ngại cuộc thanh tĩnh pháp lưu. Làm tỳ kheo mà vướng víu tâm hồn như thế thì ắt phải tiêu ma đạo hạnh thanh tu vậy. Kỳ thực, hằng ngày tôi vẫn tâm tư niệm tưởng: Mình là thuộc sa môn đạo pháp, thì sống vào cõi tục, dù sao cũng giữ gìn hạnh kiểm nết na, há đâu có hại gì mà lo sợ.Nào tôi đâu có ngờ tới những việc về sau!Tự thân tôi sẽ chịu những giày vò bứt rứt nào, tôi đâu ngờ ra được.Dần dà sẽ kể lại độc giả rõ đầu đuôi.

Tôi bước ra khỏi nhà, chính lúc đó, lòng tôi trào dậy muôn loại hoang mang sầu muộn hồi hộp phập phồng. Thôn làng ven sông đang tế lễ Hàn thực , mưa gió phiêu hốt chan hoà khắp mọi ngả. Tôi đưa mắt nhìn bốn bề, lòng tôi xao xuyến một trận dị thường .Thâm nghĩ rằng cảnh vật u buồn ra như thế, quả thật chẳng là điềm lành. Rồi suy gẫm rằng cô tiểu thư kia ước định tương phùng như thế, ắt là có duyên do xa vời nào. Nếu không gì hết cả, thì sao có tiều thư lại từng rõ biết tính danh tên tuổi của tôi.

Huống nữa là hôm qua chợt nhìn thấy mặt ngọc đầy vẻ đơn sơ thanh đạm trang nhã, phương dung tuyệt nhiên không có gì giống như những vẻ đẹp thông thường hấp dẫn! Há đâu có thể là một phường một loại với những dung hạ lưu nham nhở!

Tôi vừa bước đi vừa suy gẫm , chẳng bao lâu đã tới chỗ đầt đai hôm trước, ở bên dưới khung cửa sổ màn lụa xanh lơ. Tôi đứng bần thần khá lâu. Trước sau chẳng thấy động tĩnh gì hết.

Tôi còn đang trầm ngâm trong cuộc, tự nhủ “ chẳng lẽ nào cô gái nọ lại có ý giỡn cợt chế giễu ta chăng”.Rồi nghĩ lại những lời cô đã thốt, thì thấy mỗi lời mỗi tiếng đều là lời chí tình, sao còn có thể hồ nghi gì cho được?

Lúc mưa gió bắt đầu tạnh chút ít, cô gái hôm nọ chợt mở cửa ra, chẳng nói chẳng rằng, chẳng mỉm cười cười mỉm gì hết cả, lặng lẽ tới trước mặt tôi, và đưa hai tay ra với một phong thư nặng trĩu cả bàn tay. Tôi vừa định mở miệng hỏi, thì cô gái đã quay gót.Tôi vừa định mở miệng hỏi, thì cô gái đã quay gót. Tôi vội vã bóc phong thư ra xem, thì thấy bao đầy vàng bạc. Lòng tôi hoang mang nghi hoặc, dòm kỹ thấy còn một tờ thư viết cho tôi. Hỡi ôi! Xem thư xong, tâm hồn tôi dao động ao xuyến dị thường, cõi lòng như tan nát. Thư viết thế này:

“Thiếp là Tuyết Mai, đem nước mắt hòa mực mà viết lá thư này trân trọng gởi Tam Lang.

Trước đây, em nghe người ta nói anh Tam Lang đã cạo đầu tóc mà đi tu, làm một ông tỳ kheo trong cửa Phật .Em vốn nghĩ rằng tính tình anh vốn kiên trì với cái cõi cô đơn ( cô đơn là tính chất, chất hằng đơn cô) nên em tin ngay lời thiên hạ đồn đại.Em đau đớn mấy phen toan kết liễu tính mệnh mình. Đêm đêm tịch mịch nhớ anh, mà trong cơn mông tìm không ra lối về tương kiến. Sống đã ra như thế, còn nói chi được nữa cái kiếp sống thừa! Gần đây, suốt mấy buổi mai, chợt nghe ra trong giọng rao bán cỏ hoa một âm thanh kỳ lạ em kinh hoàng nhận rõ đó là âm thanh dội từ đáy lòng tâm sự của anh Tam Lang. Ngày xưa thuở em còn bé, đã từng được hai bên gia đình hứa gả con cho nhau, em đã gặp anh một lần, thì cảnh trạng cho tới ngày nay em vẫn còn chôn chặt trong tâm khảm. Cho tới buổi sáng vừa rồi, đứng sau song cửa nhìn thấy anh, em biết rõ đó chính là Tam Lang của em. Lúc bấy giờ, em cảm thấy hồn bay bổng mất đi đâu. Em không còn hiểu gì ra gì được nữa. Lòng rộn ràng xao xuyến quá, liên tồn bất khả tự trì.Em muốn chạy thẳng ra trước mặt anh mà trần tình tâm sự nhưng danh nghĩa không cho phép.Nên đã sai tỳ nữ mạo muội bước ra bước ra hỏi han, khiến cho anh hoang mag như thế, em xin anh tam Lang hãy thương em mà thứ lỗi cho .

Kể từ ngày mẹ em qua đời cho đến ngày nay, em sống linh đinh sầu khổ, chẳng thiết cho tới sinh thú ở đời. Người mẹ ghẻ chẳng chút ân đức nào cả, chỉ thấy lợi mà quên tình nghĩa , xúi giục người cha già nua của em hủy bỏ cuộc ước định đính hôn ngày trước đi, và hãy nghĩ tới chuyện đem gả em cho một kẻ khác. Hỡi ôi, Tam Lang ! Lòng em chung thủy thế nào, vẫn tồn liên không dời đổi một chút cỏn con nào cả. Nếu một ngày em bị cha mẹ áp bức phải lấy một kẻ nào không phải Tam Lang, thì em chỉ còn một bước đi đứng mà thôi. Ấy là vào cõi quyên sinh vậy. Thì em dẫu có thít nát xương mòn đến ngàn vạn kiếp, trái tim của em vẫn chỉ biết có anh Tam Lang của em mà thôi. Trời xanh ở trên cao kia có đoái tưởng mà che chở cho em chăng trong những ngày điêu đứng này em cũng chẳng cần chi biết tới nữa.

Dè đâu hôm nay ngẩu nhiên run rủi em thấy mặt anh trở lại, mới hay rằng Tam Lang của em chưa đến nỗi nào. Cảm thấy lòng trời bao dong, Thượng đế hiền từ rất mực, thì lòng em vui mừng biết lấy gì cân hoặc đo ra cho đầy đủ. Than ôi! Vũ trụ mang mang càn khôn rộng rãi, doanh hoàn thế giới bao la, khắp mười phương quốc độ, nếu em bỏ anh, thì em còn biết bám vào ai được nữa! Dẫn rằng biển cạn đá mòn.Dẫu rằng biển cạn đá mòn. Dẫu rằng sông dứt con đàng tới lui…Hình hài xương xẩu của em có thể chỉ như là một sợi tơ mỏng manh, nhưng tình yêu trong máu của em thì thật là liên tồn bát ngát. Nay em xin biếu anh trăm đồng vàng gọi là chút quà mọn phụng trình, mong manh sớm mua vé đáp tàu về Nhật Bản viếng phu nhân và bàn bạc với phu nhân vầ cuộc tình duyên của chúng ta. Em đã trăm phen ngàn bận suy nghĩ về việc này, chỉ xin anh rủ lòng thương liên tồn chiếu cố. Em đang ở trong cảnh cư tang phụ thân, không thể giãi bày tì mì, chỉ xin anh bảo trọng thân thể trên dặm đường dài”.

Nay kính thư

Tuyết Mai.

Té ra hỡi ôi! Tuyết Mai là vị hôn thê của tôi vậy. Nhiên như thế thì tôi há đâu có thể bỏ rụng rơi nường được.Mà bỏ rụng nường để ôm gói cô độc đi đâu ? Đi vào chùa mà bộc bạch với cửa “Không” về cái sự ngổ ngang của mình ra như thế!Như Lai ôi! Bồ Tát ôi! Con xin giũ áo tỳ kheo của con vậy. Như Lai Bồ Tát hãy thể niệm cái cõi lòng đó của con mà đừng có lối cuốn con vào trong cửa “ Không “ để hành hạ giày vò con suốt tam sinh làm chi như thế ra chăng nhẽ!!! Rừng Tía mà chi !! Tử Trúc Lâm mà chi! Ăn nhằm vào đâu mà chi cho đáng chứ! Cả rừng cả rú , cả sơn thụ cả lâm tuyền. Con xin trút giũ thảy thảy hết trở lại cho Như Lai, để suốt một bình sinh đi theo dấu chân liên tồn của Tuyết Mai tiên nữ. Nếu con không làm như thế, thì oan nghiệt ngập trời còn ai có thể đảm đương giúp được cho con đó chăng ru? Suốt mười phương quốc độ, còn đâu không đội tiếng than van của một kẻ đã làm đường còn liên tồn tiếp từng phen lạc lối? Độc giả ắt từng có phen nghĩ rằng tôi là đứa hồ đồ, mang áo cà sa vào mình giữa một bể hận mông mênh, trời tình bát ngát như thế thì đích thị tôi là đứa bất cận nhân tình nhân sự nhân vụ ở giữa cái khoảng nhân gian. Nhưng mà thật ra vốn từ xưa, tôi đã đành cạo trọc cái đầu khoác áp cà sa vào thân thể để đi tu, thì đó chẳng qua chỉ là một cái phương sách tình nghi đắc dĩ, miễn là khả dĩ bảo tồn được cho cái sinh mệnh Tuyết Mai đó mà thôi.

Vì nên thử nghĩ rằng Tuyết Mai vốn nòi kỳ nữ miêu cương, ôn tồn bát nhã “ cổ đức u quang, nghiêm dong cựu hạnh”. Tôi xin bây giờ nói cho độc giả rõ rằng là người cha Tuyết Mai vốn là bạn thân của nghĩa phụ tôi.Lúc nghĩa phụ tôi chưa lìa trần. Cha Tuyết Mai đã cùng nghĩa phụ tôi hứa gả Tuyết Mai chotôi, từ cái thuở nàng còn liên tồn bé bỏng ( sau này mới chậm rãi lớn rộng dần ra).

Nhưng rồi về sau cha của nàng nhận thấy rằng gia đình nghĩa phụ tôi vận mệnh càng ngày sa sút, còn người mẹ tôi thị bặt vô âm tín; ông ấy mới nảy sanh ra niềm hối hận ăn năn, muốn hủy bỏ lời hứa hôn ngày trước. Nhưng nàng Tuyết Mai cao nhã huy hoàng ra như thế, há nhiên đâu có thể can tâm điềm nhiên phụ ước. Thế rồi cho nàng và mẹ ghẻ của nàng đều chẳng đoái hoài lân mẫn chi tới đứa con gái, cứ bừa bãi coi con gái chỉ như nhiên là một cái món đồ hàng hóa trao đổi bán buôn mà thôi. Liên tồn tình yêu? Cái đó đâu có nghĩa lý tí ti nào đối với những bậc phụ mẫu mẹ cha của con cái? Chỉ cần là làm sao bán món hàng cho được cao cái giá mà thôi. Trước cái sự thể nó ra như thế về cái uy quyền hà khắc kia của phụ mẫu, thì một cô con gái yếu đuối còn đâu chốn đâu nơi, đâu chỗ, mà đặt cái miệng vào thốt cái lời cho ra cái tiếng? Dẫu rằng một tiếng thỏ thẻ nho nhỏ hoặc cỏn con mà thôi?

Từ đó Tuyết Mai chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay ( và tiêu hóa giấm ớt) trong bụng dạ nàng mà thôi .Không thể bày tò được nỗi lòng với ai cả. Đó quả thật là điều người ta vốn bảo rằng: nỗi ai oán của những đứa con gái mồ côi kia, xét ra chỉ còn một cách là mang chở cái khối nặng xuống địa phủ để trình bày với phụ mẫu và Diêm Vương. Thì như thế còn yên vui sung sướng hơn là sống vật vơ ở dương gian kéo dây dưa cái cuộc đời nham nhở vậy. Điều đó, nếu không tự thân mình mẩy hình hài thể nghiệm , thì ắt chẳng thể nào hiểu được.

Trong lúc đó, tôi lớn lên dần dần. Lâu nhày chẳng đặng cùng Tuyết Mai tương kiến. Chẳng có duyên cơ nào hội nào để chứng minh tình yêu trong linh hồn của nhau một phen nào cả. Nhiên như thế, một lần nhìn ra cái tình huống kia, thì lòng tôi phiền muộn không thể nguôi được. Âm thầm suy gẫm, xét ra chỉ còn có một lối xuất gia quy y cửa Phật là khả dĩ dập tắt ngọn lửa thiêng liêng trong máu me yêu đương của trái tim và hai lá phổi của hồng nhan mỹ lệ kêu gào. Và khiến cho giai nhân từ đó có thể yên tâm mà tìm ra hạnh phúc gia đình chắp nối với kẻ khác cái dây dưa dằng dặc. Nếu không làm thế, ắt cô gái tuyệt diễm danh muội kia phải ôm cái mối buồn bã rủ rượi chầy chầy mà khô héo mất cái tấm thân ngà ngọc chết đi, há có thể nào như thế được? Há chẳng nhận thấy sờ sờ rằng phụ mẫu của nàng tham lợi mà đâm ra ám trí óc, cam chịu để cho cốt nhục máu mủ mình tan rã theo bụi cỏ lá cây, hơn là đem mà gả cho một thằng người ngợm đói rét đười ươi là cái đứa tôi đây?

Lúc bấy giờ tôi còn là đứa nhỏ tuổi khí thịnh máu hăng, xương xẩu dữ tợn, tôi đã quay đầu ngoảnh mặt mà đi, phiêu nhiên mà bước, tìm tới gõ cửa chùa Thường Tú tại Quang Châu, khẩn cầu Tán Sơ trưởng lão cho phép tôi nhập môn, và trưởng lão đã chấp thuận cho tôi vào làm “ Biển Ô Sa Di”. Còn cô Tuyết Mai, thì tôi đã âm thầm phó thân phận bạc mệnh của nàng cho hồng ân. Như Lai Phạm Thiên Đế Thích, tha hồ Thích Ca xử trí nào ra sao thì mặc Thích ca ra nấy ( ra thế).

Những chương sách trên đây thuật lại nỗi niềm tưởng niệm thân mẫu lúc tôi ở tại chùa tức là sự tình nông nổi mấy tháng sau ngày tôi vào chùa vậy.

CHƯƠNG SÁU

Từ ngày nhận được lá thư của Tuyết Mai, tôi mới rõ lẽ rằng nường ấy đã tin yêu tôi một cách khôn hàn gay cấn thâm hậu vô song.Lúc bấy giờ linh hồn thể phách tâm đầu tôi dào dạt bừng sôi sục sục, tôi chẳng còn có thể định đoạt đường đi lối bước ra cái gì gì cả.Cũng chẳng nhận định ra đâu là vòi või bích lạc, đâu là âm y đen đủi hoàng tuyền. Trừ em Tuyết Mai ra, thì còn cái chi chi đáng kể nữa đối với tôi? Còn vật đồ gì là tại lập lưu tồn thị hiện hữu nữa đối với tôi? Bà vú nuôi tôi, tuổi tác đã ngoại năm mươi rồi, bà già nua như thế, nhưng vừa một phen nhìn thấy là thu Tuyết Mai, đã cảm động như chính bà tự thân cảm thụ đoạn trường, nước mắt bà tuôn ra như mưa. Trong cảnh huống đó,tình trạng thần kinh tôi như thế nào độc giả có thể đoán ra được rồi vậy. Hẳn rằng mọi sự thế gian thiên hạ, do tình ái mà nảy sinh ra thì không sự nào mà chẳng éo le gây cấn. Vô luận sinh từ thấp ,hóa, noãn, thai, bốn mặt. Nếu đã vì duyên do kia mà nhập vào cõi nhà ma sinh sinh diệt diệt, thật đó là một trạng huống bi thương.

Bốn ngày sau lễ Thanh minh.Lúc tinh sương , ánh rạng đông chiếu vào cây cối ,mùi hương hoa lá bốc lan tràn. Tôi từ biệt Triều Nhi và bà vú nuôi, bà vú vốn hối thúc tôi gấp gáp lên đường. Còn về phía Tuyết mai, bà hứa sẽ dốc hết tâm lực mà phò trợ cô nàng. Tôi không biết nói lời chi để báo đền ân đức vú nuôi. Tôi chỉ giàn dụa nhìn bà. Rồi trích ra hai chục đồng vàng trong số bạc Tuyết Mai tặng tôi trao cho Triều Nhi để nó mua áo lông cừu cho mẹ. Cảm tình tôi đối với Triều Nhi thật sâu xa quá, đứa bé ấy tuy còn nhỏ tuổi, mà lòng hiếu thảo thật phi phàm. Đừng nhìn nhau thật lâu, lòng tôi chẳng nỡ chia tay cùng. Chợt quay đầu nhìn hoa cỏ trong vườn vạn vật cũng như mang đầy màu thương cảm…Bà vú nuôi chợt tới bên tôi nói:

-Tam Lang, phải lo liệu lên đường! Kẻo trễ chiếc tàu thì khổ.

Tôi ngậm ngùi từ biệt vú nuôi và Triều Nhi.

Hai ngày sau tới Quảng Châu. Tôi bước lên bờ, thong dong cửa bộ. Tôi có ý định tìm thăm ông thầy cũ và tử biệt ông. Tôi nghĩ rằng chùa Thường Tú đã bị lớp người tân học bạo đồ đạo bỏ và lập đường xá phố thị.

Chẳng còn chút gì lưu lại nữa. Pháp khí pháp cụ, thảy thảy tiêu ma hết cả rồi. Tôi nghĩ rằng thầy tôi lúc bấy giờ đã quay về tĩnh thất, tôi bèn đáp tàu đi Hương Giang ngay buổi xế nọ.

Sáng hôm sau, tôi mặc y phục chỉnh tề, bước lên bờ liền hướng chân về phía nhà mục sư Robert. Vì mục sư ấy vốn người Tây Ban Nha. Mấy năm trước đã Đưa vợ và cô con gái tới lưu trú tại Hương Giang. Ông vốn ít ra ngoài giao thiệp.Chỉ thích sưu tầm những đồ vật cổ kích và những kỳ hoa dị thảo mà thôi. Tôi vốn đặc biệt hâm mộ vị mục sư ấy: Thanh u tuyệt dục, ông ấy quả thật là một giáo sĩ cao đạo, lòng ông chẳng hề nuôi cái ý gì tai hại, ông không hề nghĩ tới việc chinh phục đất đai xứ sở của người ta.

Do đó, tôi từng đã hân hoan theo ông về nhà học tập Âu văn trong hai năm trời, và vị mục sư đối với tôi thật là nhiều tình nghĩa.

Đến nhà mục sư, cô gái ông Robert niềm nở tươi cười bắt tay tôi, kéo tôi vào phòng văn hỏi chuyện…Phòng văn hơi giá như đồng…Trúc se ngọn thỏ ,tơ chùng phím loan. Cô tiểu thư dạo nhạc Tây phương cho tôi nghe. Ngày nay tôi còn ghi tạc kỷ niệm lưa thưa cái mùi hương dị dị ấy. Tiểu thư ngồi bên dương cầm, hai bàn tay búp măng thoăn thoắt, đầu tóc hồng vàng tụ, nghiêng nghiêng ngả ngả. Oi ! Tôi bỗng biến làm thi nhân mà nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình: “ Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy? Nước xuôi dòng là cổ độ đăm đăm. Tuổi mười tám bây giờ lên gấy gảy. Mộng miên man vân mấn phủ dương cầm …”

Vợ chồng ông mục sư mừng rỡ bước vào giữa lúc tôi miên man ra như thế. Ông bà cao hứng quá, chạy lại nắm tay tôi.Ông nắm hai tay. Bà đưa ngón búp măng xoa mãi cái đầu thầy tu cạo trọc của tôi. Bà mừng rỡ như cầm một viên ngọc kim cương ở trong mấy ngón tay bà vậy.

Bà tưng bừng hàn huyên không ngớt! Tôi đi đâu? Mà mất dạng bao nhiêu ngày? Tôi gặp những ai ai trên bước đường xuôi ngược? Tại sao trông tôi bần thần ra như thế? Tại sao càng ngày trông tôi càng gầy ốm? Vì lẽ chi? Nhà sư nhỏ tuổi ôi! Nhà Sư nhỏ ôi! Nhà sư có thầm yêu trộm dấu một cô sơn nữ ở sườn non nào chăng? Cô sơn nữ ấy tên gì? Tên tuổi của nàng có hằng ngày rập rình về “tập kích” (!) thầy ở ngay giữa hào lũy trong cõi thanh tu? Thầy đọc kinh ngâm kệ, hay là Thầy lẩm nhẩm tên tuổi của ai? Nếu sơn nữ không kết duyên với thầy, thì thầy tính sao? Thầy tính sao? Co thể nào tìm kiếm một giai nhân thôn nữ ở thôn làng ra thay thế cho thầy được chăng?

Hỡi ôi! Màu lan nam diện! Hỡi ôi! Tuyết Mai! Bà mục sư đâu có rõ ngọn ngành? Bà cao hứng quá hỏi dồn dập âm thanh liên miên trào ra không ngớt. Đang giữa cơn bần thần cảm động, nghe bà trút một trận ngôn ngữ Âu châu tràn lan ra như thế, tôi bỗng buột miệng bật cười ra một tiếng. Bà hỏi:

-Thầy cười sự chi? Thầy cười sự chi?

Tôi đáp:

_Tiểu sinh cười, vì thấy phu nhân vui vẻ quá.

Mặc dầu…

Bà hỏi dồn:

-Mặc dầu làm sao ? Mặc dầu làm sao?

Tôi đáp:

-Mặc dầu quả thật hiện giờ lòng tiểu sinh tan nát.

Bà hỏi dồn dập:

-Tại sao tan nát? Ai làm cho tan nát?

Tôi đáp:

-Nhưng không hề gì! Bây giờ sắp chấm dứt cơn tan nát rồi.

Bà hỏi:

-Tại sao sắp chấm dứt?

Tôi đáp:

-Cũng có thể là ra như thế?

Cô hỏi:

-Thế thì tại sao mối sầu làm cho lòng anh tan nát, nó không chịu lành hẳn, mà chỉ “ chậm rãi tiêu tán từ từ”-theo lời anh nói?

Tôi đáp:

-Chuyện gì trong nhân gian đều phải chậm rãi ttừ từ mới được. Mê gái cũng từ từ. Tụng kinh cũng phải từ từ. Mò cua bắt ốc cũng phải từ từ. Tiếc thương cũng phải từ từ.Lành vết thương cũng phải từ từ.

Tôi nói tới đó, cả ba người cùng cười ầm lên một trận. Bà mục sư vội bảo cô gái đem bánh và trà ra cho tôi dùng tạm. Trong lúc nhấm trà, tôi đem sự tình ra kể hết ngành ngọn: chuyện thân mẫu, chuyện Tuyết Mai, chuyện Triều Nhi và bà vú nuôi. Chuyện lên đường bây giờ sang Nhật Bản…

Ba người ngồi âm thầm nghe tôi thuật, lặng lẽ ràn rụa nước mắt.Những người tha hương khách địa ấy cũng bâng khuâng vạn cảm trong lòng. Tôi ngậm ngùi tin yêu bày tỏ hết nỗi niềm với người tuy không họ hàng thân thích đồng quận, đồng hương nhưng họ có tâm hồn cảm thông rất mực.

CHƯƠNG BẢY

Bốn ngày sau, vợ chồng ông mục sư, sắm sửa cho tôi bốn bộ âu phục và lo liệu mọi sự thuận lợi cho cuộc đáp tàu xong, bắt tay tôi, bảo:

-Tàu nhổ neo vào giữa lúc ngọ, cậu hãy lên đường xuôi buồm theo gió. Thượng đế chúng tôi sẽ phò trì cho cậu phúc tuệ đủ đầy. Cậu đi chuyến này, nhớ thỉnh thoảng viết thư nhắn tin về cho chúng tôi biết.

Ông bà mục sư nói xong thì cô gái tóc nâu lòa xòa xiêm áo xanh lam, cũng đề huề bước tới. Trông nường có vẻ ưu sầu. Tới bên tối nường đưa tay ra bắt tay tôi một cách thân thiết vô cùng. Mấy ngón tay của nường thật là mịn màng ấm áp. Nường cầm một bó tỷ la lan hoa và hàm tu thảo. Hỡi ôi hoa thảo gì như thế! Thêm một bộ sách Anh văn thân tặng. Tôi cảm tạ đón nhận tặng vật của nường. Như đón nhận một kho tàng man mác của thiên tiên thơ ngây xuống trần gian thăm viếng giấc chiêm bao thi sĩ. Nường đìu hiu không nói lời nào cả, nhưng chẳng hiểu vì sao tôi nghe rõ ràng âm thanh nường văng vẳng trong không gian. Suốt cuộc hành trình, tôi nghe âm thanh ấy vọng theo tôi mãi mãi như từ một cõi sương tuyết vô hạn nào Tây phương khôn hàn tịch mịch…-“ Người một thuở, mà chàng sầu vạn kỷ. Suốt một đời chàng sẽ đứng riêng tây…” Trời vẫn xanh, sóng biếc giỡn triều ngày…Tiền trình vạn lý nghiêng mày tạ nhau- (“Dư bái tạ thụ chi. Nga nhi, hải thiên tại nhãn, dư Đông hành hỹ…)

Tôi lên tàu ngồi nhìn chân trời mây sóng trùng trùng điệp điệp.Phía trước,một hình bóng…mơ hồ…Phía sau, một hình ảnh đìu hiu nụ cười chất chứa u sầu. Tôi không biết. Tôi không biết gì nữa cả.

Thuyền rẽ sóng, năm ngày năm đêm như một cơn mơ dàn rộng. Em về? Bủa rộng chiêm bao.Buồn sông sóng biển chìm sâu bên dòng…

Thuyền đã lênh đênh buồm gió vượt Thái Bình Dương. Trời xanh ngắt. Sóng ngun ngút rì rào. Mặt trời hào quang chiếu diệu. Tôi bồi hồi luẩn quẩn trên boong tàu, quẩn quanh lui tới phòng thủy thủ. Mang mang thiên hải…Diêu diêu dư hoài…Cầm mấy cuốn sách của tiểu thư đưa tặng , mở ra. Trong đầy đủ toàn tập thi phẩm Shakerpeare, Bryron và Surrey.Tôi nhận thấy Byron không khác gì Lý Bạch Trung thổ chúng tôi. Shakespeare là một nòi với Đỗ Phủ. Surrey thì cũng như Lý Hạ. Byron là thiên tài, Shakespeare là thiên tài, thánh thần tài. Surrey là quỷ vương ma chùa tài.

Tôi khởi sự đọc thơ Byron.Ngâm những vần du hành của Childe Harold. Tới đoạn cuối, có sáu chương vịnh trùng khơi đại hải.

Tôi than dài một tiếng:

-Hùng hồn kỳ vĩ, kim cổ thi nhân, vô ký thất hĩ! ( Hùng hồng hoằng đại, thi nhân xưa nay, thật không ai sánh kịp vậy !)

Tôi thấm bút mực tạm phỏng dịch bài thơ ra Hoa ngữ như sau:

Hoàng đào lan hãn

Linh hải ửu minh

Vạn sưu cổ tập

Phiếm nhược khinh bình

Mang mang cửu vi,

Mỗi hữu di hư

Khoáng tai thiên chiểu

Phỉ nhân du cư…

(Mạn Thù đại sư dịch theo ý thơ,hồn thơ Byron, chứ không dịch sát lời bài thơ nọ:

“There is a pleasure in the pathless woods,

There is a rapture pn the lonely shore;

There is a society where none intrudes,

By the deep sea, and music in its roar.

I love not man the less, but Nature more…”

Đại khái ta có thể lược dịch tổng hợp ra thơ Việt như sau:

Ba đào bành bái tuôn sôi

Thẫm đen linh hảichèo bơi vạn thuyện

Thuyền con, chiếc lá giữa miền

Dấu bèo phiêu dạt diện tiền lưu ly

Mang mang thiên địa cửu vy

Ngàn tầm hải vực vô kỳ thái hư

Mênh mông âm điều gầm gừ

Hồn thiêng đại khí ngôn từ lãng ba

Thiên thu chấn đãng chan hòa

Ngọn triều non bạc như hà thế nhân

Thần công uy vũ vạn phần

Bão dông nguyên thủy phân trần càn khôn

Doanh hoàn vũ trụ trao hôn

Hai vành tịch nạp liên tồn lưỡng nghi

Như nhiên chân khí lầm lỳ

Hỡi ôi đại hải ù lỳ cứ tuôn

Vạn ngàn hải lý uông uông

Vào trong bất tuyệt bắt buông ra ngoài

Con người khổ lụy trần ai

Rụng rơi vết tích phôi phai điêu tàn

Con người bài bố đa đoan

Đành xin thúc thủ trước ngàn khơi vâng

Thiên thu bão tố luống từng

Đã chơi trận trận kiêu hùng là bao?

Con người ta ? Giọt mưa rào

Vất vơ vùi lấp chôn vào đáy sâu

Ty hào còn lại chi đâu

Chỉ duy đại hải nguyên màu còn ngân

Thành trì hào lũy binh đoàn

Un ùn sấm sét tan hoang cung thành

Ngất trời dao động tam bành

Té ra rốt cuộc phù danh thôi mà

Hùng quang hải thượng âm ba

Còn dư cung bậc chan hòa liên thiên

Một đời tử diệt cuồng điên

Tuyết băng bèo bọt bốn miền nhà ma

Hùng tâm từ Armada

Tới bờ tráng khí Trafalga nào

Chỉ duy biền biệt ty hào

Còn chăng riêng chỉ ba đào lãng tinh

Carthge? La Mã biên đình

Assyria Greece còn tình tự chi?

Nước đại hải? Sóng biên thùy

Đã trào xuôi ngược vô kỳ thủy chung

Hỡi ôi vương chúa kiêu hùng

Hỡi ôi nô lệ cơn vùng dậy cơn

Hỡi ôi khổ lụy vong hồn

Thanh tân man dại lá cồn rụng hoa

Hồn sa mạc thạch lựu là

Cái chi như thế cái là cái chi?

Chỉ riêng ba lãng nguyên kỳ

Thiên thu bất diệt diên trì cuộc chơi

Từ sơ thủy lóng lánh ngời

Tới bây giờ vẫn rạng ngời long lanh

Xô ùa lớp lớp vòng quanh

Trùng khơi lộn ngược tiếp nhanh điệp trùng

Gương kim cổ? một lá bùa?

Huy hoàng thể thái? Bốn mùa bão giông?

Vạn năng bao quát xuân hồng

Thu xanh đông biếc phiêu bồng hạ dương

Thời gian vĩnh thể miên trường

Gào kêu?hiu hắt?hay mường tượng ngân

Thao thao bất xá xa gần

Hách nhiên thần quỷ hay thần thánh ma

Từ bắc cực tới hoàng sa

Từ nam cực tới vùng sa mạc nào

Từ băng giá giữa chiêm bao

Tới vùng nhiệt đới anh hào trường miên

Thần linh thị giám diện tiền

Hay là duệ hậu hách nhiên như là

Phò dao dương giác hải hà

Ngưng băng dâm lệ dê hòa hài hươu

Kể chi mang diễu bài trừu

Kể chi thùy mỵ ty hào tồn liên

Chỉ duy còn mãi là riêng

Mộng hồn đại hải là viên dung hình

Hình khiếm diện? Vẫn là hình

Từ trong cô thể mà hình tượng ra

Kình ngư vạn lý hay là

Thâm sâu vô để hồn ma quái nào

Từng khu vực mỗi âm hao

Lừng vang há giống hoàng mao thi thành

Ta yêu bao xiết tam bành

Hỡi ôi đại hải bao ngành nhớ nhung

Tang thương từ kể một vùng

Tằng kinh thương hải điệp trùng mà ra

Ân tình bao xiết nhà ma

Trút về cửa quỷ chan hòa đại dương

Lãng hoa phách ngạn khôn lường

Khương an khương thịnh

Mù sương khuynh thành

Vong hồn nam diện một cành

Còn lưa hơi thở cho mình yêu nhau

Chuyện ngày trước chuyện ngày sau

Gần xa bành gái một màu sơ nguyên

Bàn tay khép mở dịu hiền

Hỡi ôi thương hải diện tiền đón ta

Dịch xong bài thơ Byron, tôi ngâm vang lên một trận. Lúc bấy giờ màu trắng mới ở trên trời hắt hiu rỡn rỡn. Đúng như là màu xanh trăng mới im ngầm. Phấn thừa hương cũ bội phần chia xa. Gió dàn nhị nguyệt nhà ma. Giữa hoang vu biền lập lòa bốc tia. Ngọn đèn ngư phủ xa kia. Có nghe thơ vọng tới chia niềm gì.

Sáng hôm sau, con tàu cập bến Yokohama. Tôi lên bờ tìm một khách sạn. Hành lý lẽo đẽo mang đi. Sau đây, xin thuật lại những việc xãy ra trên đất nước Nhật Bản quê mẹ.

CHƯƠNG TÁM

Vừa trút hành trang xuống, tôi rút tờ ghi địa chỉ mẹ tôi do vú nuôi trao . Hỏi chủ nhân khách sạn chỉ dẫn giúp. Chủ nhân bảo:

-Địa chỉ này rất gần đây. Vùng đó thật là yên tĩnh. Đi tàu hỏa chỉ cách năm trạm nghỉ thôi. Công tử hãy thư thả ngồi dùng trà một lát, tôi lo liệu mua giúp vé tàu cho. Tôi vốn quen người biết mặt rất nhiều, ít thấy ai siêu dật như công tử. Công tử viếng chốn ấy là phải. Dường như công tử nóng lòng đi ngay? Có công việc cần kíp hay sao?

Tơi đáp:

-Thăm viếng mẫu thân tôi.

Ăn trưa xong, chủ nhân khách sạn tiễn chân tôi tới nhà ga. Tôi cảm kích lòng niềm nở ấy vô cùng. Tàu khởi hành. Qua hai trạm tới một nhà ga, danh là : “Đại thuyền”. Người xếp trên tàu bảo tôi:

-Cậu xuống đây, sang tàu. Đi một trạm nữa, đến trạm thứ nhì là tới chốn vậy.Tôi đổi tàu, vào va gông ngồi xao xuyến ù lỳ. Lòng tôi lúc bấy giờ thật là khó tả. Tôi tự nhủ:

“Chỉ một lát nữa thôi, thì cùng mẹ trùng phùng . Thật là…Thật là gây cấn. Đây có phải là niềm vui lớn nhất trong bình sinh của ta chăng?”.

Chợt lại chuyển niệm: “ Từ nhỏ ta chẳng hay tin gì cả. Mà thế sự biến đổi liên miên, biết đâu thân mẫu chẳng dời nhà nơi chốn khác? Nếu hôm nay không gặp được mẹ, thì chịu đựng sao cảnh lạc loài?”.

Tim tôi bồi hồi lo âu dữ quá. Con tàu chợt dừng bánh. Tôi đưa mắt dòm ra khuôn cửa, thấy bảng đề ba chữ: “ Đậu Tử Trạm”. Tôi xuống tàu, ra khỏi sân ga, nhìn bốn bể chẳng thấy người đi đường. Vùng này quả thật là vắng vẻ.

Tôi mướn một chiếc xe tay ( gần giống như xích lô đạp). Người kéo xe bôn bôn ba ba nhắm hướng đồng ruộng chạy nhanh.Lúc bấy giờ thời tiết thật lạnh lẽo. Nhìn ra xa chỉ thấy lớp lớp băng giá tích tụ hoang liêu mấy dặm dài. Tới chân một ngọn núi , xe rẽ về phía tả, rồi lăn dọc theo bờ biển. Chỉ thấy mấy khóm nhà chài.. Một lũ bé con đi đi lại lại tìm chỗ thả cần câu. Cảnh vật thật là u liêu hết sức.

Người kéo xe chợt dừng chân bảo:

-Đây chính là vùng Anh Sơn. Công tử muốn đi về phía nào?

Tôi đáp:

-Anh Sơn chính là vùng này ư?

Bèn xuống xe, mang va ly hành trang bước bộ.

Đi khá lâu, tới một chốn nọ, tùng xanh, cát trắng. Mới dừng chân ngóng vọng một lúc, chợt thấy ở xa xa, giữa khoảng tùng bách xanh um, có một con đường, một nhịp cầu nho nhỏ dẫn tới một ngôi nhà gỗ. Ngôi nhà ẩn ẩn tựa lưng vào sườn núi hậu diện, mở ra phía biển ở tiền diện. Phía bên dưới nhịp cầu nho nhỏ kia, có một dòng tiểu khê nao nao chảy róc rách chạm vào đá vang lên một âm thanh vui vui rầu rầu rĩ rĩ. Tôi vội vả tiến về phía đó. Ngẩng đầu nhìn lên thấy bên tấm cửa có tấm bảng đề:

“Tương Châu Đậu Tử

Anh Sơn thôn- số 8”

Tôi mừng rỡ quá. Chính chữ đó, chính là địa chỉ mẹ tôi.

Bèn đưa tay gõ cửa nhẹ nhẹ. Một lúc lâu, vẫn chẳng nghe động tĩnh gì hết, dường như nhà vắng không người.

Tôi bèn gõ cửa lần nữa.

Một người đàn bà mở cửa bước ra.

Nhìn người ấy, với tấm vải trắng buộc ở phía trước hình hài, thì tôi đoán ra đó là chị bếp.

Tôi liền hỏi:

-Xin thứ lỗi đường đột! Đây có phải là nhà của Hà Hợp phu nhân chăng?

Người đàn bà đáp:

-Phải.

-Tôi hỏi.

-Tôi muốn gặp phu nhân. Phiền thím thông báo giùm cho.

Người đàn bà tỏ vẻ trù trừ mà rằng:

-Chủ nhân tôi bệnh nặng vừa mới khỏi. Thầy thuốc dặn rằng bà không nên tiếp khách. Khách đến đây có việc gì, xin cho biết để tôi thay mặt báo cho bà chủ rõ cũng được.

Tôi nói:

-Chủ nhân đây là mẹ của tôi. Tôi tên là tam lang. Tôi từ bên Trung Hoa sang đây hôm nay mới tới Yokohama lần đầu. Nhờ thím thông báo gấp cho.

Người đàn bà nghe tôi nói như thế thì giương đôi mắt nhìn tôi đăm đăm từ đầu tới chân. Suy gẫm âm thầm một chặp bàng hoàng hãi nhiên mà rằng:

-Ồ !Công tử là Tam Lang thật sao? Tôi thường nghe chủ tôi nhắc tên thiếu chủ hằng ngày, và lo âu mãi chẳng biết thiếu chủ còn sống hay đã mất rồi.

Nói xong, liền quay vào trong nhà. Một chặp sau trở ra, trang trọng mời tôi vào. Dẫn tôi đến hành lang. Một cô bé tóc xõa xá một lễ chào tôi bảo rằng:

-Anh hai về may mắn quá chừng! Mẹ bệnh đã một tháng nay. Sáng nay mẹ mới thấy có khỏe ra chút ít. Bây giờ mẹ vừa thức giấc. Mời anh hai vào gập mặt mẹ.

Cô bé nói xong thì dắt tôi lên cầu thang. Tấm bình phong vừa xô qua một phía, thì thấy mẹ tôi đang ngồi trên giường, tựa vai vào bệ cửa sổ. Tóc buông lòa xòa bối rối. Bà nhìn tôi mỉm cười nhè nhẹ. Tôi trong lòng biết rằng nụ cười của từ mẫu như thế, thật còn xót xa gấp mấy lần gào khóc. Tôi chạy tới quỳ xuống bên chân mẹ, miệng không thốt ra được lời nào cả. Nước mắt thì trào ra như suối chảy. Lúc bấy giờ, chợt nghe từ mẫu ngậm ngùi nói:

-Con tôi còn sống bình an. Đa tạ Trời Phật phù hộ. Tam Lang! Con hãy lau nước mắt nhìn mẹ đây. Mẹ đau lần này suýt lìa trần mấy phen. Tuổi già, sinh mệnh như ngọn đèn trước gió. Nay mẹ nhìn thấy con. Thì bệnh mẹ như dường không cánh mà bay, thân thể nghe khỏe khoắn rồi. Con đừng đau đớn nữa.

Mẹ tôi cầm nước mắt lại. Đưa tay nâng tôi dậy. Từ từ bà quay nhìn cô bé, bảo rằng:

-Đây là anh hai của con. Từ nhỏ anh sống xứ người, nên con chưa gặp mặt lần nào.

Quay mặt lại nhìn tôi, mẹ nói tiếp:

-Đó là đứa con gái nuôi của mẹ (dưỡng nữ).Năm nay nó mười một tuổi. Nhỏ hơn con năm tuổi. Nó là em của con vậy, nó săn sóc mẹ rất chu đáo, mẹ thương nó hết sức. Còn con chị của con ngày mai hay tin con đã về, thì nó sẽ tới gặp mặt. Chị của con đã lấy chồng hai nă nay. Việc nhà chồng bề bộn lắm, nân nó ít khi về nhà. Từ nay mẹ có được hai anh em con đây ở bên,thì thật là điều an ủi. Mẹ tạ ơn Trời Phật đã rủ lòng che chở không để cho con của mẹ tan nát thịt xương ở xứ người.

Mẹ tôi nói xong, tôi nhìn cô em bé đang nép thân bên mẹ, hai mắt rướm lệ. Lúc bấy giờ, cảnh huống thật là tịch mịch đìu hiu. Cảnh vật bốn bề cũng khơi rộng những yêu thương và luyến tiếc của người ta. “ Chỉ có mơ màng một bãi xa. Tuyệt mù chỉ nhạt phai và .Véo von tiếng chở lưu ly mộng.Trong khoảng đêm trường ma gọi ma”.

Tuy nhiên?

“Lòng xin bốn phía mở cho trăng

Khách lạ mười phương cũng đãi đằng

Nước ngọt vẫn tuôn, vườn đợi hái

Đường không ngăn cấm, cỏ chờ băng”

Dù sao chăng nữa? Vâng:

“Những cặp chim hồn lạc hướng bay

Tấc gang cách trở nhớ muôn ngàn

Cô hồn dựng núi lên cao ngất

Lời chẳng giao lời tay tạ tay”

Một lát sau mẹ tôi xoa đầu chúng tôi mà rằng:

-Các con đừng buồn nữa. Mai mẹ sẽ khỏi bịnh, mốt mẹ sẽ dắt con tới viếng phần mộ ông ngoại con và ba con, cầu nguyện vong linh phù hộ cho con. Bà con thân thích nhà ta cũng đông đúc lắm. Sau này mẹ sẽ dẫn hai anh em con đi thăm viếng và du ngoạn khắp miền. Mẹ đau nặng, nằm mãi trên giường bệnh đã lâu, nay nhân dịp mà du hành một cuộc, cho thư thái xương xẩu và phong vật các làng xã quê người.

Lúc bấy giờ chợt người bếp trở vào bên mẹ tôi, dường như có ý hỏi han điều gì?

Mẹ tôi đứng lên và dặn em gái tôi như thế này:

-Huệ Nhi, con hãy dẫn anh hai con ra ngoài xem phong cảnh trước nhà, anh con mới về, phong trần bộc bộc tội nghiệp quá!

Xong bà quay sang phía tôi chỉ người bếp mà rằng:

-Tam Lang, con hôm nay về ở gia đình, mọi sự đều do A Trúc coi sóc. A Trúc giúp việc nhà ta hơn mười năm nay, chị thật là người trung hậu thành thực, mẹ thương mến cô ta lắm lắm.

Mẹ tôi nói xong thì bước xuống thang lầu, lo cơm nước buổi tối cho thằng con có dịp ăn no một trận. Tôi trong lòng nghĩ rằng trong thiên hạ, lòng nhân từ của người ta không đâu bằng tình thương của mẹ đối với con cái. Vì vậy, nên những thằng con đứa cái luôn luôn suốt kiếp phải phiêu bồng mới làm thơ lai rai được.

“Người ta bảo người mẹ chàng hay khóc

Chia gia tài cho con quý lệ đau

Chàng là con một người mẹ hay sầu

Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ

Người thi sĩ cũng nguyện cầu Thượng Đế

Một đôi lần

Nhưng vốn nghiệp đi hoang

Thì chết rồi chắc người vẫn lang thang

Như buổi sống ở trong bầu trăng gió

Ở địa ngục hay Thiên đường không rõ…”

Tôi bước theo chân em gái. Ra tới mặt trước nhà. Chính vào lúc trời chiều lãng vãng bóng hoàng hôn. Mặt trời lặn xuống bên dãy núi Yentfu. Ngư phủ quay thuyền về bến. Màu trời màu biển, màu sắc rặng núi xa xa, thật nhiên là thanh kỳ thiên nhật vậy.

Hốt nhiên nghe vẳng lên giữa mù sương tịch mịch tiếng chuông chùa ở sau núi. Tiếng chuông chậm rãi hòa lan vào với tiếng chim hải âu, dõi theo tiếng thủy triều mà chìm vào hư không vắng lặng.

Em gái bảo:

-Đó là tiếng chuông chiều tại Thần Vũ cổ tự đấy anh ạ.

CHƯƠNG CHÍN

Đêm đến, tôi viết hai bức thư: một bức thư gửi cho bà vú nuôi. Một bức gửi về mục sư Robert. Trong hai bức thư, tôi đều nói rằng mình bình an về tới gia đình, gặp mặt từ mẫu. Và kể rằng mẹ con tôi cảm tạ ân đức kia không bao giờ quên.

Mẹ tôi gởi bà vú nuôi một trăm đồng vàng, dặn dò mẹ con bà vú nuôi hãy giữ gì thân thể cho khỏe mạnh, ngày sau tự nhiên sẽ có phen tái hội.

Viết xong hai lá thư, tôi thấy máu me mỏi trong mình, bèn đánh một giấc ngủ vùi mê man.

Ngày hôm sau thức giấc ,mặt trời hồng chiếu dương quang qua song cửa. Tôi khoác áo đi tắm một trận. Tắm xong, lên lầu gác, nhìn thấy ngọn Phù Dung Phong ( Fujiyama) chọc thẳng đỉnh chót vót phiêu phiêu trên mặt sóng vàng kim hải. Phổi tim tôi bỗng chan hòa một trận. Nghe chừng như gột rửa sạch sẽ hết mọi trăm não ngàn phiền dơ bẩn mốc meo ở trong thớ máu và ở trong các khớp xương sườn ( kể cả xương bánh chè cũng vậy). Ngày đó mẹ tôi bỗng nhiên tinh thần bình phục,lăng xăng trần thiết mọi sự vật cho tôi, không nghỉ ngơi một phút nào cả.

Tôi về nhà đã được hai ngày. Qua tới ngày thứ ba, vừa mới tinh sương , mẹ tôi đã dắt tay hai đứa tôi vội vã tới nhà ga xe lửa. Ấy là cuộc đi Tảo mộ tại Tiểu Điền Nguy6en (Odawara).

Đó là một ngày âm u và rét mướt. Chuyến xe đi giữa mịt mờ hoa tuyết phấp phới đầy không gian. Cảnh vật trên dặm trường thật là ảm đạm tiêu tao. Tới lúc xe đậu lại trạm Tiểu Điền Nguyên, thì thấy mọi nẻo đường đều dằng dặc đầy tràn những tuyết. Khắp làng mạc chìm trong gió tuyết, vì thế nên tìm không ra một bác phu xe tay nào hết cả. Mẹ tôi bèn mướn một người đàn bà nhà quê cõng em tôi đi. Rồi ghé lại chỗ dịch trạm mua một bó hoa tươi tốt. Sau đó, tôi nâng đỡ mẹ tôi bước đi có hơn ba dặm đường tới chân một ngọn núi. Tôi ngẩng nhìn lên chóp núi, thấy lộ ra trên đó một góc vách tường hồng. Mẹ tôi đưa tay về phía đó bảo rằng:

-Đó là Long Sơn Tự ( chùa Ryusan). Mộ của ông ngoại con và ba con ở trên đó.

Chúng tôi lần lượt chậm rãi leo đá núi mà lên. Lúc tới gần cửa chùa, thấy có hai câu đối in đậm đà nét chữ:

Bố đoàn tọa nại giang đầu lãnh

Hương hỏa trùng sinh kiếp hậu khôi.

(Bố đoàn, ngồi lại nguyện cầu

Luống từng chịu gió giang đầu giá băng

Trùng sinh kiếp hậu há rằng

Tro là hương hỏa mộng hằng là than

Ngồi suông trên tấm bồ đoàn

Ngày xuôi dốc tuột hai hàng thái hư)

Tôi trong lòng thầm nghĩ rằng hai câu đối thật là thâm trầm chỉnh đốn.

Nhưng vì lẽ gì lòng nghĩ thế mà chỉnh đốn, mà mộng ước trong máu me lại ngậm ngùi không chịu đành cho rằng như thế là chỉnh tế?

Vào tới giữa điện, một vị lão ni già nua bước ra, cùng mẹ tôi hàn huyên một chặp. Rồi vị lão ni bước chầm chậm đi thắp hương, cùng đem lại mẹ tôi một ly nước lã.

Tôi và em gái bước theo chân mẹ ra phía sau ngôi phù đồ, thấy hai nấm mộ cha và ông ngoại nằm song song bên nhau, giống như hai giọt nước sương trên lá cỏ. Bốn phía đều có giậu rào có vuông vức dây thép gai mịn màng mát tươi. Bốn mặt trụ gỗ có khắc năm chữ; Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không. Đó là do phái Mật Tông biểu thị ân đức của Đại Nhật Như Lai.

Tôi và em gái tôi chạy nhặt nhánh tùng khô, đem về hươi quét sạch sẽ những mảnh tuyết tụ trên hai nấm mộ. Mẹ tôi cầm luôn nước rảy xuống, tử đỉnh nấm mộ xuống bốn phía và ba bên hai bề vẹn vẽ.

Chẳng mấy chốc, nước chan hòa lôi cuốn hòa chan đi hết mọi vết tích của tuyết tụ mộ phần. Thế là bày hoa hương ra le lói được rồi vậy. Mẹ tôi nhặt một nhành lá trường thanh diệp đặt ngay ngắn vào giữa thạch án, bảo chúng tôi đồng thờiquỳ chân vái lạy.Vái lạy xong tôi ôm mặt khóc tơi bời một trận.

Mẹ tôi bảo:

-Tam Lang! Tuyết phong khốc liệt lắm. Chúng ta hãy sớm liệu về thôi.

Tôi mở mắt ra nhìn lại nấm mồ, thì thấy tuyết từ đâu xuống đã phủ đầy một lớp chẳng rõ tự lúc nào. Những đồ vật vừa bày ra lộng lẫy và le lói như thế , bỗng nhiên khoảnh khắc đã bị băng tuyết vùi lấp mất tăm mất dạng hết cả rồi. Mẹ tôi đem một ít tiền bạc gói trong giấy trắng kính biếu vị lão ni. Rồi cáo biệt. xông pha vào giữa tuyết mà xuống núi.

“Ngập ngừng mép núi quanh co

Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang

Vi vu gió hút nẻo vàng

Một trời thu rộng mấy hàng mây nao”

Tôi bày em tôi ngâm thơ vừa thuộc thì mẹ tôi bảo:

-Tam Lang! Dì của con năm ngoái đã dời sang Sương Căn ( Hakone). Miền đó cũng ở gần vùng này. Bữa nay mẹ muốn dẫn con tới viếng dì con. Con hãy biết rằng thuở con còn nhỏ, dì của con yêu dấu con như một con phượng non, như một con bồ câu ra ràng bình minh mới mẻ thái bình vậy. Thuở bấy giờ một ngày không thấy con, thì dì con trong lòng buồn bã. Lúc mẹ dẫn con sang bên Trung Quốc, thì dì con hết sức cản trở. Con đi rồi, dì con tan nát can trường. Tam Lang, con hãy ghi nhớ ân tình của dì con, đừng có quên đấy nhé.

Tôi đáp:

-Con sẽ không quên.

Mẹ bảo tiếp:

-Dì con dạy bảo điều gì, con đứng trái ý nhé.

Tôi đáp:

-Con sẽ không trái ý dì con bất cứ điều gì.

Mẹ bảo:

-Được.

CHƯƠNG MƯỜI

Lúc tới nhà dì, người giữ cửa thông báo, dì tôi liền ra đón mẹ tôi.

Rồi dì sang nhìn tôi, hỏi mẹ tôi:

-Cậu này là khách từ đâu lại?

Mẹ tôi cười đáp:

-Tam Lang đó, mới về mấy bữa nay.

Dì tôi nghe ra, mừng rỡ vô cùng.

Bảo:

-Thật sao ! Tam Lang còn sống trở về! Sao chị không đánh điện tín báo em hay!

Vừa nói dì vừa đưa tay phủi mấy đóa hoa tuyết rớt trên vai tôi, chậm rãi than một tiếng:

-Tội thay Tam Lang. Dì không thấy mặt cháu đã mười mấy năm! Ngày nay trông tướng mạo cháu, thật khó nhận ra, con gầy ốm hơn lúc nhỏ. Con đi đường mệt lắm. Vào nhà thôi.

Chúng tôi theo gót dì vào phòng. Cởi áo ngoài ra. Hốt nhiên thấy một nữ lang, đem khay trà tới. Nàng vận y phục nhạt màu, dáng đi thật là tha thướt.Nàng cháo chúng tôi. Tôi ngồi một bên nhìn nàng. Thấy nàng quả thật là thanh tao diễm lệ hơn người. Lòng tôi bỗng nhiên nghi nghi hãi sợ, dường như từng đã có gặp nàng từ lâu ở nơi nào…

Dì tôi cầm một đôi que sắt tro lạnh trong lò. Vừa gạt tro vừa nói:

-Chị em ta xa nhau hơn một tuần rồi, khiến lòng nhớ nhung. Ngày đó tiếp được thư chị,mới hay rằng bịnh tình chị đã bớt, mới yên tâm chút ít. Nay Tam Lang về, thật tưởng như là chiêm bao mộng ảo. Em mừng hết sức.

Mẹ tôi đáp:

-Cảm ơn em. Chị tuy trong mình còn bệnh tật tuổi tác già nua, nay thấy mặt Tam Lang, thì khoan khoái vô cùng, nhưng trông Tam Lang xanh xao đáng thương quá.

Lúc bấy giờ nữ lang kia đã pha trà hoàn bị, đem lại mời mẹ tôi. Tôi nhận thấy nữ lang lúc đó e thẹn bối rối, dường như lóng cóng cả tay chân. Dì tôi biết thế, quay sang nhìn nữ lang nói:

-Tĩnh Tử!Ta còn nhớ thuở Tam Lang ra đi, con đã biết buồn rầu nỗi ly biệt, con đã khóc lóc giàn giụa. Con còn nhớ chăng?

Rồi dì bấm đốt ngón tay nói tiếp:

-Con lớn hơn Tam Lang đúng hai mươi mốt tháng ( gần tới hai tuổi) thế thì Tam Lang là em của con vậy, con chẳng nên ngượng nghịu bối rối như thế.

Nữ lang làm thinh không đáp, chậm rãi đưa bàn tay ngọc ra vuốt vào mái tóc mai của em tôi. Hai má nữ lang trông có vẻ ửng đỏ chút ít.

Dùng cơm tối xong, tôi chợt nghe thấy trong mình mệt mỏi. Đầu óc choáng váng, tứ chi nóng rần, xương xẩu máu me trở cơn sốt ran ran.

Suốt đêm trằn trọc không ngủ được. Bệnh nặng phát tác mất rồi!

Sáng hôm sau, trời vẫn còn tuyết liên miên. Mẹ tôi, dì tôi và mọi người trong nhà đều buồn rầu ết sức, bảo rằng chứng bệnh kia không nhẹ.

Tôi mặc dù nằm rên rỉ trong chăn, nhưng không thấy đau khổ, nhân vì mới về lại gia đình, nhận ra rằng từ thuở nhỏ đến nay, chưa có bao giờ hân hoan êm đềm như ngày đó.

Tôi suy gẫm lại mọi sự việc đã xảy ra trong đời tôi từ ngày bước chân vào chùa tới lúc bấy giờ: việc gặp gỡ ân sư, gặp gỡ mẹ con bà vú nuôi, và gia đình mục sư Robert…Mọi người đều yêu thương tôi không khác gì con ruột , thì như thế, mọi nỗi phiêu linh tân khổ đã trải qua từ trước, kể cả cũng được đền bồi. Nhưng lúc nghĩ tới Tuyết Mai, nàng phải một mình ôm mối đau lòng không nói ra được với ai hết cả.

Tuy nhiên sự việc tôi đi tu và việc Tuyết Mai, tôi giấu hết, không nói cho mẹ tôi rõ, sợ mẹ đau lòng. Hai sự việc kia , xuất gia và hợp hôn, quả thật là mâu thuẫn nhau triệt để; một đằng sang Đông, một đằng sang Tây; một đằng nằm im, một đằng rục rịch. Tôi đã nguyện tu hành cho đắc đạo rất mực chân tu, thì cố nhiên không thể nào lấy vợ; nhưng đã đi tu, còn có thể nào về bên mẹ mãi mãi được không?

Trong khi tôi quẩn quanh tư lự gần xa như thế, mẹ và dì bước vào.Dì tôi tay bưng bát thuốc lá cây rễ cỏ, bước tới bên mép giường bảo:

-Tam Lang, bệnh của cháu là một loại cảm mạo. Bây giờ cháu ngồi dậy uống thang thuốc này, một vài ngày sau ắt sẽ khỏi bệnh. Loại rễ thuốc lá hoa này do dì tự tay hái ngắt về. Tam Lang, dì của con hằng ngày chẳng có việc chi làm, thì giờ nhàn rỗi chỉ có biết đi vào trong núi ở trong rừng mà hái lá, ngắt rễ cây. Đem về bào chế ra thuốc, rồi đem cho những kẻ nghèo khó mà đa bệnh để họ dùng trong lúc tai nạn. Phải nên biết rằng trong thế gian, các ông thầy thuốc chẳng ông nào là chẳng tham tiền; do đó kẻ nghèo đói nếu rủi ro lại vướng bệnh, chỉ còn biết buông tay mà chết. Những chuyện thương tâm thảm nhục(đau lòng xót mắt) chẳng có chuyện nào đau đớn hơn sự tình trạng huống kia. Dì tự nghĩ mình còn chút sống thừa le lói, trừ cái cuộc đi hái lá cây về làm thuốc giúp người thì chẳng còn việc chi lạc thú nữa cả. Còn như những việc đốt hương niệm Phật lâm râm theo lối những người đàn bà ở làng thôn ( thôn làng thôn xã) thì ấy là điều mà dì của con chẳng làm đâu. Tam Lang ! Dì và mẹ của cháu đều già nua hết rồi. Ngạn ngữ có câu: “ Người già nua thêu thùa sự vụ là cốt để giao thụ cho người sau”-lão giả dự vị giao-đại sự [1]-Ấy bởi rằng lời trong ý là nói người già nua chỉ nên vì người sau mà mưu việc hạnh phúc, còn tự thân mình vất vả, thì không bận tâm lấy làm điều gay cấn cho lắm đâu. Xét riêng gia cảnh của dì hiện nay, thì thằng con của dì đã phục vụ trong ngành hải quân, nó đã lấy vợ lập gia đình rồi, thì dì chẳng còn phải vì nó mà lo lắng sự gì[2]…Ngày nay, còn đứa gái Tĩnh Tử kia kìa, nó là kẻ rất mực của dì lưu tâm quan thiết. Tĩnh tử ( Kiyoko) mồ côi cha thuở nó còn bé, nó nương tựa vào dì đã mười mấy năm nay. Dì chỉ biết…dì nghĩ rằng… mọi sự thôi thì hãy nên ủy thác hết cho Thiên mệnh vậy.

Dì tôi noi tới đó, thì trầm ngâm một lúc, thở dài một tiếng, rồi nhìn tôi nói tiếp:

-Tam Lang, ngày trước mẹ cháu từ Trung Hoa về lại xứ nhà, chưa được ba tháng, thì tiếp được một lá thư của gia đình nghĩa phụ của cáu, báo tin cho biết rằng “ Tam Lang leo lên núi , bị cọp ở trong rừng vồ nuốt mất hình hài thân thể tứ chi”. Nghe tin sét đánh đó, dì gẫm rằng bên xứ ấy vốn xảy ra nhiều tại nạn cọp bắt người ăn thịt xương, thì dì tin rằng sự việc kia là có thật. Dì và mẹ cháu 6om nhau khóc một trận tưởng như chết mất ra ma, rồi vì quá đau lòng mà hai chị em vốn đã già, lại tăng thêm già nua, thêm hơn hai mươi tuổi nữa.

Thần thái đã ra người lẩm cẩm . Sự việc đời con mà ra như thế, còn biết tính ra làm sao, chỉ còn biết ngày đêm cầu nguyện ông trời xanh, chúc cho vong hồn cháu tiêu dao du, mà ghé về xứ nhà ứng mộng chiêm bao cho mẹ cháu.

Tôi lắng tai nghe dì kể lể giọng thật bi thảm. Trong lòng tôi lại ùn ùn trào dậy bao nhiêu mối u sầu trường hận cũ, trái tim và hai lá phổi như muốn vỡ toang ra một trận, chẳng còn biết ăn nói ra làm sao cả .

Thật lâu sau, ngẩng mặt nhìn mẹ,nhận thấy dung nghi điềm đạm, không còn bi thiết, thì tôi cố gắng đàn áp mối bi thống trong máu xương mình, cung kính nói mà rằng:

-Con xin ghi tạc mối tình thương yêu của dì. Những phen lao đao vất vả cháu trải qua, đã thành chuyện quá khứ mơ hồ, không thể nhắc gợi ra nhiều chi nữa, con xin dì và mẹ hãy xếp lại đừng bận lòng chi tới. Từ nay về sau, con ở lại nhà, sớm hôm phụng bồi dì và mẹ, thì lòng con sung sướng tràn lan rất mực lắm rồi.

Tôi nói xong, mẹ tôi giục uống bát thuốc, một lúc sau, toàn thân tôi mồ hôi ra như tắm, tôi mỏi mệt khắp cả hình hài xương xẩu, nhắm mắt thiêm thiếp miên man.

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

Tôi đau ốm suốt bốn ngày đêm xong xuôi một trận, thì mới đủ sức bình yên, không cần phải dùng thuốc thang nữa. Mẹ tôi và dì tôi và mọi người trong nhà, ai ai cũng tưng bừng nét mặt. Ấy vào ngày mộng ba tháng ba. Khí trời thanh tân tôi ngồi dậy lại bên cửa sổ, vén tấm màn nhìn ra ngoài.Sắc núi rực rỡ chân trời, hoa lá chim chóc thi đua nhau đâm bông và ríu rít, trong một trận trường kỳ thi đua gây cấn. Nửa như phản kháng nhau. Nửa như ứng đáp nhau. Lại thêm một nửa như…như nhiên thường hằng chan hòa từng cơn cơn thái hư tịch mịch.

Lòng tôi thư thái dị thường. Chợt tưởng như một sự: Dường như suốt mấy ngày đau ốm, mỗi phen từ trận mê man lò dò tỉnh giấc, mỗi phen lại dường như khướu giác lại chạm phải mùi hương xuân sắc bất khả tư nghị. Chẳng rõ là hoa hay lá? Hay đạo hạnh? A na tam miệu tam Bồ đề? Tứ Bồ Tát? Ngũ ni cô? Thật quả là tôi không phân biệt được rõ. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng đó ắt nhiên là một loại hương phấn bốc hơi pha màu xiêm nghê thường quần duệ địa vậy .Bên giường tôi nằm trên chiếc bàn nhỏ, mỗi buổi mai, lại mỗi có một bó hoa tươi tốt đặt gọn gàng ôn tồn nằm yên vui trong cái lọ. Màu hoa gì như thế? Sắc hương thênh thênh, hoa tâm như còn chứa đọng giọt sương ướt át rất mực liền tồn từng khoảnh khắc sát na.

Hôm nay chợt thấy một bức phỉ thúy khâm trâm đặt trên chiếc bàn. Ban sơ tôi nghĩ rằng đó là đồ vật thơ ngây của em gái rất mực nữ lang Tĩnh Tử Kiyoko và như vậy thì hiển nhiên bó hoa tươi tốt lòe xòe ắt cũng chẳng vật lòe xòe của mỹ nhân loe lói diễm kiều kia đó vậy.Mới hay rằng đó té ra là hiển nhiên như thế. Tôi lại chậm rãi nhớ ra rằng ngày trước tợ hồ như từng đã có phen ôn tồn tương thức. Ấy nhân vì ngày trước tại trong phòng văn tiểu thư con gái mục sư Robert tôi từng đã có phen lăn tăn nhìn thấy tấm họa hình ảnh nữ sĩ Hy Lạp Sappho do bàn tay một nghệ sĩ Đức quốc. Hình ảnh đó và nữa lang ôn tồn này trông giống nhai quá sức. Cũng hai con mắt đen láy tròn trĩnh ưu tư. Cũng làn mi liễu cong vòng vang lừng trên mặt ngọc.Cũng hai môi khép mở mơ hồ lúc làn tóc mây lòa xòa buông xuống một bóng hoàng hôn của bình minh kỳ ảo phiêu bồng.

Đương lúc tôi trầm ngâm như thế, chợt đưa mắt lưu ý tới phía dưới màn the, trần thiết cựu kỳ phong nhã. Có một chiếc bàn với hình hài trái xoan trứng ngỗng thiên nga lồ lộ. Trên có đặt một chiếc gương soi một chiếc hộp nạm bạc, và bút nghiên, và đèo thêm một dải lụa hồng tua tủa nem dén mép rìa râu mọc thơ ngây. Không một hột bụi nào đậu vào trong cụm ngây thơ nọ. Bên cạnh lại có một chiếc rương nho nhỏ học trò đựng sách gỗ lá cây, hình trạng giống như cái tổ ong tò vò, hoặc cái chuồng bồ câu tư lự. Sách chứa trong đó khá nhiều. Tôi lò dò tiến lại lần giở ra xem xét lai rai nhận xét một vài. Đều là sách cổ xưa Trung Quốc, tới lúc nhìn qua tường vách bên tả, lại thấy một chiếc bàn ghế nhỏ cỏn con, trên có đặt một chiếc nhạn trụ minh tranh, tợ hồ như còn văng vẳng dư âm phảng phất trên huyền ty loan phím.

Lúc bấy giờ, tôi mới chịu hinh hoảng hiểu ra rằng đó là căn phòng lầi các của khuê nữ rất mực Tĩnh Tử ( Kiyoko). Trong lòng tôi lại càng thêm thán phục nữ lang nọ đa tài, học rộng, thâm thúy xuất trần, thật quả có như là bình sinh hóa thân của Ma Cô Tiên Tử ( Nường Tiên kiều diễm ở trong núi Ma Cô) Ma Cô là núi, mô ca là rừng? Hỡi ôi! Kiyoko sư muội sư nương nõn nường tài hoa ra như thế?-Anh hoa phát tiết ra ngoài? Ngàn thu rất mực một tài hoa riêng?

Lúc bấy giờ, tôi lại cảm thấy trong lòng như có nảy ra một sở niệm tiêu dao phiêu bồng..Rồi sau đó, lại tiêu điều phủ nhiên nhược thất? Như đang giữa cơn đánh mất một cái gì?

Chợt thấy mẹ tôi lên thang gác, tay cầm hai bộ áo xuân.

Mẹ bảo:
-Tam Lang, hôm nay cuồng phong dại tuyết đã đề huề rút lui. Mùa đông đã đi qua rồi. Thì con hãy thử mặc bộ quần áo này vào mừng xuân.

Tôi cầm lấy hai bộ quần áo, rồi xuống bên mẹ tôi trên chiếc ghế dài nệm gấm viền tua, có lò xo bối rối. Mẹ tôi âu yếm nhìn tôi đưa tay vò đầu tôi, sờ vào trán tôi và hỏi:

-Con cảm thấy thế nào tới sáng nay?

Tôi đáp:

-Con cảm thấy thư thái. Không có chi khổ nhọc gay cấn. chỉ xương xẩu còn hơi mỏimệt máu me chút ít mà thôi. Bao giờ mẹ sẽ dẫn con và em gái về nhà? Con cũng chưa gặp lại người chị của con.

Mẹ đáp:

-Lúc nào cũng được. Ban đầu mẹ có ý chờ con bình phục sẽ quay về. Nhưng dì của con đêm qua lại một hai khẩn khoản yêu cầu mẹ khoan đi vội. Sáng nay đã gởi thư cho chị con biết tin. Dì con còn một sự việc thiết tâm lắm lắm,cùng mẹ bàn bạc qua loa. Nếu như con ở đây thấy thư thái thì mẹ cũng không có ý về nhà ngay làm gì. Con biết rằng mẹ tuổi đã cao, cuộc đời đã xế thân thuộc sinh bình ai ai cũng đã già hết cả rồi. Cũng chẳng còn năng lui tới thăm viếng nhau. Đâu còn có như thời xuân xanh tới lui ngày ngày nô nức nữa? Ngày nay mẹ đưa mắt nhìn bốn phía chỉ duy còn có chỗ dì con là nơi chốn thân mật bịch bồ, hình ảnh thong dong tương hợp. Huống nữa dì thấy con, thì trong lòng dì vui mừng vô hạn, thì con trọ lại đây cũng chẳng khác chi ở giữa gia đình. Mẹ biết tính tình con chỉ mong ước cảnh u tịch, thì ở lại đây trọ căn gác này là rất thích hợp vậy. Căn gác này vốn là khuê phòng của Tĩnh Tử. Từ ngày con tới thì Tĩnh Tử mới dọn xuống phòng dưới, cùng với em gái của con ở chung. Tam Lang con ở lại đây, nếu thấy không thích hợp, thì hãy nói thật tình cho mẹ rõ.

Tôi đáp;

-Con xin tuân lời mẹ dạy bảo. Phong vật nhà dì thật là tốt đẹp, ở lại một thời gian, lòng con rất sung sướng.

Lúc bấy giờ người bếp vào cho hay rằng cơm sáng đã dọn tề chỉnh. Mẹ tôi hân nhiên khoan khoái, bảo tôi thay y phục đặng xuống phòng điểm tâm. Theo gót mẹ xuống tới phòng ăn, tôi thốt lời cảm tạ ôn tồn dì tôi hậu đãi ân cần chiếu cố.

Dì tôi đón tôi vào, hân hoan vạn trạng. Đưa mắt nhìn tôi mà rằng:

-Nhờ ơn Trời phật, Tam Lang đã khỏi bệnh Tĩnh Tử con hãy lẹ chân bước tới chào anh Tam Lang của con đi, xem sáng nay anh con cảm thấy thế nào?

Thoáng một cái, đã thấy ngọc nhân gót sen vi vút,dìu dặt bước qua như bóng nhạn ngang trời, lướt tới bên tôi, trang trọng cung thân xá một cái, rất mực “mái cột”môn tường phong nhã sả phạ chiêm bao.

Lúc bấy giờ ngọc nhân phong tư tài mạo vân mấn xum xuê tót vời thể thái, phong độ càng nhìn càng siêu, càng ngó càng ưa và mến, và cũng càng như bán khai bao hàm khôn xiết chất mối khuynh thành khiến cho bình sinh, phải chịu trận tam sinh khuynh quốc. Hỡi ôi! Sự thể đã ra như thế nào, thiết thân láng giềng lân cận, nửa mơ hồ bất định lưu ly, nửa một cơn lồng lộng thinh không dìu dặt cuộc phiêu bồng lảo đảo.Làm sao tôi còn dám? Trận khôn hàn vô hạn ngẩng mặt nhìn nhau? Nhưng chả lẽ bỏ chạy mất? Như quân cướp đi chinh phục xóm làng bỗng hãi nhiên rút lui về sao huyệt? Vì bất thình lính cảm thấy bị vây bọc, bốn bề bị tập kích giáp công? Dù sao thì dù, dù co giò chạy trốn, dù đứng lại đại từ bi ù lỳ ra đó, dù sao thì dù, cũng cảm thấy ở trong mình toàn thể hình hài, xương xẩu, máu me, xương bánh chè, xương sườn suốt dọc xương sống, cùng một loạt thi đua nhau tam bành lảo đảo, tứ trướng gào kêu trong trận rụng rơi toàn diện. Lả tả toàn phương, không có cách gì cưỡng áp, đành phó mặc cho danh hoàn bờ cõi thổi đợt đợt gió về mà xô đẩy như đẩy xô quay tít những chiếc lá ngô đồng lúc thu sang trong trận gió may heo hút.(Dư bất cảm hồi mâu chính thị, duy tâm như phiêu nhiên phù động, như thu phong xuy lạc diệp, bất tri hà sở chỉ, bất thức hà phương lưu, bất hội hà xứ đình, Bất nghiệp hà sở đậu)-Bản dịch Anh ngữ:” I did not have the courage to turn my eyes to look directly at her, but my heart fluttered aimlessly,like falling leaves wafted by autumnal winds and not knowing wither they would land”-Tôi chẳng có can đảm đưa mắt nhìn thẳng vào mắt nàng , nhưng mà trái tim tôi phù động phiêu nhiên bất định, giống như những lá rơi, bị gió thu xô đẩy, và chẳng rõ sẽ rơi rụng vào nơi đâu mà cập bờ cập bến.

Anh em tôi cùng mẹ tôi cư lưu tại nhà dì tôi giữa một vùng hồng nhan thiên hương gay cấn bốc hơi lừng tia ra như thế,quả thật chẳng khác gì đem thân thế mà ủy thác vào Vườn Tược Nhà Trời, vào Đào Nguyên Bích Động, Thanh Ngạn Xum Xuê, bốn bề Xiêm Nghê Thánh thót, Thần Thơ Oản Oẻn Ngây dại thêm ra.

Dì tôi vốn đã yêu tôi rất mực, tôi chỉ còn biết dâng lên một vạn cung kính một ngàn kính cung cẩn trọng để phụng bồi a dì, a mẫu cho hân hoan sắc mà thôi, tự thân cảm thấy từng bừng phiêu bồng thái thậm. Nếu trong lòng thảng hoặc có vướng víu chạm phải những gì chả rõ của cái quá khứ đoạn trường về luẩn quẩn một cai bên, thì tôi lại tựa lưng vào những gốc cây tùng cây bách, nhìn cái nước chảy lòe xòe, hoặc cầm quyển thi thư mà giải muộn. Phòng văn Tĩnh Tử vốn chứa nhiều sách lý học đời Tống,ngoài ra còn vài loại Phạn chương, Lư văn nữa, đã bị con trùng sâu bọ rủ rê dán chuột gặm mòn bên những bầy mối hoen hoen. Đọc không ra được cái nét chữ. thảy đều là thi thư ra đường. lại còn thêm vài bản dịch BalaĐa và Ma Hát Thư, ấy là những thi thư thuật sự thiên trường địa hậu đậu lại bờ hoa. Hai quyển thu này ngày nay đã thất truyền tại Trung Quốc. Duy chỉ trong Hoa Nghiêm kinh là ngẫu nhiên có nhắc tới danh xưng hai bộ sách đó, và nghe nói rằng ấy là do bàn tay Mã Minh Bồ Tát soạn ra. Ngày nay bản dịch Anh ngữ (của ông Dutt) về những cuộc chinh phạt của những bộ lạc Bhrata, cũng là một phần trong bộ sách đó.

CHƯƠNG MƯỜI HAI

Một bầy nhạn thấp thoáng bay vút ngang trời. Tiếng ve bốn bề văng vẳng. Tôi cúi đầu đi vòng quanh vườn tược nhà dì, vòng quanh bờ đập nước, vòng quanh những doanh mâu lang lạc, những rạng rỡ cột trụ vân thạch, và ghé tới bên cái bờ ao lãnh nhiên liên ỷ li ti vang bóng mùa thu trước năm nào. Mùa xuân năm nay?Nhưng mùa xuân nào như thế năm nay? Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp? Giường bên cửa sổ? Cây đưa mát?

Chân bước trông vời áo tiểu thơ?

Một hôm trận gió xa vời lại.

Năm ngoái năm này năm nữa ru.

(…) I strolled about my aunt’s grouds – her pavilions, garden, and the path skirting the fishpond…Across the heavens flashed the forms of swans. Every nook resounded with the chirping of the cicada…Wide spaces and limpid streams greeted my eyes. I silently recalled that only this morning my mother had said she would take my sister and me home on the following morning…

Chân cứ bước ,lòng cứ miên man trầm tư. Mắt cứ mơ hồ nhìn sóng lăn tăn trong từng luồng thinh không dĩ thái, như phi thuyền bộc lộ trong mát lòa xòa trước nhãn quan. Tôi lặng lẽ nhớ lại rằng sáng nay mẹ tôi có nói cho biết sáng mai mẹ sẽ dắt hai anh em tôi về trở lại nhà. Thì như thế, vùng đất đai bạch vân hồng thụ,làm sao chẳng có chăng niềm quyến luyến. Lòng tôi như thế nào như thế. Tôi quyến luyến cái chi? How light her step, how slim her body was! Who would ever think that she had seen eighteen years go by? [3]Xiết bao nhẹ nhàng gót chân nàng bước ! Bao xiết mãi cốt cách là tấm than thể nàng mảnh khảnh đầy đặn nở nang gầy gầy sậu cốt! Xiết bao máu me hồng thắm tịch mịch ra đời! Ai dám bảo rằng nàng đã luống nhìn mười tám tuổi xuân trôi qua ở bên mình và mất dạng ở tiền diện hoặc là ở sau lưng? Mất đi đâu? Giữa phong cảnh phiêu nhiên tịch mịch . Ồ Tĩnh Tử cô nương! tại hạ nói sao về những trận chiêm bao vốn cứ câm lặng về gùn ghè chia hai bờ cõi! Ô Tuyết Mai ngày ấy, ồ Tĩnh Tử hôm nay. Tôi mơ hồ nhớ nhung những chân trời mù sương nào xa xôi quá. Sao cứ về giữa lầm than xứ sở mà náo động mãi như thế ngày đêm? Những cụm sơn lê, những ngành du thụ. Những sinh lục.Những đường quỳ. Chùm thạch thảo nào cô nương đã hái. Đóa tường vi nào tại hạ đã bảo “ em nhớ cho”. Mùa thu đã chết rồi. hay là mùa Xuân Hồi Sinh đang trỗi dậy. Chân nào bước lên đồi. Gót nào đi xuống biển. Hình hài nào từ huyễn ngạn lẽo đẽo gạ gẫm hoài với mộng mỵ chiêm bao. Về châu quận quê hương nào của tôi như thế?

I had been thinhking more about it than I knew. The grey ivied house with the stretch of oak woods about it. The great lake that could be so clear that, the fishermen claimed. You could see the Danaan cities flooded over from China and Russia to take possession of the fair land… Pyramids and spireis you could see there, if you had the sight, as the people said, and great forts. And on the shores were oak woods, and apples orchards, and bleaching greens, and fishermen going out after the pollan. The freshwater herrings, when sunset came. The long lines of rooks homing to the oak woods. In winter the snipe rising with their soft whine from the bogs, and under the fullness of the moon and ga white frost, the whistle of the wild swan, the honk of the wild geese. Sometimes at night there was a miracle under the full moon, when a white cloud came driving westward from the far Pacific towards the waters of the Yang Tse Kiang, the shimmering white arch of the moonbow rose the haunted waters.

Tôi đã tư lự về mù sương tỳ hải châu quận chiêm bao kia nhiều hơn như tôi tưởng. Những ngôi nhà kỳ ảo mốc meo xám xanh lơ xanh lục, in rêu ngầm lún phún, thường xuân đằng kiều diễm, bạch anh dàn lưu ly, với những dằng dặc dãy rừng phong liên miên tượng liên miên tượng thụ, vấn vít bốn bề ba phía bốn xung quanh. Mặt ngọc hồ nguy nga nào tinh khiết thế, cho đến nỗi những ngư ông ngư phủ đã thơ ngây báo biểu rất mực rằng, nhìn đăm đăm vào ắt các anh sẽ thấy có những Đô Thị Phiêu Bồng Huyền Thuyết Cổ Hy vụt nhô lên bất chợt bởi thần thuật Đa Na Ô kỳ bí, ở diện tiền bọn người hì hục lao công, hồ ngọc ôi, ngươi quyến rũ dã man gì thế, khiến hằng hằng mỗi mỗi cường quốc nọ cứ lăm le muốn chiếm hữu đất đai xứ sở kia cho bằng được. Kim tự tháp và những chop nhấp nhô tiêm đỉnh, thảy thảy đều lộ diện ra đó kia, nếu như bạn có rất mực cái mắt nhìn của làn lục my thanh nhãn, nói theo ngôn ngữ của ngạn ngữ thói thường: Và ôi những thành trì, những thiết bảo! Ôi những hào lũy những mê cung. Và dọc mép hải tân diên tần hải thúy của kim hải chon von,còn tròn xoe rừng phong tượng thụ, tụ thượng thù du trùng dương tiết, thạch lựu hoa lòa xòa đi với những vườn tược lê táo đâm bong chất chồng chen lấn và những nõn nà xum xuê thanh lục tuyết bạch phiêu nhiên phiền sương phương trượng cờ phướn tử trúc lâm, cung cầm ba la mật. Và những ngư phủ phiêu bồng lật đật xô ghe ra vạn lý viễn khơi, chạy theo đuôi con kình ngư, con cá mộng, con cua đỏ, con hồng tôm, con thanh ngư, con thúy lục, con hồng vàng tụ từ thạch thượng tam sinh, lúc bình minh trở cơn chiều cho hoàng hôn xuống bong. Lúc sơ đầu cổ độ ngong ngóng vọng theo làn nước chảy xuôi. Ôi những hàng liền cánh tỵ dực ô nha từng loạt tung bay về tổ tại liên tồn thường trụ trong rừng tía hột sát na chan hòa khuynh thành một thuở kim cương. Ôi vong hồn sơ khai ba la mật. Bật là mà? Bà là thế như nhiên như vậy chứ?Những con sa điêu, những con thạch điểu những mùa đông vụt cánh tung lên trời từ hồ nước lạnh giữa lách lau lá hoa cồn lạnh lẽo tê cóng mong gì bốc hơi thiên hương ra được nữa. Vụt cánh tung lên? Với tiếng kêu rè rè trong âm thanh sầu muộn. Và dưới tuần trăng viên mãn nguyệt nguy nga và tuyết băng bạch ngọc, sương giá mơ hồ, con hồng nhạn huýt một thanh âm, con thiên nga bvèo một điệu đáp, con vịt trời vút một tiếng tương ứng long lanh. Thì hỡi ôi! Thinh không bỗng nhiên dâng hết vong hồn về cho Thái Hư trong từng Sát Na Tinh Thể. Đôi phen trong tĩnh dạ, chợt xảy ra một trận huyền nhiệm lãng tinh dưới một vùng của yên hoa nhị nguyệt, lúc một ánh bạch vân phù động lướt qua bay về phía trời tây, khởi từ viễn khơi Thái Bình Dương thúy lục tới con nước tại giang đầu dương liễu Dương Tử Giang…Thì cái cung vàng lấp lánh trắng bạch ngọc băng của thềm cung ngọc thỏ bỗng nhô lên lồng lộng trên mặt nước lởn vởn những oan hồn về đù đỡn cuộc dã man.

Hỡi ôi!

Lời tối hậu! Ý tuyệt trù

Bỗng dưng chắp nối cho sầu ma hoang

Lời thăm thẳm? Ý khôn hàn

Vì đâu riêng tụ về hàng thơ điên.

Bán khai nhân vật diện tiền

Sương lung bán ẩn suốt miền cảo thơm.

Chiều chiều chân mật vi hôn

U nùng hậu diện linh hồn chẩm ma?

Diễm kiều ghé lại mà ra

Dặn dò

Dưới nguyệt

Hay là dưới sương?

This region of white clouds and red-blosso med trees could not but make my heart wish to linger longer. Anon a wistling wind struck my ears, and looking up into the sky I saw only the old leaves fluttering downwards from their branches. My heart felt rather startled with the realization that clear skied autumn had almost hone; and without knowing it my heart became filled with uneasiness as if were harboring heavy sorrows. My mother was attending to the baggage at this time.

Chốn dất đai vùng này với những bạch vân hồng thụ ấy há sao chẳng nhẽ chỉ càng khiến long tôi dung dằng quyến luyến, chần chừ, chưa nỡ giũ áo ra đi. Chợt nghe thoảng một ngọn gió vi vu bên tai, tôi ngẩng mặt nhìn lên trời, chỉ thấy những lá úa lìa cành, vì vèo rụng xuống. Trong long chợt tủng nhiên sực nhớ ra rằng mùa thi thanh thúy đã hầu tàn. Chẳng rõ vì sao,chẳng biết đâu chăng nhẽ, lòng tôi bỗng thấy u hoài bang bạc mang nhiên, như mang chứa những sầu muộn nào chồng chất. Nghĩ rằng mẹ tôi lúc bấy giờ đã xếp đặt xong xuôi hành trang ly biệt.

Chợt vẳng nghe từ cõi nào xa xuôi vô hạn, một âm thanh tin yêu đằm thắm của một thời đại huy hoàng nào về hẹn mai hậu mai sau trong một lời ban sơ ướm thử…- “Then as soon as you appear I shall have you sworn as a Pursuivant of the Great Seal, or as they call it, one of the King’s Chief Messengers. That is the best thing for you. And now, thank you for your coming. To- night I drive to Mnemosyne’s Land…”

“Rồi chừng đó, chàng vừa hiện, thì tôi ắt sẽ yêu cầu chàng tuyên thệ rằng mình là như một…một Kẻ Thị Tòng của Thượng Thừa Quốc Tỷ, hoặc như thói thường thiên hạ nói: Một trong những Sứ Giả Thượng Thặng của Ngọc Hoàng từ Thanh Cấm Nguyệt về hồ sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân. Đó là sự vụ tót vời đẹp đẽ cho anh. Và giờ đây, xin cảm tạ anh đã về một lần hội ngộ. Đêm nay tôi sẽ giông xe giá ngự về Miền Cõi Mnemosyne,”.

Còn tôi? Tôi bây giờ? Thật ra tôi nghĩ tới cuộc lui về bên hiên “ Thoái Nhàn” để gặp lại đứa em gái. Tôi cử bộ nhi hành. Một hai…Một…hai…bước tới chỗ thạch lan kiều thượng, chợt nghe tiếng vỗ phần phật của một loại thạch tựu trường quần duệ địa đa mang.

Trong khoảnh khắc khôn hàn sát na gay cấn, hương phong tứ dật, quốc độ mười phương vân yên phức úc hỡi ôi!.

Em nói anh nghe tiếng lẫn lời

Hồn em thở ở trong hơi

Miệng cười bừng nở hàm răng lựu.

Sáng cả mười phương một góc trời

In a short time sweet odors saturated the air about me. And I suddenly saw the lovely girl, charmingly attired, and advancing with airy steps as if wafted hither on a breeze.

Em đi về như mây núi đầu xuân

Gió bay qua nước chảy suối vô cùng

Mừng như thể hôm qua về đồng nội

Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội

Để bây giờ còn một mối riêng tây

Lời nhân gian không tiếng để phơi bày

Kim cương mộng như trăng mờ bát nhã

Mưa thúc giục như bình minh vội vã

Vào nhớ nhung như vào giữa hội hoa

Lá xanh xao như cành nhánh gật gà

Và thánh thót đến cây già tùng bách

Anh lại thấy một trời xưa đã mất

Đã đi về cùng với gót chân em

Đã đi qua cùng với cánh tay mềm

Anh mở miệng không nói lời nào cả

Vì bất chợt thấy môi cười em ạ

Vì vui mừng xa lạ bỗng quen nhau

Vì vu vơ vui sướng gió pha màu

Cây in cỏ nước cợt cồn rỡn cát

Và vạn vật rủ rê nhau bát ngát

Dàn mênh mông mây bủa gió xa bay

Em đến bên anh ghé sát mi mày

Và cũng sát cả mày mi ghé sát

Anh tự hỏi phong thu lác đác

Hay thu rừng phong lổ đổ sương thâu

Rừng thiên ôi vạn đại chớ pha màu

Nhiều như thế cho ngưòi thêm khổ nhọc

Con kim báo một phen vì cô độc

Đã nhe răng và mỉm miệng cười thầm

Trong mộng ước một phen nào bắt gặp

Hồn tủy xương sư tử đủ hai lần…

She was several paces from me when she turned her eyes in my direction and, with languid leisure, exchanged glances with me.

“Đãn kiến ngọc nhân thu trang, thiên nhiên phiêu cử nhi lai, khứ dư cẩn sổ vũ Nhứt hồi thanh phán, từ từ dự ngã mâu tương chúc hỹ…Dư tức túc nhiên cúc cung chí kính…”

Chợt thấy ngọc nhân Tĩnh Tử Thu Trang, xiêu xiêu lệch lệch, phơ phất tới bên, đạo hạnh luống dường Như Lai Bồ Tát. A nậu đa la tam niệu tam bồ đề, cùng tôi cách nhau khoảng chừng mấy chục bước rưỡi.Chợt quay mắt xanh, nhìn tôi một cái. Chậm rãi thong dong, rã rượi khôn hàn, đầu mày cuối mắt, bãi động tương thân. Tôi định tới gần, bỗng dưng dừng lại. Cung cung kính kính, xá một lễ dài. Đếm một ra hai. Tồn liên lá cỏ. Lá cồn rạng tỏ. Sương liễu đằm đìa. Là sớm hay khuya. Hay là lúc đó. Là về giữa ngọ. Hoặc giữa bình minh. Gay cấn tự tình. Như chiêm bao đứt nối. Chắp lại làm sao. Giậu rào ôi hỡi! Có nghe cây thổi. Trúc gió thế nào? Nữ lang hồng đào. Hay là hồng lựu. Thạch lựu tường quần. Bồ quân bánh mật. Ngà ngọc quân thiên. Diện tiền Nam Diện…

Vâng. Vâng. Mặc dù ngọc diện lúc bấy giờ có đỏ ửng vì ngại ngùng sương ngại ngùng gió giở ý rụt rè. Nhưng mà tôi có sàm sỡ dòm tận mặt đâu, nên nường cũng không đến nỗi lo âu mà cúi mặt.

-Although the dainty girl’s cheeks were flushed on this occasion, she did not appear to be so bashful as she had been on the previous occasion when she felt so shy that she did not know what to do.

Mặc dầu má hồng e ấp cũng có ửng đỏ lên chút ít trong cái cơ hội gay cấn khôn hàn nọ, nhưng dù sao nường cũng không có vẻ quá thẹn thuồng như ban sơ buổi mới, đến nổi cảm thấy lóng cóng luống cuống cả tứ chi, không còn biết mở miệng ăn mần răng nói mần răng với máu me ở trong mình mẩy rục rịch dập dồn.

At a glance I perceived that she desired to speak but said no thing.

Dư thiểu chúc, giác ngọc nhân tợ dục ngôn nhi vị ngôn”

Tôi nhìn thoáng qua, biết rằng người ngọc dường muốn mở miệng nói điều gì, nhưng ngại ngần chưa nói ( chẳng nói gì cả).

Tôi càng bối rối luýnh quýnh khôn hàn trong cái cơn dẽ giun tao phùng cầy sấy kia đó ạ. Ôi em Kim Cương ngàn thu một thuở, Nương Tử rất mực vô ngần Nam Diện cành Nam màu lan sơn thủy sơ khai tại sơ đầu cổ độ, cổ mở ra hoa đà đún đẩy, sơ hở một đôi phen lăng tằng phôi dựng rất mực, một ù lỳ, hai sàm sỡ, ba bốn dục trích sàm diên bên phi tuyền xuất sơn vẫn muôn vàn thanh thúy thẩm thúy hằng miền cõi một Đa Mang.

My embarrassment increased at an alarming rate. I drew back not knowing what to do. I could only lower my head and gaze at the ground.

Tôi bối rối một cơn rối bối đến cái độ hãi hung hãi sợ nhiên là khiếp đảm tán phách phi hồn, đảo tứ điên tam đa tàm nhị bội. Tôi vụt nhảy lùi ra sau một bước rưỡi chẳng cón biết ăn mần răng nói mần răng vào cái lúc đó bấy giờ. Tôi chỉ còn biết cúi gầm cái đầu bù tóc rối của tôi xuống, nhìn chi trên đất nhạt cỏ mọc tùm lum liên tồn lá cỏ?

Sau một lúc lâu, thật là lâu liên tồn rất mực, chợt trên đóa tàn cúc một vật gì lấp lánh trước mặt tôi, phiêu phiêu phiêu nhiên như phấn điệp, lửng lơ phù động sắp vụt bay đi. Bay đi đâu mà dung dằng nửa đậu nửa đi như thế? Hỡi linh hồn tinh thể mù sương! Tôi vội vã tiến bước tới đưa tay bắt lấy. Mới hay rằng đó là tấm màn lụa long lanh như cánh ve mùa thu động đậy, vốn ban sơ nằm ở trên đầu tóc của ngọc nhân, rồi sau đó ngẫu nhiên chẳng rõ vì cớ chi mà lập lòe bay vút. Vừa cầm vào trong tay, đã vừa có ý muốn quẳng nó ra xa. Lại nghĩ rằng làm như rứa e đắc tội với lễ tiết trung dung. Tức thì tôi ngẩn ngơ một cái. Đưa tay ra toan đặt tấm lụa vào năm ngón ngọc nhân.Ngọc nhân tri ngộ sự tình, tức thì thể thái thong dong, thần hồn chậm rãi, bèn đưa hai vòng tay ngọc ra tiếp đón lấy tấm lụa ngà.

Đem đôi vành tuệ mục thanh nhãn đều đặn song đôi, mắt bồ câu tròn xoe lóng lánh ra nhìn tôi hội ý, phát kiều nhu thanh tức thỏ thẻ mà rằng:

-Đa tạ Tam Lang đại ân đại đức từ bi vô lượng biến bố khắp mặt chúng sinh mười phương quốc độ. Không có tam Lang rat ay tế độ, thì vong hồn tinh thể tiểu muội e đã đi đời cửa quỷ nhà ma.

Môi đào thỏ thẻ hé ra nói mấy mời từ bi như thế, lập thời tôi nhận ra tỷ mỷ rằng đó là lần ban sơ duy nhất của ngọc nhân ngẫu nhiên từ bi mở môi đào ra lần đầu tiên ôn tồn thỏ thẻ. Hai vành tịch hạp rất mực anh đào,kể từ đó về sau liên tồn tiếp tục mà mọc cỏ trổ bong hoa. Ban sơ trổ he hé hàm tiếu vén xiêm. Dần dà trổ rộng thong dong thoải mái theo du trường tuế nguyệt. Từ đó tôi tự niệm đậm đà giữa cuộc ở trong cơn mà thể hội thường hằng nơi chốn cư lưu của từ bi một vùng đeo đai Thanh Cấm Nguyệt. Nữ Lang Nương Tử đã đi về gieo rắc hồng ân chan rưới xuống khắp hình hài thân thể máu me xương xẩu tôi.

Tuy nhiên?

Tuy nhiên trong ban sơ lạ lùng buổi mới đó, với cái ân huệ di dư thành khẩn khoản đãi kia, cũng đồng thời khiến cho tâm khảm là đà lay lắt của trái tim tôi càng keo sơn sắc mắc se sắt dị thường cơn rục rịch, và chẳng biết phải thốt ra cái lời gì tương nghi tương hợp với linh hồn mồn một chan rưới hồng huệ xuống cho tôi để có thể gọi là đền bồi một cách thích đương hoặc là thích đáng.

Chợt thấy má lúm đồng tiền của thiêng liêng tiên tử ấy mà ngẫu nhiên mà động đậy đầy đủ bốn nhịp liên tồn bốn lần cơn rục rịch.

If Shappho were to come to life again, she would not possess such artless beauty.

Giả như mà Shappho trùng sinh trên tam sinh thạch thượng, ắt là nường cũng hẳn nhiên không thể nào có được hoặc sở hữu được cái dung nghi kiều lệ thơ ngây thuần phác thiên nhiên nọ. Hỡi ôi!Bình sinh tôi đã chết, tại hạ đã ra ma hai phen rồi, sao lần này còn đeo đai định chết lịm trong trận trầm túy nịch nhân kia cho đủ bốn lần bấn loạn, thế là nghĩa lý gì như vậy đó chăng ru?

This moment was enough to derisive one out of his senses.

Khoảnh khắc sát na thiểm động bôn đằng kia đã đủ để nhiếp dẫn con người tar a khỏi vòng của linh hồn thong tuệ để nhập vào cõi hồn xiêu phách lạc đảo tứ điên tam. Sao gọi là tam? –Tam sư muội ấy là tam? Tam chanh tam quit, tam cam cõi lòng? Không biết. Không biết. Không biết. Thừa rằng tại hạ không dám biết. Dẫu rằng chiêm bao lẽo đẽo biết có dám lắm chẳng nhe?

The lovely one inclined her head to one side for a time, and let out soft, gentle mysterious murmurs.

Đúng là biết ra như thế đó. “Ngọc nhân tầm phục phủ kỳ cảnh, thổ uyển diệu chi âm…”. Người ngọc nghiêng nghiêng cổ ngà về một phía, ôn tồn uyển chuyển thỏ thẻ lời huyền diệu rất mực của âm thanh…”vi vi ngôn viết” rất mực mà rằng;

-Tam Lang mấy ngày rày có khỏe chăng? Chốn Đậu Tử khí hậu ôn hòa, em thật lòng tơ tưởng tới viếng thăm phong cảnh ấy, phụng yết anh hoa phong vận phát tiết bao giờ, nhưng mẹ ở nhà công việc bề bộn quá, em chỉ sợ năm nay chưa thể trừu thân đột xuất phụng bồi lưỡng nghi tịch hạp. Vùng đất đai này so với miền Đậu Tử kia ắt nhiên cũng một thể thái thanh nghiêm u nhã thúy triệt một như nhiên mà thôi môi thà ra cũng thế vậy. Duy có khí hậu là khác nhau thôi. Một bên cứng, một bên mềm vậy. Ấy bởi vì mềm này ở tại ở trung tâm núi non cấm địa vậy. ( the clear atmosphere and quiet of this place, compare with that of Hakone, is the same; but the climate is altogether different, for Hakone is in the heart of the mountain).

Đường nhân vịnh La Phù thi vân:

“Du nhân mạc chước đơn y khứ

Lục nguyệt phi vân đái tuyết hàn”.

Người đời Đường vịnh núi la Phù có thơ rằng:

“Khách đi, áo mỏng mặc vào

Liệu chừng chớ thế mà hao tổn mình

Mây bay tháng sáu rập rình

Mang về gió tuyết biên đình lạnh ghê”.

(The Tang poets wrote of Mt.Lo-Fu, saying:

“Excursioners should not wear light clothes to this spot; the flying clouds of the sixth moon carry the chilliness of snow.”…)

“Miêu cương mạc ngoại sở tề

Song đôi là thói đề huề thể thân

Xin người anh hãy lại gần

Tiền trình vạn lý vô ngần có em”

“Ngô tư thử ngữ di dụng ư thử, phạ giác thân thiết hữu vị. Vị tri Tam Lang dĩ ngô ngôn hữu đương bất?” – Em suy gẫm cái lời kia đem dịch di sử dụng vào cuộc này, coi chừng như có phần thân thiết mùi hương đậm đà ý vị. Chẳng biết anh Tam Lang xét lời em có thích đương hay chăng?

When I heard the lovelyone’s allusion, I felt strangely startled, and merely muttered to myself, for I was unable to frame an answer.

Nghe ngọc nhân âm thầm chỉ định ôn tồn ra như thế, lòng tôi liên tồn kỳ lạ kinh hãi, máu me nổi da gà ra ngoài da vịt. Chỉ còn biết ấm ớ dấm dớ lời không thốt ra ngoài môi đáp ứng gì được cả. Lâu một chặp sau đó ( sau đó một chặp), tuy nhiên tôi vẫn cung kính nói được ra cái lời:

-Đa tạ cô nương phân thần cập ngã. Cô nương rộng lượng từ bi ra như thế chan rưới mưa móc liên tồn cho tại hạ, mà cam lòng chiếu cố một phen luống những tới hàn gia hàn xá ở mé tây thiên, thì than ôi, để cho tại hạ được có phen sớm hôm phụng bồi tả hữu phía trước và ngay cả phía sau, những lần bận bận phen phen nào chúng ta tạm mở cuộc với nam hải điều đồ mà thùy luân ư hoang thôn hàn dũ. Vạn hạnh thay vậy! Thiên phước vậy thay! Phước hạnh thay vậy.Hạnh hà như chi! Chi như hà hành? Hỡi ôi! rất mực hạnh hà! Đến điều tinh thể sao là bỗng dưng.

Canh rau muống dĩa muối vừng

Một hôm nằm mộng nghe mừng hai hôm

Chiêm bao phố thị hội đàm

Với trăng châu thổ gái chàm đã qua

Xứ chiêm thừa thãi giang hà

Dư vang để lại cho nhà cửa xin

Dâng lời vô hạn oan khiên

Lời điên tiếng dại câu chìm lặng câu

Dập dìu thiên nữ hồi mâu

Há rằng hư sự sơ đầu tiểu khê

Thế ru? Là rứa chẳng nhe?

Ấy rằng các hạ có dè cho chăng

Đến điều rất mực lăng tằng

Mephistopheles hằng dửng dưng

Hà tư hà lự luống từng

Hà thanh hà lục vang lừng van xin

-I thanhk my sister for wasting her thoughts ang vitality upon me. If my sister should condescend to come to my humble abode (hàn xá) what greater for tune could her young brother desire than to wait on her day and night while dropping our fishing lines from the wall windows of remote village…

_ “Tạ a tỷ phân thần cập ngã! Quả a tỷ kiến uổng hàn xá, tỷ trĩ đệ triêu tịch đắc thị tả hữu, thùy luân ư hoang thôn hàn dũ, hạnh hà như chi! Phủ tắc hàn xá đông tây thi tập bất thiểu, diệc khả khiêu đăng phi tuyển; a tỷ đắc vô hiềm nhuyến trần hỗn nhân? Cảm vấn a tỷ hỷ tụng thùy gia thi cú da?”

Nếu như a tỷ chẳng muốn cùng tại hạ mở cuộc chơi câu cá mò cua, thì ắt nhiên rằng là tại hàn gia cũng có khá nhiều không ít những thi tập Đông Tây văn chương Trung Hoa Ân Mỹ. Thì a tỷ cũng có tể thong dong thắp đèn khêu ngọn mà châm mồi lần giở cảo thơm ra. A tỷ nếu như chẳng hiềm ố kẻ phàm phu tục tử? Thì dám xin hỏi a tỷ thích đọc tụng thi văn của trung thi văn của trung niên thi sĩ nào?

Ngọc nhân đê đầu ngưng tư, tuyền tức tinh mâu chúc ngã…Người ngọc cuối đầu trầm tư xong quay đôi con mắt lãng tinh nhìn tôi mỉm cười mà rằng:

-Trước nay em vốn thường đọc thơ của Bùi tiền bối Trần Hậu Sơn, và cũng yêu chuộng thơ của Bùi hậu bối Lục Phóng Ông. Duy chỉ có điều ấy là có những phong vận xa xôi đau đớn của cố quốc cố hương, lệ ngấn đầy trang giấy, khiến lòng kẻ đọc bi thiết quá chứng. Rồi sau này em cũng có đọc Trang Tử và thi ca Đào Uyên Minh, thì cũng có được thường dương thế ngoại mà dìu dắt tiêu dao du chút ít chút nhiều, cũng có thể nhận ra rằng sách vở tư tưởng kia có quan hệ với tính tình con người ta chẳng phải là ít. Tam Lang có xét thấy cái rương đựng sách của em có chứa nhiều tác phẩm triết lý, sách đó đều là của bậc di thần triều Minh Gia Tĩnh là Chu Thuấn Thủy tiên sinh đã di tặng cho vị viễn tổ của em là ông An Tích Công. Nhân vì An Tích Công (Ông Tích Can, thuở bấy giờ tham sự chính sự Đức Châu, đem lễ nghĩa đệ tử mà đối đãi với Chu Công ( coi Chu Công như là sư phụ của mình) nhân vì thế mà gia đình em được thừa thụ ân tứ của Chu Công vậy. Gia đình em cất giữ những sách vở đó kể ra đã có tới hơn hai trăm ba mươi năm trời rồi.

Nàng thốt xong câu đó tôi kinh ngạc trố mắt nhìn đăm đăm. Ôi con người ngọc. Ôi ngà ngọc con người! Phong vận tiêu dao, nền phú hậu bậc tài danh ra như thế!

Người ngọc nói tiếp má rằng:

-Thuở em còn nhỏ nghe ba em nói về di sự Chu Công, cho tới ngày nay, em còn nhớ rõ mồn một. em này đem thuật lại cho anh Tam Lang nghe.

Hỡi ôi người ngọc!

Em nay đem ra thuật lại cho anh nghe? Để làm chi như thế? Để làm thế như chi. Như chi thế để làm? Làm thế để như chi? Hỡi ôi! Em lầm lẫn mất rồi hỡi em người ngọc ạ! Anh có đáng vào đâu mà được nghe cái lời em nay đem ra thuật lại về cái sự tích phong vận kia?

Vĩnh biệt thôi! Hỡi vô ngần nương tử.

Từng cơn mơ anh kinh hoàng dị thường

Em thì đẹp thanh tao cổ nguyệt tự,

Anh quyền gì gạ gẫm chuyện uyên ương

Anh đánh mất suốt càn khôn vũ trụ

Em để dành đầy đủ trụ càn khôn

Anh điên dại chiu vào không chỗ rúc

Em lầm sao! Mà hạ tứ liên tồn

Lần hạ tứ đắp xây trên lầm lẫn,

Đi đi em, đừng đứng đó đa mang

Trong mộng ước nhiều phen anh lẩn thẩn

Sịch mành ra ôi đã lỗi muôn vàn

Đầu tóc rụng bốc tia sơ đầu dậy

Gọi sơ nguyên về hiện tại điêu tàn

Tóc đầu rụng bốc hơi buồn lẩy bẩy

Phận giẻ giun ôi cầy sấy khôn hàn!

Trong khi tôi đờ đẫn co ro lẩm nhẩm nhậm gấm cái kinh hồn tư lự oan nghiệt của mình ra như thế, thì người ngọc đã thở một hơi dài ảo não, bi thiết mà rằng:

-Năm Sùng Trinh thứ mười bảy (tức là vào thở trong nước em Chính Bảo nguyên niên), lúc rợ Hồ ùn ùn nổi lên đánh phá, thì Chu Công thân một mình bôn bá đáp thuyền qua Trường Trĩ (Nagasaki) muốn chiêu tạp binh đeo đuổi cứu cánh phò vua giúp nước. Nhưng rốt cuộc chẳng thành. Chí nguyện tiêu ma. Đến thuở Vạn Trị tam niên, thì xã tắc nhà Minh nghiêng ngửa. chu Công làm kẻ di dân của vong quốc, cảm thấy xấu hổ không thể ăn hột thóc nhị triều, nên đành cam lưu trụ Trường Trĩ, vì chốn đó ở tiếp giáp với miền Bình Hộ (Hirato) là nơi chon nhau cắt rốn của Trịnh Thành Công. Về sau, Đức Xuyên (Tokugawa) nghe tin , bèn phái Thủy Hộ nho thần đem lễ vật tới mời về giữ chức tân sư (khách thầy). Cảm niềm yti ngộ, Chu Công bèn đem học thuyết Vương Dương Minh mà truyền dạy trong xứ sở em. Chu Công và Vương Dương Minh vốn là bạn đồng châu, sinh cùng làng. Cho tới ngày nay, Chu Công di mộ vẫn còn tồn tại ở Thứ Thành huyện, Cửu Từ quận trên núi Quận Thuyên Long (Mt.Dzuiryu, Ibaraki Judji). Một ngày nào thong dong thư thả., em sẽ dẫn đường anh Tam Lang tới tế một bậc hiền triết kia, gọi là an ủi cái vong hồn trung quân thời vong quốc, Tam Lang đồng ý chăng? Em cũng còn nghe thêm rằng Chu Công vốn yêu quý hao anh đào, nay tại vườn Hậu Lạc Viên ở Tiểu Thạch Xuyên, Giang Hộ (Koishikawa, Yelo), vẫn còn lưu lại niềm di ái của Chu Công tự tay trồng trọt và vun quén ngày tháng. Chu Công lìa đời vào năm thứ hai triều Thiên Hòa (Tenwa), hưởng thọ tám mươi ba tuổi.

Chu Công khinh bỉ nhà Thanh, ghét như cừu thú.Bình nhựt ông học tiếng Nhật Bổn, sau rất thông thạo, sử dụng thật linh hoạt. Nhưng vào lúc lâm chung, mọi lời Chu Công thốt ra là Hán ngữ. Vì lẽ đó nên không một ai nghe những lời thùy huần của ngài trước khi vĩnh biệt trần gian. Thật là điều đau xót vậy.

Nàng nói xong, ngẩng mặt lên trời than một tiếng. Lòng tôi cũng buồn vô hạn. Hai đứa đứng im lìm một chặp ( mặp chột). Chỉ nghe tiếng gió thổi hiu hắt, chợt một chiếc lá hồng rơi xuống nằm lại trên vai nàng ( vang nài). Nàng nhíu hai hàng long mày (lay mồng) một cái, tợ hồ như có điều chi không mãn nguyện. Rồi nàng cúi đầu thấp giọng mà rằng:

-Tam Lang, sáng mai đi sao? Sao không ở lại thêm nữa? Em từ ngày cha mất, bỏ bê học hành đã lâu, Tam Lang ở lại, thì em có thể nhờ anh giảng giải giúp những chỗ khó khăn liên tồn gay cấn trên trong sách. Tam Lang nếu không xem khinh bọn nhi nữ chúng em, thì dẫu tuy em điêu linh, lòng cũng thỏa mãn.

Nghe nàng nói chưa dứt câu, mặt mày tôi đã nóng ran, đỏ tới mép tai. Cúi gầm cái đầu xuống. Muốn bày tỏ một vài lời thành khẩn mà tìm không ra lời nào cả. Một chặp lâu sau mới ấp úng mà bảo rằng:

-Mẹ tôi bảo ngày mai phải về. A tỷ thân thiết nói như thế, tôi rất cảm kích.

Lúc bấy giờ em gái tôi bỗng hiện ra tại hành lang. Vừa bước tới vừa gọi:

-A tỷ không thấy rằng em đã vận áo kép rồi sao?Cơm chiều đã sắp dọn sẵn. Sao chị chưa về phòng ăn?

Tĩnh Tử nhường lối cho tôi đi trước ,rồi theo gót tôi vào nhà. Buổi ăn tối đầy rẫy món ngon vật lạ ,nhưng tôi mơ mơ hồ hồ linh hồn chẳng biêt mùi vị ra sao.

Ăn xong, tôi ủ rũ ngồi ngoài mái hiên lầu gác, suy gẫm hoang mang về cái bữa nói chuyện hôm nay, lần đầu tiên nhìn thấy cái ngọc nhân thiên chân trình lộ…chẳng những nhan sắc phi phàm mà tâm hồn và học vấn cũng sâu thẳm xuất chúng. Thì cho dẫu là Ô Xá Tiên Tử giám thủ thiên môn cũng chưa dễ dàng mà hơn được nàng mấy chút.

Tư lự như thế, chợt ngẩng đầu thấy vầng trăng lòa xòa mọc ra ở giữa trời cùng với vài ngôi sao xum xuê thưa thớt. Khe khẽ ngâm một vần thơ của Ức Ông:

“Thiên nham vạn hác vô nhân tích

Độc tự phi hành minh nguyệt trung”

(There is no trace of man among the thousand peaks and ten thousand valleys. I fly about alone in the bright light of the moon…Càn khôn không dấu tích người. Ngàn tầm vạn cốc một trời mênh mông.Phiêu phiêu dưới nguyệt dậy lừng. Một thân vu vút ngàn tràng hoang liêu).

Bỗng dưng những sương tuyết phiêu bồng từ vạn đại kiếp nào chợt hiện về lù lù khắp mặt. Tôi bỗng nhiên hoài niệm một hình bóng lang thang nào của một thằng bé mồ côi đi lạc đường. Nó đã chết một phen. Rồi sống lại? Rồi chết trở lại? Cái lần tối hậu sinh nó ra như thế nào. Ôi tuyết giá ngàn xưa . Thật các ngươi có còn nhớ ra như thế với ta chăng? chợt nhớ tới bài thơ của thi sĩ Tây phưong nào quên mất tên như thế?

The snow came down like stars tonight.

Over the city silently.

The air, like and great glittering tree,

Bloomed noiselessly with light,

Đêm nay tuyết xuống như sao

Trên thành phố lặng âm hao không lời

Thiên không lấplánh rạng ngời

Một vùng như thể cành giao cây quỳnh

I thought,it is the snow I see

Like stars.And it was long ago

That ever I saw the stars like snow.

Lòng suygẫm, tuyết băng tôi thấy

Giống ngàn sao lấp láy suốt trời

Đã bao xa đã bao giờ

Ngàn sao tôi ngó mà ngờ tuyết sương…

And I thought of a boy, along time dead,

Who dreamed such beauty out of pain

That music moved within his brain

And the stars stormed about his head

Và tôi nghĩ tới một đứa bé kia từ lâu rồi đã chết.

Đứa bé kia từng đã mộng chơi vơi

Những kiều diễm khôn hàn từ đau xót

Đẹp vô ngần như nhạc trổ lừng xoang

Trong tâm não muôn vàn phù động ấy

Và ngàn sao vi vút bủa vây hàng…

His ghost is like the wind,I said,

That cries into the crystal gloom

And wanders where the white clouds blow.

Hình ma ấy cũng như là gió

Gào kêu trong hắc ám lộng pha lê

Và trôi dạt lang thang theo bốn ngõ

Bạch vân dàn vi vút khắp sơn khê

And I shall hear his song, I know

Wherever the boughs of silence bloom

With snow like stars or stars like snow

Và tôi nghe những lời ca ngâm ấy

Của bé con, tôi biết thế, khắp nơi nào

Mà cành nhánh của tịch liêu trổ lá

Trổ hoa tràn, với tuyết bạch như sao

Trổ hoa lá của hoang liêu tĩnh dạ

Như ngàn sao giống sương tuyết đêm nào

Tôi lại lẩm nhẩm lời thơ Ức Ông:

“Thiên nham vạn hác vô nhân tích

Độc tự phi hành minh nguyệt trung”

Lòng như trải rộng ra khắp không gian. Nhìn trăng trầm tư mãi thật lâu, quay lại thấy ngọn đèn tim bậc tuột. đèn tàn bấc lụi. Thế ra đã khuya lắm. Bèn cởi áo ra chiu vào giường nằm ngủ.

Lại thở dài lẩm nhẩm “Đêm nay trăng hoa như nước. Nước như trăng sương. Biết đâu ngày mai mây gió u ám lại chẳng kéo ùa về?”

Tôi lưởng vưởng bê tha như thế chợt nghe ẩn ẩn tiếng sấm vang, dường như phát từ bờ ao phù dung ngoài lia. Lòng tôi đã bê tha, nhân thế mà ngày càng thêm bê bối lai rai dây dưa dằng dai không dứt. Lại thở than mà rằng:

-Mây ôi, sấm ôi, sét ôi, mưa ôi, tuyết ôi, bao mhiêu thứ ôi chẳng qua chỉ tật là ôi một. Bất quá chỉ vì nhiệt độ khác nhau mà nảy sanh ra đủ thứ. Thật ra mọi thứ mây ôi mây ư, mưa ôi mưa ư, sấm ư, tuyết ôi, tuyết ư, thảy thảy mọi mọi ư ư ôi ôi, đáo cùng vẫn chỉ duy có một một ôi ư ư ôi mà thôi vậy. Thì từ đó cái cô nương ôi, cái nương tử ôi, cái nuồng ấy ôi, dẫu ôi rằng là Kim Cuôông, hoặc rằng là Kiêêêm Cuốốống, hoặc Cuốốống Cuồồồng chàng Kim, thì chung quy cũng chỉ một Nuồồồng là Thúy nọ vốn có phen từng đã ở truồng mà tắm hoa thang lan rũ bức gữa một mùa hè rực rỡ lập lòe lửa lựu ở đầu tường chính trong cái giờ vô hạn sát na mà tại Âu Châu Zarathustra đã một phen đi về giữa một vùng Gái Tơ Sa Mạc và luống đã là also sprach…Vậy chăng ru?

Thì từ đó mà đi? Xin tạ thiên tạ địa:

-“Đa tạ Thiên công, hạnh vật dĩ nhu tình yêu phược ngã”.

Đa tạ Trời xanh, may mắn mong sau Hóa công đừng có dùng những sợi tơ mềm cỏ mượt liên tồn nào mà cột chân giò của tôi lại!

Ngày hôm sau, điểm tâm cong, mẹ tôi bảo tôi vận áo phục lữ hành vào và nói thêm rằng dì tôi dẫn Tĩnh Tử cùng đi một chuyến.

Tôi mừng khôn tả, tự nhủ rằng như thế thì tôi khỏi phải đau lòng đứt ruột vì cuộc chia tay.

Chúng tôi lên tàu lửa, nhìn thấy trên khuôn cửa lưu ly còn in ngấn sương. Mẹ tôi và dì tôi liên tiếp chuyện trò, chỉ trỏ mây trời, chỉ cây cối, trông hớn hở lạ thường. Khoảnh khắc sau đã nghe gió trời sóng biển rì rào. Chẳng mấy chốc đã tới nhà. Từ đó trở đi tôi hằng ngày thấy mặt Tĩnh Tử, mỗi phen dạo gót ra đầu sân, cuối hè, mỗi phen thấy dung nhan nàng lãng đãng. Nhưng chúng tôi không nói chuyện gì nhiều, chỉ mỉm cười kính trọng chào nhau thôi.

Một ngày kia, mưa phùn lún phún như sa mù, tôi đứng bên mẹ tựa lan can nhìn ra ngoài cảnh biển khơi, chợt nghe tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ. Người bếp bào mang bức thư cung kính trao cho mẹ tôi. Mẹ tôi vội vã mở thư ra đọc rồi cho tôi biết:

-Tam Lang, đây là thư của chị con. Nó bảo ngày mai nó sẽ tới đây. Ấy cũng nhân chồng nó đi Đông Kinh ngày mai, nên nó có dịp rảnh về viếng nhà. Chị con thật cũng là đứa đáng thương cho thân phận lắm. Nói tới đó, mẹ tôi thở ra một cái rồi tiếp:

-Ngạn ngữ có câu: “ Dưỡng nữ đồ lao” há chẳng đúng ru! “ Nuôi nấng con gái chỉ tầm ra những khổ nhọc mà thôi!” Một phen xuất giá theo chồng, thì con gái đành phải gác người thân thích ra ngoài cuộc. Phải đành quên gia đình cha mẹ thôi. Mỗi phen gặp giai tiết, muốn đi gặp lại mặt con gái, đâu có phải dễ gì. Sự đó mặc dù cũng là do công việc bề bộn mà ra, nhưng nói chung trong thiên hạ, tấm lòng đứa con gái vốn thường hay quên mất cha mẹ già. Xưa kia có một người con gái nhà nghèo, lấy được chồng giàu có. Cha mẹ đứa con gái trong lòng mừng thầm, nghĩ rằng như thế từ nay hai miệng ăn sẽ không còn chịu đói khát nữa. Ngờ đâu mấy ngày sau, đứa con gái sai người đem y phục cũ của nó trả hết về cho cha mẹ,lại dặn người ta nói lại cho cha mẹ kia biết rằng “Đứa con giàu có chẳng mặc quần áo của cha mẹ sắm cho ngày đi lấy chồng”. Ý nó muốn nói rằng đồ vật cha mẹ cho làm của, toàn là chẳng có chút giá trị gì. Người đời tâm lý như thế đó, há chẳng phải rằng “ giang hà nhật hạ” hay sao? ( Sông nước mỗi ngày mỗi rút xuống: con người ta cứ càng ô trọc thêm)

Mẹ tôi nói xong, thì đem đặt phong thư lên bàn, rồi đưa mắt hiền từ nhìn tôi:

-Tam Lang, sáng nay con rét lạnh không? Mẹ cảm thấy hai cánh tay lạnh cả.

Tôi đáp:

-Con không thấy lạnh.

Mẹ tôi từ từ gọi tôi lại bảo:

-Con hãy ngồi xuống.

Tôi ngồi xuống. Mẹ hỏi:

-Tam Lang, con nhận thấy Tĩnh Tử là người như thế nào?

Tôi đáp:

-Thông minh, đẹp đẽ, tao nhã, thật là cô gái hiếm có.

Mẹ tôi có nghe tôi nói thế lúc bấy giờ bỗng lộ vẻ khoan khoái lạ thường . Bèn nói:

-Thật thế! Thật thế! Thành nhiên. Thành nhiên…Mẹ cũng yêu mến Tĩnh Tử hết sức vì nó ôn hòa thùy mị, dung nghi tại hoa đầy đủ hết cả. Hôm nay mẹ có điều này nói cho con rõ. Con hãy lắng tai nghe: Tam Lang! Mẹ sẽ quyết ý đem con Tĩnh Tử về làm dâu, nghĩa là mẹ muốn rằng con Tĩnh Tử phải là vợ của con đó nhé. Chính thế. Chính thế. Tĩnh Tử lớn hơn con hai tuổi? Không hề gì. Không hề gì. Tốt nhất là : gái hơn hai. Tốt nhì là: trai sụt một. Bao giờ gái cũng phải lớn hơn trai hai tuổi thị cuộc vuông tròn mới khỏi lọt ra vòng ngoài bê bối. Trai phải nhỏ tuổi hơn gái, thì gái dạy bảo điều gì, trai mới chịu nghe. Chính thế. Con Tĩnh Tử thùy mị, thông minh, khôn ngoan rất mực, nói năng phải lời, nó hơn con hai tuổi chính thế, thì tuy tình nghĩa vợ chồng, nhưng con hãy nên coi nó như là chị của con, thì ngày sau hạnh phúc gia đình mới bền vững. Con đừng đánh đập nó nhé. Nó giận nó đánh con, thì con cắn răng chịu đau, nhường nhịn nó nhé. Nếu con đánh đập nó lại thì chiếu giường sẽ xiêu lệch, còn ra cái thể thống gì? Vợ đánh chồng thì chồng phải nhịn.Nếu chồng đánh vợ thì vợ chồng còn đâu cái mô dạng thể thái vợ chồng. Bao giờ vợ cũng trước chồng. Vợ trước chồng sau. Sang giàu suốt kiếp. Vợ sau chồng trước? Mạt kiếp cơ hàn! Chính thế.

Nhất vợ nhì trời. Chồng là trời.

Thì chồng đứng hạng nhì là phải.

Do đó: nhì chồng, nhất vợ.

Con phải nhớ lấy lẽ đó nhé. Con đừng đánh đập nó nhé.

Tôi đáp:

-Con không đánh đập nó. Con không đáng đập ai hết cả. Tuy nhiên…

-Tuy nhiên cái chi? Con đánh nó ư?

-Không phải . Nhưng mà…

-Nhưng mà cái chi? Để mẹ chẫm rãi nói, cho con rõ. Sao con cứ cắt ngang lời mẹ như thế. Con làm mẹ quên mất cái điều gì đã nói. À phải rồi. Một định nói cho con rõ là: kể ra, vợ lớn hơn chồng hai tuổi, thì kể cũng là hơi khó coi. Vả chăng năm nay con mới có mười sáu tuổi. Mười sáu tuổi mà cưới vợ thì kể cũng hơi sớm quá chút ít. Nhưng mà mẹ đã nghĩ kỹ rồi. Ngoài con Tĩnh Tử ra, thì khó đâu còn có một đứa con gái nào vẹn toàn như thế. Hơn nữa, Tĩnh Tử mồ côi cha mẹ. Thì theo phong tục, con phải theo nó về ở một thời gian với gia đình nó trước khi thừa hưởng di sản của cha mẹ nó. Trong khi đó, mẹ có thể ở chung với dì con cho có bầu bạn. Dường như đó là thiên duyên xảo tấu. Hình như trời Phật đã an bài ngăn nắp đâu vào đấy. Dì của con cũng nhất thiết liệu định chỉnh tề nói hết mọi sự cho cuộc vuông tròn. Chờ tới sang năm, vừa khai xuân thì làm lễ thành hôn cho hai đứa con. Tới mùa hè thì mẹ sẽ dời nhà về ở Sương Căn. Sự việc này sắp đặt ra như thế, lấy tình lấy lý mà luận, thì cũng như con về làm rể nhà dì con. Dì con có được thằng rể là Tam Lang. Thì từ đó trong lòng dì con mới yên vui thư thái được. Dì con nuôi con Tĩnh Tử từ nhỏ, dì con cũng trách nhiệm rất lớn đối với nó, ngày nay Tĩnh Tử đã lớn, chẳng có lúc nào là dì con chẳng vì con Tĩnh Tử mà lo nghĩ gần xa. Mấy năm gần đây liên tiếp bọn trai tới cầu hôn tuy là nhiều, nhưng dì con không để tâm tới bọn đó. Cái ý của dì con chẳng có quan hệ cho tới cửa nhà gia thế bọn đó, mà chỉ liên can tới mối lo âu về chuyện tâm địa người đời, kẻ tốt kẻ xấu, thiện ác khó phân biệt cho ra, nếu gả bừa con Tĩnh Tử đi, rủi gặp thằng chồng bê bối, thì dì con ắt phải đau lòng , và lượng tâm ắt phải chẳng thể nào yên ổn được.Này dì con có được con rồi, Tam Lang ạ, thì dì con trút được gánh nặng trên lưng.

Mẹ tôi nói tới đó, bi thương cảm động muốn khóc mà rằng:

-Tam Lang mẹ già của con suốt một đời đau thương tịch mịch, ngày nay mẹ mới sắp được chừng kiến ngày vui hạnh phúc của con, thì mẹ và dì con mặc dầu tuổi gà như ngọn đèn trước gió, cũng lấy làm an ủi trong lòng vô cùng .Mọi sự về sau, mẹ xin ủy thác hết cho thiên mệnh. Mẹ biết rằng Trời Phật thế nào cũng sẽ ban cho hai chúng con đầy đủ song toàn phúc tuệ.

Trong khi mẹ tôi liên miên nói như thế, lòng tôi nghe tim phổi đập bình bình. Lúc mẹ tôi dừng lại, tôi bồi hồi kinh khủng, không dám mở môi đáp lời gì cả. Đang định đem hết mọi sự đã trải qua bày giãi cho mẹ rõ, thị lập thời lại thấy không ổn: sợ đem lại phiền muộn cho từ mẫu, không thể nào nói ra. Tôi suy gẫm lao lung lâu lắm, mắt tôi nghe rì rào lệ chảy ra. Mới thấp giọng mà rằng:

-Này con có mấy lời bày tỏ, xin từ mẫu để tai nghe giùm…con đã quyết tâm…

-Mẹ tôi vội vã hỏi dồn:

-Con định nói gì?

Tôi đáp:

-Con suốt đời sẽ chẳng lấy vợ.

Nghe tôi thốt ra câu đó, mẹ tôi hãi nhiên đứng dậy trố mắt nhìn tôi…

Còn tôi , lúc thốt ra cái lời khôn hàn nọ làm rụng rơi hết mọi hy vọng chan hòa nhtấ của mọi kẻ thân yêu, thì lòng tôi bất thình lình như rã riêng đi mất hết máu tim. Bất thình lình thì hồn tôi bị chiếm trở lại bởi một tình tự dị thường vốn từng đã lung trạo tôi suốt bao năm từ ngày còn bé bỏng. Ấy là cái trực giác dị thường về cái chỗ huyền ảo huyền hoặc của sát na. Nó thấm nhập tủy xuơng tôi như một thứ mù sương căm căm mơ hồ khôn tả. Mọi vật như đang xô ùa nhau quay chong chóng , trong khi đó tôi cảm thấy mnìh đứng lại trung tâm cuộc bão giông và tự hỏi: vì lẽ chi không thể vãn hồi mọi sự vụ? Vì lẽ chi cái vui đi qua? Cái buồn khổ cũng đi qua? Vì lẽ chi con chim nhạn bay quang trời không để lại một đường rẽ trắng? Vì lẽ chi trận gió heo may thổi qua không viết rõ tâm sự mình vào cụm cây bên tam sinh thạch thượng? Vì lẽ chi giọt nước mưa rào long lanh như ngọc nằm trên chiếc lá tùng bách nọ không chịu rớt xuống vào giữa lòng bàn tay của tôi lúc tôi từ từ đếm xong một …hai…ba…bốn…tới mười? Mười? Là con số của viên mãn vể giữa ngọ viên dung.Nhưng viên dung ở chỗ nào, nếu như trong cái sát na khôn hàn tôi thốt ra cái tiếng, giọt nước ở trên cành lam nhánh lục vẫn cứ còn ù lì lóng lánh ở trên kia?

Bỗng nghe:

-Con nói thế? Ồ! Là nghĩa lý gì? Con đã nhìn thấy cái gì mà nói ra cái lời như thế? Con đùa chơi? Con bướng bỉnh? Con cứng đầu? Con nói như thế thì mẹ còn hiểu đâu vào đâu được nữa? Con tới tuổi thanh xuân con không chịu lấy vợ , thì thiên hạ sẽ nói sao về mẹ? Dì con thương mến con, chẳng là uổng nhiên hết cả hay sao? Con hãy bình tâm nghĩ lại coi, cái lời con thốt đó, có thể nào để lọt vào tai dì của con được không? Huống nữa còn con Tĩnh Tử nó lại nói với mẹ rằng , trừ Tam Lang ra nó không để ý tới ai được hết . Lúc con ở nhà dì lâm bịnh,mọi thang thuốc do tay nó pha nấu cho con. Lòng nó yêu con đã chầy rồi.Mẹ thật không thể nào hiểu được bỗng nhiên nay con ngang nhiên lầm lì thốt ra cái lời cộc lốc như thế!

Mẹ tôi càng nói càng lớn tiếng. Câu cuối cùng nghe như một tiếng thét đau xót dị thường. Tôi gạt nước mắt mà rằng:

-Từ mẫu hãy bình tâm nghe con thưa rõ. Con sờ tim tự vấn, thì thấy mình yêu Tĩnh Tử dị thường, con coi nàng không khác gì da máu của con vậy, hoặc xương xẩu của con vậy. Con cũng kính trọng nàng, điều đó Tĩnh Tử tronglòng tất cũng rõ. Nay con bỗng nhiên thốt cái lời vô lý nọ, ấy chẳng phải là có ý phản đối mẹ và dì, ấy chẳng qua là do một mối khổ tâm bất đắc dĩ,mong mẹ tha thứ cho con.

Mẹ tôi rầu rĩ không đáp lời nào cả.lâu lắm mới gắng gượng nói:

-Tam Lang con hãy nên nghe theo ý mẹ.Mẹ nay già nua lắm rồi, chỉ còn mong nhìn thấy con và Tĩnh Tử thành gia thất, thì dẫu mẹ có đi vào lòng đất ắt cũng nhậm cười chín suối vậy.

CHƯƠNG MƯỜI BA

Nghe mẹ tôi nói thế, tôi không cầm nước mắt được nữa, liền khóc một trận như mưa. Trong lòng tôi thật thấy mình có tội lỗi. Sao lại chẳng nghe lời. Chống lại ý nguyện huyên đường như thế để cho mẹ phải thốt lời thương tâm ấy ra, tình cảnh như thế chịu đựng sao được. Tôi bàng hoàng một chặp, rồi quỳ xuống gục đầu vào gối mẹ tôi kiếm lời an ủi mà rằng:

-Mẹ tha thứ cho con. Con thực là thằng bất hiếu, tội con nặng nề lắm. từ đây về sau con tuân lời mẹ vậy. Con còn nhỏ tuổi , chưa hiểu chi nhiều, mẹ hãy tha thứ cho con.

-Ừ! Con nghe theo lời mẹ mới là phải lẽ. Người đời xưa bảo rằng: “ bất tín lão nhân ngôn, hậu hối tương hà cập” (không tin lời người gia, sau hối hận sao còn kịp nữa).Huống chi đây là việc lớn suốt đời của con, mẹ già há đâu chẳng suy nghĩ kỹ càng? Con phải biết rằng không một phút nào mẹ chẳng vì con mà lo liệu. Như con chị của con, thuở nó còn ở nhà, mỗi phen nó không nghe lời mẹ, thì mẹ liền nạt cho nó một trận tơi bời. Nay nó đã về nhà chồng mọi sự mẹ chẳng hỏi han chi tới nữa. Nên biết rằng lòng đứa con gái nó hướng về bên chồng, thì cứ để yên cho nó hướng, mẹ há đâu cản trở chất vấn cái gì. Còn nói về chuyện Tĩnh Tử, thì lại không như thế. Đứa bé này tính tình trang trọng, nhàn mục hiền hòa lại thông minh đào để, hết sức hợp ý mẹ. Con chớ xem thường nó. Nó không phải như những hạng gái lôi thôi phó phấn đồ chi, nhâm nhi lý nhí đâu.

Mẹ tôi còn muốn nói nữa, thì người vú bước vào thưa:

-Thưa bà, phòng tắm đã sẵn sàng mọi sự. Nói xong , lui ra.

Lúc bấy giờ khoảng mười giờ. Vẻ mặt mẹ tôi không còn ảm đạm nữa. Bà vỗ vai tôi bảo:

-Tam lang, bữa nay mẹ phải xuống gác kiểm điểm áo quần mùa đông, mà mười một giờ mới xong xuôi công việc. Con hãy đi tắm một trận.

Lúc bấy giờ tôi biết mẹ đã hết buồn, thì lòng tôi hẳn nhiên hân hoan vậy. Ngẩng đầu nhìn khoảng không mây mỏng phiêu du, thong dong ruổi ruổi. Tôi khoan khoái một cơn, máu me xương xẩu phiêu phiêu động mình. Vâng, mọi sự vẫn thơ ngây? Nhịp đời đi chậm rãi? Niềm vui vẫn ở lại? Hạnh phúc đơn sơ biết bao ? Đồng thời tôi cảm thấy như dường không khí xuân xanh đang rẽ chia ra hai phía, nhường lối cho tôi bước, và khi tôi bước qua rồi, thì nó khép lại ở sau lưng tôi, như nước trùng dương khép lại sau khi con tàu rạch sóng băng qua. Thế thì có chi mô đâu là trở ngại? Có ai xô tôi vào cõi hỗn độn u ám tranh chấp gì đâu? Tình và nghĩa? Nợ và duyên? Bâng khuâng nghĩa mới?Ngậm ngùi tình xưa…? Không.Không có chi gay cấn phũ phàng cả.

Tôi đi thay quần áo và vào phòng tắm. Tắm xong một trận, tôi bước mình lên lầu gác, nhìn ra biển khơi, ngồi nhìn lâu lắm.

Thì bỗng dưng cảm thấy buồn sầu ở đâu xô tới như mây, tư lự ngậm ngùi ùn ùn đến như triều sóng biển, cùng chen lấn nhau tập kích tôi bốn mặt ba phương.

Sầu hận cũ bỗng dưng trở lại

Thêu đời hồng anh rụi cả máu me

Một khoảnh khoắc khôn hàn cơn kinh hãi

Ngập trường phong theo thể độ triều dài

Lời yếu đuối ôi lời thơ tàn tức

Lời nhỏ to từng đã phỉnh tôi nhiều

Tôi không biết tôi không còn biết được

Một tình yêu người xây đắp thế nào

Cũng đôi lúc tôi tìm ra tiết điệu

Dặt dìu buông ẻo lả giấc mơ mòng

Tình chấn động suốt vùng cây suối liễu

Mà bỗng dưng nay chẳng kiếm ra dòng

Lời lẩn thẩn theo vần lôi thôi nhuộm

Mẹ và em sao chẳng hiểu nỗi lòng

Tình chấn động nhà ma le lói nhuốm

Màu gẫm suy cái chết của thân mình

Đành thế vậy mẹ và em nếu muốn

Con rời bờ lìa cõi thế điêu linh

Vâng, bây giờ tôi hiểu. Lúc tôi quyết định cưới Tĩnh Tử, thì đó chẳng qua chỉ là lời choáng váng thốt ra, trong một phút lê mê bàng hoàng tình phi đắc dĩ đấy mà thôi. Và từ đó về sau bao nhiêu ưu hoạn sẽ nối đuôi nhau bay liên miên khắp mặt chiều hôm sa mù vang bóng vậy. Và cũng như âm thanh hải triều triền miên ai oán than van, không bao giờ dứt mối tiền ai oán than van, không bao giờ dứt mối tiền oan túc chướng một bận đã phôi thai. Nhưng làm sao ! Biết làm sao! Lúc thốt cái lời ấy! Nếu lời ấy không thốt ra lúc bấy giờ, thì còn lời gì để thốt ra khả dĩ yên ủy được mẹ tôi đang choáng váng?

Sự việc đã ra nông nỗi ấy, còn biết liệu xử ra sao? Chỉ còn có cách tạm thời thuận theo ý mẹ già một trận, chờ cơ hội chầy chầy khác, sẽ lựa lời dần khuyên giải, thong dong gỡ…

Nhưng gỡ dần như thế nào? Mẹ có thể nghe ra, nhưng còn Tĩnh Tử? Và nguy hại thay! Còn cả mối tình âm u âm ỷ của chính máu me tôi đối với nàng! Còn Tuyết Mai? Tôi sẽ bước cái lối nào để đừng giày xéo một trong hai?Giã từ cả đôi? Cả Tuyết Mai cả Tĩnh Tử? Nghĩa là cả tình mộng và nợ và duyên và lụy và…và? Chẳng lẽ lang thang mơ hồ đi như con ma lạc gió? Ngồi lại ở bên đèo, trên là đường truông, dưới là vực thẳm? Bẻ một ngành thạch thảo mà gửi về một nửa tiếng thơ?

Anh đã hái ngành lá cây thạch thảo

Em nhớ cho! Mùa thi đã chết rồi

Hỡi ôi! Mùa thu đã chết rồi? Rồi đến mùa đông cũng chết? Riêng mùa xuân mùa hạ song trùng chết từ ban sơ, há chưa đủ hay sao?

Em nhớ cho mùa thi đã chết rồi

Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa

Mộng trùng lai không có được trên đời

Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi

Và nhớ nhé, ta đợi chờ em đó…

Đợi chờ ở đâu mà bảo em nhớ nhé. Hỡi ôi! Suối vàng là cái chi như thế? Chẳng lẽ thảy thảy mọi người cùng phải xuống hết dưới đó để đợi chờ nhau chăng?

Nếu thấy nhu thế là quá phiêu diểu diêu mang, thì đợi chờ nhau trên mảnh đất đai dương trần này phải ăn làm sao với mẹ, nói làm sao với em? Lựa lời khuyên giải như thế nào mẹ già mới có thể thu hồi cái mệnh lệnh.Nếu mẹ già kiên quyết không chịu, ắt con phải đành đem chuyện đời con ra nói hết? Hoặc giả cuối cùng mẹ sẽ chấp thuận cho con trở về cửa Phật Đại Từ Bi? Về với Như lai, tất nhiên không thể lẽo đẽo đèo bong dắt theo người phụ nữ rất mực đoan trang. Tôi đặt bàn tay lênngực sờ vào trái tim tự vấn, quả thật tôi không phải đứa vong tình bạc nghĩa tàn nhẫn bỏ rớt rụng Tĩnh Tử sư muội nhị cô nương…

Kế đó, tôi chợt gẫm ra rằng theophong tục Nhật Bản chân tông, thì dù có đi tu cũng cứ lấy vợ được như thường. Một mặt tu niệm tụng kinh, một mặt ngủ chung với gái, hai sự kiện kia không có mâu thuẫn nhau trong Nhật tục chân tông.

Nếu từ đó, mẹ tôi viện lẽ ra mà bác bỏ ý kiến tâm nguyện của tôi, thì tôi ắt sẽ cứng họng, còn tìm đâu ra lời lẽ để ăn nói tiếp tục nữa?-If my mother were to use this as an argument, what could I say in answer to the her questioning? ( Nhược nhô mẫu dĩ thử vi ngôn ngô, hựu tương hà ngôn thuyết đáp dư từ mẫu da?)

Tôi quanh quẩn mãi với những ý nghĩ đó không sao yên lòng được. Lại nghe phía sau gió sầu thổi heo hút vào rừng, tôi bỗng cảm thấy kinh hoàng như cầy sấy chạm phải giẻ giun. Ấy bởi hoài niệm lời Phật dạy: “ Thân trung tứ đại, các tự hữu danh, đô vô ngã giả! Ta hồ ! Vọng ngô từ mẫu thiết vật khu nhi tác á dương khả nhĩ!” Than ôi! Dám mong rằng mẹ già đừng buộc con phải làm một con dê câm há dễ! sầu khổ ôi nhà ngươi là cái chi như thế? Tại sao ngươi cứ lần mò về gây náo động mãi thân ta?

Hãy khoan đi Sầu Khổ ạ

Hãy nằm im đừng náo động chi nhiều (….)

Sầu Khổ ạ,lại gần đây đối mặt

Trao bàn tay cho ta nắm bên miền

Năm tháng cũ mơ màng sực tỉnh

Bên trời xanh vận y phục cũ càng

Niềm luyến tiếc mở hai môi cười mỉm

Từ đáy sâu thăm thẳm vụt lên đàng

Vầng nhật ẩn dưới nhịp cầu ngủ lịm

Khói sương mù bàng bạc bốn chân mây

Trời ngất lạnh trên dặm khuya chuyển nhịp

Sầu Khổ ôi! Hãy lắng bước đêm dài…

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

Ngày hôm sau, chị tôi đến, chị không nói gì nhiều, chỉ khuyên bảo rằng:

-Em tùy lúc tùy nơi, phải nghe lời mẹ.Phàm sự gì cũng vậy, không nên buông thả theo cái tính hăng hái nhất thời. Thì từ đó em hiểu được rất nhiều về nhân tình thế cố. Còn về sự vụ em bảo rằng suốt đời em không lấy vợ, em cho đó là cao viễn, nhưng thật ra đó chỉ là cái ý nghĩ tầm phào của một đứa trẻ con, đủ khiến cho người ta cười chết ngất đi được. Tam Lang, em từ rày về sau nên ghi nhớ cái lời chị nói đó, đừng để mình là một trò đùa cho thiên hạ. Em nghe rõ chưa?

-Em nghe rõ rồi.

Chị hỏi:

-Em nghĩ thế nào?

Tôi đáp:

-Em nghĩ rằng rất mực phải vâng lời chị luôn luôn.

Chị nói:

-Thế thì tốt.

Tôi vâng vâng dạ dạ, rồi cáo lui. Từ đó trở đi, lòng tôi phiền muộn vạn trạng. Định tỉnh thần hồn, chiếp bất cử tọa. Suốt ngày tôi bần thần không yên, bơ phờ đi, bờ phờ đứng, bơ phờ ngồi nằm. Chỉ lo ngay ngáy sợ mẹ già nêu trở lại câu chuyện kia.

Mẹ tôi mỗi phen gặp tôi, thì hân hoan khôn tả, tợ hồ như chẳng hề hay biết gì hết cả về nỗi lòng tôi bời bời vạn chủng rối beng.

Một ngày kia, tôi ngồi trong phòng cầm bút hoạ bừa một trận , để phát tiết ra ngoài cái mối sầu vấn vít tim gan. Họa cảnh trạng ba đào cuồng nộ đánh tơi bời bọt bèo vào đá. Song lại hoạ cảnh biển xa lai láng lăn tăn triều sóng rì rào dàn trải. Rồi tôi vẽ thêm một con sa âu nghiêng cánh rơi lạc xuống đám khói sóng lạnh lung rồi mất hút vào hư không.

Chợt nghe tiếng gõ cửa, rồi tiếng em gái tôi xô cửa hỏi:

-A Huynh sao chẳng ra ngoài du ngoạn?

Tôi quay lại nhìn, chợt thấy Tĩnh Tử mặt phấn lưa thưa, nga mi đạm tảo, đang cầm tay em gái tôi, đứng bên khung cửa.

Thấy tôi quay lại, Tĩnh Tử nghiêng thân chào một cái.

Tôi nói:

-Mời a tỷ bước vào phòng ngồi nghỉ chân tý chút, tôi vẽ chơi tiêu khiển xong rồi, chẳng còn việc chi.

Em tôi liền nắm tay Tĩnh Tử, kéo ép nàng bước vào, tới đứng bên tôi. Tĩnh Tử đưa mắt đăm đăm nhìn bức họa trên bàn. Rồi mỉm cười nhìn tôi.

Tam Lang thứ lỗi đường đột cho. Xưa Đồng Nguyên họa Giang Nam sơn; Lý Đường họa Trung Châu sơn; Lý Tư Huấn họa Hải Ngoại sơn; Mễ Nguyễn Huy họa Nam Từ sơn; Hoàng Tử Cửu họa Hải Ngu sơn; Triệu Ngô Hưng họa Nhu Điều sơn; Bi Giang họa Bi Bôi sơn; nay anh Tam Lang của em há chẳng họa Nhai sơn đó ru?

(Formerly Tung-yuan painted

Chiangnan Mountain; Li

Tang, Chungchow Mountain;

Li Szu-hsun, Hawai Mountain

Mi Yuan-hui,Nanhsu Mountain;

Ma-yuan and Ha-kuei,

Ch’ient’ang Mountain;Wang

Tzu-ko,Haiyu Mountain;

Chu Wu-hing, Chat’iao Mountain;

Bi-Giang, Bê-bôi Mountain;

At present is not my

Saburo painting Mount Yai ?)

Mtộ phen người ta nhìn vào bức vẽ, một phen khiến người ta tâm hồn tiêu nhiên lòa xòa như gửi thân trong cõi miền của sử xanh cổ lục.

(Nhứt hồ sử nhân kiến tắc tiêu nhiên như trí thân thanh cổ chi vực).Thật quả là cảnh xiu thư thái tâm hồn và trong suốt mắt xanh vậy.( Đâu có như những loại vẽ vời tùm lum như rác bẩn của thằng Bùi).

Nói xong, nàng giao trả lại bức học cho tôi. Tôi cầm lấy nói:

-Tại hạ bỏ lâu ngày cây bút họa, nay cao hứng vẽ bừa ra như thế, chẳng ngờ được a tỷ quá khen, khiến cho người cảm thấy hổ thẹn.

Tĩnh Tử lại mỉm cười mà rằng:

-Tam Lang, em nói lời kia không có ý khách sáo gì hết. Thiết tưởng các họa sĩ ngày nay vẽ tranh chỉ đáng kể ở chỗ hình thể giồng sự vật là được, và mua được sự đáp ứng của chợ hội. Còn thật ra họ đâu đạt tới cõi tối cao lý thú của hội họa. Lại cũng có kẻ bị quẩn bách bởi tẩu hỏa nhập ma, vớ bừa vớ bãi vào bút họa mà mở cuộc cưỡng bức, làm trò cười cho bọn phụ nữ chúng em, há đáng chi mô mà mắt xanh my lục chiếu cố tới!!! Người đời xưa nói rằng họa thủy có thể suốt đêm dài phát thanh âm thánh thót, như sương nguyệt nguyên tiêu. Em nay nhìn bức họa của Tam Lang, quả thật chứng minh rằng lời nói của người xưa không phải là ngoa ngữ. Bức họa kia của Tam Lang, so với các tay danh thủ cận đại, quả thật có sự cách biệt giữa hột minh châu và hòn sỏi hoặc tấm ngói mảnh gạch vụn. Há cần phải chờ tới em thốt lắm lời?

Tôi lặng nghe lời nói như ru kia. Trong lòng suy gẫm:

-Thế gian sao còn có một tâm hồn đĩnh tuệ du dương đến như thế?

Tôi bước ra phía sau nàng mà đăm đăm nhìn hình hài nàng trong cơn bồi hồi ấy. Hỡi ôi! Tóc mây một món buông lòa xòa, cổ ngọc ẩn hiện như vân thạch mù sương, vai tròn lưng ong như kinh hồn cổ lục …Thì lòng tôi ngơ ngẩn một trận tự nhủ mà rằng:

-Chân chính là một hình ảnh khoáng kiếp nan phùng vậy (suốt kiếp cổ kim khó gặp).

Chợt Tĩnh Tử quay mắt lại nhìn, có vẻ bẽn lẽn:

-Bức họa này của Tam Lang có thể tặng người ta được chăng? Tam Lang đừng nghĩ người ta yêu cầu là lời khách sáo cho hợp lễ thôi đâu. Em nhìn phong cảnh ấy thương mang cổ dật, lòng em yêu chuộng rất mực mà thôi. Nay mở lời xin như thế ắt Tam Lang nguyên lượng cho em…

Hỡi ôi! mỗi tiếng người ngọc như mỗi bủa rộng chiêm bao…Thật quả có như là:

“Thưa gái ạ, nếu gái về xứ sở

Của vinh quang về lịch sử khuynh thành

Thì quốc sắc bốc thiên hương rạng rỡ

Sẽ bao trùm dòng Dương Tử Giang xanh”

Tôi bèn đáp mà rằng:

-Há dám! Há dám! Bức họa kia há đâu đáng một chút chiếu cố ôn tồn ý nghĩ xanh mắt lục cô nương? Tại hạ ý nghĩ rằng a tỷ như đã tinh thông hội họa, thì rất mong a tỷ đừng hẹp lượng mà ban cho lời chỉ bảo, làm lương sư giáo hóa cho tại hạ một bình sinh, há chẳng là hay ho tốt lành lắm lắm?

Tĩnh Tử bối rối cúi mặt xuống mơ màng, đưa bàn tay ngọc sửa lại mái tóc mai ủ rũ, kéo lại dải la đới chỉnh tề ngăn nắp, rồi chậm rãi mà rằng:

-Phi nhiên dã ! Chẳng thế được. Ngày trước em chỉ ngẫu hứng học tập qua loa, nhiên nhất vô sở thành( chẳng thành tựu được chút xíu nào cả). Nay trong chiếc rương chỉ còn có giữa lại một tấm họa “diệp hoa hải yến” mà thôi.

Tôi nói:

-Dám hỏi sao gọi là diệp hoa hải yến? (Thỉnh vấn vân hà diệp hoa hải yến?)

Tĩnh Tử đáp:

-Vườn ao nhà em, mỗi mùa hoa lá sen nở phồn thịnh, thì mỗi mỗi hàng đêm suốt cõi chim yến tía bay về vô số, làm tổ tại giữa đám lá hoa sen, như mở một trận ôn tồn yêu đương thiêm thiếp phù động liên tồn suốt xứ sở đất đai. Cho đến khi hoa tàn, lá tạ, chim yến tía vẫn dùng dằng chưa chịu bay đi. Em cảm thấy cái tính tình đó của yến tía trùng dương, nên mệnh danh gọi là: “ diệp hoa hải yến” rồi khởi sự vẽ cảnh tượng ấy ra. Tam Lang, nay để em đi tìm lấy ra xem, chỉ e lại làm trò cười cho linh hồn tài hoa đại phưong lạc lạc…

Tôi khom thân cung kính mà rằng:

-Xin a tỷ lẹ chân đi và nhanh chân trở lại, tại hạ rất mong được nhìn gấp. Tĩnh Tử không đợi tôi nói dứt lời, đã đi bộ cúc cung nhi khứ. Tay phất nhẹ tà áo, mùi thơm xuân sắc bốc lừng tỏa lòa xòa ra bốn mặt.

Tôi giữ em gái lại, hỏi mà rằng:

-Sao chẳng nghe tiếng mẹ và chị đâu cả? Mẹ và chị đi đâu rồi chăng?

Em gái đáp:

-Nhiên, A tỷ rủ a mẫu, a di đi dạo hết cả rồi. Bảo rằng, đi Diệp Sơn (Hayama) để ngắm cảnh những cây thiên quán tùng ( những cây tùng tuổi tác ngàn năm).Và cũng có thêm việc khác nữa, thuận đường ghé bái yết Thiển Đảo thần xã. Đã dặn dò cô bếp chờ cơm trưa bữa nay lúc mười hai giờ rưỡi. Và dặn em nói lại với a huynh điều ấy.

Tôi hỏi:

-Sao em không cùng đi?

Em đáp:

-Chẳng. Chị Tĩnh Tử chẳng đi, nên em cũng chẳng muốn đi.

Tôi nhìn thấy em tôi cầm trong tay một quyển sách. Bèn hỏi:

-Sách gì đó?

Em đáp:

-Đó là bộ bách thư của Ba Nhĩ Ni (Panini).

Tôi nói:

-Đó là Phạn văn điển. Em học tập sách đó sao?

Em đáp:

-Chị Tĩnh Tử mỗi ngày bày vẽ em đọc. Ban đầu học thất khó. Rồi lần lân quen thuộc rồi thấy thích lần lần. Câu văn nghe thật nhịpnhàng. Thật là không như Pháp ngữ, Anh ngữ. Không thể nào nêu ra ngang hàng nhau được.

Tôi nói:

-Thế thì té ra chị Tĩnh Tử đã nhiều ngày nghiên cứu tiếng Sankrit.

Em nói:

-Chị Tĩnh Tử thường ngày thích nói về đạo Phật, vì lẽ đó nên chị đọc Phạn văn. Hoặc là Phạn văn hấp dẫn chị thì cũng có lý. Chị thường bảo em; “ Phật giáo tuy xích thanh luận” ( không luận về âm thanh, vứt bỏ thanh luận) nhưng mà Da Du nói về ngữ pháp: viết tướng, viết nhanh, viết phân biệt, viết chính trí, viết chân như, mọi thứ đó rất gần Ba Nhĩ Ni học phái. Tuy ra đời sau Lăng Nghiêm, y tư nhĩ căn viên thông, hữu thanh luận tuyên minh chi ngữ. Thị Phật giáo diệc thu thanh luận, đặc hình thức tương dị nhĩ ( chỉ duy hình thức là khác nhau thôi).

Nghe em gái nói ríu rít ra như thế, tôi nghiêm chỉnh nét mặt lại mà rằng:

-Thiện tai!Thiện tai! Tĩnh Tử quả là siêu phàm nhập thánh. Em hãy chăm chỉ theo chị học tập, đừng xao lãng nhé!

Em hỏi:

-Còn a huynh bày vẽ em học gì?

Tôi đáp:

-Để anh chép tặng em một bài thơ dịch của thi sĩ Tây Phương.

Thế là tôi chép bài thơ của Nerval tặng cho em gái.

Ngày đông đẹp ,lắm phen chiều chủ nhật

Tuyết phủ bờ nhuốm ánh nhạt tà huy

Cùng em gái nắm tay đi ngoạn cảnh

Mẹ bảo:-Về cho kịp bữa ăn chiều

Và khi đã nơi điện đài Túy Lúy

Ngắm và nhìn những lộng lẫy xiêm nghê

Em gái lạnh đòi về thôi anh nhé

Vì sương mai sắp phủ khắp sơn khê

Đành quay gót tiếc thương ngày quá đẹp

Quá vội vàng đi mất không em

Về tới ngõ tự ngoài khung cửa hẹp

Bỗng nghe mùi phưng phức thịt gà chiên

(Gerard de Nerval)

LA COUSINE

L’hiver a ses plaisir; et souvent, le dimanche,

Quand un peu de soleil jaunit la tere blanche

Avec une cuosine on sort se promener…

-Et ne vous faites pas attendre pour diner,

Dit la mere.Et quand on a bien, aux Tuileries

Vu vous les arbres noirs les toilettes fleuries

La jeune fille a froid…et vous fait observer

Que le brouillard du soir commence à se lever.

Et l’on revient, parlant du beau jour qu’on regretted

Qui s’est passé si vite…et de flame discrete:

Et l’on sent en reentrant avec grand appétit,

Du bas de l’escalier,-le dindon qui rôtit.

Chép xong tôi bày cho em đọc. Nó mừng quá, hỏi ríu rít;

-Anh còn bài dịch nào?

Tôi đáp:

-Một bài không đủ sao?

Em đáp:

-Đủ. Nhưng còn thiếu?

Tôi hỏi:

-Tại sao còn thiếu?

Em đáp:

-Thiếu một bài cho chị Tĩnh Tử.

Tôi nói:

-A!!!

Em bảo:

-Chép nhanh vào luôn thể trong trang này một bài cho chị Tĩnh Tử.

Tôi bèn chép bài thơ Tháng Năm của Aispollinaire:

Dạo thuyền xuân sắc tháng năm

Giai nhân đầu núi xa xăm ngóng về

Thuyền trôi cách biệt hai bề

Ai xui liễu khóc đầm đìa bờ hoang

Vườn cây ngưng cóng hành hàng

Cánh hoa thắm rụng như làn môi ai

Ven sông đường đỏ dặm dài

Bước chân du nhạc hình hài hoang liêu

Một con gấu một con tườu

Một con chó chạy sau lừa kéo xe

Từ đâu tiếng dịch vọng về

Rập rình quân nhạc đã lê thê chìm

Tháng Năm về điểm sơn xuyên

Trên tàn phế dựng muôn nghìn thảo hoa

Cành miên liễu , gió la đà

Rì rào lau trúc nụ ngà khỏa thân

(Appollinaire)

MAI

Le mai le joli mai en barque sur le Rhin

Des dames regardaient du haut de la montagne

Vous êtes si jolies mais la barque s’éloigne

Qui done a fait pleurer les saules riverains

Or des vergers fleuris se figeaient en arrière

Les pétales tombés des cersiers de mai

Sont les ongles de celle que j’ai tant aimée

Les pétales flétris sont comme ses paupières

Sur le chemin du bord du fleuve lentement

Un ours un singe un chien mené par des tziganes

Suivaient une roulette trainee par des tziganes

Tandis que s’éloignait dans les vignes rhénanes

Sur un fifre lointain un air de regiment

Le mai de joli mai a pare les ruines

De lierre de vigne vierge et de rosiers

Le vent du Rhin secoue sur le bord les osiers

Et les roseaux Jaseurs et les fleurs nues des vignes.

Chép xong em gái tôi đọc qua một bận, nó sung sướng bảo:

-Bài này cũng hay. Nhưng bài này anh chép nét chữ đẹp hơn bài kia. Tại sao như thế?

Tôi đáp:

-Tại vì lúc đầu chép bài kia cho em, thì bàn tay nó chưa nhuần cây viết. Tới bài sau, thì cả mấy ngón đều duỗi ra thư thới hơn trước. Vả lại, chị Tĩnh Tử học giỏi hơn em.. Nếu chép thơ cho chị mà không cố gắng viết chữ thật đẹp, ắt sẽ bị chị Tĩnh Tử xem thường.

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

Nói chuyện với em gái đến đó, lòng tôi tự nhủ: “ Tĩnh Tử tệ cốt thiên sinh, một thời không hai( vô lưỡng vô song) há chẳng khiến đời kính sợ? Tiếc sao, tiếc sao, ta phải đành ngậm ngùi xa lánh, không thể nào để thu hút về bờ cõi bất tuyệt thiên hương kia. Làm sao! Làm sao ta dám lân la phụng thị tài bồi chầy ngày bên làn thu ba kỳ ảo nọ!” (Kiyoko’s brilliant mentality comes straight from heaven. There is no other like her. How can she but inspire one with awe and repect?It is regrettable that I cannot always bask in the radiance of her eyes.”)

Vâng. Ngọn thu ba huyền diệu dâng lên dị thường như thế, ta phải đành nuốt hận mà cao chạy xa bay. Để bảo rằng tồn trì lưu tự thân thể. Vẫn biết rằng làn sóng nọ ôn tồn ấm áp vô song. Nhưng cũng chính vì thế mà nó giết chết hồn ta trong từng cơn o bồng o bế.

Đang giữa lúc liên miên tư lự, thì Tĩnh Tử đã lòa xòa tròn xoe trở lại. Bước vào như xô ùa về cả trời mộng càn khôn. Tay cầm một tấm lụa họa, nàng đứng thẳng trước nhãn quan tôi, phiêu phiêu như liên tồn chẩm ma tiên tử na cá vạn chủng phong tình bài động liễu yêu. Tôi đứng thẳng lên. Máu me run như cầy sấy, xương xẩu rục rịch như giẽ giun, nhưng phải làm ra vẻ thản nhiên túc mục, tâm bình khí hòa thong dong bước tới chậm rãi, cầm tấm lụa mà xem xét.

Bên bờ mép ao sen, xum xuê thùy dương lòa xòa bê tỷ trúc, đấy là phong cảnh bên nhà dì tôi, một vị nữ lang phiêu nhiên đứng lòa xòa tại đó bên bóng trúc liễu mơ màng, phong thái an nhiên, màu áo lụa xanh lơ bích la tụ đái, dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê, nửa giống như nữ lang ở tiền diện, nữa giống như gái Ngô của vong hồn vãng sự. Tà xiêm phất phất gió đàn. Hương gây cấn dậy mùi đàn giẽ giun. Thân cầy sấy mộng điên cuồng. Lạc đường thêm lỗi hẹn nguồn sơ nguyên…

Thưa gái ạ, nếu gái về xứ sở

Của Dư Vang về lịch sử khuynh thành

Thì quốc sắc bốc thiên hương rạng rỡ

Sẽ bao trùm hồn sông Lõa sông Xên

Nữ lang ấy búi tóc đuôi phụng theo phong thể “phi thiên” ( tiên nữ bay trong gió) thời nhà Hán.Nàng đăm chiêu đưa mắt nhìn phong cảnh diệp hoa tỷ yến, mà cũng như dường đang tự ngắm bóng hình mình trong màu sắc trang y, lõa xõa tiêu nhiên hữu xuất trần chi tư.Phiêu phiêu hữu lăng vân chi khái.

-Tôi than một tiếng mà rằng:

-Người đâu mà đẹp thế. Há chăng ru là Chân Chân nương tử mộng lý tầm sưu?

Tĩnh Tử nghe tôi nói thế, đưa mắt nhìn tôi, rồi nhìn em tôi, mỉm cười nói:

-Có thật đáng được Tam Lang khen ngợi vậy chăng? Và Tam Lang có thật là biết nhận ra người lúc nhìn qua ngoại mạo? Có thật nhận rõ bên trong, linh hồn còn chứa chất những gì? Người trong tấm họa có vẻ linh hoạt khiến lòng người xúc động , nhưng nàng không biết nói, thì Tam Lang căn cứ vào đâu mà nhận xét được tâm tư nàng mang những tình tự ra sao?

Tôi không đáp vào lời chất vấn đó. Nhưng thầm nhủ: “ Người trong tấm họa không biết nói. Nhưng người vẽ tấm họa đã đem dung nhan mình và ngôn ngữ mình mà truyền vào cho giai nhân trong họa, chừng đó há chưa đủ hay sao? – I wishes the simper-ing misses or the intellectual girl could meet Diotima Kiyoko’s eyes. How the affectations of the young women would fall from them, and the intellectuals, recognize a wisdom not in book. Would young intellectual women not recognize something they had lost irreparably in the quiet chastity of Beatrix-Dio-tima-Kiyoko’s eyes? Tôi ước mong những cô nàng ỏn ẻn cười giả tạo,những gái trí thức mang kính trắng đong đưa, có cơ hội một phen nhìn thấy hai con mắt bình lặng của Diotima Kiyoko một lần. Thì từ đó, bao nhiêu giả tạo lai rai ắt sẽ rụng rơi đi hết, và những cô nàng trí thức ắt sẽ có dịp nhận thấy ra một phong tuệ anh hoa ở ngoài vòng sách vở. Một màu lan nam diện tuyệt nhiên chẳng có liên can chi tới học đường. Phải chi mà các cô nàng! Há rằng chi phải? Hỡi các nương tử cô nương? Há đâu rằng các cô nương sẽ chẳng bao giờ nhận nhìn rằng mình đã đánh mất một cái gì, đánh mất một cái khôn hàn vĩnh viễn, lúc các cô nàng nhìn vào vẻ thuần nhiên thơ dại trong hai con mắt Beatrix Diotima Cô Em Mọi Nhỏ Kiyoko?

Tĩnh Tử nhìn tôi. Như chờ đợi lời đáp. Tôi sực nhớ rằng mình mãi suy nghĩ đâu đâu trong khi nàng còn chưa bỏ rơi câu chất vấn. Tôi bèn cất tiếng mà rằng:

-Hoa bút tú dật tuyệt luân, cố thị tiên phẩm. Tôi sinh bình từng nhìn qua nhiều bức đơn thanh của nhiều họa sĩ, thì toàn nhiên là không kịp bức này. Hỡi ôi! Y bát cựu truyền đã rụng rơi đâuhết cả. Tại hạ còn biết ăn nói ra sao nữa bây giờ! Nay cứ theo cái nté vẽ phiêu nhiên hành vân lưu thủy này của cô nương, quả thật là duy nhất một mình tài hoa kiết kiết độc tạo anh hoa phát tiết duy nhất một lần. Khiến tại hạ chỉ biết than một tiếng ngậm ngùi cho bù cơn bối rối và dừng hết mọi trận chiêm bao. A tỷ đáng là bậc thầy của tại hạ, thật là phước hạnh lắm ru!

Tĩnh Tử lúc bấy giờ e lệ ngại ngùng không mở môi đáp được; phủ tủ tu du, ủy uyển ngôn viết:

-Tam Lang sao lại nói quá lời khen tặng tôi như thế? Khiến cho niềm riêng lóng cóng không biết còn chỗ đất đai nào để bình tĩnh tự dung. Chỉ mong Tam Lang đem bức họa hôm này vui lòng ban cấp cho, thì tôi sẽ coi đó là một mẫu mực riêng biệt, và cũng là một kỷ niệm để ghi tạc trăm năm. Nhân vì cái ý huống, tình cảnh biểu hiện trong họa kia, lại tương hợp với thân thế tôi. Tâm tình Tam Lang , há chăng cũng y nhiên như thế?

Tôi đáp:

-Tại hạ lâu nay chẳng chú ý tới việc tập họa, bởi vì năng khiếu chẳng có bao nhiêu, tài ba đã tận. A tỷ trái lại, đúng là rất mực tài điệu hơn người, nên khiến tại hạ chiêm ngưỡng rất mực” bắc diện hồng trang” há đâu phải là lời thốt buông tuồng sàm sỡ?

-Tĩnh Tử sượng sùng e lệ không đáp. Tôi cũng không lời. Nhưng hai tay tôi nâng bức họa hiến tặng nuồng. Và ngẫu nhiên mà thốt:

-Kính tặng cô nương vui lòng mỉm cười nhận cho một chút gọi là! Gọi là tỏ bày chút lòng của tiểu đệ kính một cô nương. Há dám bảo đây là họa hội hội họa gì ráo ráo!

Tĩnh Tử hãn nhiên mà rằng:

-Tam Lang nói như thế, càng cho thấy rõ cái tài hoa sâu kín của người tao nhã vậy. Bức họa càng quý giá bội phần.

Nói xong nàng vén xiêm, chỉnh đốn quỳ một chân xuống, trang trọng đón chút quà mọn như đón tặng vật trời ban. Ôn tồn thuần hậu mà rằng:

-Kính tạ Tam Lang! Tam Lang từ nay đừng dùng tiếng “cô nương cô nưỡng cô nuồng” mà gọi tôi. Nghe có vẻ ra cái làm sao ấy. Chẳng thân thiết tý nào.

-Kính thưa cô nương. Tại hạ đồng ý là : tiếng cô nương nghe ra không có vẻ thân mật. Nhưng còn tiếng “cô nuồng” thì quả thật là thân thiết bịch bồ.

Tĩnh Tử hỏi:

-Hà dĩ kiến đắc?

Tôi đáp:

-Nhân vì tiếng “cô nuồng” có chứa chất âm thanh “ uông uông uồng uồng” ngụ trong tính tình nên lời tuyệt diệu.

Tĩnh Tử hỏi:

-Tuyệt diệu như răng?

Tôinói:

-Như rằng uồng uồng chuồn chuồn thèm thuồng và ở truồng vân vân.

Tĩnh Tử phì cười:

-Tam Lang chớ giỡn như thế. Em không bằng lòng.

Tôi nói:

-Dạ vâng.

Nuồng bảo:

-Dạ vâng cái chi. Tam Lang hảy dùng tiếng ừ vậy.

Tôi đáp:

-Nhiên.

Nuồng nói:

-Phải. Nhiên. Giờ đây em đã nhận tặng vật của anh, sớm hôm nhìn ngắm, em sẽ không quên con người đã ban cho.

Đêm ấy, trăng lưỡi liềm đã mọc. Mặt biển phía Tây, thủy ba phẳng lặng. Tôi cầm cây gậy bước ra cửa, lần bước thong thả mà đi. Gặp một ngư ông, tôi dừng chân cùng ông trò chuyện. Đến khi ngư ông thu thập cần câu, tôi cũng quay thân về nhà. Lúc bấy giờ đêm lặng, gió lạnh.Tôi nhìn ra bốn mặt. Trừ bãibiển quanh co mấp mô cồn cát và trừ vầng trăng mới mày xanh in ngần kia, chẳng còn thấy gì nữa hết. Doanh hoàn vũ trụ thu thể lại thành man mác một màu.

Lúc tôi còn cách nhà khoảng một trượng, chợt mắt thấy một bóng người ngồi yên bên một tảng đá cheo leo lạc loài bên bờ biển, mà nhìn ra mặt biển khơi. Tôi nhận rõ dáng dấp thon thon kia chính là Tĩnh Tử . Liền bước tới hỏi:

-Có phải a tỷ ngồi đó chăng?

Tĩnh Tử nghe tiếng tôi gọi, thì mừng rỡ vô cùng. Quay đầu lại vội vã, hẳn nhiên mà rằng:

-Tam Lang! sao về muộn thế? Không sợ gió biển lạnh lẽo hay sao ? Em ngồi đây chờ đợi anh đã lâu, lúc ra biển Tam Lang có mặc thêm áo vào thân thể hay không? Trời chiều hôm, khí hậu không như ban ngày, Tam Lang ắt hẳn không chịu nổi đâu. Chẳng nên lang thang như thế người nhà lo âu. Tam Lang hãy giữ gìn thân thể, cái rét chiều hôm đâu phải chuyện chơi.

Tôi đáp:

-Cảm tạ a tỷ lưu tâm chiếu cố. Trời lạnh lẽo, đêm tịch mịch, a tỷ ra ngồi đây, tư lự chuyện gì? Em gái tại hạ vì sao không cùng đi với a tỷ?

Tĩnh Tử nhỏ nhẹ lời mà rằng:

-Thân hèn cỏ nội hoa cồn, có chi đáng tiếc, để Tam Lang bận lòng. Em vừa ở nhà ra đây. A mẫu, lệnh tỷ, lệnh muội và di mẫu, cùng họp tụ ở nhà bếp gọt dưa , chẻ mướp. Chỉ một mình em rỗi rảnh ra đây, phụng bồi Tam Lang, Tam Lang về gặp nhau đây, lòng em thư thái lắm.

Tôi cảm tạ nàng mà rằng:

-Thâm cảm a tỷ hậu ý kiến đãi! Quý phất khắc đương? Vọng a tỷ thứ hồi, vô mạo dạ dĩ trữ ngã!...Rất mực cảm kích ý nồng của a tỷ đối với tại hạ. Xấu hổ vì mình cảm thấy chẳng đáng được nhận tấm lòng của thiên hương. Mong a tỷ quay về nhà, đừng xông sương đêm giá lạnh mà chờ tại hạ ra như thế. Tấm lòng ân đức của a tỷ, tại hạ cảm thấy rất mực rằng mình chẳng đáng đón nhận một tý ty giọt nhỏ liên tồn dục trích nào đâu.

Tĩnh Tử ra chiều bực tức mà rằng:

-Tại sao anh ăn nói có vẻ lẩn quẩn kỳ quái như thế?

-Kỳ quái như thế nào?

-Anh làm ra vẻ…tục gọi là kẻ nhiều mặc cảm.

-Hỡi ôi: Có lẽ đúng và cũng có lẽ không. Xin cô nương thử nghĩ…

-Thử nghĩ cái chi?

-Thử đặt mình vào địa vị một kẻ lạc loài từ thuở sơ sinh , quen sống ở giữa lầm than địa ngục, rằng quen mất nết đi rồi…Thì từ đó về sau.

-Về sau như thế nào?

-Nếu bất thình lình cô nương hạ tứ ném châu gieo vàng, chan rưới mưa móc liên tồn thiên hương tràn lan ra cho nó, nghĩa là dùng một cái xô ùa nó xoay tít từ Địa ngục lên tột đỉnh tột vời Thiên đường, thì làm sao có thể…

-Có thể cái chi?

-Có thể nó sống nổi trong cát sát na kỳ ảo đùng một cái nối tiếp hai thái cực một vực một trời? Người xưa có nói: “ Sự gì cũng phải từ từ. Đốn tre đẵn gỗ, mò cua bắt chuồn chuồn cũng vậy. Hà huống…

-Hà huống cái chi?

-Hà huống sự vụ ban hạnh phước hồng ân lai láng liên tồn cỏ tơ xum xuê tươi tốt. Cái khung cửa kia vốn dĩ là đã hẹp, thì cứ mở ra cũng phải mở từ từ, há đâu đùng một cái mở toang cả hai cánh ra một lúc bất thình lình cho được.

Nói xong, tôi ngậm ngùi dấn bước, toan băng qua cửa vào nhà. Nhưng Tĩnh Tử vội vã chạy theo gọi giật lại:

-Tam Lang cho phép em hỏi anh vài điều.

-Cô nương sao khách khứa như thế! Có việc gì cứ hỏi. Tiểu đệ không có sự gì không hết lòng giải thích cho a tỷ rõ ràng.

Tĩnh Tử ngần ngừ một chút, rồi thấp giọng ôn tồn mà rằng:

-Tam Lang , từ ngày biết nhau, em thấy Tam Lang có vẻ mang chứa một mối sầu gì khó tả. Đó là bởi cái cớ gì? Tam Lang buồn, thì khiến người ta cũng buồn theo. Nay em mong manh giải thích cho một chút.

Lúc bấy giờ lòng tôi đã rõ. Hung triệu đang lảng vảng quanh mình. Tôi đứng im không nói.

Tĩnh Tử hỏi tiếp điều hai:

-Tam Lang có biết duyên do bởi đâu mà hôm nay a mẫu yêu cầu a di cùng lệnh tỷ đi lễ Đạm Đáo Minh Thần? Em tưởng rằng Tam Lang tất nhiên chưa rõ lẽ điều đó.

Nghe nàng hỏi thế, tôi trố mắt nhìn ra, không biết đáp lại như thế nào cả. Cuối cùng mà rằng:

-Quả đúng như a tỷ nói. Tiểu đệ chưa rõ lắm.

Tĩnh Tử thấp giọng, lời nói hổn hển ngậm ngùi không nghe rõ tiếng, đại khái dường như nàng nói thế này:

-Tam Lang nghĩ lại xem, ấy chẳng qua chỉ vì chàng và em đây mà thôi vậy.

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Ngực tôi bỗng chấn động hãi nhiên, tôi hiểu điều cốt yếu trong lời nói hổn hển kia. Tôi bàng hoàng gay cấn, quày thân bước tẽ sang bên. Rồi cố lấy giọng chậm rãi, làm bộ thản nhên, đưa tay chỉ mặt biển mà rằng:

-A tỷ nhìn ra ngoài kia, cái bóng đen gì như thế ở giữa lòng biển mù khơi. Dường như đó là chiếc ghe ngư phủ lạc loài ở trong sương. Phải chăng? Phải chăng? Nhiên da? Phủ da?

Tĩnh Tử cúi đầu không đáp, nàng bước tới sát bên ngực phổi tôi, đưa hai làn mắt xanh nhìn vào mặt tôi một cái. Tôi đứng dưới màu trăng minh mông, ngưng thần nhìn kỹ hai má nàng, ngó tỉ mỉ vào hai môi miệng nàng. Ôi phù dung như diện, liễu như mi. Một khuôn mặt huyền ảo. Như vầng nguyệt nguyên tiêu với làn tóc mây lòa xòa xung quanh xúm xít lại. Lúc nấy giờ cảnh vật bốn bề lặng lẽ, vạn vật cô liêu…Lòng tôi mất hết khả năng tự trấn định. Tôi ngẩng mặt ngó lên trời. Trời tràn lan ô vân hắc vụ. Chỉ lấp lánh vài đóa gnôi sao lạc lõng phiêu phiêu hốt hốt nhấp nhô chút tàn phai ánh sáng…” In every land I saw, wherever light illumineth, Beautyand Anguish walking hand in hang the downward slope to death…”

-Khắp nơi nơi xứ sở đất đai người? Nơi ánh san1g lập lòe nơi u tối? Tôi chỉ thấy riêng một niềm vòi või? Lạnh căm căm hồ hải mộng tan rời. Ôi kiều diễm và hoang mang khắc khoải. Nắm tay nhau bước xuống dốc xuôi đời. Về cõi chết âm u ồ vô hạn…Còn gì đâu sau những phút chung ngồi?

Tôi bất giác tự nhủ: “ Hỡi ôi! Đây phải chẳng thế gian của con người. Vùng đất đai này không còn bờ thanh lục nguyệt. Đêm nay vì duyên do nào, ta lạc lõng về chốn non nước bi thương này”.

Tôi đang nghĩ bần thần ra như thế, chợt có một vật gì như một mảng bông tơ nõn xứ Ngô dịu mềm ấm áp đặt thiêm thiếp lên bàn tay tôi. Té ra đó là bàn tay Tĩnh Tử đặt lên ,nắm lấy tay tôi, kéo tôi lại, kéo tôi lại ngồi lên một tảng đá lạnh không khô. Tôi đành ngồi sát bên nàng không cách gì thoát thân. Lâu lắm, Tĩnh Tử mới lên tiếng nói, bằng giọng réo rắt trong veo, nhưng như sầu như oán:

-Em xin hỏi anh Tam Lang, dì đã nói với anh về chuyện chúng ta chưa?

-Tôi lúc bấy giờ tâm thần hoảng hốt, tay chân như muốn run lên lẩy bẩy, hai hàm răng suýt lật bật cằm cập. Tôi cúi gầm đầu xuống, không dám ngó nàng. Trong lòng tự nhủ:lưới tình bủa vây, có chấp cánh cũng không dễ mà bay đường trời.

Chỉ nghe Tĩnh Tử liên tiếp hỏi dồn dập:

-Tam Lang! Quả thật a di đã nói lời gì? Tam Lang chẳng lẹ không hiểu gì hết cả về thế tình hay sao? Hay là Tam Lang trong lòng rõ hết, mà không chịu nói ra lời? Vì lẽ chi em phiền não thế này? Vì lẽ chi anh chẳng đoái hoài chút gì cả? Em cứ thấy anh ủ rũ ưu tư hoài, nhưng không dám hỏi han làm rầy anh. Anh chẳng thấy nhìn gì hết cả hay sao?Hay Tam Lang trong lòng rõ hết, mà không chịu nói ra lời? Vì lẽ chi em phiền não thế này? Vì lẽ chi anh chẳng đoái hoài chút gì cả? Em cứ thấy anh ủ rũ ưu tư hoài, nhưng không dám hỏi han làm rầy anh.Anh chẳng thấy nhìn gì hết cả hay sao?

Tôi cố gắng sức chế ngự mối kinh hoàng, lắp bắp mà rằng:

-A nương chẳng có nói gì hết. Dẫu có nói, tôi cũng mơ hồ không hiểu và không còn nhớ gì.

Tôi vừa thốt lời đó ra, chợt cảm thấy Tĩnh Tử gân mạch lẩy bẩy đảo điên, bàn tay nàng rời rã buông xuôi . Tôi biết nàng kinh ngạc dị thường vì lời nói của tôi. Tôi đương tìm sự khác nói lãng đi chợt một trận gió não nùng từ ngoài biển thổi lại, thổi tới ghềnh đá núi, băng ngàn mà đi. Tôi đứng im lìm Tĩnh Tử hoảng nhiên nhìn bốn phía, nàng thò tay vào trong mình mẩy, rút ra một tấm khăn đem ấn vào giữa lòng bàn tay tôi như ấn một vật ôn tồn huyền bí. Rồi lên tiếng bảo:

-Tam Lang, trong chiếc khăn tay này có thêu thùa lê hoa tiên ở một góc, em thuở còn nhỏ học thêu với mẹ và làm nên vật đó. Em xin tặng anh, gọi là báo đền chút ít bức kiệt tác hôm nay. Anh hãy nhận cho. Vật mọn chẳng đáng kể là bao. Nhưng Tam Lang sẽ thấu hiểu lòng em.

Tôi nghe nàng nói như thế, không còn biết tính sao. Tự nhủ: Từ chối không nhận thì lòng không nỡ. Nhận lấy thì ắt sẽ lâm vào tình cảnh thấy vật nhớ người. Làm sao tôi co 1thể đáp ứng được tâm nguyện mẫu thân và hoài vọng Tĩnh Tử? Tôi lẩn quản tư lự chnẳg biết làm thế nào Tĩnh Tử còn muốn nói nhiều tôi chỉ nghe thấy tiếng gió lạnh thổi tràn, heo hút khắp nước non, sóng biển gầm thét đập vào đá ghềnh, thê thảm bi hùng như ba quân tan tác, hào lũy tan hoang.

Tĩnh Tử cầm chiếc khăn gấp lại tỉ mỉ, nhét vào túi áo nơi ngực tôi, rồi nắm lấy cánh tay tôi, nàng ôn tồn áp má nàng vào đó. Thổn thức như muốn khóc:

-Tam Lang! Nhận lấy vật ấy đi và đừng buốn nữa. Em cầu nguyện Trời Xanh và Thượng Đế Như Lai che chở anh khỏi tai ương. Bây giờ chúng ta hãy cùng về nhà gặp mẹ.

Tôi ngẩn ngơ đứng ù lỳ không nói, chỉ cảm thấy phổi tim máu me đập dữ dội, như muốn nhảy vọt ra ngoài. Tĩnh Tử kiều diễm dị thường ân cần nắm tay tôi dắt đi như đắt một con chó con, và chậm rãi bước. về tới phòng gác, cảm thấy có phần sáng sủa của trí óc chút ít ra, nhưng tình tự máu tim vẫn bồi hồi phân loạn rời rạc như nhà mà không còn tìm ra đâu lối vào cửa quỷ.

Đêm đó tôi mới giác ngộ ra rằng nếu không thoát ly linh hồn ra khỏi thân thể, đem tấm hình hài máu me hoàn lại cho phụ mẫu , thì ngoài ra, không còn cách gì thoát ra khỏi được cái cửa ải eo óc của tình yêu tình lụy, mà ly khai những cạm bẫy rối rắm bủa vây bốn mặt ba bề.

Tình chấn động suốt vùng cây suối liễu

Mà bỗng dưng nay chẳng kiếm ra dòng

Lời lẩn quẩn theo vần lôi thôi nhuốm

Màu gẫm suy cái chết của thân mình

Đành thế vậy miễn là em chịu muốn

Anh rời bờ lìa cõi thế điêu linh

CHƯƠNG MƯỜI BẢY

Tân toan hái củ cuốc cày

Mồ hôi máu lệ nhuộm đầy tay thôi

Nghèo xơ xác luống trông vời

Tháng năm hồ diện nước vơi lại đầy.

Ngày hôm sau, buổi sáng trời xanh vô cùng. Nhưng khí hậu rất lạnh lẽo. Thâm đông quý tiết thật là đến chỗ gay cấn. Mẹ tôi dậy sớm bảo người bếp sắp đặt bánh trái ra và đồ ăn thức uống, mọi người tề tựu trong phòng, tiếng nói vui tươi nhộn nhịp nghe như chạy tàn. Hôm nay người chị tôi sắp quay về nhà chồng. Tĩnh Tử lúc bấy giờ búi tóc theo thời xưa đời Ngụy “ hiểu hà trang” ( khói mây buổi sáng) Một món tóc lòa xòa lệch nghiêng xuống vai bên phải. Lối búi tóc đó tuyệt nhiên không có gì giống thời trang lúc bấy giờ. Nàng e lệ nghiêng thân chào tôi, trông càng kiều diễm thêm ra . Tôi lại bên lò bếp ngồi xuống, lòng cứ bồi hồi không yên nhân vì trong đêm trước nói chuyện với nàng bên bãi biển, tôi chưa nói rõ ràng cái gì ra cái gì cả với Tĩnh Tử.

Lát sau chị tôi từ biệt mọi người, thì Tĩnh Tử nắm tay em tôi đưa chị tôi ra cửa. Tôi bước theo sau. Ra tới đường, mẹ tôi đứng một bên bảo tôi hãy đưa chân chị tôi. Tĩnh Tử nghe thì vẻ mặt lộ vui mừng,nàng liền chạy cầm mũ sách can đen lại cho tôi.

Tôi nói:

-Cám ơn a tỷ ân cần chiếu cố.

Chúng tôi cùng đi tới nhà ga. Tới khi còi tàu huýt, tôi từ biệt chị. Trên đường về chỉ còn tôi và Tĩnh Tử và em gái tôi mà thôi. Tĩnh Tử chậm rãi bước đi, xa xa trông thấy những người nông dân cày cấy, nàng đưa tay chỉ cho tôi nhìn, thuận miệng nàng ngâm:

“ Thái lăng tân khổ phế lê sừ

Huyết chỉ lưu chu quỷ chất khô

Vô lực mãi điền liêu chủng thủy

Cận lai hồ diện diệc thu tô”

(Hái củ tân toan lưỡi cuốc cày

Mồ hôi máu lệ nhuốm đầy tay

Không tiền mua ruộng đành cấy mướn

Hồ diện đến ngày lại mướn thuê…)

Tam Lang! Đó có phải là thơ của Phạm Thạch Hồ (Fan Sek-hu) hay không? Tại đời Tống dĩ nhiên.Thế mà cho đến ngày nay trong nước ta tiền thuế ruộng cũng nặng nề quá mức. Em nghĩ tới những người nhà quê mà thương cảm vô cùng.

Tĩnh Tử nói xong thì thở dài, bỗng chốc mặt mày nàng ửng đỏ. Nhìn tôi nói:

-Tam Lang có thấy nhọc mệt chăng? Mấy ngày nay trong mình có thường không? Sáng nay em nghe mẹ em cho biết rằng ba bữa nữa, mẹ em sẽ dẫn em gái anh cùng em về Sương Căn. Chẳng rõ lúc bấy giờ anh Tam Lang có bằng lòng cùng chúng em đặt lại gót giày dép lên đường?

Nghe nàng nói như thế, bao ý niệm bỗng theo nhau tới, tôi không kịp đáp ngay. Quay nhìn nàng, mặt nàng che ở phía sau tấm dù, nàng đưa mắt nhìn, có vẻ như bẽn lẽn.

Tôi nói:

-Nếu mẹ tôi đi, ắt tôi cũng theo mẹ đi. Nói xong, thì quay nhìn nàng một lần nữa, thấy mày mặt nàng đượm vẻ buồn rầu. Phút chốc bỗng thấy Tĩnh Tử òa khóc nói:

-Nếu mẹ tôi đi, ắt tôi cũng theo mẹ đi. Nói xong, thì quay nhìn nàng một lần nữa, thấy mày mặt nàng đượm vẻ buồn rầu. Phút chốc bỗng thấy Tĩnh Tử òa khóc nói:

-Sáng nay vào phòng ăn, em nhìn thấy anh Tam Lang vẻ mặt sầu não? Chẳng lẽ trong mình anh có đau ốm gì? Còn nếu anh Tam Lang có điều chi thương cảm, xin anh đừng ngại nói ra cho em rõ, anh đừng xem em như người ngoài.

Tôi trầm ngâm ù lỳ không đáp.

Tĩnh Tử lại ôn tồn hỏi tiếp:

-Anh giận em đấy ư? Sao chẳng thèm đáp lời em hỏi:

Tôi dừng bước cất cao giọng nói:

-Lòng tôi bồi hồi, chẳng rõ do nguyên nhân nào.Làm phiền a tỷ chiếu cố hỏi han, tự thấy xấu hổ còn biết nói năng gì ! Chỉ mong a tỷ độ lượng thứ cho.

Tôi vừa bước đi vừa suy nghĩ. Bỗng nhiên tim máu giật mình, không chịu đựng nổi, thất thanh la hoảng:

-Hỡi ôi! Lòng tôi đau đớn ân hận thế này, ắt là không bao giờ nguôi được.

Tĩnh Tử tuy nghe rõ lời tôi, nhưng tuyệt nhiên chưa ngờ ra tâm ý tôi muốn nói gì. Nàng lặng lẽ không thốt lời nào cả. Nhưng từ đó gương mặt nàng nhuốm đầy ảo não trông thật hết sức tiều tụy. Nàng rút tấm khăn hồng thật hết sức tiều tụy. Nàng rút tấm khăn hồng ra lau nước mắt, lầm lũi đi, xiêu xiêu lệch lệch. Nàng vẫn kiếm ra lời an ủi tôi, vừa an ủi tôi nàng vừa tiếp tục khóc mãi, đến nỗi áo nàng ướt đẫm nước mắt.

Tôi kinh hoàng tự nhủ:

-Cả hai đứa chúng tôi cùng thê thảm thế này, ắt là không sống lâu được.

Gần trưa, chúng tôi về tới nhà. Tĩnh Tử và tôi, không đứa nào đến phòng ăn dùng bữa.

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

Chị tôi đi, chẳng mấy chốc đã được ba ngày.Lúc bấy giờ, gió tuyết dữ dội, tôi đóng chặt cửa sổ , ngồi im suy nghĩ. Lúc bấy giờ, tâm niệm tôi cùng với tuyết hoa gió bão theo nhau bay tán loạn vào khoảng trời biển mang mang. Tôi tư lự lâu lắm bồi hồi đứng lên lẩm nhẩm.

-Trời Xanh! Trời Xanh! Vì lẽ gì suốt ngày tôi mang cái khối u hoài gậm nhấm mãi máu me, không cách gì xua đuổi cho tiêu tan đi được? Học đạo không thành, cuộc sinh nhai phôi phai tản mác. Thì ngày sau ăn năn ân hận cũng muộn mất rồi.

Tình là cái gì như thế? Tại sao nó liên miên đi sát lụy? Tâm thần con người ta không còn một chút thư thái thanh bình nữa hay sao? Một tình yêu thứ nhất? Một tình yêu thứ hai? Một tình yêu cứ bị buộc ràng có lẽ bởi tình nghĩa cứ xung đột nhau hoài.

Trời Xanh! Trời Xanh! Nếu Trời Xanh hỏi con yêu ai nhất trong đời con, nếu như hoàn toàn giả dối, ắt con sẽ bảo rằng: “ Con yêu Phật nhất. Con yêu Tiên nhì”. Nếu như con giả dối lưng chừng, ắt con sẽ trả lời rằng: “ Con không yêu ái hết cả”. Nhưng nếu ngày phán xét cuối cùng,Thượng đế hiền từ nhìn vào đáy mắt con mà nêu câuhỏi: - “Tam Lang! Thuở trần gian con đã yêu ai?” thì ắt con đáp không ngần ngừ một chút: -“Con yêu Tĩnh Tử và con yêu Tuyết Mai”- “Con muốn cưới ai?” – “Con không muốn cưới aihết cả. Con chỉ muốn lấy nhau mà không buộc phải lấy nhau suốt đời!” – “Vì sao như thế?” –“Vì ăn ở với nhau suốt đời, thì ăn ở với nhau suốt năm suốt tháng. Ăn ở với nhau suốt năm suốt tháng ắt sẽ chán chường nhau, biến nhau thành những kẻ tệ bạc. Thì đâu còn cái nghĩa của tam sinh thạch thượng cựu linh hồn? Con kinh hoàng trước cái mộng vô biên đang lù lù yêu sách những gì mà máu me xương xẩu phù du không thể nào đáp ứng. Con sẽ già, con sẽ chết, con sẽ ngày ngày chứng giám người vợ già, người vợ chết. Con không thể nào quan niệm được sự vụ đồng tịch đồng sàng quan đồng quách? Và con cũng không đủ tàn bạo để mỗi lúc chán chường mỗi chộp lấy con vợ bóp cổ cho nó chết đi rồi quay lưng lại tự mình bóp cổ mình cho chết”.- “Nhưng chuyện gì phải quyết liệt từng phen như thế? Cứ ẩn nhẫn chịu đựng, rồi thời gian sẽ gúp con vượt qua mọi buồn đau ảo não. Chiều nay con chán chường, biết đâu sáng mai con sẽ vui thú trở lại. Ngọc sóng xuống, ngọc triều lên, theo lẽ tiêu trưởng danh hư. Con hãy thuận theo, thì thời gian chính là thang thuốc bổ”- “Nhưng thang thuốc bổ ấy, cuối cùng tiêu diệt mất sinh mệnh con. Thì kể làm chi những phen nó tạm thời xoa dịu?”.

Tôi lẩm nhẩm cuộc đối thoại não nùng kia. Cuộc giải đáp không bao giờ có lời đáp viên mãn tự cổ chí kim.

Tôi nghĩ tới Kiyoko Tĩnh Tử…Tôi nghĩ tới…

I thought of Kiyoko magnanimous and high of spirit. She ws also exceedingly good and profound in learning.Yet, judging from her eyes, she held rich promises of love, and was much to be feared. Even if I were a general of Yu or Yen (modern Peking) I could not bear to take up a sharp steel blade to drive this soft, attractive creature to the northern desert sands.

Tôi nghĩ tới Tĩnh Tử bao dung từ bi cao nhã, thông tuệ tuyệt vời. Nhiên dĩ nhãn ba quyết chi, tắc hưu nhi nữ tình trường, thù kham úy bố. Cho dẫu thân phận tôi lúc bấy giờ làm U,Yên lão tướng, cũng chẳng thể nào vung cương đao tuệ kiếm, xua nàng nhi nữ kiều diễm nọ về sa mạc Bắc phưong. Hỡi ôi! Lời thơ nào nói về bình minh Bắc Húc một lần kia như thế?

Bình minh nhất hiện phương mờ

Mai hồng Bắc Húc gieo hờ hhững sương

Hành hàng phụ nữ du dương

Mở phơi phóng nhiệm môi hường phiêu phiêu

Con người đãng khí vân tiêu

Vào cung Tử Diệt đăng kiều Hóa sinh

Người ôi tơ tưởng bên mình

Mây trời Bắc Húc tơ tình tóc sương

(Appollinaire)

Vốn trước kia, tôi về Nhật Bản cốt để tìm về viếng thăm từ mẫu. Thì như vậy là thuận cái đạo trời và cái lý đất. Một tình lý tôi phải tìm cho ra trên mặt đất hoang liêu. Vì lẽ chi từ đó, tôi vướng vào bao nhiêu thứ tình thứ nghĩa mà sức lực bình sinh không thể nào kham cho hết. Vì lẽ chi một phen giáp mặt nữ lang kiều diễm nọ, tức thời bao nhiêu liên miên tình hoài quyến luyến xô ùa nhau tới vây bọc tôi ngột thở không lối thoát thân? Phụ mình, phụ người, không còn đâu chỗ đất yên vui. Hỡi ôi! Lụy tình là cái chi như thế! Nan bình vưu oán, lịch cổ giai nhiên. Tôi nay há còn dám bỏ thân về với cái triều đình tan hoang u thảm nọ, tiêu diệt xuân xanh ở giữa cơn sầu trận oán? Phật bảo: “ Phật tử ly Phật Tổ thiên lý, đương niệm Phật giới” ( Phật tử xa cách Phật mấy ngàn dặm, vẫn phải ghi tạc lời giới huấn của Phật). Tôi nay về sau ắt phải trì giới vi cơ sở, kỳ thứ cơ hồ? Phải vậy chăng ru?

Tôi miên man tư lự như thế, chợt cảm thấy đoạn hoặc chứng nhân, gạt bỏ hết mọi ýniệm hồ đồ do nhan sắc kiều diễm hấp dẫn, thì lòng bỗng thấy thư thái dị thường, quyết tâm quay về tìm sư phụ, để giãi bày mọi niềm ăn năn sám hối. Tôi cũng nghĩ rằng sự đó, quyết nhiên không thể nào bẩm bạch với mẫu thân. Mẹ tôi mà biết được, thì mọi sự hỏng bét hết cả.

Hốt nhiên em gái tôi cầm một lọ hoa thêu bước vào : -A huynh! Đây là đóa hoa em tự tay dệt theo thế thái “ Từ Khê”. A huynh coi xem có được chăng?

Tôi không nói lời nào, lặng lẽ nhìn đứa em. Chợt thấy lòng đau như cắt; tôi muốn nói cho em tôi biết là mình đã quyết định rời gia đình ra đi, e sợ rằng nói ra thì công cuộc sẽ hỏng mất.

Đến khi em tôi đi rồi, tôi nén lòng không được, gật đầu xuống bàn mà khóc tầm tã một trận.

Đêm đó lòng tôi vấn vít ngổn ngang như ngàn vạn ánh mây ở trên trời ùa về một lúc. Tôi nghĩ tới gương mặt tiều tụy của Tĩnh Tử ngày hôm đó, Nàng sắp đau ốm rồi. Dường như nàng đã suy gẫm thấu linh hồn hoang liêu sa mạc của tôi, không còn đâu đất đai thôn làng để cư lưu được nữa. Ngày nay kể ra chúng tôi đã quen thân nhau ngần ấy, lễ giáo nghiêm ngặt chẳng có gì gì cản trở, tại sao tôi không thử đánh bạo tới phòng nàng một phen tối hậu, đem hết cuộc đời mình ra kể lại đầu đuôi ngành ngọn cho nàng nghe, hoạ chăng nàng sẽ tha thứ hết? Nàng cũng là một nhi nữ phi phàm, tình tố thăm thẳm, thì tôi câu nệ gì mà không thử bộc bạch? Chuyện gì phải vội vã hấp tấp bỏ đi, không có lời từ biệt? Không biệt mà ly? Có lẽ nào như thế?

Nghĩ như vậy, tôi liền xốc áo, bước xuống thang gác. Trong lòng vẳng nghe như có âm thanh nào trỗi dậy: - “ Ta hăm hở bước chân phù động, bởi vong tình nên thái thượng vong tâm. Nàng điêu linh thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàn tính mệnh…”

Xuống tới hành lang, chợt nghe âm thanh đàn cầm. Tôi biết đó là tiếng cây “ bát vân cẩm” của mẹ tôi, do Tĩnh Tử bấm dây huyền lúc đó. Nàng rất thích gảy khúc đàn lạc Mai Hoa. Gảy tới đoạn “ Dạ thiều thiều, du du gió lạnh, đài gương bóng nhạt,một ngọc đèn chong…mắt dầm giọt lệ…” chợt dừng hẳn lại, cung điệu rã rời không ngân lên được nữa. Dường như nước mắt nhuốm ướt dây huyền không phát tư âm đươọc nữa.

Tới khung cửa sổ tôi đứng lại im lìm. Chợt nghe tiếng em gái tôi:

-A tỷ, bức gấm thêu chị dệt sáng nay đã xong chưa?

Tĩnh Tử than một tiếng đáp:

-Chị muốn dệt cho anh Tam Lang một chiếc cà vát, thế mà ngày này qua ngày khác vẫn chưa xong chị thật là đứa vụng tay lười lĩnh quá.

Tôi biết em tôi còn thức, định quay gót. Chợt nghe Tĩnh Tử ảm đạm khóc lóc nói tiếp:

-Em có rõ a huynh vì lẽ chi suốt ngày cứ u sầu ảm đạm như thế không?

Em gái tôi đáp:

-Em cũng chẳng rõ duyên do. Sáng nay lại thấy a huynh ngồi một mình gục đầu lên bàn mà khóc liên miên. Chẳng hiểu vì sao như thế. Em thật lấy làm lạ. Nhưng không dám đem chuyện ấy nói lại với a nương. A tỷ bày cho em một cách gì an ủi a huynh được không

Tĩnh Tử đáp:

-Chẳng có cách gì được cà. Chỉ còn biết chờ ngày chị trở về Sương Căn, em sẽ gắng sức giúp chị, yêu cầu a huynh cùng đi. Chị về nhà ắt sẽ tìm ra cách khiến a huynh hết phiền muộn. A huynh tới nhà chị, em và chị hãy thay phiên nhau trò chuyện suốt ngày giải muộn cho a huynh, chắc là có thể nên được lắm. Em có nhận thấy a huynh mấy ngày rày mặt mày gầy ốm! Thật khiến chị buồn khổ vô cùng.Chị có một điều muốn hỏi em. Em có biết a nương, a di, hoặc a tỷ, có nói lời nào với a huynh chăng?

Em tôi đáp:

-Em chẳng có nghe gì hết.

-Tĩnh Tử không nói thêm lời nào. Lâu lắm, than một tiếng:

-Hay là chị có hành vi gì đắc tội với a huynh chăng? Chị tuy không thông minh, há chẳng rõ gì hết cả hay sao…

Nói tới đó, lại thở dài một trận nữa. Rồi nói tiếp:

-Chờ đến sáng mai, chị sẽ yêu cầu anh Tam Lang giải thích…

Rồi thanh âm thổn thức tắt lịm dần, không còn nghe ra tiếng gì nữa…tôi xúc động vô cùng trước tình cảnh đó. Tình yêu của nàng quá sâu thẳm. Tôi thấy tê buốt khắp linh hồn, nước mắt lại trào ra. Quay về phòng gác, tôi ngã lăn vào giường.



[1]Mấy tiếng “dự” và “giao đại” nên đọc chậm một tí, để khỏi lộn nghĩa.

[2]Bà dì kia ăn nói mạch lạc, ôn tồn sắp nhiếp dẫn ngôn ngữ vào một vấn đề gay cấn nêu ra.

[3]Bản Anh ngữ dịch nhiều đoạn thật linh động thơ ngây.

---o0o---

Vi tính: Kim Thu

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4524)
Mini, con gái 5 tuổi của tôi không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt cuộc đời của nó không hề phí một phút giây ...
10/04/2013(Xem: 4705)
Có bao giờ bạn nghe nói Phật khóc chưa? - Phật là Đấng giác ngộ, Ngài đã vượt qua mọi tình thức tầm thường của ...
10/04/2013(Xem: 4835)
Thiền sư Từ Đạo Hạnh vốn là con nhà nho tên Từ Vinh. Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết. Sự muốn trả ...
10/04/2013(Xem: 4446)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một ...
10/04/2013(Xem: 4484)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Đó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.
10/04/2013(Xem: 5446)
Nhân dịp xuân Nhâm Ngọ, mọi người chúc nhau bằng lời hay ý tốt. Bần sư xin tặng những người thân "món quà pháp" thay lời cầu chúc... .
10/04/2013(Xem: 4183)
Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẳng thì có giấy đổi vào Nha ...
10/04/2013(Xem: 4262)
Nhân vật Thanh Lam được cha để lại một gia tài đồ sộ. Chàng chia làm hai phần, một lànhững tài sản cố định sinh lợi hằng năm như ruộng vườn, hai ...
10/04/2013(Xem: 4269)
Một sớm mai dưới tia nắng chan hòa tại tu viện Bát Nhã, hòn sỏi gặp bước chân. Hòn sỏi lên tiếng chào: "chào các bạn, các bạn, các bạn từ đâu đến?"...
10/04/2013(Xem: 4032)
Trong đời tôi, rất nhiều lần được ngủ lại chùa, đặc biệt là những ngôi chùa có nghi thức hành lễ theo Bắc-Tông. Theo từng giai đoạn lớn lên, tri thức ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]