Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18: Tôi Trở Thành Tu Sĩ Xuất Gia

27/06/201311:45(Xem: 3583)
Chương 18: Tôi Trở Thành Tu Sĩ Xuất Gia


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Tôi Trở Thành Tu Sĩ Xuất Gia

Kỳ thi Cử Nhân Văn Khoa của trường đại học Calcutta đã đến. Tôi không phải là một học trò chăm học, rất ít khi đi đến trường và chỉ học bài một cách hối hả, gấp rút vào giờ chót, vài ngày trước khi đi thi. Tuy vậy, do một sự may mắn lạ thường, tôi được ưu điểm về môn triết học và có đủ số điểm trung bình về các môn học khác.

Cha tôi không còn nỗi vui mừng nào lớn hơn khi nghe tin tôi thi đậu. Người nói:

-Thật cha không dám hy vọng rằng con sẽ thi đậu, Mukunda, con dành quá nhiều thời giờ gần bên Sư Phụ con ở đạo viện!

Trong nhiều năm, tôi không hề dám ước mong có ngày danh hiệu “Cử Nhân Văn Khoa” sẽ đi kèm đàng sau tên tôi. Tôi ít khi dùng danh hiệu ấy mà không nghĩ rằng đó là một ân huệ thiêng liêng ban cho tôi vì một lý do bí ẩn nào đó mà tôi không được biết rõ.

Bạch Sư Phụ, cha con muốn con nhận một chức vụ trong Công ty Hỏa xa Bengal-Nagpur Railway nhưng con đã quyết liệt từ chối, tôi thưa với Sri Yukteswar một ngày nọ và tôi nói thêm một cách tuyệt vọng. Xin Sư Phụ hãy cho con làm lễ xuất gia.

Tôi nhìn Sư Phụ bằng cặp mắt van xin một cách khẩn thiết. Trong nhiều năm, Sư Phụ đã từ chối lời yêu cầu của tôi để đặt tôi trong một cuộc thử lòng, nhưng lần này người vui vẻ nhận lời:

-Được rồi. Ngày mai Thầy sẽ làm lễ xuất gia cho con. Thầy rất vui mà thấy con vẫn kiên quyết mong muốn trở thành một tu sĩ. Đức Lahiri Mahasay vẫn thường nói: “Nếu ta không mời Thượng Đế vào nhà trong thời kỳ còn xuân xanh thì Ngài sẽ không đến với ta vào lúc mùa đông của cuộc đời.”

-Bạch Sư Phụ, con không bao giờ quên mục đích ấy, là được xuất gia theo dòng tưởng sĩ Sưami như Sư Phụ vậy.

Tôi mỉm cười nhìn Sư Phụ với tất cả tấm lòng quí mến và nhớ đến một câu trong thánh kinh, “Người không lập gia đình thì lo việc Đạo và tìm cách làm vui lòng Thượng Đế, còn người lập gia đình thì lo việc đời và tìm cách làm vui lòng vợ nhà.” (Corinthiens, 1.7:32-33)

Tôi đã quan sát cuộc đời của nhiều bạn hữu đã từng lập gia đình sau khi muốn theo đuổi một đời sống tâm linh. Đắm chìm trong biển trần gian tục lụy với những nỗi lo âu vô bờ bến, họ đã quên hẳn chí nguyện công phu hành Đạo, tham thiền.

Ngày hôm sau là một trong những ngày đáng ghi nhớ nhất của đời tôi. Đó là một ngày hè sáng sủa đẹp trời vào tháng bảy năm 1914, vài tuần sau khi tôi nhận cấp bằng Cử nhan Văn Khoa. Trên bao lơn đjao viện ở Serampore, áo Sư Phụ nhuộm màu vàng sậm, tức màu áo cổ truyền của giới tưởng sĩ, một mảnh lụa trắng mới nguyên. Khi mảnh lụa đã khô ráo, Sư Phụ quấn nó trên mình tôi để mặc vào cho tôi như biểu tượng của sụe dứt bỏ cuộc đời trần gian. Sư Phụ giải thích:

-Một ngày kia, con sẽ sang các nước Âu Mỹ, ở nơi đó người ta thích lụa hơn. Với ý nghĩa tượng trưng, Thầy chọn cho con manh áo lụa thay vì manh áo vải theo truyền thống của các dòng tu sĩ.

Bên Ấn Độ là nơi mà các tu sĩ đều lập nguyện thanh bần, một vị tu sĩ mặc ấo lụa là một cảnh tượng ít có. Tuy nhiên nhiều tu sĩ Yogi cũng mặc áo lụa vì nó gìn giữ những giòng từ điển của thể xác hơn là áo vải.

Trong dịp làm lễ cho một người trở thành một tu sĩ xuất gia, có nhiều lễ nghi phiền phức nhưng Sri Yukteswar vốn chủ trương giản dị tối đa trong mọi việc, đã miễn tất cả những nghi lễ đó và chỉ yêu cầu tôi chọn lấy một pháp danh. Người mỉm cười và nói:

-Thầy cho con cái đặc quyền tự mình chọn lấy một pháp danh.

Sau một lúc suy nghĩ, tôi đáp:

-Pháp danh của con là Yogananda.

Danh hiệu này có nghĩa là “Phúc lạc (Ananda) sở đắc được nhờ bởi Hợp Nhất với Thiêng Liêng.”

-Được lắm! Kể từ nay con sẽ từ bở tên Mukunda Lal Ghosh và sẽ lấy pháp danh Yogananda thuộc dòng tu sĩ Swami.

Tôi quỳ trước mặt Sư Phụ và khi tôi nghe Sư Phụ xướng pháp danh mới của tôi lần đầu tiên, lòng tôi tràn ngập một nỗi niềm biết ơn sâu xa đối với người. Với một tình thương bao la, Sư Phụ đã cố gắng huấn luyện không ngừng để đào tạo chàng thanh niên Mukunda trở nên tu sĩ Yogananda.

Người tu sĩ Sưami thuộc về một dòng tu cổ xưa do đức giáo chủ Shankara thành lập. Dòng tu này đã trải qua hằng bao nhiêu thế kỷ do một truyền thống liên tjuc gồm có các vị Tăng thống đạo hạnh cao thâm để duy trì sự nghiệp tâm linh của vị thủy tổ Shankara. Dòng tu sĩ Swami chủ trương lập nguyện thanh bần, khiết bạch và vâng lời.

Cái lý tưởng phụng sự nhân loại, dứt bỏ mọi điều tham vọng và ái dục trói buộc cuộc đời với thế gian làm cho phần nhiều các tu sĩ Swami đảm trách lấy một công trình cứu tế hay giáo dục ở Ấn Độ và đôi khi cũng ở ngoại quốc. Gjat bỏ tất cả mọi thành kiến về giai cấp, tôn giáo, màu da, nam mữ hay chủng tộc, một tu sĩ Swami hoàn toàn thấm nhuần lý tưởng bác ái đại đồng trong nhân loại. Người nêu cao một mục đích: đó là sự hoàn toàn hỗn hợp với Tinh Thần. Dù trong lúc tỉnh giấc hay khi ngủ mê, tâm thức của người tu sĩ luôn luôn thấm nhuần tư tưởng: “Ta là Chân Ngã, hay Chân Như Phật Tánh,” bởi đó vị tu sĩ Swami tuy thân còn ở nơi trần thế nhưng lòng đã thoát tục và không còn vướng bận chuyện trần gian. Chỉ khi đó người mới xứng đáng với danh hiệu của người, vì danh từ Phạn Ngữ Swami có nghĩa là: người đang tìm cách hợp nhất với Đại Ngã hay Chân Như Phật Tánh. Lẽ tự nhiên cũng cần nói thêm rằng không phải tất cả cát tu sĩ Swami đều đã đạt tới cái lý tưởng tối cao đó một cách đồng đều nhau.

Sri Yukteswar vừa là một tu sĩ Swami lại vừa là một người Yogi. Người tu sĩ Swami xuất gia theo dòng tu truyền thống của đức giáo chủ Shankara, không hẳn phải là một người Yogi. Người Yogi là người tu luyện theo một pháp môn nhất định dắt dẫn tới sự ngộ Đạo hay giao cảm với Thiêng Liêng; y có thể la người độc thân hay có gia đình, tu tại gia hay xuất gia. Người tu sĩ Swami noi theo con đường luận thuyết triết lý và từ bỏ thế gian: còn người Yogi thực hành một pháp môn được qui định một cách chặt chẽ nhằm mục đích chủ trị thể xác lẫn tinh thần và đưa linh hồn đến mục đích giải thoát. Ở mỗi thế kỷ pháp môn Yoga đã từng đem đến cho Ấn Độ những bậc siêu nhân đã đắc đạo giải thoát.

Trái hẳn với người thuwofng, một người Yogi chân chính có thể sống ngoài thế gian mà vẫn trung thành với lý tưởng tối cao của mình. Thật là một điều cao quí mà làm tròn những bổn phận thế gian, đồng thời chủ trị những dục vọng ích kỷ thấp hèn để nhằm mục đích trở nên một khí cụ hoạt động có ý thức và thuận theo Thiên Ý.

-Những ngày cuối cùng của Ananta sắp đến, y sẽ không còn sống được bao lâu nữa!

Những lời nói nầy vang dội trong trí tôi một buổi sáng, khi tôi đang đắm chìm trong cơn thiền định. Ít lâu sau khi tôi xuất gia theo dòng tu sĩ Swami, tôi trở về quê quán ở Gorakhpurr để thăm nhà và tạm trú tậ nha của anh tôi. Một cơn bệnh bất ngờ làm cho anh tôi phải nằm liệt giường, tôi săn sóc anh tôi hết lòng.

Lời báo điềm gở kể trên làm cho tôi rất buồn. Tôi cảm thấy không thể ở nán lại Gorakhpur để chứng kiến một cách bât lực cơn hấp hối của anh tôi. Trước lời xét doán gay gắt của cha tôi, tôi rời khỏi Ấn Độ bằng chuyến tàu đầu tiên khởi hành sang Miến Điện rồi vượt biển Trung Hoa để sang Nhật Bản. Tôi bước chân lên hải cảng Kobé và lưu trú tại đây vài ngày. Trong lòng buồn bực, tôi không cảm thấy có hứng thú để đi ngoạn cảnh.

Trên đường về Ấn Độ, tàu ghé bến Thượng Hải. Bác sĩ Misra, y sĩ trên tàu, đưa tôi đi dạo phố ngắm cảnh. Tôi có dịp viếng những cửa tiệm để mua ít quà lạ đem về biếu thân nhân và bạn bè. Tôi mua mônt món quà bổn xứ cho Ananta. Người chủ tiệm Trung Hoa vừa đưa cho tôi món quà mới mua, tôi liền đánh rơi xuống đất và nghẹn ngào kêu lên:

-Anh tôi đã mất rồi!

Bác sĩ Misra nhìn tôi với một nụ cười hoài nghi:

-Đại đức chớ vội bi quan, để chờ xem có tin gì không đã.

Khi tàu cặp bến Calcutta, tôi cùng lên bờ với bác sĩ Misra. Em út tôi, Bisnu, đã đợi tôi trên bến. Tôi liền nói trước:

-Anh biết rằng Ananta đã từ trần. Em hãy nói trước mặt bác sĩ đây cho biết xem anh mất vào ngày nào.

Bishnu liền nói đúng ngày mà tôi mua món quà biếu cho Ananta ở Thượng Hải. Bác sĩ Misra liền nói:

-Lạ thật! Nhưng chúng ta không nên loan tin nầy, kẻo các giáo sư lại thêm một năm học thần giao cách cảm vào chương trình ban Y Khoa vốn dĩ đã nặng nhọc lắm rồi!

Khi tôi về đến nhà, cha tôi ôm chầm lấy tôi một cách nồng nhiệt khác thường:

-Con đã về!

Cha tôi nói một cách thân ái. Hai giòng lệ chảy xuống hai bên gò má cha tôi. Bình nhật không hề biểu lộ tình cảm ra ngoài, người chưa bao giờ tỏ ra với tôi những cử chỉ yêu mến như thế. Tuy nhiên bề ngoài có vẻ nghiêm nghị, người có bên trong một quả tim ưu ái của một người mẹ. Trong gia đình, người đóng một vai trò song đôi của bậc phụ mẫu.

Ít lâu sau khi Ananta từ trần, Nalini, em gái tôi, được cứu thoát khỏi nanh vuốt của Tử Thần vì em được chữa khỏi bệnh một cách nhiệm mầu. Trước khi kể lại chuyện này, tôi xin nói vài lời về cuộc đời của em gái tôi.

Từ thuở nhỏ, tôi và em gái tôi vẫn không thuận nhau. Tôi là một thiếu nhi rất gầy ốm, nhưng Nalini thì lại còn gầy hơn nữa! Do bởi một thứ “mặc cảm” vô ý thức nào đó mà những nhà phân tâm học có lẽ nhận biết được dễ dàng, tôi thường hay trêu ghẹo em tôi về hình htù gầy đét như bộ xương của nó, và em tôi cũng trả đũa lại tôi với một sự thất thà ngây ngô của tuổi thơ ấu. Đôi khi mẹ tôi cũng can thiệp vào những cuộc gây gỗ giữa chúng tôi và kéo lỗ tai tôi vì tôi là nah mà không chịu nhường nhịn em gái.

Thời gian trôi qua, Nalini được cha mẹ tôi đính hôn cho một viên y sĩ trẻ tuổi ở Calcutta tên Panchanon Bose. Chàng rễ được một món tiền hồi môn dồi dào chắc hẳn là để bù trừ lại việc y phải cưới một cô vợ gầy đét như vậy!

Hôn lễ được cử hành rất long trọng. Tối hôm ấy tôi cũng có mặt cùng với một nhóm bạn bè thân quyến vui vẻ tề tựu trong phòng khách nhà chúng tôi ở Calcutta. Chàng rể ngồi trên ghế dài lót nệm thêu chỉ vàng óng ánh, còn Nalini ngồi bên cạnh với một chiếc áo cưới tuyệt đẹp, nhưng than ôi, chiếc áo tân hôn vẫn không thể nào che kín những khía cạnh xương xẩu của cô dâu. Tôi bước lại ngồi gần bên ông em rể mới của tôi và mỉm cười với y một cách thân tình. Y chỉ mới nhìn thấy mặt Nalini lần đầu tiên khi cử hành hôn lễ vào sáng ngày hôm ấy, và lúc ấy y mới biết số phần của y phải gặp một người vợ như thế nào trong cuộc sống lứa đôi.

Cảm thấy lòng ưu ái của tôi đối với y, chàng rể mới đưa mắt ám chỉ Nalini và kề tai tôi hỏi nhỏ:

-

Cái đó là cái gì vậy?

Tôi đáp:

-

Cái đó, thưa bác sĩ, là một bộ xương để cho ông khám nghiệm.

Cả hai chúng tôi đều phát tiếng cười vang trước cử tọa đông đảo gồm quan khách hai họ, sau khi đã cố nín cười mà không được!

Trong những năm kế đó, bác sĩ Bose đã chinh phục được lòng ưu ái của gia đình chúng tôi và thường được mời đến nhà xem bệnh mỗi khi trong gia đình có người đsau ốm.

Chúng tôi đã trở nên đôi bạn thân và thường nói đùa với nhau về cô em gái tôi. Một hôm em rể tôi tâm sự với tôi:

-Vợ em thật là một trường hợp y khoa kỳ lạ. Em đã thử tất cả mọi thứ bổ dưỡng như dầu gan cá thương, bơ, sữa, mạch nha, mật ông, cá, thịt, trứng gà và nhiều thứ thuốc bổ khác. Rốt cuộc vẫn không mập hêm ra chút nào cả.

Chúng tôi lại cùng nhau cười lớn.

Vài ngày sau đó tôi đến nhà em rể tôi. Tôi không có ý định ở lại lâu và định rời khỏi nhà mà không cho Nalini biết có tôi đến. Khi tôi vừa ra đến cửa thì tôi nghe giọng nói thân mật của em gái tôi:

-

Anh ơi, hãy ở lại. Lần này anh sẽ không trốn thoát. Em có chuyện muốn nói với anh.

Tôi bước lên phòng của em tôi và ngạc nhiên thấy em rưng rưng nước mắt:

-

Anh hỡi, chúng ta hãy quên đi mọi hiềm khích thuở xưa! Em biết rằng từ nay anh đã theo con đường xuất gia tầm đạo và em cũng muốn được như anh.

-

Anh đã trở nên lực lưỡng khỏe mạnh như vậy. Anh có thể giúp em chăng?

Kế đó em tôi nói tiếp với niềm hy vọng: Em rất yêu chồng em, nhưng ảnh lúc nào cũng tránh né em, làm em rất tủi thân. Em lo trau dồi tâm tính và công phu tu niệm, nhưng phải chăng em phải chịu gầy ốm và vô duyên bạc phước suốt cuộc đời?

Lời khẩn cầu của em tôi làm tôi rất cảm động. Tôi cảm thấy thương xót cho số phận của em tôi. Một hôm Nalini yêu cầu tôi nhận em làm đệ tử. Em nói:

- Anh hãy thử thách em bằng cách nào tùy ý. Từ nay em chỉđặt đức tin nơi Thượng Đế chớ không còn tin tưởng ở thuốc men.

Nói đoạn, em tôi mở nút những chai thuốc bổ trút sạch tất cả xuống máng xối.

Để thử đức tin của em, tôi dặn em hãy kiêng cử ăn thịt, cá và trứng, và chỉ dùng toàn là rau trái mà thôi. Khi Nalini đã ăn chay trường trong nhiều tháng, không ngại nhiều nỗi khó khăn và đã theo đúng những qui luật khác của tôi đưa ra, tôi mới trở lại thăm em. Tôi nói:

-Em đã tôn trọng và tuân theo những qui luật của đời sống tâm linh, phần thưởng của em đã sắp đến!

Tôi mỉm cười và nói một cách trào phúng:

-

Em tôi muốn trở nên mập béo như dì Tám nhà mình không, dì không còn thấy hai bàn chân của dì từ nhiều năm nay.

-

Ôi thôi! Em chỉ muốn được như anh vậy thôi.

Tôi bèn long trọng tuyên bố:

-Do ân huệ thiêng liêng, cũng như tôi vẫn luôn luôn nói sự thật, điều ước vọng mà tôi tuyên bố ngày hôm nay sẽ trở thành sự thật.

(Thánh kinh Ấn Độ nói rằng người nào có thói quen nói lên sự thật có thể đạt được quyền năng làm cho lời nói của mình được thể hiện theo ý muốn. Điều mong ước mà y thốt ra với tất cả tâm hồn sẽ được thực hiện.)

-Kể từ bây giờ, thân thể của em sẽ chịu một sự thay đổi nhiệm mầu và trong vòng một tháng em sẽ cân nặng cũng như tôi.

Điều mong ước mà tôi nói lên bằng tất cả tâm hồn đã được đấp ứng. Trong vòng một tháng, Nalini đã cân nặng bằng tôi! Những nét tròn trĩnh duyên dáng làm cho thân hình em trở nên vô cùng hấp dẫn và chồng em càng yêu em thêm. Cuộc hôn nhân của em bắt đầu trong những điều kiên không toàn hảo nay đã trở thành một cuộc hôn nhân lý tưởng.

Từ Nhật Bản trở về, tôi nghe nói rằng trong khi tôi vắng mặt, Nalini bịđau chứng bịnh thương hàn. Tôi bèn hối hả đến nhà em thì lấy làm kinh ngạc mà thấy em mình gầy đét như bộ xương và đang mê man bất tỉnh. Em rể tôi thuật lại rằng lúc em còn tĩnh thì em luôn luôn lập đi lập lại những lời này, “Nếu Mukunda có mặt ở nhà thì tôi đã không bịđau đến nỗi này.” Y cho biết:

-Tôi và các bác sĩ khác đều tuyệt vọng. Bệnh kiết lại xuất hiện cùng một lúc với bệnh thương hàn!

Tôi bèn cầu nguyện với tất cả tấm lòng thành và áp dụng những phương pháp chữa bệnh theo khoa Yoga. Bệnh kiết của Nalini liền dứt hẳn nhưng bác sĩ Bose lắc đầu với một vẻ mặt u ám và nói:

-Điều ấy chỉ có nghĩa là vợ em không còn chút máu nào nữa.

Tôi liền trấn tĩnh y với một giọng quả quyết:

-Em tôi sẽ hết bệnh. Trong bảy ngày cơn nóng sốt sẽ dứt hẳn.

Một tuần lễ sau tôi lấy làm mừng mà thấy Nalini mở mắt và nhận ra tôi. Kể từ lúc đó em đã lần lần bình phục. Khi em đã thấy khỏe hẳn và nặng cân trở lại như trước, than ôi, em lại phải bù trừ cơn bệnh ấy với một giá quá đắt: hai chân em đã bị liệt bại. Những y sĩ chuyen khoa người Anh và Ấn đều tuyên bố rằng em sẽ phải mang tật suốt đời.

Mệt mỏi vì sự cố gắng mà tôi đã làm để cứu Nalini, tôi bèn đến Serampore để yêu cầu Sư Phụ giúp tôi. Sư Phụ động lòng trắc ẩn về bịnh trạng nguy kịch của em tôi và nói:

-Em con sẽ sử dụng hai chân lại được vào cuối tháng này. Con bảo nó hãy đeo một hạt trân châu nặng hai carat, không được đục lỗ và cột dính trên da thịt bằng một sợi dây.

Tôi quì dưới chân Sư Phụ để tạ ơn mà mừng rỡ trong lòng.

-Bạch Sư Phụ, lời nói của Sư Phụ cũng đủ chữa khỏi bệnh cho em con, tuy nhiên, nếu Sư Phụ muốn, con sẽ kiếm mua một hột trân châu ngay lập tức.

Sư Phụ gật đầu bằng lòng rồi diễn tả hình dáng và tính tình Nalini, tuy người chưa biết mặt em gái tôi bao giờ.

Tôi trở về Calcutta và mua một hột trân châu cho Nalini. Một tháng sau, hai chân liệt bại của em tôi đã hoàn toàn được chữa khỏi.

Em tôi yêu cầu tôi chuyển đạt sự biết ơn sâu xa của em cho Sư Phụ. Sư Phụ nghe tôi đưa tin lành về trong cơn im lặng và khi sửa soạn kiếu từ, người nói:

-Các bác sĩ đều nói rằng Nalini sẽ không bao giờ có con. Con hãy chuyển đạt cho em con bức thông điệp của thầy, rằng trong vài năm, nó sẽ sanh hai đức con gái.

Quả thật sau đó vài năm, Nalini sanh một đứa con gái và nhiều năm kế đó, lại sanh thêm một đứa con gái nữa. Em tôi vui mừng vô hạn và nói:

-Sư Phụ của anh đã ban phước lành cho gia đình em và cả nhà chúng ta. Một bậc siêu nhân như thế thật là thánh hóa cả xứ Ấn Độ do bởi sự hiện diện của người. Anh hỡi, anh hãy thưa với Sư Phụ rằng nhờ anh mà bây giờ em cũng xin làm đệ tử của Người để được thụ giáo theo phép môn Krisya Yoga.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 4451)
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
03/11/2015(Xem: 4114)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6352)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3874)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3401)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8196)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3910)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4539)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3519)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4682)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]