Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Một Kinh Nghiệm Về Tâm Thức Siêu Đẳng

27/06/201311:36(Xem: 3468)
Chương 12: Một Kinh Nghiệm Về Tâm Thức Siêu Đẳng


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Một Kinh Nghiệm Về Tâm Thức Siêu Đẳng

-Bạch Sư Phụ, con đã về.

Sri Yukteswar hẳn đã thấy rõ sự băn khoăn của tôi nhưng người vẫn bình tĩnh dường như tôi chỉ vắng mặt có vài giờ chứ không phải vài ngày:

-Chúng ta hãy ra sau bếp để xem có gì ăn không?

-Bạch Sư Phụ, sự ra đi vội vàng của con chức hẳn là đã làm mất lòng Sư Phụ, con tưởng là Sư Phụ đã giận con.

-Không, chắc chắn là không! Sự giận hờn thường chỉ do sự thất vọng mà ra. Ta không trông cậy điều gì ở kẻ khác, bởi đó những hành động của họ không thể làm ta phật lòng. Ta không lợi dụng con để thực hiện những mục đích ích kỷ; chỉ có sự hạnh phúc của con mới có thể làm cho ta được sung sướng.

-Bạch Sư Phụ, người ta thường hay nói một cách mơ hồ về tình bác ái. Đây là lần đầu tiên mà con nhìn thấy cái bản chất thiêng liêng của Sư Phụ! Ở ngoài thế gian một người cha cũng không dễ gì tha thứ một người con bỏ dở công việc gia đình và bỏ nhà ra đi mà không báo trước. Nhưng Sư Phụ không hề tỏ vẻ bất mãn, trong khi con bỏ dở công việc đạo viện ra đi và đặt Sư Phụ trong tình trạng bối rối!

Thầy trò chúng tôi nhìn nhau, bốn mắt long lanh ứa lệ. Lòng tôi tràn ngập một niềm hạnh phúc vô biên; tôi ý thức được rằng Sư Phụ tôi, hiện thân của lòng Từ Ái Thiêng Liêng, đã nhen nhúm ngọn lửa thiêng trong lòng tôi cho nó trở thành một tình thương bao la khắp vũ trụ.

Vài ngày sau, tôi đến ngồi tại phòng khách của Sư Phụ, lúc ấy vắng người. Tôi định tham thiền nhưng không thể tập trung tư tưởng; tư tưởng tôi tán lọan như một bầy chim bay tản mác trước tiếng súng của người đi săn.

-Mukunda, Mukunda!

Tiếng gọi của Sư Phụ vọng đến tai tôi từ một bao lơn gần đó. Tôi cảm thấy trái ý và thầm nghĩ rằng: “Sư Phụ vẫn thường bảo tôi nên tham thiền; nay người không nên quấy rầy tôi, vì người biết tôi vào đây để làm gì.”

Sư Phụ lại gọi tôi; tôi vẫn im lặng không đáp lại. Lần thứ ba tiếng gọi của người có một giọng trách móc. Tôi phản kháng:

-Bạch Sư Phụ, con đang bận tham thiền!

-Ta biết con tham thiền như thế nào rồi! Tư tưởng con tản mác như là bay trước gió. Hãy lại đây!

Bị nói đúng ngay tâm trang của mình, tôi lẳng lặng cúi đầu đi về phía Sư Phụ.

-Con hỡi, những ngọn núi cao không đem lại cho con những gì con muốn.

Sư Phụ nói với một giọng dịu dàng, thương hại tôi. Cái nhìn im lặng của người biểu lộ một tâm hồn tế nhị sâu sắc khôn lường.

-Ước vọng của con sẽ thành sự thật!

Sri Yukteswar ít khi nói những lời bóng bẩy cao xa nên tôi lấy làm bối rối. Người vỗ nhẹ một cái lên ngực tôi, ở chỗ trên quả tim. Đột nhiên, thân mình tôi dường như ngay cứng; hơi thở thoát ra khỏi hai luồng phổi của tôi, dường như bị thu hút bởi một đá nam châm vĩ đại; linh hồn tôi dường như bị dứt ra khỏi thể xác và toát ra ngoài do mỗi lỗ chân lông như một thứ hào quang sáng rỡ. Tôi không còn cảm giác được xác thân tôi, tuy rằng những quan năng bị kích động mãnh liệt làm cho tôi có ý thức một cách toàn vẹn về sự sống mà tôi chưa từng cảm giác bao giờ. Cái bản ngã của tôi không còn giới hạn trong thể xác mà bao trùm cả những nguyên tử của cảnh vật chung quanh. Những nhân vật ở ngoài đường dường như nhẹ nhàng uyển chuyển đi xuyên qua thân mình đã trở nên vô giới hạn của tôi. Những rễ cây lơn nhỏ xuất hiện dưới lòng đất trở nên trong vắt trước nhãn quang của tôi, và tôi nhìn thấy cả nhựa cây luân chuyển mãnh liệt bên trong những rễ và thân cây.

Cái viễn ảnh của vùng chung quanh diễn ra đến vô tận trước mắt tôi. Tầm nhãn quang của tôi đã nới rộng đến khắp nơi khắp chốn làm cho tôi có thể nhìn thấy tất cả mọi sự cùng một lúc. Tôi nhìn thấy cả phía sau lưng tôi, người người qua lại trên đường lộ và tôi thấy một con bò trắng từ từ đến gần; con bò đi đến cửa đạo viện và lọt vào tầm nhãn quang thông thường của tôi. Khi nó đi qua khỏi cửa tôi vẫn còn nhìn thấy nó một cách rõ ràng xuyên qua bức tường rào bằng gạch.

Trong tầm nhãn quang siêu linh của tôi, những vật rung động và rung chuyển như những hình ảnh trong phim chớp bóng. Thể xác tôi, thân thể của Sư Phụ, những cột trụ ngoài sân, bàn ghế, sàn gạch trong nhà, cây cỏ ngoài đường cùng vầng mặt trời mọc lúc ban mai rung động mỗi lúc càng mãnh liệt hơn cho đến khi tất cả đều biến tan trong một biển lớn với những luồng sóng chớp sáng lòe như chất lân tinh, chẳng khác nào như chất đường biến tan trong nước.

Một niềm phúc lạc say sưa khôn tả xâm chiếm lấy tâm hồn tôi từng đợt như những luồng sóng dập dồn ngoài biển cả. Một vầng hào quang rực rỡ huy hoàng nẩy nở từ bên trong thân mình tôi nới rộng mãi cho đến khi nó bao trùm cả những vùng lục địa, thung lũng, đất điền, biển đại dương, những vầng thái dương và tinh tú, tinh vân, chòm sao, thậm chí đến cả những giải ngân hà vĩ đại vô biên...

Toàn thể vũ trụ lóng lánh một ánh sáng êm dịu như một thành phố nhìn từ xa lúc ban đêm đều hỗn hợp với cái Chân Ngã vô biên giới của tôi. Những vành ngoài thật rõ rệt xuất hiện ở chỗ chi vi cái linh ảnh của tôi, nhưng tôi còn nhận thấy ở xa hơn nữa một thứ hào quang tinh anh chiếu sáng không hề giảm bớt cường độ rực rỡ huy hoàng của nó; giữa cái bối cảnh huyền diệu là hình ảnh những bầu hành tinh chiếu một thứ ánh sáng đục và thô thiển hơn nhiều.

Vầng ánh sáng huyền diệu xuất hiện từ Nguồn Gốc thiêng liêng, từng đúc kết những bầu tinh tú, thêu dệt những dãy Ngân Hà, từ từ biến thành muôn ngàn vòng hào quang rực rỡ huy hoàng khôn tả. Liên tiếp không ngừng, tôi nhìn thấy những tia điển lực sáng tạo kết tinh thành những chòm sao và phóng ra những tia lửa chói sáng. Hằng hà sa số những bầu thế giới nối tiếp nhau luân chuyển nhịp nhàng từng đợt trong một vòng hào quang trắng đục, toàn thể nền trời rực sáng lên như một cơn hỏa hoạn khổng lồ.

Tôi biết rằng trung tâm của những linh ảnh đó nằm ở một vị trí trong quả tim của tôi tức là trung tâm trực giác. Bao nhiêu linh ảnh rực rỡ huy hoàng đó toát ra từ những tế bào trong xơ thể của tôi và thâm nhạp vào tận nguồn máy vô hình huyền diệu của vũ trụ! Nước cam lồ thiêng liêng của sự trường sinh bất tử vọt ra từ bên trong con người của tôi như một vòi suối nóng. Tiếng nói của Thượng Đế, Động Từ của sức sáng tạo thiêng liêng vang lên trong thánh ngữ AUM, một rung động của Thiên Cơ huyền diệu.

Bỗng nhiên, tôi cảm thấy hơi thở đã trở lại với tôi. Với một sự thất vọng lớn lao, tôi nhận định rằng tính chất bao la vô cùng của Vũ Trụ ở chung quang tôi đã không còn nữa. Lại một lần nữa tôi bị giam hãm trong cái thể xác ngục tù đốn mạc này, ở trong đó Linh Hồn tôi phải chịu ẩn trú một cách gượng gạo, miễn cưỡng. Như một người con bỏ nhà đi hoang, tôi vừa rời khỏi cái vũ trụ bao la là chỗ cư trú vĩnh viễn của tôi để tự giam cầm trong sự chật hẹp tù túng của thể xác vật chất này.

Sư Phụ đứng yên lặng trước mặt tôi; tôi liền quỳ lạy dưới chân người để tỏ lòng biết ơn về sự kinh nghiệm siêu linh mà tôi đã từng mong ước từ lâu một cách say sưa nồng nhiệt. Sư Phụ giữ tôi lại và nói một cách bình tĩnh, không chút tự hào:

-Không nên mê mẫn say sưa trong cơn đại định! Con còn có nhiều việc phải làm ở thế gian này. Thôi, con đi quét bao lơn đi, và sau đó chúng ta sẽ đi dạo một vòng trên bờ sông Hằng.

Tôi cầm cái chổi và liền hiểu rằng Sư Phụ vừa dạy tôi những bí quyết của một đời sống quân bình. Linh hồn phải bay cao trong Vũ Trụ Càn Khôn bao la vô tận, trong khi thể xác phải làm công việc hàng ngày.

Sau đó, khi Thầy trò chúng tôi đi dạo trên bờ sông, một niềm phúc lạc say sưa khó tả vẫn còn xâm chiếm lấy tôi. Tôi cảm thấy hai thân mình chúng tôi dường như hai hình bóng lướt trên đường lộ dọc theo một con sông màu lửa đỏ. Sư Phụ giải thích:

-Tinh thần của Thượng Đế tích cực bảo dưỡng mọi hình thể và vật chất trong vũ trụ; những Ngài vốn toàn thông và tiêu diêu trong chỗ hư không bên ngoài hiện tượng giới. Những vị thánh đã thực hiện bản chát thiêng liêng của mình trong khi còn ở thế gian, từng kinh nghiệm một đời sống song đôi giống y nhau. Trong khi họ vẫn làm công việc thế gian, tâm hồn họ đắm chìm trong một trạng thái phúc lạc bên trong nội tâm. Thượng Đế sáng tạo ra con người để cho họ có thể tham dự vào niềm phúc lạc tự tại vô biên của Ngài. Tuy bị dính liền với thể xác, những linh hồn được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế, rốt cuộc phải giải thoát khỏi sự trói buộc của giác quan và hợp nhất với Ngài.

Tôi thu thập được một sự ích lợi rất lớn do sự kinh nghiệm siêu linh vừa qua. Cố gắng hằng ngày để kiểm soát tư tưởng, tôi đã có thể thoát sự nhận định sai lầm rằng tôi là cái thể xác bằng xương bằng thịt này, và chọc thủng cái vỏ cứng của vật chất. Hơi thở, tư tưởng luân phiên hoạt động không ngừng, giống như cơn giông bão làm giao động mặt biển Ánh Sáng với vô số những ngọn sóng vật chất: đất, trời, người, động vật, chim muông, cây cỏ. Người ta chỉ có thể nhìn thấy chân tướng của sự vật trong những lúc biển lặng sóng êm.

Một vị tôn sư chỉ ban cho đệ tư cái kinh nghiệm tâm thức siêu linh khi nào người đệ tử, bằng cách tham thiền, đã tăng cường tinh thần của mình đến mức độ có thể dung túng được những chân trời rộng lớn đó. Tâm trí thức và quan điểm rộng rãi cũng chưa đủ. Chỉ có sự kiên tâm tu luyện và thực hành... mới có thể chịu đựng nổi cái kinh nghiệm giải thoát đó. Người hành giả thật tâm tu luyện chắc chắn sẽ đạt tới trạng thái đó; đức tin mãnh liệt của y tự nhiên sẽ thúc đẩy y đến gần Thượng Đế.

Sri Yukteswar dạy tôi làm thế nào để nhớ lại cái kinh nghiệm huyền linh ấy tùy ý muốn, và làm sao chuyển đạt nó cho những người nào đã phát triển trực giác một cách khá đầy đủ. Tôi trải qua nhiều tháng trong trạng thái phúc lạc triền miên do sự hợp nhất với Thiêng Liêng. Một hôm tôi hỏi Sư Phụ:

-Bạch Sư Phụ, con muốn biết xem bao giờ con sẽ tìm thấy Thượng Đế.

-Nhưng con đã thấy Ngài rồi!

-Bạch Sư Phụ, không phải. Con không tin như vậy.

Sư Phụ mỉm cười:

-Ta chắc con không nghĩ rằng Ngài là một ông già đạo mạo râu tóc bạc phơ ngồi trên một chiếc ngai vàng ở một góc cạnh nào đó trong vũ trụ càn khôn! Chắc hẳn con tưởng tượng rằng biết được Thượng Đế tức là thủ đắc được những quyền năng nhiệm mầu? Người ta có thể chinh phục cả vũ trụ mà không tìm thấy Thượng Đế, sự thủ đắc tâm linh không thể đo lường bằng quyền năng của ta trên địa hạt vật chất, mà chỉ bởi niềm phúc lạc say sưa mà người hành giả cảm giác được trong cơn tham thiền.

Thượng Đế tức là niềm phúc lạc luôn luôn thay đổi mới không ngừng. Niềm phúc lạc ấy không bao giờ khô cạn; người ta có thể tham thiền trong nhiều năm nhưng vẫn không nắm được nó. Người hành giả nào đã tìm thấy con đường đưa đến niềm phúc lạc ấy sẽ không bao giờ đem đổi nó với bất cứ giá nào.

Người đời chóng chán những lạc thú trần gian! Sự đòi hỏi thật là vô cùng, sự thỏa mãn chỉ trong chốc lát; con người theo đuổi từ một mục đích này, đến một mục đích khác. Cái mà y khát khao tìm kiếm nhưng vẫn không gặp, đó là Thượng Đế, chỉ có Ngài mới đem lại cho con người nguồn hạnh phúc vô tận.

Bây giờ con đã hiểu tại sao các vị thánh gọi Thượng Đế là Đấng Vô Cùng. Một đời sống trường cửu vô tận cũng không đủ để đạt tới Ngài.

Thật vậy, nhưng Ngài cũng rất gần chúng ta. Khi mà tinh thần giải thoát khỏi sự kềm hãm của giác quan, thì chừng đó sự thiền định đưa đến một chứng minh song đôi về Thượng Đế. Trước hết, một niềm phúc lạc luôn luôn đổi mới thấm nhuần vào tâm hồn chúng ta cho đến tận những nguyên tử tế bào trong châu thân. Kế đó, người hành giả luôn luôn được Ngài dìu dắt trong cơn thiền định và những câu hỏi băn khoăng thắc mắc sẽ được giải đáp.

Tôi mỉm cười biết ơn:

-Bạch Sư Phụ, Sư Phụ đã giải tán mọi sự nghi ngờ của con. Bây giờ con biết rằng mình đã tìm thấy Thượng Đế, vì trong khi tham thiền, tâm hồn con được từ từ thấm nhuần một niềm hạnh phúc và an lạc vô biên, và trong những giờ họat động con được hướng dẫn một cách tế nhịđể có một phép xử thế đúng đắn tốt lành trong mọi công việc, chí đến những phần chi tiết nhỏ nhặt.

Cuộc đời sẽ còn đau khổ phiền não khi con người chưa biết sống đúng theoThiên Ý.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4687)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43807)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4396)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4343)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4251)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6362)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4641)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4059)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 25031)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24070)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]