Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 06: Vị Tu Sĩ Khinh Thân

27/06/201311:21(Xem: 3468)
Chương 06: Vị Tu Sĩ Khinh Thân


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Vị Tu Sĩ Khinh Thân

Đêm qua, trong một phiên họp, tôi đã thấy một vị tu sĩ Yogi khinh thân ngồi lơ lững trên không, độ chừng một thước tây khỏi mặt đất.

Bạn tôi, Upendra, nói với một giọng xúc động. Tôi mỉm cười:

-Tôi có thể đoán tên ông ta, phải chăng là tu sĩ Bhaduri Mahasaya ở tại đường Upper Circular Road?

Upendra gật đầu, hơi bẽn lẽn vì anh ta thấy rằng câu chuyện ấy không còn là mới mẻ đối với tôi. Các bạn tôi để biết rõ sự thích thú của tôi đối với các vị tu sĩ nên họ lấy làm vui sướng mỗi khi họ có thể mách bảo cho tôi một vị có những thành tích dị thường. Tôi nói:

-Người tu sĩ này ở gần nhà tôi, nên tôi thường gặp ông ta.

Lời nói đó làm cho Upendra rất tò mò, tôi nói tiếp:

-Tôi gặp ông ta trong một trường hợp đặc biệt. Y đã luyện thành thục những phép khí công theo đạo pháp Patanjali. Có một lần tu sĩ Bhaduri Mahasaya biểu diễn trước mặt tôi phép khí công Bhastrika Pranayama cực mạnh như có một cơn giông bão thổi trong phòng! Kế đó, y dịu bớt hơi thở ồ ạt của y và ngồi yên bất động, đắm chìm trong một trạng thái siêu tâm thức. Cái ấn tượng yên tĩnh sau cơn giông tố trong phòng làm cho tôi không bao giờ quên được.

Upendra có vẻ không tin:

-Người ta nói rằng người tu sĩ ấy không bao giờ bước ra khỏi nhà.

Quả đúng như vậy. Tu sĩ sống bế môn nhập thất từ trên hai chục năm nay, người chỉ bỏ luật lệ ấy trong dịp thánh lễ long trọng, khi đó người bước ra khỏi hàng ba trước nhà trong giây lát. Trong những dịp đó, những kẻ hành khất đều tề tựu đông đảo trước cửa nhà, vì họ biết tu sĩ có hạnh bố thí rất cao.

-Làm sao tu sĩ có thể ngồi lơ lững trên không, bất chấp cả luật thiên nhiên?

Một vài phép khí công có thể làm cho thân thể tu sĩ mất cả trọng lượng và trở nên nhẹ nhàng. Khi đó, người có thể khinh thân bay bổng trên không trung, hoặc ít nhất người có thể nhảy vọt như con ếch. Vài vị tu sĩ không thực hành pháp môn Yoga cổ truyền của Ấn Độ cũng có thể khinh thân trong trạng thái thiền định thâm sâu.

-Tôi muốn tìm hiểu thêm về vị tu sĩ này. Anh có đến dự những buổi họp vào lúc chiều tối đó không? Upendra hỏi với sự tò mò hiện ra trong đôi mắt.

-Có, tôi thường dự các buổi họp. Tôi hưởng thụ được nhiều điểm minh triết thâm sâu của ông. Đôi khi cái cười kéo dài của tôi làm gián đoạn sự trang nghiêm của các buổi họp. Điều đó cũng không hề làm phật lòng tu sĩ, nhưng có lẽ các đệ tử không có được cái thái độ hồn nhiên đó.

Buổi chiều đi học về, tôi đi ngang nhà tu sĩ Bhaduri và ghé vào thăm ông. Tu sĩ thường không hay tiếp khách. Người đệ tử có nhiệm vụ canh gác ngoài cửa chận tôi lại hỏi xem tôi có hẹn trước không. Mya khi ấy tu sĩ xuất hiện đúng lúc giúp tôi khỏi bịđuổi ra:

-Hãy để cho Mukunda vô nhà khi nào y muốn.

Đôi mắt tu sĩ điểm một tia sáng:

-Sự bế môn nhập thất của tôi không phải vì lý do tiện nghi riêng cho tôi, mà là cho kẻ khác. Những người ngoài đời không thích nghe lời thành thật nó làm tiêu tan những ảo ảnh của họ. Những vị chân tu không những hiếm có, mà lại còn làm cho người ta hoang mang. Thánh kinh cũng có nói rằng: “Các vịấy thường làm cho người đời đâm ra lúng túng trong cuộc sống của họ!”

Tôi theo chân tu sĩ vào phòng riêng trên lầu, một gian phòng đơn sơ mà người không bao giờ bước ra khỏi. Các vị minh sư thường được lánh xa cuộc đời náo nhiệt ồn ào và sống tuyệt đối ngoài vòng thế tục.

-Bạch Tôn Sư, ngài là vị tu sĩ đài tiên sống bế môn mà tôi được biết.

-Tạo hóa đặt để các nhà hiền giả trên những địa hạt vô cùng khác biệt nhau để cho chúng ta đừng nghĩ rằng Ngài có thể tự giới hạn những luật lệ nhất định.

Tu sĩ ngồi yên trong tư thế Liên Hoa. Người đã trên bảy mươi tuổi, nhưng không có mang dấu vết của sự già nua. Lưng thẳng, vóc dáng lực lưỡng, người có một thân hình cân đối lý tưởng về mọi phương diện. Người có cái gương mặt đạo mạo của một vị minh sư, như được diễn tả trong các kinh sách tôn giáo; với một bộ râu chải chuốt, cốt cách thanh cao, người ngồi yên bất động như một pho tượng. Đôi mắt yên lặng đứng tròng trong cơn đại định, xuất thần.

Tu sĩ và tôi cùng đắm chìm trong một cơn thiền định thâm sâu. Một giờ sau, giọng nói thanh tao của người kéo tôi ra khỏi cơn thiền định:

-

Con nhập thiền khá dễ dàng đấy, nhưng con đã cảm thông được với Thượng Đế hay chửa

Tu sĩ có ý nhắc nhở tôi rằng người ta phải tìm sự Hợp Nhất với Thượng Đế chứ không phải thiết tha với sự tham thiền.

-

Con đừng lầm lộn cái phương tiện với mục đích.

Gương mặt người luôn luôn biểu lộ sự bằng an, nở một nụ cười đầy phúc lạc, đôi mắt dịu hiền ưu ái:

-Những thơ tín này từ Mỹ Châu đến; người vừa nói vừa chỉ những gói lớn trên bàn. Tôi giao dịch với nhiều hội tinh thần ở Mỹ, mà hội viên chú trọng đến pháp môn Yoga. Họ đã tìm lại xứ Ấn Độ, nhưng không đi nhầm đường như Kha Luân Bố ngày xưa. Tôi vui lòng giúp họ. Pháp môn Yoga, cũng như ánh nắng mặt trời, là sở hữu của tất cả mọi người. Điều mà các chân sư coi như cần thiết cho sự giải thoát cũng có giá trịở phương Tây. Cùng một tâm hồn, cùng một quan niệm nhân sinh như nhau, Đông Phương và Tây Phương sẽ phát triển như nhau nhờ ở phép tu giải thoát của pháp môn Yoga.

Tu sĩ đưa cái nhìn yên lặng về phía tôi. Lúc đó tôi chưa hiểu những lời nói đó có tính cánh tiên tri như thế nào. Đến bây giò, trong khi viết những giòng chữ này, tôi mới hoàn toàn nhận định rõ ý nghĩ của những cách nói bóng gió đó, ám chỉ sứ mạng của tôi trong việc truyền bá sang Mỹ Quốc nền minh triết thâm sâu của Ấn Độ.

-Bạch Tôn Sư, ngài nên viết một quyển sách về pháp môn Yoga để giúp ích cho đời.

-Tôi chỉ dẫn các môn đồ. Họ và những đệ tử của họ sẽ là một bằng chứng linh động và có giá trị hơn một quyển sách, nó sẽ bị sừ phá hoại của thời gian và chịu những lời phên bình hẹp hòi nông cạn của người đời.

Tôi còn ngồi một mình với tu sĩ cho đến khi các đệ tử tề tựu đến. Tu sĩ Bhaduri có một tài hùng biện lưu loát độc đáo nó làm cho cử tọa say mê. Ngồi nghe tu sĩ thuyết pháp mà có cảm giác như là những luồn sóng êm đềm đưa đẩy chúng tôi một cách nhẹ nhàng ra khỏi bến mê và lôi kéo chúng tôi đến bờ giác.

Những môn đệ bước tới bỏ vài đồng rupees vào cái bao vải bên cạnh tu sĩ, trong khi tu sĩ đang ngồi thiền. Cử chỉ trọng vọng đó là một tập quán thông thường ở Ấn Độ, có ý nghĩa tượng trưng rằng người đệ tử từ bỏ mọi thứ của cải vật chất lại dưới chân Thầy. Một môn sinh lúc từ giã tu sĩ, nói một cách thán phục:

-Bạch thầy, thật là kỳ diệu thay: Thầy đã từ bỏ sự giàu sang sung sướng để tìm Đạo và dạy cho chúng con sự Minh Triết!

Người ta biết rằng tu sĩ Bhaduri lúc thiếu thời đã từ bỏ gia đình giàu có để theo con đường tu luyện pháp môn Yoga. Tu sĩ đáp:

-Con đã nói trái với sự thật! Thầy bỏ có vài cuộn giấy bạc và những thú vui trần tục để chinh phục một niềm phúc lạc vô biên. So với cái kho tàng tâm linhquí báu này thì đó có thật là một sự hy sinh chăng? Trái hẳn lại, chính những người thế gian đã từ bỏ và hýinh những kho tàng tâm linh vô giá trên đường Đạo để chạy theo những của cải vật chất giả tạm, vô thường!

Vị tu sĩ khất thực, áo quần rách rưới tả tơi, lại biến thành một phú ông tâm linh, còn người tỷ phú kiêu hãnh lại là một kẻ chịu pháp nạn mà không hề hay biết! Đó mới là một điều mâu thuẫn về sự dứt bỏ, hy sinh! Tu sĩ nói tiếp:

-Thiêng Liêng lo cho tương lai của chúng ta một cách vô cùng minh triết và sáng suốt hơn là bất cứ một công ty bảo hiểm nào!

Sau cùng lời kết luận của tu sĩ là một thông điệp đày đạo lý:

-Thế gian dẫy đầy những kẻ băn khoăn chờ đợi một sự cứu giúp đến từ bên ngoài. Những tư tưởng đắng cay của họ hiện rõ trước mắt, không dấu được ai. Nhưng đấng tối cao đã ban cho con người từ thuở sơ sinh bầu không khí trong lành và nguồn sữa mẹ, chắc hẳn cũng lo liệu cung cấp mọi thứ nhu cầu hàng ngày cho những đứa con của ngài.

Như thường lệ, sau giờ tan học, tôi vẫn đến tịnh thất của tu sĩ. Với một lòng ưu ái thầm lặng, tu sĩ đã giúp tôi đạt tới sự ngộ đạo trong cơn tham thiền.

Về sau, các đệ tử thân tín của tu sĩ mới xây cất cho người một đạo viện mới gọi là Nagendra Math.

Tôi xin kể lại đây những lời mà nhiều năm sau, tu sĩ Bhauri đã nói với tôi khi tôi gặp người lần cuối. Ít ngày trước khi tôi lên đường sang Mỹ Quốc, tôi đến từ giã tu sĩ và khiêm tốn quì dưới chân người để xin người ban ân huệ. Người nói:

- Con hãy bình yên lên đường sang Mỹ Quốc. Nền minh triết của Ấn Độ sẽ là thần hộ mạng che chở cho con. Con có mang trên trán cái ấn chứng của sự thành công, các dân tộc ở nơi xa xôi kia sẽ dành cho con một sự tiếp đón nồng hậu.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7248)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4750)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10025)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10626)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4766)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13602)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6888)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8153)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16382)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5021)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]