Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 02: Món Linh Vật Hộ Phù

27/06/201311:03(Xem: 3638)
Chương 02: Món Linh Vật Hộ Phù


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Món Linh Vật Hộ Phù

Điều mong ước lớn nhất của mẹ tôi là lập gia đình cho anh cả tôi. Á! Khi nào tôi nhìn thấy gương mặt vợ của Ananta, tôi sẽ có cảm giác như sồng trên thiên đàng ở hạ giới!” Đó là lời của mẹ tôi thốt ra để bày tỏ lòng mong ước điển hình của người Ấn Độ, là được bảo đảm sự nối tiếp giòng dõi của gia đình.

Khi Ananta thành hôn, tôi mới lên bảy tuổi. Mẹ tôi lúc ấy ở Calcutta lo chuẩn bị mọi việc để cử hành hôn lễ. Chỉ còn có cha tôi và tôi ở nhà tại Bareilly, trên miền Bắc Ấn, cha tôi vừa đổi đến đây sau ba năm làm việc tại Lahore.

Tôi đã từng dự các cuộc hôn lễ rực rỡ tưng bừng của hai chị tôi là Roma và Uma. Đối với Ananta là anh cả trong gia đình, thì những nghi lễ cưới hỏi lại càng đặc biệt và long trọng hơn nữa.

Tại Calcutta, mẹ tôi tiếp đón nhiều quan khách đến từ các vùng xa và để họ tá túc ở một ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi vừa mua được ở số 50 đường Amherst. Mọi việc đều đã chuẩn bị sẵn sàng: những món ăn cao lương mỹ vị, chiếc kiệu lót lụa thêu thên đó Ananta sẽ được đặt ngồi lên và khiêng đi một cách long trọng đến nhà tân giai nhân, những đèn lồng màu mè sặc sỡ, những con lạc đà và voi bằng giấy nhồi cứng, những dàn nhạc Ấn Độ và Tây Phương, những kẻ làm trò hề chuyên nghiệp, những tăng lữ hành lễ tôn giáo theo nghi lễ cổ truyền.

Cha tôi và tôi cũng sắp sửa chọn ngày lên đường đẻ dự lễ cưới cùng với gia đình. Nhưng một đêm nọ tôi thấy một linh ảnh báo trước việc chẳng lành.

Đêm đó vào lúc nửa đêm ở tại Bareilly. Tôi đang ngủ bên cạnh cha tôi trên giường thì thình lình tôi giật mình thức dậy vì một tiếng động khác thường làm rung rinh chiếc mùng. Cái mùng vén lên và tôi nhìn thấy mẹ tôi.

-Đánh thức cha con dậy!

Tiếng nói của mẹ tôi lúc ấy chỉ còn là một giọng nói nhỏ thì thầm.

- Hai cha con hãy đáp chuyến xe lửa đầu tiên lúc bốn giờ sáng để đi Calcutta ngay lập tức nếu muốn còn nhìn thấy mẹ!

Nói đến đó, mẹ tôi ngất xỉu và biến mất!

-Cha ơi! Cha! Mẹ đang hấp hối!

Giọng nói sợ hãi của tôi làm cha tôi thức giấc. Tôi càng khóc lớn hơn. Cha tôi dỗ dành:

-Đó chỉ là một cơn ảo ảnh chứ không có gì lạ. Mẹ con đang mạnh khỏe không đau ốm chi. Nếu hôm nay có tin gì, chúng ta sẽ đi ngay vào ngày mai.

-Cha sẽ hối hận suốt đời nếu cha không chịu đi ngay cho kịp ngày. Con cũng vậy, con cũng sẽ oán trách cha suốt đời nếu cha không đi cho con kịp nhìn thấy mẹ!

Tôi nói lớn trong cơn thất vọng. Sáng hôm sau, tôi nhận được bức điện tín: “Mẹ đau nặng. Hôn lễ đình lại sau. Hãy đến ngay.”

Chúng tôi hối hả lên đường. Một người cậu gặp chúng tôi, lúc xe lửa ngừng tại một nhà ga lớn ở dọc đường. Một chuyến xe lửa ở đầu kia đi lại ầm ầm như cơn giông, tiếng động mỗi lúc càng lớn khi chuyến xe đến càng gần. Trong cơn đau khổ, tôi cảm thấy muốn nhào xuống đường rầy. Tôi đã không con mẹ, như linh tính tôi đã báo trước, cuộc đời từ nay đối với tôi thật vô vị và không thể chịu nổi. Mẹ tôi là một người tri kỷ lớn nhất mà tôi có trên đời, đôi mắt đen của mẹ tôi là một nguồn an ủi duy nhất, tình thương của mẹ tôi là nơi trú ẩn chắc chắn nhất trong thời thơ ấu của tôi.

-Chị còn sống chăng? Cậu tôi hỏi.

-Tự nhiên là còn! Cha tôi đáp.

Tuy nhiên, tôi không tin tưởng ở lời quả quyết này, và cậu tôi đã khám phá ra nét thất vọng hiện trên gương mặt của tôi.

Chúng tôi đến Calcutta chỉ vừa kịp để chứng kiến cái chết của mẹ tôi. Tôi rơi vào một trạng thái buồn thảm và sự sống đối với tôi không còn ý nghĩa gì. Nhiều năm trôi qua trước khi tôi có thể hòa mình với sự thật đã rồi và không thể tránh khỏi. Những tiếng khóc than của tôi vang dội đến tận mây xanh, sau cùng đã động lòng đức Phật Mẫu thiêng liêng nên ngài đã xoa dịu vết thương lòng của tôi bằng những lời này:

-Chính Ta đã săn sóc đến con, từ kiếp này sang kiếp khác, suyên qua tình thương của vô số những người mẹ đã sinh ra con ở thế gian! Con hãy thấy trong cái nhìn của Ta những tia sáng dịu hiền của những cặp mắt đẹp long lanh và đen huyền mà con đã mất!

Cha tôi và tôi trở về Bareilly, sau khi lễ hỏa táng mẹ tôi đã hoàn tất. Mỗi buổi sớm mai, tôi thức sớm và đén chiêm ngưỡng dưới gốc cây sheoli che bóng mát xuống bãi cỏ xnah trước nhà. Những cánh hoa trắng tinh của chây sheoli tô điểm cho cảnh vật càng thêm xinh tươi. Đôi mắt đẫm lệ và sương, tôi thường nhìn thấy một ánh sáng lạ lùng huyền diệu đến với lúc bình minh. Một cơn khác vọng tìm chân lý xâm chiếm lấy tôi. Tôi cảm thấy một sức lôi cuốn mãnh liệt thúc đẩy tôi đến dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Một người anh họ của tôi vừa đi chơi trên dãy Hy Mã Lạp Sơn trở về có đén thăm chúng tôi tại Bareilly. Tôi chăm chú nghe một cách say sưa những chuyện của y tường thuật về những non cao động cả là nơi trú ẩn của các nhà đạo sĩ Yogi.

-Chúng ta hãy đi lên núi Hy Mã Lạp Sơn.

Tôi đề nghị với Dưarka Prasad, lúc ấy đang ở trọ nhà chúng tôi tại Bareilly. Y bèn tiết lộ điều đó cho anh cả tôi là Ananta đang đến thăm cha tôi lúc ấy. Ananta không những mỉm cười về chương trình táo bạo của một đứa em nhỏ mà còn diễu cợt tôi:

- Cái áo cà sa vàng của em đâu? Cái đó mới là áo của tu sĩ!

Những lời này gây cho tôi một ảnh hưởng bất ngờ. Trong tâm hồn tôi luôn lởn vỏn những linh ảnh trong đó tôi thấy tôi mặc áo cà sa vàng của nhà tu sĩ và đi hành hương ta bà khắp xứ Ấn Độ. Phải chăng câu nói đó đã làm thức động những ký ức về những tiền kiếp của tôi khi xưa? Dầu sao, tôi sẵn sàng khoát lấy một cách thoải mái và dễ dàng bộ áo vàng của người tu sĩ.

Một buổi sáng nọ, trong khi tôi đang nói chuyện với Dwarka, lòng sùng kính Thiêng Liêng tự nhiên xâm chiếm hồn tôi một cách đột ngột. Bạn tôi nghe những lời thuyết pháp hùng hồn của tôi một cách uể oải trong khi tôi lấy làm sung sướng mà nghe giọng nói của chính mình!

Trưa hôm ấy, tôi lén trốn đi Naini Tal, dưới chân núi Hi Mã Lạp Sơn. Ananta liền cương quyết đuổi theo bắt tôi trở lại, và tôi lấy làm buồn mà phải quay trở về Bareilly. Từ nay, cuộc hành hương duy nhất mà tôi được phép thực hiện là đi đến gốc sheoli mỗi buổi sớm mai. Tôi càng khóc thầm vì đã mất đi một người mẹ nhân từ và thánh thiện.

Cái chết của mẹ tôi là một sự thiệt thòi lớn cho gia đình. Cha tôi không chịu tái giá, và sống góa vợ như thế trong gần bốn mươi năm. Sống cảnh gà trống nuôi con, cha tôi trở nên dịu dàng và mềm mỏng hơn và dễ thông cảm hơn. Bình tĩnh và lo xa người giải quyết êm thắm tất cả mọi vấn đề trong nội bộ gia đình. Sau giờ làm việc người sống cô độc như một ẩn sĩ trong phòng riêng, và thực hành pháp môn thiền định. Về sau, tôi có ý định thuê một cô người Anh coi sóc việc nhà và đem lại ít nhiều tiện nghi cho gia đình, thì cha tôi lắc đầu từ chối:

-Đối với cha, con thấy không, đã dứt mọi sự săn sóc từ ngày mẹ con khuất núi. Cha sẽ không bao giờ chịu nhận sự săn sóc của một người đàn bà nào khác.

Mười bốn tháng sau khi mẹ tôi mất, tôi mới biết rằng mẹ tôi có để lại cho tôi một thông điệp tối quan trọng. Ananta có mặt bên giường bệnh khi mẹ tôi hấp hối, đã nghe những lời trăn trối của mẹ tôi. Tuy mẹ tôi có dặn rằng phải cho tôi biết trong một năm sau, nhưng anh tôi đã đình hoãn lại ngày đó. Anh tôi sẽ rời khỏi Bareilly trong ngày gần đây để cưới người con gái mà mẹ tôi đã chọn lựa. Vì thế, một buổi chiều, anh tôi đến tìm tôi và nói:

-Mukunda, từ lâu, anh đã do dự không muốn cho em biết một tin nó sẽ làm em ngạc nhiên.

Ananta nói với một giọng an phận:

-Anh sợ rằng nếu cho em biết sớm hơn, việc này càng làm cho em muốn bỏ gia đình để xuất gia. Tuy nhiên, em đã có nguồn cả hứng thiêng liêng; cho nên lúc rượt bắt em trở lại gia đình sau khi em muốn lên núi Hy Mã Lạp Sơn, anh đã quyết định cho em biết ngay lời trăn trối của mẹ.

Anh tôi bèn đưa cho tôi một cái hộp nhỏ đụng bức thông điệp của mẹ tôi. Trong đó mẹ tôi viết như sau:

Mukunda con hỡi! Những lời này là lời chúc lành cuối cùng của mẹ gửi đến con. Giờ phút này là lúc mà mẹ phải tiết lộ cho con biết vài sự lạ thường xảy ra sau khi con vừa mở mắt chào đời. Con chỉ là một hài nhi khi mà định mệnh của con được tiết lộ cho mẹ biết, lần đầu tiên vị tôn sư của mẹ ở Banaras. Hôm ấy, tôn sư đang tọa thiền và xuất thần nhập định, vác vịđệ tử lúc ấy đang ngồi tề tựu rất đông chung quanh Ngài đến nỗi mẹ ngồi ẩn khuất ở tận phía sau và không nhìn thấy mặt tôn sư.

Mẹ bồng con trên tay và cầu nguyện cho tôn sư biết có mẹ con ta trong đám đông để ngài ban ân huệ cho chúng ta. Trong khi mẹ đang âm thầm cầu nguyện ráo riết thì tôn sư mở mắt ra và gọi mẹ lại gần. Đám đông để cho mẹ đi qua và mẹ quì xuống một bên ngài. Tôn sư mới bồng con đặt lên đầu gối ngài và đặt bàn tay tên trán con trong một cử chỉ ban ân huệ tâm linh. Ngài nói: “Này hiền mẫu, con của người sẽ trơ nên một tu sĩ xuất gia. Y sẽ đưa nhiều linh hồn đến cõi Phật.”

Lòng mẹ tràn ngập niềm vui sướng vì tôn sư toàn thông đã nghe được lời cầu nguyện thầm kín của mẹ. Trước khi con lọt lòng mẹ thì tôn sư đã tiên đoán được rằng ngày sau con sẽ noi theo con đường của Ngài.

Về sau, con hỡi, mẹ đã có dịp tin tưởng một cách chắc chắn rằng con đường của con sẽ đưa con đi xa khỏi cuộc đời thế tục. Một sự kiện độc đáo đã xác nhận sự tin tưởng đó và ngày nay mẹ để lại cho con lời di chúc tối hậu này, trên giường bệnh hấp hối của mẹ.

Đó là về sự gặp gỡ một nhà hiền giả xứ Punjab. Trong khi gia đình ta đang cư ngụ tại Lahore. Một buổi sớm mai, người gia bộc chạy vào phòng mẹ và nói: “Thưa bà, một người tu sĩ dị kỳ vừa đến đây. Ông ta đòi yết kiến mẹ của Mukunda.”

Những lời nói đó làm cho mẹ sửng sốt. Mẹ liền bước ra vái chào người khách lạ. Khi mẹ nghiêng mình kính cẩn chào người, thì mẹ cảm thấy vầng mẹ đang đứng trước một vị sứ giả của Thiêng Liêng. Người ấy nói: “Này hiền mẫu, tôn sư muốn cho bà biết rằng kiếp sống hiện tại bà ở thế gian này đã chấm dứt. Cơn bệnh sắp tới của bà cũng sẽ là cơn bệnh cuối cùng.”

Nói xong, người im lặng trong một lúc, trong khi mẹ không hề cảm thấy sợ sệt mà tâm hồn mẹ tràn đầy một niềm an tịnh vô biên. Sau cùng người lại nói: “Bà sẽ gửi một món bảo vật hộ phù bằng bạc. Tôi sẽ không đưa cho bà ngày hôm nay, nhưng để chứng thực lời nói của tôi, vật ấy sẽ hiện ra ngày mai khi bà ngồi thiền. Đến giờ hấp hối, bà sẽ yêu cầu người con cả là Ananata hãy giữ lấy vật ấy trong một năm và sau đó hãy chuyển giao cho người con thứ. Người này sẽ nhận lấy vật ấy vào lúc mà y cảm thấy sẵn sàng từ bỏ thế gian để xuất gia tầm Đạo. Khi người này đã giữ món hộ phù ấy trong nhiều năm và vật ấy đã làm tròn sứ mệnh của nó, nó sẽ tự nhiên biến mất. Y không cần phải dấu nó ở một nơi kín đáo, vì nó sẽ trở về chỗ cũ!”

Mẹ bèn cúng dường cho vị tu sĩ một món tiền đi đường nhưng vịấy từ chối và rút lui sau khi đã ban ân huệ cho mẹ. Chiều hôm sau, khi mẹ ngồi thiền, một vật hộ phù bằng bạc tự nhiên xuất hiện trong hai bàn tay của mẹ, đúng như lời vị tu sĩ đã nói trước. Vật ấy trước hết hiện ra làm cho mẹ có một cảm giác lành lạnh và trơn trơn trong bàn tay. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận vật ấy trong hai năm và đã giao cho Ananta.

Mukunda con hỡi, con đừng khóc mẹ nữa, vị tôn sư thiêng liêng sẽ hộ trì cho mẹ trong cõi Vô Cùng. Thôi, mẹ từ giã con, và cầu chúc đức Phật Mẫu che chở cho con.

(Mẹ tôi đã biết trước một cách bí mật rằng bà sẽ không còn sống bao lâu nữa, do đó tôi mới biết vì sao mẹ tôi quyết định cưới vợ gấp cho anh tôi.)

Một ánh sáng thần diệu xâm chiếm lấy tôi khi tôi sở hữu món bảo vật ấy; nhiều kỷ niệm đã lãng quên từ đâu nay đã thức động trở lại. Món bảo vật, hình tròn, có một dĩ vãng cổ xưa không biết từ đời nào, có khắc chữ cổ Phạn. Tôi đoán rằng đó là món quà tặng của những vị Minh Sư mà tôi đã biết trong những kiếp quá khứ, ngày nay đã đặt tôi dưới sự bảo vệ vô hình và bí ẩn của ngài. Nó còn có một ý nghĩa huyền diệu khác nữa mà tôi không được phép tiết lộ.

Còn món bảo vật đã biến mất như thế nào vào những giờ phút đau khổ nhất của đời tôi, và sự biến mất ấy mở màng cho việc gặp gỡ với tôn sư tôi như thế nào, thì điều đó tôi không thể tường thuật lại trong chương này.

Nhưng người thanh niên bị thất vọng trong chuyến du hành lên dãy Hy Mã Lạp Sơn, đã đi xa, dưới ảnh hưởng phò trợ vô hình của món bảo vật hộ phù.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 3036)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2735)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5230)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 10004)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3999)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2657)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2629)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2786)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7266)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]