Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18: Kiến Địa Cạn Sâu

24/06/201318:38(Xem: 9082)
Chương 18: Kiến Địa Cạn Sâu

Kho báu nhà Thiền

Chương 18: Kiến địa cạn sâu

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Ðại sư Vân Môn nói:
Dẫu cho càn khôn đại địa không mảy may lầm lỗi vẫn còn là chuyển cú, chẳng thấy một sắc mới chỉ là bán đề, lại cần phải biết có cái thời tiết toàn đề nữa.
Ngài Vân Môn nói:
Pháp thân cũng có hai thứ bệnh: Ðược đến pháp thân, mà vì pháp chấp chẳng quên, kiến chấp của mình hãy còn, nên chỉ ngồi bên cạnh pháp thân, đây là một bệnh. Dẫu cho thấu được pháp thân mà buông bỏ chẳng được, kiểm điểm kỹ càng lại có hơi hám gì cũng là bệnh.
Ngài Ðại Huệ nói: Ngày nay, người học Phật pháp lấy sự thấu qua pháp thân làm cùng tột mà ngài Vân Môn trái lại cho đó là bệnh. Chẳng biết thấu qua pháp thân rồi, phải làm gì? Ðến đây như người uống nước lạnh nóng tự biết, chẳng cho hỏi người khác, hỏi người khác ắt là tai họa.
*
Thiền Sư Ðộng Sơn Giới nói:
Thời đại mạt pháp con người nhiều càn huệ, muốn phân biệt chân ngụy, có ba thứ sấm lậu (rỉ chảy):
1/ Kiến sấm lậu: Nghĩa là căn cơ chẳng rời địa vị, rơi vào biển độc. Ngài Minh An nói: Vì cái thấy bị kẹt nơi sở trị, nếu chẳng chuyển vị thì ngồi tại một sắc. Nói là sấm lậu vì ở trong ấy chưa tận thiện, cần phải phân biệt lại tung tích thì mới được tương tục huyền cơ diệu dụng.
2/ Tình sấm lậu: Nghĩa là trí thường hướng theo thuận hoặc nghịch, chỗ thấy thiên khô. Ngài Minh An nói: Vì tình và cảnh viên dung, kẹt nơi thủ xả, trước sau thiên khô, cái giác chiếu soi chẳng hoàn toàn, là sóng thức lưu chuyển, là việc giữa đường, bên bờ. Cần phải mỗi câu phải lìa hai bên chẳng kẹt vào tình và cảnh.
3/ Ngữ sấm lậu: Nghĩa là thể diệu mất tông, cơ muội sau trước. Người học trí ô trược lưu chuyển chẳng ra ngoài cái loại thứ ba này. Ngài Minh An nói: Thể diệu mất tông là kẹt nơi đường ngôi ngữ, câu mất tông chỉ, cơ muội sau trước là kẻ đương cơ tối tăm chỉ nhận trên ngôn ngữ nên tông chỉ chẳng viên mãn. Mỗi câu phải là vô ngữ trong hữu ngữ, hữu ngữ trong vô ngữ thì mới được cái diệu chỉ mật viên.
*
Quốc sư Vô Nghiệp nói:
Giả sử có người ngộ lý có một tri một giải mà chẳng biết phép tắc trong ngộ này là cái cửa nhập lý, bèn cho rằng hằng ra khỏi danh lợi thế gian, rồi vào trong núi ở bên khe, khinh thường bậc thượng lưu đến nỗi khiến tâm lậu chẳng hết, lý địa chẳng sáng, luống đến già chết sự nghiệp không thành, hao phí năm tháng. Dẫu cho có thông minh cũng chẳng địch nổi nghiệp, càn huệ chưa thoát khỏi luân hồi. Giả sử tài ngang Mã Minh, hiểu bằng Long Thọ, chỉ một đời hai đời chẳng mất thân người, do căn tánh sáng suốt đời trước thanh tịnh nên nghe qua liền hiểu.

Truyền Ðăng Lục


*
Thiền sư Viên Ngộ nói:
Người đại tử [1]đều không có Phật pháp, đạo lý huyền diệu, đắc thất, thị phi, trường đoản. Ðến chỗ này mà thôi nghỉ thì Cổ nhân gọi đó là trên đất bằng người chết vô số, qua được rừng gai góc mới là tay tài giỏi, cần phải thấu qua bờ bên kia mới được. Tuy nhiên như thế, nhưng người đời nay đến được chỗ đất này cũng thật là hiếm có. Hoặc như có người do nương tựa mà được giải hội thì không dính dáng gì. Hòa thượng Mai gọi đó là cái thấy chẳng tinh khiết, Tiên sư Ngũ Tổ gọi đó là mạng căn chẳng cắt đứt, phải một phen đại tử rồi sống lại mới được. Hòa thượng Chiết Trung Vĩnh Quang nói: Ngôn phong nếu sai, quê hương xa vạn dặm, phải trên vực thẳm buông tay, tự chịu đảm đương, chết đi sống lại, dối ông chẳng được, ý chỉ phi thường, người đâu giấu được.

Bích Nham

*
Cổ nhân nói:
"Nương theo lời cần phải hội được tông, chớ tự thiết lập quy củ". Như người đời nay cho rằng cứ đuổi đi là xong, được thì được đó, nhưng vẫn còn ở trong mịt mờ lầm lạc. Nếu họ đến trước mặt bậc tác giả, các Ngài đem ba yếu ngữ ấn không, ấn bùn, ấn nước để nghiệm họ thì sẽ thấy như cây vuông tra vào lỗ tròn, không thể nào được!

Bích Nham

*
Thiền sư Viên Ngộ nói:
Người học đạo bắt đầu có niềm tin, chán thế gian phiền rộn, rất sợ chẳng được lối vào. Ðã gặp thầy chỉ thị hoặc nhân tự mình phát minh được cái chân tâm mầu nhiệm viên mãn, vốn tự đầy đủ từ xưa đến nay. Chạm cảnh gặp duyên tự biết mình không dính mắc, liền bảo thủ chỗ đó. Sợ chẳng thể ra được nên bèn làm khuôn sáo, ở trên cơ cảnh lập chiếu lập dụng, buông một tiếng hét, một cái đánh, nhướng mày trợn mắt một cách kỳ đặc, lại gặp bậc thầy đắc đạo tước đoạt cho hết những cái tri giải như thế, liền đó khế chứng cảnh giới bổn lai vô vi, vô sự, vô tâm, rồi sau đó mới hổ thẹn vì biết rằng chỗ cứu cánh hãy còn mờ mịt. Chư Thánh còn tìm chỗ khởi của nó chẳng được, huống là người khác! Sở dĩ ngài Nham Ðầu nói: "Người được nó chỉ giữ chỗ nhàn nhàn, trong suốt 24 giờ đồng hồ vô dục, vô y, đâu chẳng phải là pháp môn an lạc!".

Tâm Yếu

*
Hòa thượng Lạc Phổ thượng đường nói:
Một câu rốt sau mới đến lao quan (cổng kiên cố), bẻ khóa yếu tân (cửa trọng yếu) chẳng chung phàm thánh.
Ta thường nói với các ông: Mặc cho thiên hạ vui hớn hở, ta riêng chẳng chấp nhận. Muốn biết, bậc thượng lưu chẳng nên đem ngôn giáo của Phật Tổ dán trên trán, nếu giống như con quy mang cái hà đồ thì tự chuốc lấy cái điềm táng thân. Con chim phượng hoàng ở trong lưới vàng đến khi nào mới tung cánh được trên bầu trời cao lồng lộng, Phải nên ngoài ý chỉ mà rõ tông thú; chớ hướng vào ngữ ngôn mà nắm lấy cực tắc. Thế nên, người máy bằng đá in tuồng như ông biết xướng khúc Ba Ca thì ông cũng như người đá phải họa lại bản Tuyết Khúc.

Hội Nguyên

Hòa thượng BạchVân Ðoan nói:
Cần phải ngộ mới được! Sau khi ngộ rồi, cần phải gặp thiện tri thức. Nhà ngươi nói: Ngộ rồi là xong, đâu cần gặp thiện tri thức. Nếu ngộ rồi lại gặp thiện tri thức thì đương lúc ra tay làm phương tiện hằn tự có đường xuất thân, chẳng làm mù mắt người học. Còn nếu chỉ ngộ được đầu cây cải khô thì chẳng những làm mù mắt người học mà khi chính mình cử động trước tiên phạm nhằm mũi nhọn bị thương tay.

Hội Nguyên

*
Hòa thượng Ngũ Diện nói:
Có một bọn tham thiền như giã bột lọc trong bình lưu ly, lại động chuyển chẳng được, xông xáo chẳng được, chạm nhằm liền vỡ. Nếu muốn đến chỗ sống linh hoạt thì chỉ cần tham thẳng nơi cái đảy da rách này[2]. Phải hướng thẳng lên núi cao chót vót buông tay xuống mà cũng chẳng bị vỡ, cũng chẳng bị hư.

Bích Nham

*
Hòa thượng Hối Ðường dạy chúng:
Nếu người chỉ thấu rõ tự kỷ mà chưa ngộ cái trước mắt, người này như có mắt mà không có chân. Nếu ngộ được cái trước mắt mà chẳng thấu rõ tự kỷ, người này như có chân mà không có mắt. Hai người này, trong hai mươi bốn giờ thường có một vật ngăn trong lồng ngực. Vật đã ở trong ngực thì cái tướng bất an thường ở trước mắt. Ðã ở trước mắt thì gặp việc, thành ra bị kẹt, làm sao mà được an ổn? Tổ chẳng nói:
Chấp đó mất chừng (chánh đạo)
Ắt vào đường tà
Buông đó tự nhiên
Thể không đi, trụ
Đó sao!

Chánh Pháp Nhãn Tạng

*
Hòa thượng Diệp Huyện Tỉnh nói:
Tham học cần phải đủ mắt tham học. Kiến địa cần phải được câu kiến địa. Có lúc câu đến mà ý chẳng đến, chỉ là vọng duyên bóng dáng phân biệt của tiền trần. Có lúc ý đến mà câu chẳng đến thì như người mù sờ voi, mỗi người đều nói mỗi khác. Có lúc ý và câu đều đến thì đập vỡ cõi hư không, ánh sáng soi khắp mười phương. Có lúc ý và câu đều chẳng đến, như người không có mắt chạy ngang chạy dọc, hốt nhiên bất giác sa xuống hầm sâu.

Hội Nguyên

Thiền sư Huyền Sa Bị buồn vì đạo pháp khó nói, ít gặp người thượng căn, người học thường dựa theo ngữ ngôn mà sanh tri giải, theo chiếu mất tông, nên Ngài bèn dạy ba câu cương tông:
Câu thứ nhất: Hãy tự đảm đương sẵn sàng đầy đủ, vì cả mười phương thế giới không có người nào khác mà chỉ là ông, lại bảo cái gì là thấy? Cái gì là nghe? Toàn là tại tâm vương ông làm ra, trọn thành bất động trí. Chỉ vì thiệu sự tự đảm đương nên nói là mở cửa phương tiện để khiến ông tin có một phần chân thường lưu chú, cùng xưa tột nay chưa có chẳng thị, chưa có chẳng phi. Nhưng câu này, chỉ thành pháp bình đẳng. Vì sao? Chỉ vì dùng lời để dẹp lời, lấy lý để đuổi lý, bình thường tánh tướng nhiếp vật lợi sanh mà thôi. Vả lại, đối với tông chỉ còn là chỉ biết rõ phía trước mà chẳng biết rõ phía sau, gọi là một vị bình thật, là chứng từng phần pháp thân, chưa có câu xuất cách, chết ở dưới câu, chưa có phần tự do. Nếu biết cái lượng xuất cách thì chẳng bị tâm ma sai khiến và đến trong tay bèn chuyển một cách lỗi lạc, nói là thông đại đạo chẳng rơi vào kiến giải bình thường trong lòng.
Câu thứ hai: Xoay nhân về quả, chẳng mắc vào lý bình thường nhất như, phương tiện gọi là chuyển vị hợp cơ. Sanh sát tự tại, buông bắt tùy nghi, ra sanh vào tử làm lợi ích rộng lớn cho hết thảy chúng sanh, thoát khỏi cảnh sắc dục, ái kiến, phương tiện gọi là Phật tánh đốn siêu tam giới. Ðây gọi là hai lý cùng sáng, hai nghĩa đồng chiếu, chẳng bị hai bên làm động, diệu dụng hiện tiền.
Châu thứ ba: Biết rõ cái gốc tánh tướng đại trí, kiến giải vượt bực, tối sáng rỗng suốt, trùm khắp pháp giới một thể tánh chân thật, đại dụng hiện tiền, ứng hóa cùng khắp mọi nơi, toàn dụng toàn bất dụng, toàn sanh toàn bất sanh, phương tiện gọi là cái cửa từ định.






CHÚ THÍCH

[1] Người đại tử là người hoàn toàn bặt hết tình thức như người chết, để rồi sau đó sống lại với cái tâm chân thật bất sanh bất diệt sẵn có của mình (hoát nhiên đại ngộ)
[2] Chỉ cho tự kỷ




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 23494)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 8867)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
16/01/2021(Xem: 3130)
5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D: - Ông có bà mới? Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên . - Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ. - Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”. *** Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975. Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .
12/01/2021(Xem: 17373)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
10/01/2021(Xem: 5440)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5276)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
31/12/2020(Xem: 16328)
Đức Diệu Sắc Thân Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 28/ ĐỨC DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI Như lai diệu sắc thân Thế gian vô dữ đẳng Vô tỉ bất tư nghì Thị cố kim đảnh lễ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
24/12/2020(Xem: 14088)
Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/09/2020 (25/07/Canh Tý) Chơn thể tự nhiên chơn Nhơn chơn thuyết hữu lý Lãnh đắc chơn chơn pháp Vô hành diệc vô chỉ. Chơn thể đã sẵn chơn Bởi chơn nói có lý Hội được pháp chơn nhơn Không đi cũng không dừng. Nam Mô Đệ Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03: 45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU
11/11/2020(Xem: 5605)
Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin đăng tải về những chương trình từ thiện giúp đỡ cho người nghèo, cứu trợ ủng hộ bão lụt thiên tai, thậm chí kêu gọi đóng góp xây dựng chùa chiền, những công trình văn hóa tâm linh v.v… rất nhiều trường hợp danh xưng “Mạnh Thường Quân” được nhắc đến để chỉ những người có tấm lòng độ lượng, biết yêu thương người khác, giúp đỡ kẻ khốn cùng…Theo thiển ý của người viết, dù Mạnh Thường Quân có tốt nhưng cũng không đến độ như một biểu tượng như thế. Theo lịch sử ghi lại thì những đóng góp của ông ta hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật sự, hay giá trị tâm linh, còn từ thiện thì cũng không có gì đáng kể. Tất cả những việc làm của ông gần như thuần túy thiên về phương diện chính trị. Có lẽ do suốt chiều dài bị nền phong kiến Trung Quốc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm nên có những ảnh hưởng đến văn hóa, tập tục, ngôn ngữ và cũng có thể ảnh hưởng danh xưng Mạnh Thường Quân này.
11/11/2020(Xem: 9502)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]