Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Kiến Tánh Minh Tâm

24/06/201317:57(Xem: 8807)
Chương 12: Kiến Tánh Minh Tâm

Kho báu nhà Thiền

Chương 12: Kiến tánh minh tâm

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Ðại sư Ðạt Ma bảo Nhị Tổ:
- Ông chỉ cần ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách thì có thể vào đạo.
Nhị Tổ nói tâm nói tánh đủ thứ mà vẫn không khế hội. Một hôm chợt ngộ, Ngài bèn thưa:
- con đã dứt được các duyên.
Ðạt Ma bảo:
- Không thành đoạn diệt chăng?
- Thưa không.
Ðạt Ma hỏi:
- Ông làm gì?
Nhị Tổ thưa:
- Rõ ràng thường biết, nói chẳng thể đến.
Ðạt Ma bảo:
- Ðây là tâm thể của chư Phật đã truyền, chớ có hồ nghi.

Tông Môn Thống Yếu

Phật bảo A nan:
Ta thường nói: Thân ông, tâm ông đều là vật hiện trong diệu minh chân tinh diệu tâm, tại sao các ông lại bỏ mất cái bổn diệu viên diệu minh tâm bảo minh diệu tánh ấy mà nhóm họp các duyên dao động bên trong, đuổi theo cái tướng mờ tối nhiễu loạn bên ngoài rồi cho đó là tâm tánh? Một khi mê nó làm tâm thì chắc chắn lầm cho là ở trong sắc thân, mà chẳng biết ngoài sắc thân cho đến núi sông, hư không, đất đai đều là vật trong diệu minh chân tâm, ví như bỏ trăm ngàn biển cả trong trẻo để nhận một bọt nước cho đó là toàn thể biển cả mênh mông.

Kinh Lăng Nghiêm

Vua Dị Kiến hỏi Tôn giả Ba La Ðề:
- Phật là gì?
Tôn giả đáp:
- Thấy tánh là Phật.
- Thầy thấy tánh chưa?
- Tôi thấy phật tánh.
- Tánh ở chỗ nào?
- Tánh ở tại tác dụng v.v…
Tôn giả bèn nói kệ rằng:
Tại thai là thân
Ra đời là người
Tại mắt là thấy
Tại tai là nghe
Tại mũi biết mùi
Tại miệng đàm luận
Tại tay cầm nắm
Tại chân đi chạy
Hiện khắp đều trùm sa giới
Thâu gồm tại một vi trần
Thức giả biết là Phật tánh
Người ngu gọi đó tinh hồn.

Hội Nguyên

Hòa thượng Ðại Ðiên ở Triều Châu nói:
Người học đạo cần phải biết bổn tâm của mình đem tâm chỉ cho nhau thì mới có thể thấy đạo. Tôi thấy đương thời có nhiều người chỉ nhận cái nhướng mày, chớp mắt, một nói một nín, gật đầu ấn khả cho đó là tâm yếu. Những người nầy thật ra họ chưa rõ. Tôi nay nói minh bạch cho các ông nghe, mỗi người phải gắng nhận: Chỉ cần trừ sạch hết các vọng niệm, kiến giải, thì ngay đó là chân tâm của ông. Tâm này, lúc cùng với trần cảnh cả lúc giữ cho yên tịnh hoàn toàn không có chút gì dính dáng. Chính tâm này là Phật, chẳng đợi tu sửa. Sao vậy? vì ứng dụng của nó trọn bất khả đắc, nên gọi là diệu dụng. Bản tâm nầy rất cần phải hộ trì, không nên khinh thường.

Truyền Ðăng Lục

Thiền sư Bảo Tháp Thiệu Nham dạy chúng:
Các ông được minh tâm chưa? Nếu chưa, thì chẳng lẽ lúc đàm luận nói cười, lúc im lặng không nói, lúc tham tầm thiện tri thức, lúc đạo bạn thương lượng, lúc du sơn ngoạn thủy, lúc tai mắt bặt trần tâm của ông? Kiến giải như trên đều thuộc về ma mị, đâu thể gọi là minh tâm?
Còn có một loại người nữa lìa vọng tưởng trong thân, riêng nhận khắp cả mười phương thế giới bao hàm nhật nguyệt thái hư ở bên ngoài cho đó là chân tâm xưa nay, đây cũng là điều của ngoại đạo chấp, chứ không phải là minh tâm.
Các ông muốn hội chăng? Tâm không phải cũng không chẳng phải, ông toan chấp nhận có thể được sao !

Hội Nguyên

Hòa thượng Chân Tịnh nói:
Phật pháp vô cùng vi diệu không có hai, những người chưa đến được chỗ vi diệu thì thấy có hay dở đối đãi. Nếu như người đến chỗ vi diệu rồi thì đó là người ngộ tâm. Người đó biết đúng như thật rằng tâm mình rốt ráo xưa nay thành Phật, người đó thật sự tự tại, thật sự an vui, thật sự giải thoát, thật sự thanh tịnh, và hằng ngày chỉ dùng tự tâm, tự tâm biến hóa nắm được liền dùng chứ không luận phải hay không phải, hễ đem tâm toan tính thì liền không phải. Tâm chẳng toan tính thì mỗi mỗi thiên chân, mỗi mỗi minh diệu, mỗi mỗi như hoa sen chẳng dính nước, tâm nầy thanh tịnh còn hơn cả hoa kia. Do đó, mê tự tâm nên làm chúng sanh, ngộ tự tâm nên thành Phật, mà chúng sanh tức Phật, Phật tức chúng sanh, do có mê ngộ mà có Phật, có chúng sanh vậy.

Chánh Pháp Nhãn Tạng

Thiền sư Bá Trượng nói nới Quy Sơn:
Muốn biết nghĩa Phật tánh phải quán thời tiết nhân duyên. Thời tiết đã đến, như mê chợt ngộ, như quên bỗng nhớ, mới biết vật của mình chẳng từ người khác mà được, cho nên Tổ sư nói: "Ngộ rồi đồng chưa ngộ, không tâm cũng không pháp, chỉ cần không có tâm hư vọng chấp phàm chấp thánh, xưa nay tâm pháp vốn tự đầy đủ". Ông nay đã được như thế, phải khéo tự giữ gìn!

Hội Nguyên

Có vị Tăng hỏi Ngài Ngưỡng Sơn:
- Hòa thượng thấy người đến hỏi thiền hỏi đạo, bèn vẽ một vòng tròn trong đó viết chữ NGƯU, là ý gì?
Ngài Ngưỡng Sơn đáp:
- Cái ấy cũng là việc không đâu. Nếu chợt hội được thì cũng chẳng từ bên ngoài đến. Nếu không hội thì quyết chắc là không biết.
Ta hỏi lại ông: Bậc lão túc ở các nơi, ngay trên cái thân của ông, chỉ ra cái gì là Phật tánh? Nói là phải hay nín là phải, hay chẳng nói chẳng nín là phải, hay lại đều là phải, hay lại đều là không phải? Nếu ông nhận nói là phải thì như người mù sờ đuôi voi. Nếu ông nhận nín là phải thì như người mù sờ tai voi. Nếu ông nhận chẳng nín chẳng nói là phải thì như người mù sờ vòi voi. Nói vật vật đều phải thì như người mù sờ nhằm bốn chân voi. Nếu bảo đều chẳng phải tức là ném bỏ con voi nầy, rơi vào không kiến. Chỗ thấy của các người mù kia chỉ ở nơi danh mạo sai biệt trên con voi. Ðiều tối cần là ông chớ sờ voi, chớ nói thấy biết là phải, cũng chớ nói là không phải. Tổ sư nói:
Bồ đề vốn không cội
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi nhơ?
Lại nói: "Ðạo vốn không hình tướng, trí huệ tức là đạo, người có kiến giải nầy gọi là chân Bát nhã". Người có mắt sáng thấy được toàn thể con voi thì thấy tánh cũng như vậy.

Bích Nham

Hòa thượng Nham Ðầu dạy chúng:
Luận về việc trong đại thống cương tông cần phải biết cú(câu), nếu không biết cú thì khó hội được lời nói. Cái gì là cú? Lúc trăm việc chẳng nghĩ gọi là chánh cú, cũng gọi là cư đảnh, cũng gọi là đắc trụ, cũng gọi là lịch lịch (rõ ràng), cũng gọi là tỉnh tỉnh, cũng gọi là chắc thực, cũng gọi là đắc địa, cũng gọi là lúc ấy. Ngay khi ấy đồng phá tất cả thị phi, vừa như thế liền chẳng như thế, bèn lăn trùng trục. Nếu thấy chẳng thấu thì vừa bị người hỏi đến mắt trợn trừng như con dê bị giết chưa chết. Chẳng thấy Cổ Nhân nói: "Hôn trầm chẳng tốt, cần phải chuyển được mới tốt" đó sao?

Chánh Pháp Nhãn Tạng

Hòa thượng Chương Kỉnh thượng đường dạy:
Chỗ tột cùng của đạo lý là bặt dứt nói năng, thế mà người đương thời chẳng hiểu lại cố tập việc khác cho là công năng. chẳng biết tự tánh vốn chẳng phải trần cảnh mà là cái cửa giải thoát vi diệu có giác chiếu soi chẳng nhiễm chẳng ngại, ánh sáng ấy chưa từng thôi dứt, nhiều kiếp đến nay vốn không biến đổi, giống như mặt trời xa gần đều chiếu, tuy đến với các hình sắc mà chẳng cùng tất cả hòa hợp. Ngọn đuốc linh sáng nhiệm mầu chẳng phải nhờ trui luyện, vì không rõ biết nên chấp vào vật tượng cũng như dụi mắt vọng khởi lên hoa đốm trong hư không, luống tự nhọc nhằn trải qua nhiều kiếp một cách oan uổng. Nếu phản chiếu được thì không có người thứ hai, cử chỉ hành động đều không thiếu thật tướng.

Hội Nguyên

Phù Sơn Viễn Công bảo Thủ tọa Diễn:
Tâm là chủ của cả một thân, là gốc của muôn hạnh. Tâm chẳng diệu ngộ thì vọng tình tự sanh. Vọng tình đã sanh thì thấy lý chẳng rõ. Thấy lý chẳng rõ thì phải quấy nổi lên. Do đó, trị tâm cần phải cầu diệu ngộ, ngộ rồi thì tinh thần điều hòa, tánh khí diềm tĩnh, dung mạo cung kính, hình sắc trang nghiêm, vọng tưởng tình lự đều tiêu dung thành chân tâm. Lấy đây để trị tâm thì tâm tự linh diệu, sau đó dẫn dắt mọi người, chỉ cho họ biết cái chỗ mê thì ai mà chẳng theo học!
Phật dạy:
Tất cả chúng sanh nhận lầm tứ đại làm thân tướng của mình, bóng dáng sáu trần làm tâm tướng của mình, ví như người bệnh mắt thấy hoa đốm trong hư không và thấy mặt trăng thứ hai, nên gọi là vô minh.

Kinh Viên Giác

Phật dạy:
Ông dùng tâm phan duyên nghe pháp thì pháp nầy cũng là duyên.
Phật dạy:
Dùng tâm suy nghĩ để đo lường cảnh giới viên giác của Như Lai như đem lửa đom đóm đốt núi Tu Di.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2018(Xem: 8183)
Cực tịnh sanh động (Truyện tích của HT Thích Huyền Tôn kể, do Phật tử Quảng Tịnh diễn đọc) Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
26/09/2018(Xem: 3765)
Một anh chàng thanh niên lái xe mô tô rất là tài giỏi. Không cờ bạc, không hút sách, không rượu chè, anh ta có một thú đam mê duy nhất : lái xe mô tô. Đúng là một đức tính rất tốt cho các luật lệ giao thông rất nghiêm khắt ở xứ sở Kangaroo này. Thế nên bao năm qua vượt nhanh cũng nhiều, lạng lách cũng lắm, chưa bao giờ anh gây ra tai nạn nào, mà cũng chưa hề một lần phạm luật bị phạt vi cảnh.
26/09/2018(Xem: 6963)
Truyện kể rằng, ngày xưa có gia đình ông Trương Công Nghệ, họ hàng sống với nhau chín đời : cố, ông, bà, con, cháu, chắt, chít ... tính sơ sơ trên dưới trăm người, lúc nào cũng rất mực yêu thương, rất mực thuận hòa, vui vẻ và êm ấm, chẳng bao giờ thấy họ gây gỗ, ganh đua hoặc lục đục chia lìa và xa cách nhau.
24/09/2018(Xem: 9368)
Audio Truyện Cổ Tích: Chín Mươi Ba Kiếp Mới Gặp Lại Con; Việt dịch: HT Thích Huyền Tôn; diễn đọc: TT Thích Nguyên Tạng -- Vào khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị, họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ, trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
11/09/2018(Xem: 3823)
Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.
01/09/2018(Xem: 2991)
Có những niềm vui
24/08/2018(Xem: 5437)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
21/08/2018(Xem: 11439)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
16/08/2018(Xem: 7860)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
13/08/2018(Xem: 6710)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]