Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Tin Nhận Đúng Như Thật

24/06/201317:24(Xem: 9472)
Chương 6: Tin Nhận Đúng Như Thật

Kho báu nhà Thiền

Chương 6: Tin nhận đúng như thật

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Lục Tổ, một hôm bảo chúng:
Tự tâm các ông là Phật, chớ có hồ nghi. Ngoài ra không một vật có thể kiến lập, đều là bản tâm sanh ra muôn pháp, cho nên kinh nói: "Tâm sanh các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt". Nếu muốn thành tựu chủng trí cần phải đạt được Nhất tướng tam muội và Nhất hạnh tam muội. Nếu ở tất cả chổ mà không trụ tướng, ở trong tướng ấy chẳng sanh thương ghét, cũng chẳng lấy bỏ, chẳng nghĩ đến sự lợi ích, thành hoại v. v…, an nhàn, điềm tĩnh, rỗng rang đạm bạc, đó gọi là Nhất tướng tam muội. Nếu tất cả chỗ đi đứng ngồi nằm thuần nhất trực tâm, chẳng động đạo tràng liền thành Tịnh độ, đó gọi là Nhất hạng tam muội.
Tăng hỏi Thiền sư Bá Trượng:
- Thế nào là pháp yếu Ðại thừa đốn ngộ?
Sư đáp:
- Các ông trước dứt các duyên, bặt hết muôn việc, hết thảy các pháp thiện cùng bất thiện, thế gian cùng xuất thế gian, chớ có ghi nhớ, chớ có nghĩ tưởng, buông xả thân tâm cho nó tự tại, tâm như gỗ đá không còn phân biệt, tâm không dấy niệm, đất tâm không trống không thì mặt trời trí hụê tự hiện. Chỉ cần dứt hết thảy phan duyên tham, sân, ái thủ, tình chấp cấu tịnh sạch hết, đối với ngũ dục, bát phong chẳng động, chẳng bị cái thấy, nghe, hay, biết ràng buộc, chẳng bị các cảnh làm mê lầm thì tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, đó là người giải thoát.
Ðối với tất cả cảnh, tâm không loạn không tịnh, không nhiếp, không tán, vượt qua tất cả thanh sắc, không có vướng mắc, gọi đó là Ðạo nhân.
Lại bảo: Luận về người học đạo, nếu gặp các thứ khổ vui, vừa lòng hay trái ý, tâm vẫn không lui sụt, chẳng màng tới danh tiếng, lợi dưỡng, áo cơm, chẳng ham công đức lợi ích, chẳng bị pháp thế gian làm vướng bận, không thân, không ái, khổ vui chẳng bận lòng, áo xấu che thân, cơm hẩm đỡ dạ, ngây ngây như ngu như điếc, mới có chút phần tương ưng. Nếu ở trong tâm học nhiều tri giải, cầu phước, cầu trí đều là sanh tử, đối với lý nào có ích gì? Trái lại, bị gió tri giải thổi trôi vào trong biển sanh tử.
Lại nói: Ba thừa giáo dùng để trị các bệnh tham, sân… Nay đây, niệm niệm nếu có các bệnh tham, sân … thì trước tiên cần phải trị nó mà chẳng cần tìm cầu nghĩa cú, tri giải; tri giải thuộc về tham, tham biến thành bệnh. Nay chỉ cần lìa tất cả các pháp có, không, cũng lìa cả cái lìa, thấu qua ba câu thì tự nhiên cùng Phật không khác, đã tự là Phật, lo gì Phật không biết thuyết pháp! chỉ e chẳng phải Phật nên bị các pháp có, không ràng buộc chẳng được tự do, vì lý chưa lập mà trước đã có phước trí, bị phước trí lôi đi như kẻ hèn sai khiến người sang; chẳng bằng trước lập lý rồi sau hãy có phước trí.

Hội Nguyên

Mã Ðại sư nói:
Ðạo chẳng cần tu, chỉ cần đừng ô nhiễm. Cái gì là ô nhiễm? Hễ có tâm sanh tử, tạo tác, hướng về đều là ô nhiễm. Nếu muốn lãnh hội ngay đạo nầy thì tâm bình thường là đạo. Tâm bình thường là tâm không tạo tác, không thị phi, không thủ xả, không đoạn thường, không phàm, không thánh. Kinh nói "Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh Hiền Thánh, ấy là hạnh Bồ Tát". Nay chỉ cần đi đứng ngồi nằm ứng cơ nhiếp vật thảy đều là đạo.

Truyền Ðăng Lục

Hòa thượng Hoàng Bá dạy:
Nếu muốn thành Phật thì hết thảy Phật pháp đều chẳng cần học, chỉ cần học sự không mong cầu, không dính mắc. Tám muôn bốn ngàn pháp môn đối trị tám muôn bốn ngàn phiền não chỉ là môn giáo hóa nhiếp dẫn.
Lại bảo: Chỉ cần tùy duyên tiêu nghiệp cũ, đừng tạo thêm nghiệp mới nữa.
Hòa thượng Ðức Sơn thượng đường dạy:
Nếu ở nơi mình vô sự thì chớ có vọng cầu, vọng cầu mà được thì cũng chẳng phải được. Ông chỉ vô sự ở nơi tâm, vô tâm ở nơi sự thì rỗng mà linh, không mà diệu. Nếu trên đầu lông cho nói gốc ngọn đều là tự dối. Sao vậy? Vì một mảy may hệ niệm là nghiệp nhân của tam đồ, chớp mắt tình sanh là gong xiềng muôn kiếp. Danh thánh, hiệu phàm đều là tiếng rỗng, tướng đẹp hình xấu đều là sắc huyễn, ông muốn cầu nó mà được không hệ lụy chăng! Hay chán nó để thành ra họa lớn? Rốt cuộc chỉ vô ích mà thôi.

Hội Nguyên

Hòa thượng Lâm Tế nói:
Ðã khởi niệm rồi chớ nối tiếp, chưa khởi niệm thì chẳng nên khởi, còn quý hơn ông mười năm hành cước.
Thiền sư Viên Ngộ nói:
Chỉ cần một niệm không sanh, để cho thong thả; vừa có thị phi, thị ngã, đắc thất chớ đi theo nó; ấy là suốt ngày lẫn đêm đích thân tham học với thiện tri thức chân chánh của nhà mình, lo gì việc nầy chẳng xong! Cần nhất là phải tự khán .
Tâm Yếu
Hòa tượng Tuyết Ðường Hạnh nói:
Ta thường nói cới các huynh đệ là chẳng cần leo lên cơ cảnh khác. Cái gì gọi là cơ cảnh? Phật là cơ cảnh, pháp là cơ cảnh huống chi các việc văn chương tạp nhạp ư? Nếu giữ được nhàn nhàn thì tự nhiên rỗng mà linh, lặng mà diệu, như trái bầu thả trên mặt nước thênh thênh không bị ràng buộc, đụng đến liền động chuyển, thật là đại tự tại vậy.

Thập Di Lục

Hòa thượng Lại An dạy chúng:
Các ông đến An nầy tìm cầu cái gì? Nếu muốn làm Phật thì các ông tự là Phật, lại trốn nhà bỏ đi như hươu khát nước đuổi theo bóng nắng thì đến lúc nào mới được tương ưng? Các ông muốn làm Phật, chỉ cần không có các thứ tâm chúng sanh điên đảo phan duyên, vọng tưởng ác giác, dục vọng bẩn thỉu thì đó là tâm chánh giác Phật đầu tiên của ông, còn phải hướng đến chỗ nào nữa mà tìm !




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4576)
Mini, con gái 5 tuổi của tôi không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt cuộc đời của nó không hề phí một phút giây ...
10/04/2013(Xem: 4759)
Có bao giờ bạn nghe nói Phật khóc chưa? - Phật là Đấng giác ngộ, Ngài đã vượt qua mọi tình thức tầm thường của ...
10/04/2013(Xem: 4897)
Thiền sư Từ Đạo Hạnh vốn là con nhà nho tên Từ Vinh. Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết. Sự muốn trả ...
10/04/2013(Xem: 4502)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một ...
10/04/2013(Xem: 4541)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Đó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.
10/04/2013(Xem: 5512)
Nhân dịp xuân Nhâm Ngọ, mọi người chúc nhau bằng lời hay ý tốt. Bần sư xin tặng những người thân "món quà pháp" thay lời cầu chúc... .
10/04/2013(Xem: 4280)
Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẳng thì có giấy đổi vào Nha ...
10/04/2013(Xem: 4335)
Nhân vật Thanh Lam được cha để lại một gia tài đồ sộ. Chàng chia làm hai phần, một lànhững tài sản cố định sinh lợi hằng năm như ruộng vườn, hai ...
10/04/2013(Xem: 4328)
Một sớm mai dưới tia nắng chan hòa tại tu viện Bát Nhã, hòn sỏi gặp bước chân. Hòn sỏi lên tiếng chào: "chào các bạn, các bạn, các bạn từ đâu đến?"...
10/04/2013(Xem: 4096)
Trong đời tôi, rất nhiều lần được ngủ lại chùa, đặc biệt là những ngôi chùa có nghi thức hành lễ theo Bắc-Tông. Theo từng giai đoạn lớn lên, tri thức ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]