Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Học đạo cần phải tin được sanh tử là việc lớn

24/06/201317:07(Xem: 9114)
Chương 2: Học đạo cần phải tin được sanh tử là việc lớn

Kho báu nhà Thiền

Chương 2: Học đạo cần phải tin được sanh tử là việc lớn

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Quốc sư Vô Nghiệp nói:
Chỉ vì cơm ăn áo mặc mà dối Hiền lừa Thánh, cầu được thí chủ mang cơm áo đến; bậc có con mắt trí hụê biết được tâm người, coi đó như ăn máu mủ, rồi phải đền trả lại cho người.
Lại nói: Lúc lâm chung còn một mảy lông tình phàm lượng thánh chẳng hết, một mảy trần chưa quên thì theo niệm thọ sanh năm ấm nặng nhẹ như vào thai lừa bụng ngựa, cho đến chốn địa ngục một phen vào lò lửa vạc sôi thì những điều ghi nhớ, ức tưởng, kiến giải, trí hụê từ trước nhất thời đều mất hết, y như trước trở lại làm thân con muỗi con kiến.
(1) Người học Phật ngày nay lấy sự tích tập học hỏi nhiều ngày làm công phu, chẳng ra ngoài tám chữ: “ghi nhớ, ức tưởng, kiến giải, trí hụê.” Những thứ này nếu như nhất thời mất đi thì lấy cái gì đối địch với sanh tử? Người học Phật chân chánh đâu chẳng lo lắng ư!
Thiền sư Ðại Hụê nói:
Như tôi lúc chưa ngủ, điều Phật ngợi khen thì y theo đó mà làm, điều Phật quở trách tôi chẳng dám phạm. Trước kia y chỉ nơi thầy, tự thực hiện công phu được chút sở đắc thì lúc tỉnh thức đều được thọ dụng. Song đến lúc lên giường mơ màng nửa thức nửa ngủ thì làm chủ tể không được, mộng thấy được vàng bạc thì trong mộng mừng rỡ vô hạn, mộng thấy người dùng dao gậy bức hiếp và các cảnh giới dữ dằn thì trong mộng sợ hãi kinh hoàng. Tôi tự nghĩ: Thân nầy hãy còn, chỉ có ngủ mà làm chủ không được, huống là khi đất, nước, lửa, gió phân tán, các thứ khổ bừng dậy làm sao chẳng bị lôi kéo, nghĩ đến đây mới bắt đầu lo lắng.
Ngài Diệu Hỷ (2) từ năm hai mươi đến năm ba mươi sáu tuổi trong lòng ôm một mối nghi lớn. Một hôm, bỗng nhờ một lời nói của Thiền sư Viên Ngộ, ngài mới được an ổn, bởi vì ngài có lòng sợ sanh tử rất thiết tha, lúc chẳng rõ pháp đối địch với sanh tử, ngài không chịu thôi nghỉ. Người học đạo ngày nay ban đầu không có chánh niệm sợ sanh tử, chỉ đem tâm chí thô thiển tham thiền học đạo, mới được chút ít kiến giải đã cho là đủ. Than ôi! Cổ kim khác nhau là chổ này vậỵ.
Sách Nhân Thiên Bảo Giám chép:
Thiền sư Trí ở núi Vân Cái, Hồ Nam, ban đêm ngồi trong phương trượng bỗng nghe mùi cháy khét và tiếng gông xiềng, liền thấy có một người mang gong có lửa, ngọn lửa còn cháy bập bùng không dứt, cái đuôi gong tựa vào then cửa.
Trí kinh sợ hỏi:
- Ông là ai mà phải khổ sở thế này?
Người mang gông đáp:
- Tôi tên Thủ Ngung, trước kia trụ ở núi này, vì không biết nên tôi đem vật đàn việt cúng chúng tăng ra tạo tăng đường mà nay tôi phải chịu cái khổ nàỵ
Trí hỏi:
- Làm thế nào để được khỏi ?
Ngung đáp:
- Xin ông vì tôi thiết trai cúng dường chúng tăng bằng giá tăng đường thì tôi có thể khỏị
Trí đem của cải mình bồi thường đúng như lời Ngung nói. Một đêm, nằm mộng thấy Ngung đến nói: “Nhờ sức của thầy, tôi được khỏi khổ địa ngục sanh vào trời người, ba đời sau tôi sẽ được làm tăng”.
Ngày nay cái then cửa hãy còn vết cháỵ
Thanh Quy
Con Vương Kinh Công tên là Phương hay làm điều bất thiện. Sau khi Phương chết, Kinh Công bỗng thấy Phương mang xiềng sắt đứng tựa cửa. Nhân đó, Kinh Công mới sửa nhà thành chùa để truy tiến phước cho Phương ở cõi âm.
Danh Thần Ngôn Hạnh Lục
Thiền sư Sơn Am Thứ Trung nói:
Ngài Nghĩa Ðoạn Nhai ở núi Thiên Mục, Hàng Châu, gặp ngài Cao Phong nhận được y chỉ, người quy hướng rất đông. Sau khi chết, Nhai báo mộng sanh vào nhà họ Tề ở Ngô Hưng; về sau làm tăng tên Thoại Ứng tự Bảo Ðàm, từ nhỏ đến lớn mỗi ngày thọ người lễ bái cúng dường, Lúc tôi ngụ ở Thiên Giới, ngẫu nhiên Bảo Ðàm cũng ở đó, sống với nhau một thời gian khá lâu, tôi quan sát hành vi của ông ấy thấy cũng trung bình như người thường không khác.
Tiền thân thật là người phi thường sao lại liền quên điều đã tu tập đời trước như thế! Người xưa nói: “Thanh văn còn mờ tối lúc xuất thai, Bồ Tát còn u mê khi cách ấm”. Thế nên, người tu hành há chẳng thận trọng ư!
Sơn Am Tạp Lục
Lại nói:
Niên hiệu Hồng Vô, mùa đông năm Canh Tuất, Ðiền Tử Trung từ Phụng Hóa đến thăm tôi ở Thái Bạch, cùng ở chung với nhau một thời gian khá lâu. Một hôm, tôi nói: “Kinh Kim Cang Bát Nhã, cõi Diêm La khen đó là kinh công đức, cho nên người đời tiến công thường hay đọc tụng kinh này”.
Tử Trung bèn thệ thọ trì kinh ấy suốt đời.
Một hôm, nhằm ngày giỗ mẹ, Tử Trung phát tâm tụng kinh này một trăm biến để tiến vong. Buổi sáng, vừa ngồi dậy trên giường mới tụng được chín biến, thấy quỷ tốt dắt một bà lão mang gông đến quỳ trước giường, đầu tóc che mặt, nhìn kỹ mới biết là vong mẫu. Tử Trung bối rối chẳng phải biết làm sao, chốc lát quỷ tốt dẫn đi như là muốn mở gong. Lúc đó, Tử Trung khóc lớn, hận không tụng kinh và hỏi han mẹ kịp thời. Tôi nói: “Công đức kinh này rất lớn, chẳng thể thí dụ được, nên Tử Trung phát tâm trì tụng thì liền thầm cảm được cõi âm khiến cho mẹ con được gặp nhau để cởi sự khổ não. Ô hô! To tát thay!”.
Sơn Am Tạp Lục
Thiền sư Huyền Sa Bị nói:
Ngày nay nếu chẳng được liễu đạt thì sáng mai vào thai lừa bụng kéo cày chở nặng hàm thiết mang yên cối xay mài giã, nấu đốt trong nước sôi lửa bỏng không phải là dễ chịu, phải nên sợ hãi!
Tôn giả Cưu Ma Ða La nói:
Quả thiện ác có ba thời. Kẻ phàm phu chỉ thấy người nhân từ yểu mạng, kẻ hung bạo sống lâu, kẻ ác nghịch gặp điều lành, người trung nghĩa mắc điều dữ, bèn cho rằng không có nhân quả tội phước, mà chẳng biết rằng nhân quả theo nhau như bóng theo hình, như vang theo tiếng không sai một mảy, dẫu cho trải qua trăm nghìn muôn kiếp cũng chẳng tiêu mòn.
Kinh nói:
Giả sử trải qua trăm nghìn kiếp, nghiệp tạo tác cũng chẳng mất. Lúc nhân duyên hội ngộ thì quả báo đến phải tự chịu.
Quốc sư Vô Nghiệp nói:
Than ôi! Ðược thân người như đất dính móng tay, mất thân người như đất khắp quả đất. Thật đau đớn thay!




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 3743)
Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.
01/02/2019(Xem: 3246)
"Sinh Tử Sự Đại Vô Thường Tấn Tốc" Năm cùng tháng tận Tống cựu nghinh tân Nói chuyện chữ Sinh Đón chuyện mới tinh Cho mình phơi phới! Vậy là bước qua năm mới, ngay trong "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tôi sẽ được... lên chức. Nam mô Phật! Lên chức.
28/01/2019(Xem: 3425)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
19/01/2019(Xem: 3649)
Ông ngoại nuôi tôi từ nhỏ, từ khi tôi mới bỏ bú mẹ, đến năm lên lớp 12 thì ông không còn sức lực để làm những công việc đồng áng nặng nhọc đòi hỏi phải có lòng nhẫn nại, tính cần cù và sức dẻo dai. Ông ngoại đã vắt kiệt sức mình ra suốt hai mươi năm hơn, để rồi bị quật ngã một đòn trí mạng phải nằm dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp.
06/01/2019(Xem: 3434)
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
03/01/2019(Xem: 4497)
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau. Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
27/12/2018(Xem: 5686)
Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó,
27/12/2018(Xem: 4182)
"Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không", hai câu thơ của vị thiền sư nào đó đã ngấm sâu vào huyết mạch của tôi, một người con gái tươi đẹp của tuổi mười chín, vừa biết tin mình vướng phải một khối u ác tính trong đầu. Trời đất như quay cuồng phải không các bạn?
22/12/2018(Xem: 3591)
Tôi đưa mắt nhìn quanh hết ngoài sân rồi lại trong nhà, có ý tìm người trong nhóm tỵ nạn đang đứng, nằm, ngồi la liệt vẫn không thấy vợ chồng anh chị Phi đâu cả. Tôi cẩn thận đi một vòng nữa, len lỏi vào những dãy giường tầng kê san sát nhau. Lỗ tai tôi như muốn ù đi bởi tiếng ồn ào như đàn ong vỡ tổ của mọi tiếng động hỗn hợp từ sinh hoạt của hàng trăm người tỵ nạn phát ra.
08/12/2018(Xem: 3711)
Hễ gặp mặt lớp trưởng bất kỳ đâu, dù đang ở trong sân trường hay ngoài đường phố quán xá, băng “Ngũ Quỷ” bọn tôi đều đồng thanh tương ứng mở năm cái loa được mở hết công suất ghẹo: “Thịnh Mái ơi… Chị đi đâu đó?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]